SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng dạy bồi dưỡng HSG môn Ngữ Văn 9
Ngữ văn là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội. Đây là môn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người. Đồng thời môn học này có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Mặt khác nó cũng là môn học thuộc nhóm công cụ, môn văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với rất nhiều các môn học khác trong các nhà trường phổ thông. Học tốt môn văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại, các môn học khác cũng góp phần học tốt môn văn. Điều đó đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành, giảm lí thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống. Nhưng một thực tế cho thấy môn ngữ văn không mấy hứng thú với HS, HS còn học đối phó nên chất lượng môn NV còn thấp. Các em chỉ quan tâm học Ngoại ngữ, Tin học và các môn khoa học tự nhiên. Thế kỉ XXI đã và sẽ chứng kiến tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ. Do đó, không quá khó hiểu khi giới trẻ hiện nay có xu hướng tìm đến Ngoại ngữ, Tin học và các môn khoa học tự nhiên như là một sự bảo đảm cho tương lai. Nhưng thật sai lầm khi học sinh loại bỏ môn Văn ra khỏi hành trang tri thức khi bước vào đời. Từ đó đặt ra nhiệm vụ của người giáo viên dạy văn là phải làm cho học sinh hiểu được cái hay cái đẹp cuả văn học, kích thích sự hứng thú học tập học văn cho học sinh. Một giờ dạy văn là phải tạo ra được những rung động thẩm mỹ, sâu sắc khiến người ta say mê. Song nhiệm vụ không kém phần quan trọng của giáo viên dạy văn ở trường THCS là rèn luyện kỹ năng văn học cho học sinh. Thực ra không phải từ khi đến trường các em mới có cảm xúc thẩm mỹ, mới có năng lực cảm thụ cái đẹp. Ngay từ thưở còn nằm trong nôi qua lời ru của bà, của mẹ, lớn lên nghe hát, nghe ngâm thơ ... Qua các nghệ thuật ấy các em đã tiếp xúc với văn chương. Vì thế đến trường thông qua học tác phẩm văn chương những cảm xúc thẩm mỹ của các em phải được uốn nắn, sửa chữa và bồi dưỡng, nâng lên thành năng lực cảm thụ thẩm mỹ đúng đắn. Điều đó muốn khẳng định rằng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn lớp 9 nói riêng và Ngữ Văn THCS nói chung không những là việc làm đúng đắn mà còn là công việc có tầm quan trọng trong nhà trường phổ thông. Nó góp phần phát hiện bồi dưỡng để tiến tới đào tạo một phẩm chất, một lực lượng lao động đặc biệt của xã hội, lao động sáng tạo nghệ thuật. Nó kích thích cổ vũ mạnh mẽ ý thức tự giác, lòng say mê và ý chí vươn lên trong học tập, tu dưỡng của học sinh nói chung. Nó còn là một việc làm thiết thực góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.
Vậy làm thế nào để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn 9 đạt được kết quả cao? Đây là một câu hỏi đặt ra cho mỗi một đồng chí giáo viên dạy văn lớp 9 ở trường THCS. Thực tế cho thấy, những đồng chí giáo viên được phân công phụ trách bồi dưỡng học sinh giỏi thực sự hết sức lo lắng, trăn trở bởi họ đã bỏ ra nhiều công sức, lăn lộn với học sinh mà hiệu quả chưa cao, chất lượng đội tuyển vẫn thấp. Là một giáo viên đã nhiều năm tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tôi đã nắm bắt được tình hình này, tôi nhận thấy cần quan tâm tới công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu, để đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG môn Ngữ Văn 9
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng dạy bồi dưỡng HSG môn Ngữ Văn 9

gọn, rõ ý, lập luận chặt chẽ. Câu 2 (3 điểm) a. Yêu cầu 1. Về hình thức: - Biết cách làm bài nghị luận xã hội ngắn. - Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ. - Diễn đạt lu loát; dẫn chứng chọn lọc; lí lẽ thuyết phục. 2. Về nội dung: Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau nhng cần nêu đợc các ý cơ bản sau: + Truyện kể về việc cho và nhận của cậu bé và ngời ăn xin, qua đó ngợi ca cách ứng xử cao đẹp, nhân ái giữa người cho và người nhận, giữa con ngời với con ngời. + Truyện gợi cho chúng ta nhiều suy ngẫm về việc cho và nhận trong cuộc sống: - Cái cho và nhận là gì? Đâu phải chỉ là vật chất, có thể là giá trị tinh thần, có khi chỉ là một câu nói, một cử chỉ - Thái độ khi cho và nhận: cần cảm thụng, chia sẻ, chân thành, có văn hoá. + Xác định thái độ sống và cách ứng xử của bản thân: tôn trọng, quan tâm chia sẻ với mọi ngời. b. Cho điểm - Điểm 3: Đạt đợc các yêu cầu nêu trên, lí lẽ thuyết phục, văn viết mạch lạc, không mắc những lỗi diễn đạt. - Điểm 2: Đạt đợc cơ bản các yêu cầu nội dung. Còn một số lỗi về diễn đạt. - Điểm 1: Đạt đợc khoảng một nửa yêu cầu nội dung, mắc nhiều lỗi . - Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phơng pháp. Câu 3 : (5 điểm) Bàn luận về ý kiến của Hoài Thanh Nguồn gốc cốt lõi của văn chương là lòng thương người a. Giới thiệu vấn đề nghị luận (1,0 điểm) - Vấn đề trung tâm của văn chương là vấn đề con người và nguồn gốc cốt yếu của văn chương chính là lòng thương người. - Lòng thương người hay nói rộng ra là giá trị nhân đạo là phẩm chất cốt lõi, là tiêu chuẩn cho một tác phẩm văn học chân chính. b. Giải thích ý kiến (2,0 điểm) - Hoài Thanh đã đưa ra vấn đề quan trọng, bản chất của văn chương, được coi là nguồn gốc cốt yếu của văn chương: lòng thương người mà rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. Văn chương chính là tiếng nói của tâm hồn, cảm xúc, chỉ bật ra khi trong tim cuộc sống tràn đầy. Nói chuyện văn chương chính là chuyện của những tâm hồn đồng điệu. - Lòng thương người, thậm chí thương cả muôn vật, muôn loài là tình cảm rộng lớn, cao cả, mang tầm nhân loại. Tình cảm ấy không chỉ là cội nguồn của văn chương mà còn là thước đo giá trị của tác phẩm văn chương chân chính. Giá trị đó chính là giá trị nhân đạo, là những ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm. - Giá trị nhân đạo là một phẩm chất cao quý của tác phẩm văn học chân chính. Nói đến giá trị nhân đạo, đến ý nghĩa nhân văn là nói đến vấn đề con người, vấn đề nhân sinh đặt ra trong tác phẩm. Ở đó, con người luôn được đặt ở vị trí hàng đầu, trong mối quan hoài thường trực của các nhà văn. - Biểu hiện của giá trị nhân đạo rất đa dạng song thường tập trung vào những mặt cụ thể sau: lòng thương yêu, sự cảm thông, xót xa trước những hoàn cảnh, những số phận bất hạnh; lên án, tố cáo các thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người; ngợi ca, đề cao những vẻ đẹp, phẩm giá cao quý; trân trọng, nâng niu khát vọng sống, khát vọng tình yêu và hạnh phúc của con người. c. Giá trị nhân đạo qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (6,0 điểm) - Tấm lòng yêu thương, đồng cảm, xót xa cho những số phận người phụ nữ tài sắc mà bất hạnh, gặp nhiều bi kịch trong cuộc đời: số phận của Kiểu bị ném vào nhà chứa, rồi giam lỏng trong lầu Ngưng Bích với nỗi cô đơn, buồn tủi, thương thân, xót phận; là tình cảnh oan khiên nghiệt ngã của Vũ Nương, đến mức nàng phải dùng cái chết để chứng tỏ tấm lòng trong trắng, tiết hạnh của mình. - Qua bi kịch thân phận của Kiều và Vũ Nương, cả hai nhà văn lên án, tố cáo xã hội phong kiến bất công, tàn bạo đã tước đi quyền sống, chà đạp lên con người. Đó là chiến tranh phi nghĩa, là chế độ nam quyền (Chuyện người con gái Nam Xương), là bọn quan lại tham lam, là lũ buôn thịt bán người không từ một thủ đoạn chỉ vì đồng tiền (Truyện Kiều). - Khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất cao quý của người phụ nữ, dù cuộc đời của họ truân chuyên, nhục nhằn. Đó là lòng chung thủy, sự hiếu hạnh, giàu tình yêu thương, luôn sống vì người khác, nghĩ cho người khác của Kiều và Vũ Nương. - Trân trọng, đề cao những khát vọng nhân văn của người phụ nữ: khát vọng về tình yêu, hạnh phúc, về một mái ấm gia đình bình dị, sum vầy. d. Đánh giá về ý kiến của Hoài Thanh (1,0 điểm) - Ý kiến của Hoài Thanh về nguồn gốc, phẩm chất của văn chương là ý kiến đúng đắn, khoa học bởi nó đã nói lên đặc trưng, thuộc tính quan trọng nhất của văn học: Văn học là tiếng nói của tâm hồn, cảm xúc; văn học mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc – “Văn học là nhân học” (M. Gorki). - Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kỳ mạn lục) của Nguyễn Dữ và đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du đã thể hiện rõ nét quan niệm văn học của Hoài Thanh. Bởi cả hai đều là những tác phẩm mang giá trị nhân đạo cao cả, hướng tới con người, vì con người. ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI Môn: ngữ văn – Lớp 9 Thời gian: 150 phút. Câu 1 (4điểm) QUA ĐÈO NGANG Bước tới đèo Ngang, bóng xế tà, Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. Dừng chân đứng lại, trời non nước, Một mảnh tình riêng, ta với ta. (Bà Huyện Thanh Quan ) a. Hãy xác định từ tượng hình, từ tượng thanh và phân tích nghệ thuật sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh trong bài thơ. b. Phân tích giá trị nghệ thuật của hai câu thơ cuối trong bài. Câu2.(6 điểm) Những bàn tay cóng Hôm ấy, tôi đang dọn cho sạch mấy ngăn túi trong áo rét của con gái sáu tuổi thì phát hiện ra ở mỗi ngăn túi là một đôi găng tay. Nghĩ rằng một đôi thôi cũng đủ giữ ấm tay rồi, tôi hỏi con: "Vì sao con mang tới hai đôi găng tay trong túi áo?". Con tôi trả lời: " Con làm vậy từ lâu rồi. Mẹ biết mà, có nhiều bạn đi học mà không có găng tay. Nếu con mang thêm một đôi, con có thể cho bạn mợn và tay bạn sẽ không bị lạnh". ( Theo " Tuổi mới lớn", NXB Trẻ ) Suy nghĩ của em về ý nghĩa, bài học rút ra từ câu chuyện trên. Câu 3 (10 điểm): Nhận xét về cách kết thúc Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, có ý kiến cho rằng: “Truyện kết thúc có hậu, thể hiện được ước mong của con người về sự công bằng trong cuộc đời”, song ý kiến khác lại khẳng định: “Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kết lung linh kì ảo”. Hãy trình bày suy nghĩ của em về hai ý kiến trên. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1 (4 điểm) a.- Từ tượng hình : lom khom, lác đác (0,5 đ) -> Tả dáng người, cảnh vật khi hoàng hôn xuống (0.5đ). - Từ tượng thanh: quốc quốc, gia gia (0,5 đ) -> Gợi tiếng chim kêu thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà của nhân vật trữ tình (1đ) b. Nghệ thuật tương phản : Lấy cái bao la, mênh mông, vô hạn của “ trời, non, nước” tương phản với cái nhỏ bé của “mảnh tình riêng” của “ta với ta” để cực tả nỗi buồn cô đơn, xa vắng của người lữ khách khi đứng trên Đèo Ngang lúc ngày tàn (1.5đ) Câu2. (6 điểm) *Yêu cầu về kĩ năng: - HS biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội dựa trên ý nghĩa của một câu chuyện. - Trình bày mạch lạc, rõ ràng, lập luận chặt chẽ, có cảm xúc. * Yêu cầu về kiến thức: HS cần đảm bảo các ý sau: - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Tình yêu thơng , sự sẻ chia đùm bọc giữa con ngời với con ngời đợc thể hiện qua những suy nghĩ, việc làm rất hồn nhiên của em bé. - Bàn bạc và chứng minh: + Suy nghĩ và việc làm của em bé là hoàn toàn đúng vì trong xã hội của chúng ta có không ít những ngời gặp những hoàn cảnh khó khăn hoặc éo le, bất hạnh. Họ rất cần sự quan tâm, sẻ chia giúp đỡ của những ngời xung quanh để có cuộc sống bình thờng nh bao ngời khác, để họ vơn lên vợt qua số phận. Lấy ví dụ. + Tình yêu thơng đó cần đợc thể hiện ra bằng những hành động cụ thể, thiết thực. ở đây việc làm của em bé tuy nhỏ nhng ý nghĩa lại vô cùng lớn lao chứng tỏ em đã biết quan tâm và giúp đỡ các bạn xung quanh mình. Việc làm của em đã đánh thức, khơi dậy ở mỗi chúng ta những tình cảm tương tự nh vậy. Lấy ví dụ + Tình yêu thương luôn là nền tảng của đạo đức, là truyền thống đạo lý tốt đẹp của ông cha ta từ xa cho đến nay mà chúng ta cần giữ gìn và phát huy. + Phê phán những việc làm trái ngược với tình yêu thương, sự sẻ chia giúp đỡ. - Bài học cho bản thân: + Xã hội của con người không thể thiếu tình yêu thơng nhất là khi chúng ta gặp khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. Hãy yêu thương tất cả mọi ngời và bằng những việc làm nhỏ nhất giúp đỡ nhau để làm cho cuộc đời tốt đẹp hơn. + Cuộc sống hiện đại phức tạp, nền kinh tế thị trờng phần nào ảnh hưởng đến suy nghĩ, lối sống của nhiều người nên tình yêu thương, tính cộng đồng càng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thời đại ngày nay. Đặc biệt là lớp trẻ cần không ngừng tu dưỡng về đạo đức để có một lối sống đẹp. * Chú ý: - Đánh giá cao những bài viết sâu sắc, giải quyết vấn đề một cách triệt để và có ý kiến đánh giá riêng nhưng hợp lí - Giám khảo chủ động, linh hoạt cho điểm. Câu 3: (10 điểm):Học sinh có thể trình bày các suy nghĩ theo quan điểm cá nhân song cần đảm bảo được các ý sau: - Nhận xét về cách kết thúc Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ có 2 ý kiến: “Truyện kết thúc có hậu, thể hiện được ước mong của con người về sự công bằng trong cuộc đời” “Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kết lung linh kì ảo”. Cả hai ý kiến trên đều nói lên được ý nghĩa của cách kết thúc Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. Hai ý kiến trên không phải mâu thuẫn với nhau mà nó bổ sung cho nhau để nói lên đầy đủ ý nghĩa sâu xa của cách kết thúc vừa có hậu vừa mang tính bi kịch sâu sắc của tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ .(1,0 điểm) -Ý kiến thứ nhất muốn đề cao kết thúc có hậu của tác phẩm, thể hiện mơ ước ngàn đời của nhân dân về lẽ công bằng: Người tốt dù có trải qua bao oan khuất cuối cùng cũng được đền trả xứng đáng, cái thiện bao giờ cũng chiến thắng. (1,5 điểm) -Ý kiến thứ hai muốn đề cập tính bi kịch của tác phẩm.Vũ Nương trở về uy nghi, rực rỡ nhưng chỉ thấp thoáng lúc ẩn lúc hiện ở giữa dòng sông và sau lời tạ từ đầy ngậm ngùi rồi biến mất. Nàng không trở lại trần gian thực ra đâu phải cái nghĩa với Linh Phi: “ Thiếp cám ơn đức Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ”, mà điều chủ yếu là nàng chẳng còn gì để trở về. Đàn giải oan chỉ là một chút an ủi cho người bạc phận chứ không thể làm sống lại tình xưa. Nỗi oan được giải, nhưng hạnh phúc thực sự đâu có thể tìm lại được nữa. Sự dứt áo ra đi của Vũ Nương biểu hiện thái độ phủ định cõi trần thế với cái xã hội bất công đương thời, xã hội mà ở đó phụ nữ không thể có hạnh phúc. Như vậy trong ý kiến nhận xét thứ hai muốn đề đến với sự phê phán và niềm thương cảm của tác giả tiềm ẩn trong cái kết lung linh kì ảo. (1,5 điểm) PHẦN KẾT LUẬN 1. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. Bồi dưỡng học sinh giỏi là một công tác trọng tâm ở các nhà trường phổ thông. Nhiệm vụ của mỗi giáo viên là phải nâng cao được chất lượng giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi, để phát hiện và bồi dưỡng đạt kết quả tốt người giáo viên là yếu tố cơ bản. Giáo viên thật sự phải có năng lực, năng khiếu sư phạm, đồng thời phải có tâm huyết với nghề nghiệp, biết tôn trọng tài năng .Chất lượng học sinh giỏi không chỉ thể hiện đánh giá năng lực, năng khiếu văn chương của học sinh mà còn thể hiện năng lực bồi dưỡng của mỗi giáo viên nói riêng và chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung. Trên thực tế, các nhà trường THCS coi đây là cái đích để thi đua cho nên công tác này đã được quan tâm đặc biệt. Vì vậy, nâng cao chất lượng dạy bồi dưỡng HSG môn Ngữ Văn 9 và kết quả kỳ thi HSG từ cấp Huyện đến cấp Tĩnh làthước đo chất lượng dạy- học ở các nhà trường THCS. Điều này đã được chứng minh rất rõ ràng qua cả lý thuyết và thực tiễn. Là người trực tiếp giảng dạy bồi dưỡng HSG nhiều năm, bản thân tôi đã tự rút ra được một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy bồi dưỡng môn Ngữ Văn lớp 9. Qua hai năm rút kinh nghiệm và thay đổi, áp dụng những giải pháp nêu trên tôi nhận thấy chất lượng dạy bồi dưỡng môn Ngữ Văn lớp 9 có sự chuyển biến rõ rệt. Ở phương diện là một giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy, tôi thấy mình vững vàng hơn trong chuyên môn; tự tin say mê hơn với sự nghiệp trồng người. Đối với các em học sinh, các em bước đầu đã ý thức được tầm quan trọng của môn văn, biết cách học văn, làm văn của mình đúng cách, có hiệu quả hơn. Số lượng học sinh có kĩ năng làm bài văn tốt khá nhiều. Cụ thể, thống kê kết HSG Ngữ Văn lớp 9 ba năm gần đây như sau: Năm học Kết quả Xếp thứ cấp Huyện 2010- 2011 6/7 em đậu, 3G ba, 3 GKK 7 2011- 2012 7/7 em đậu, 2G nhì,2 Gba, 3GKK 6 2012- 2013 5/5 em đậu, 1 G nhất, 2 G ba, 2 GKK 4 Song qua việc nghiên cứu đề tài này cho phép tôi có một vài đề nghị sau : Đối với giáo viên: - Không được ép buộc học sinh, phải để học sinh tự chọn môn học mà mình yêu thích và có năng khiếu về môn đó. - Những giáo viên được phân công giảng dạy bồi dưỡng phải có kế hoạch, chương trình cụ thể, tránh dạy chay, thích gì dạy nấy. - Phải thật sự nhiệt tình say mê, tận tụy với học sinh. *Đối với nhà trường: - Phải quan tâm nhiều hơn công tác này, động viên kịp thời những giáo viên trực tiếp dạy bồi dưỡng cả về vật chất lẫn tinh thần. - Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho giáo viên: Tài liệu, sách tham khảo ... - Phải thường xuyên kiểm tra việc bồi dưỡng của giáo viên. Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn 9 ở giai đoạn 1(từ 6/9 đến cuối tháng 10 hàng năm) được thực hiện tại trường THCS. Vì điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn nên tôi chưa trình bày được nội dung và giải pháp bồi dưỡng HSG ở giai đoạn tiếp theo và trình độ năng lực hạn chế, đề tài của tôi chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Do vậy tôi rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp và cán bộ phụ trách chuyên môn. Tôi xin chân thành cảm ơn. MỤC LỤC MỤC LỤC TRANG A. PHẦN MỞ ĐẦU 01 Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 01 B. PHẦN NỘI DUNG 04 Chương 2. Thực trạng về việc dạy bồi dưỡng HSG môn Ngữ Văn lớp 9 ở các trường THCS 04 1.1. Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc dạy bồi dưỡng HSG môn Ngữ Văn 03 1.2. Những khó khăn của việc dạy bồi dưỡng HSG hiện nay 04 1.3. Những yêu cầu thiết yếu của giáo viên dạy bồi dưỡng HSG 05 Chương 3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy bồi dưỡng HSG môn Ngữ Văn lớp 9 06 3.1. Giải pháp chung. 06 3.2. Nội dung, giải pháp cụ thể khi dạy bồi dưỡng HSG môn Ngữ Văn 08 C. PHẦN KẾT LUẬN 56 3.3. Đề xuất, kiến nghị 56
File đính kèm:
skkn_giai_phap_nang_cao_chat_luong_day_boi_duong_hsg_mon_ngu.docx