SKKN Giải pháp nâng cao kĩ năng làm bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống cho học sinh Khối 6

Năm học 2022-2023 là năm học thứ hai học sinh khối 6 được học chương trình mới (chương trình giáo dục phổ thông 2018). Các em được học, được làm quen và được trang bị nhiều điều mới mẻ, tốt đẹp. Những điều mới mẻ đó trong chương trình giúp các em học tập chủ động, tích cực nhưng cũng gặp không ít những bỡ ngỡ, khó khăn. Trong đó, môn Ngữ Văn có sự thay đổi rất lớn. Từ hệ thống các văn bản, kiến thức tiếng Việt trong chương trình mới đến các kiểu văn được học trong mỗi khối lớp. Đối với kiểu văn nghị luận, lần đầu tiên trong chương trình mới, học sinh khối 6 được học. Trước đây ở chương trình cũ, học sinh khối 6 vẫn chưa được làm quen. Đây là kiểu văn khó đối với học sinh khối 6, đòi hỏi các em áp dụng nhiều kĩ năng trong quá trình làm bài. Trong thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy các em gặp rất nhiều lúng túng, khó khăn khi thực hành luyện tập, khi làm bài kiểm tra cuối kì.

Với kiểu bài nghị luận trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống, để có thể làm tốt các em phải nắm được đặc điểm kiểu văn nghị luận, hiểu được ý kiến, lí lẽ, bằng chứng. Hơn nữa, các em phải có kiến thức, sự hiểu biết về các hiện tượng trong đời sống mới có thể đưa ra được ý kiến, đánh giá về hiện tượng. Với độ tuổi các em học sinh khối 6, kiến thức xã hội chưa nhiều, yêu cầu này thật sự rất khó với các em, đòi hỏi giáo viên phải có sự trang bị, hướng dẫn chu đáo giúp các em hoàn thành chương trình học.

Trong năm học vừa qua, chất lượng bài thực hành và kiểm tra cuối kì môn Ngữ Văn của các em học sinh khối 6 không cao lắm. Số học sinh có điểm kiểm tra môn Ngữ văn dưới 5 còn nhiều. Tôi nhận ra việc lúng túng về kĩ năng làm bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống là một trong những lí do khiến chất lượng bài làm của các em yếu kém. Chính vì thế tôi mạnh dạng thực hiện chuyên đề “Giải pháp nâng cao kĩ năng làm bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống cho học sinh khối 6” nhằm giúp đỡ các em học sinh khối 6 học tập và làm bài hiệu quả.

docx 10 trang Trang Lê 24/04/2025 60
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải pháp nâng cao kĩ năng làm bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống cho học sinh Khối 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giải pháp nâng cao kĩ năng làm bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống cho học sinh Khối 6

SKKN Giải pháp nâng cao kĩ năng làm bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống cho học sinh Khối 6
, học hỏi kinh nghiệm của các giáo viên.
- Thư viện có nhiều sách tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy.
- Được tạo điều kiện tìm hiểu, được tập huấn nội dung giảng dạy trong chương trình giáo dục phổ thông 2018.
b. Đối với học sinh:
- Được giáo viên hướng dẫn cách làm bài.
- Được giáo viên ôn tập, củng cố các kiến thức cần thiết.
- Có điều kiện rèn luyện kĩ năng thực hành trong các kì kiểm tra, trong tiết học nâng kém, trong các giờ ôn tập.
- Có điều kiện tìm tòi, tham khảo thêm tài liệu.
2. Khó khăn:
a. Đối với giáo viên:
- Thời gian hướng dẫn và thực hành làm bài văn nghị luận trong chương trình rất ít.
- Không có nhiều thời gian trên lớp để quan tâm đến các em học sinh yếu kém.
b. Đối với học sinh:
Các em học sinh khối 6:
Kiến thức xã hội còn hạn chế.
- Bỡ ngỡ trong cách làm bài, chưa biết cách tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu sách.
II. Những giải pháp giúp học sinh khối 6 nâng cao kĩ năng làm bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống:
1. Trước tiên giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết đặc điểm nổi bật của văn nghị luận, các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản và nhận ra được mối quan hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng.
Điều này đặc biệt quan trọng trước khi hướng dẫn cách làm bài. Hiểu được đặc điểm văn nghị luận thì khi bắt tay vào làm kiểu bài nào của văn nghị luận học sinh cũng có thể làm tốt.
- Bằng việc thực hiện các phiếu học tập giáo viên bước đầu giúp học sinh nhận biết đặc điểm nổi bật của văn nghị luận, các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản và nhận ra được mối quan hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng:
+ Văn nghị luận là loại văn bản có mục đích chính nhằm thuyết phục người đọc (người nghe) về một vấn đề. Trong cuộc sống ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng ý kiến trong cuộc họp, bài bình luận, xã luận.. .Trong bài văn nghị luận, người viết trình bày ý kiến về một vấn đề mà mình quan tâm, sử dụng lí lẽ, bằng chứng để củng cố cho ý kiến của mình.
+ Lí lẽ: cơ sở cho ý kiến. quan điểm của người viết.
+Bằng chứng: những minh chứng làm rõ cho lí lẽ, ó thể là nhân vật, sự kiện, số liệu từ thực tế,..
+ Trong văn nghi luận, ý kiến, lí lẽ, bằng chứng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Các lí lẽ, bằng chứng giúp củng cố ý kiến.
-Giáo viên giúp học sinh nhận biết các đặc điểm trên rõ ràng hơn bằng các ví dụ minh họa.
Ý kiến
Cần thành lập CLB đọc sách cho học sinh
Lí lẽ 1
CLB đọc sách giúp bổ trợ kiến thức cho các môn học trong nhà trường.
Lí lẽ 2
CLB đọc sách giúp kết nối, chia sẻ đam mê đọc sách và lan tỏa văn hóa đọc
Lí lẽ 3
CLB đọc sách giúp rèn luyện, phát triển các kĩ năng sống cần thiết.
Bằng chứng
Các hoạt động thảo luận, giới thiệu những cuốn sách liên quan đến các bài học chính khóa sẽ củng cố và nâng cao kiến thức cho các bạn học sinh.
Bằng chứng
Những hoạt động thường xuyên như: điểm sách, các cuộc thi viết cảm nhận sách, thiết kế bìa sách,... sẽ khơi gợi, lan tỏa tình yêu với sách.
Bằng chứng
Qua các hoạt đông, các thành viên có thể hình thành và phát triển kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tổ chức sự kiện, kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin,...
- Giáo viên tiếp tục giúp học sinh củng cố các kiến thức về đặc điểm của văn nghị luân thông qua việc giảng dạy các văn bản 1, văn bản 2 và văn bản đọc mở rộng theo thể loại: Học thầy, học bạn; Bàn về nhân vật Thánh Gióng; Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc?.
+ Văn bản “Học thầy, học bạn”:
+ Văn bản “Bàn về nhân vật Thánh Gióng”:
Ý kiến về nhân vật
Thánh Gióng
Lí lẽ
Bằng chứng
* Ý kiến 1: Thánh Gióng là một người anh	hùng	phi
thường
- Lí lẽ 1: Thánh
Gióng hội tụ những đặc điểm phi thường.
- Lí lẽ 2: Ở Gióng có cả sức mạnh của thể lực và sức mạnh của tinh thần, ý chí
+ Bằng chứng: những chi tiết về sự thụ thai thần kì của bà mẹ Gióng, Gióng bay về trời...
+ Bằng chứng: 3 tuổi bỗng cất tiếng nói, Gióng lớn nhanh như thổi, nhổ bụi tre đánh giặc...
* Ý kiến 2: Thánh Gióng cũng mang những nét bình thường của con người trần thế
- Lí lẽ 1: Nguồn gốc, lai lịch của Gióng thật rõ ràng, cụ thể và xác định.
- Lí lẽ 2: Quá trình ra đời, trưởng thành và chiến thắng giặc ngoại xâm của
Gióng đều gắn với những người dân bình dị.
+ Bằng chứng: Gióng là một con Người, một con người của làng Phù Đổng, nước Văn Lang, đời Hùng Vương thứ sáu.
+ Bằng chứng: Gióng vẫn phải "nằm trong bụng mẹ", "vẫn phải uống nước, ăn cơm với cà", vẫn mặc quần áo bằng vải của dân làng Phù Đổng,...
+ Văn bản “ Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc?”:
Văn bản
Vấn đề cần bàn luận
Ý kiến 1
Ý kiến 2
Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc?
Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc?
Ngọt ngào là hạnh phúc:
Lý lẽ 1.1: sự dịu
dàng, thoải mái, bình yên.
Dẫn chứng 1.1: Sự quan tâm, yêu thương, lời nói ngọt ngào dành cho nhau.

Hạnh phúc còn được tạo nên bởi những vất vả, mệt nhọc, nỗi đau:
Lý lẽ 1.1: Khi mang con trong bụng mẹ thấy nặng nề, mệt nhọc, khi sinh con..
Dẫn chứng 1.1: Biết con bình an, con khóc .


Lý lẽ 1.2: Cuộc sống giàu có, sung túc đầy đủ.
Dẫn chứng 1.2: Tỉ phú Bill Gates dành 45,6% tài sản làm quỹ từ thiện.
Lý lẽ 1.2: Không may mắc bệnh hiểm nghèo vẫn có thể hạnh phúc.
Dẫn chứng 1.2: Võ Thị Ngọc Nữ....

2. Tiếp theo giáo viên hướng dẫn học sinh kĩ năng làm bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống:
*Giáo viên hướng dẫn giúp học sinh nhận biết được các tri thức của bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống:
- Bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống là một bài văn nghị luận. Điều này có nghĩa là để làm bài văn này các em phải vận dụng các kiến thức đã được hướng dẫn về tri thức bài văn nghị luận nói trên bao gồm ý kiến, lí lẽ, bằng chứng.
- Liệt kê một số hiện tượng đời sống có thể được bàn luận trong văn nghị luận.
- Hướng dẫn cách học sinh đưa ra ý kiến của mình về một hiện tượng đời sống.
- Giúp học sinh nhận biết các yêu cầu của bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống.
+ Trình bày rõ ràng ý kiến về hiện tượng cần bàn luận.
+ Nêu lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ cho ý kiến.
+ Bố cục bài viết cần đảm bảo:
Mở bài: giới thiệu được hiện tượng người viết quan tâm và thể hiện rõ ràng ý kiến của người viết hiện tượng ấy.
Thân bài: đưa ra được ít nhất hai lí lẽ cụ thể để lí giải cho ý kiến của người viết. Các lí lẽ được sắp xếp theo trình tứ hợp lí. Người viết có thể sử dụng các từ ngữ để giúp người đọc nhận ra mạch lập luận. Người viết cần đưa ra được bằng chứng thuyết phục để làm sáng tỏ lí lẽ.
Kết bài: khẳng định lại vấn đề và đưa ra những đề xuất.
*Hướng dẫn học sinh phân tích kiểu văn bản. Thao tác này giúp học sinh hiểu rõ hơn tri thức của bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống bằng việc phân tích một bài văn cụ thể.
- Với độ tuổi của học sinh khối 6, để bước này đạt hiệu quả, giáo viên phải chọn được một bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống gần gũi, dễ hiểu và cách trình bày rõ ràng, khoa học.
Ví dụ bài văn hãy giữ gìn bữa cơm gia đình: hiện tượng đời sống gần gũi, dễ hiểu, cách trình bày vô cùng khoa học, rõ ràng.
- Bằng các sơ đồ dễ hiểu giúp học sinh nhận biết bố cục của bài văn (mở bài, thân bài, kết bài), nội dung, nhiệm của của từng phần. Đặc biệt là các đoạn trong phần thân bài, giúp học sinh nhận biết ý kiến, lí lẽ, bằng chứng. Đây là bước quan trọng nhất trong thao tác này.
- Từ việc phân tích bài văn, giúp học sinh rút ra được bài học về việc viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống.
* Giáo viên hướng dẫn chi tiết, cụ thể quy trình viết một bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống.
- Bước 1. Chuẩn bị trước khi viết
+ Xác định đề tài:
. Đầu tiên hướng dẫn học sinh cách phân tích đề bài: Đọc kĩ, xác định yêu cầu của đề bài, vấn đề nghị luân và gạch chân những từ ngữ quan trọng.
+ Thu thập tư liệu: yêu cầu này là rất cần thiết vì học sinh lớp 6 chưa có nhiều kiến thức xã hội. Để có đủ tư liệu viết bài, học sinh cần được hướng dẫn cách tìm nguồn tư liệu để đọc và thu thập đủ thông tin cho bài làm của mình. Các em có thể đọc các bài báo, bài nghiên cứu, cuốn sách cùng chủ đề trên các trang web uy tín, trong thư viện.. ..Khi đọc tài liệu hướng dẫn học sinh tự đặt cho mình một số câu hỏi: Ý kiến, lí lẽ nào em đồng tình? Ý kiến, lí lẽ nào em không đồng tình? Trong các tài liệu tìm được, ý kiến hay lí lẽ nào chưa được các tác giả đề cập đến? Ý kiến, lí lẽ chưa được đề cập có quan trọng hay không? Những bằng chứng nào em có thể sử dụng để làm cho bài viết của mình có sức thuyết phục?
- Bước 2. Tìm ý, lập dàn ý.
. Từ các tài liệu đã thu thập được giáo viên hướng dẫn học sinh suy nghĩ, phân tích hiện tượng đời sống để đưa ra được ý kiến của mình.
. Hướng dẫn học sinh cách trình bày câu ý kiến: câu cần có đủ chủ ngữ, vị ngữ, có từ nhận xét và từ dùng để liên kết câu, đoạn.
Ví dụ: với đề bài Trò chơi điện tử lợi hay hại?Hướng đẫn học sinh viết được câu trình bày ý kiến của mình như sau:
Trước tiên, trò chơi điện tử mang đến cho người chơi một số lợi ích nhất định. (Câu này có đủ chủ ngữ, vị ngữ; có cụm từ nêu nhận xét- mang đến cho người chơi những lợi ích nhất định; có từ dùng để liên kết câu- trước tiên)
. Hướng dẫn học sinh chọn lọc lí lẽ và bằng chứng từ các tài liệu đã thu thập được bằng cách trả lời các câu hỏi sau: Vì sao em có ý kiến như vậy? Những bằng chứng nào sẽ củng cố cho lí lẽ của em?
. Hướng dẫn học sinh sắp xếp các ý đã tìm được vào dàn bài theo trình tự hợp lí. Ví dụ: dàn bài cho đề văn Trò chơi điện tử lợi hay hại?
a. Mở bài:
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận trò chơi điện tử: lợi hay hại.
Nêu ý kiến của bản thân về vấn đề: trò chơi điện tử có hại.
b. Thân bài:
+ Trước tiên trò chơi điện tử mang lại đến cho người chơi những lợi ích nhất định khi chơi một cách có kiểm soát và hợp lí.
. Tâm trạng được giải tỏa.
. Giúp rèn luyện, phát triển trí não.
. Trau dồi ngôn ngữ... .(dẫn chứng lợi ích của một số trò chơi mà em biết)
+ Tuy nhiên, ngoài những lợi ích nêu trên, trò chơi điện tử cũng mang đến cho người chơi những tác hại to lớn.
-. Nghiện game khiến ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần.
- Gây một số bệnh về mắt, làm gia tăng tình trạng thừa cân, béo phì, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
- Khiến tâm lí bất ổn, dễ cáu gắt.
- Có những hành động bạo lực, không kiểm soát được bản thân.
(dẫn chứng tác hại của một số trò chơi mà em biết)
+ Đề xuất một số giải pháp:
. Cân bằng giữa thời gian học tập và giải trí.
. Nên chơi những trò chơi rèn luyện trí óc, thân thiện với người dùng. Tránh những tựa game bạo lực, kinh dị.
. Tránh sa đà vào những cuộc vui, có nhận thức đúng đắn và cố gắng từ chối khi bị bạn bè rủ rê, lôi kéo.
3. Kết bài:
+ Khẳng định lại vấn đề.
+ Đưa ra lời khuyên, lời kêu gọi.
-Bước 3. Viết bài.
Từ dàn ý đã lập, hướng dẫn học sinh viết thành bài văn hoàn chỉnh theo một số gơi ý sau:
+ Để bài văn được mạch lạc, rõ ràng cần có những câu văn nêu rõ ý kiến và sử dụng từ có chức năng chuyển ý.
+ Có thể sử dụng các trích dẫn, danh ngôn để tăng sức thuyết phục cho bài viết.
+ Chú ý đến người đọc và mục đích viết để chọn từ ngữ, cách diễn đạt phù hợp. Ví dụ: nếu người đọc là các bạn, em có thể viết bằng ngôn ngữ gần gũi, chân thành, nếu bài viết được đọc trước công chúng thì cần viết bằng ngôn ngữ trang trọng.
- Bước 4. Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
Học sinh thương chủ quan bỏ qua bước này. Cần đặc biệt lưu ý các em ở bước này, bởi nó giúp hoàn thiện bài viết.
+ Xem lại và chỉnh sửa: hướng dẫn học sinh đọc lại bài viết của mình và chỉnh sửa theo gơi ý từ bảng kiểm sau.
Nội dung kiểm tra
Đạt
Chưa đạt
Bài trình bày đủ các phần giới thiệu, nội dung và kết thúc


Mở đầu và kết thúc ấn tượng, thu hút.


Thể hiện được ý kiến,lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người nghe.


Người trình bày nói rõ ràng, rành mạch và đúng thời gian quy định.


Người trình bày tự tin, nhìn vào người nghe khi nói, sử dụng giọng điệu và điệu bộ hợp lí.


Người trình bày ghi nhận và phản hồi thỏa đáng những câu hỏi, lí lẽ phản biện của khán giả.



+ Rút kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh tự rút ra những kinh nghiệm về cách làm bài và ghi nó vào sổ tay.
3. Cuối cùng, giáo viên hướng dẫn học sinh cách tránh những lỗi thường sẫp.
- Không đọc kĩ đề, bỏ qua bước phân tích đề, từ đó bài làm không đáp ứng đúng yêu cầu của đề bài.
- Bỏ qua các bước trong quy trình làm bài dẫn đến việc bài mắc phải một số sai sót: thiếu ý, thiếu dẫn chứng, ý kiến không rõ ràng...
- Chép cả tài liệu thu thập được mà không có sự chọn lọc.
II. Kết quả:
- Học sinh nắm được cách làm bài.
- Kĩ năng làm bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống của học sinh có nhiều tiến bộ.
- Số bài có điểm dưới 5 giảm rõ rệt qua việc so sánh giữa kết quả của bốn
bài kiểm tra ở hai lớp 6A2 và 6A6.

Kiểm tra lần 1
Kiểm tra lần 2
Kiểm tra lần 3
Kiểm tra lần 4
Lớp (sĩ số)
Điểm từ 5 trở lên
Điểm dưới 5
Điểm từ 5 trở lên
Điểm dưới 5
Điểm từ 5 trở lên
Điểm dưới 5
Điểm từ 5 trở lên
Điểm dưới 5
6A2 (36)
20
16
28
8
32
4
36
0
6A6 (36)
18
18
26
10
29
7
36
0
III. Khả năng nhân rộng:
- Chuyên đề này có thể thực hiện trong các tiết ôn tập, trong các tiết rèn luyện kĩ năng, trong giờ học nâng kém.
- Sử dụng cho học sinh khối 6 hằng năm.
- Chuyên đề này phù hợp cho học sinh của tất cả các lớp 6 và các khối lớp khác khi dạy kiểu bài nghị luận xã hội. Vì vậy giáo viên cùng giảng dạy Ngữ văn 6 và các khối khác trong trường và các trường bạn trong huyện có thể tham khảo áp dụng.
IV. Kiến nghị:
1. Giáo viên:
- Cần kiên nhẫn, hướng dẫn học sinh từng bước 1.
- Sửa bài làm cho học sinh, đặc biệt là học sinh yếu kém, nhận xét ưu điểm, khuyết điểm, tuyên dương sự tiến bộ dù là nhỏ nhất.
- Kết hợp nhiều phương pháp khác nhau trong quá trình dạy, cố gắng tạo sự hứng thú cho học sinh yếu kém.
- Thực hành trên nhiều đề khác nhau giúp học sinh nâng cao kĩ năng làm bài.
2. Học sinh:
- Chăm chỉ, chịu khó học tập.
- Nắm được kĩ năng làm bài.
- Tham khảo thêm sách, đọc thêm những bài văn hay.
3. Nhà trường:
Tạo điều kiện tốt nhất giúp giáo viên duy trì giờ học nâng kém, bổ sung thêm sách tham khảo.
C.PHẦN KẾT LUẬN:
Chuyên đề “Giải pháp nâng cao kĩ năng làm bài văn nghi luận trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống cho học sinh khối 6” giúp học sinh khối 6 biết cách làm bài. Đặc biệt là tránh những sai lầm đáng tiếc trong quá trình làm bài. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng bài làm của các em, giúp các em trang bị kĩ năng, tự tin trước các đợt kiểm tra.
Tóm lại để nâng cao chất lượng bài làm của các em học sinh khối 6 cần có sự kết hợp nhiều phương pháp trong quá trình dạy và ôn tập của giáo viên, nhiều kĩ năng trong quá trình làm bài của học sinh. Giáo viên cần kiên trì, nhẫn nại hướng dẫn từng bước, học sinh cần chịu khó, siêng năng học tập, thực hành thì mới đạt hiệu quả cao.
Chuyên đề này là kết quả tìm hiểu, sáng tạo trong quá trình giảng dạy của bản thân tôi và thực hiện có hiệu quả, Tuy nhiên chuyên đề này vẫn còn nhiều thiếu sót mong quý đồng nghiệp đóng góp ý kiến để chuyên đề của tôi hoàn thiện hơn.
Duyệt của TT	Người thực hiện
Nguyễn Anh Trung	Nguyễn Thị Hồng Vân
Duyệt của BGH

File đính kèm:

  • docxskkn_giai_phap_nang_cao_ki_nang_lam_bai_van_nghi_luan_trinh.docx
  • pdfSKKN Giải pháp nâng cao kĩ năng làm bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời s.pdf