SKKN Giải pháp nâng cao năng lực giao tiếp cho học sinh qua tiết học “nói và nghe” trong Ngữ Văn 7 tại Trường THCS Lương Thế Vinh
Giao tiếp là hoạt động mang tính xã hội của con người, là một trong những điều kiện quan trọng để xã hội loài người tồn tại và phát triển. Hiện nay, các nước phát triển trên thế giới đều quan tâm nghiên cứu vấn đề giao tiếp và đưa nội dung này vào dạy học trong nhà trường từ tiểu học đến đại học. Xu hướng phát triển chung của giáo dục các nước tiên tiến trên thế giới là hướng đến việc hình thành các loại năng lực cho HS, trong đó giao tiếp là một năng lực quan trọng.
Quán triệt Nghị quyết 29/NQ-TW của Đảng, với mục tiêu tổng quát là "Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả" [1], việc triển khai dạy học các bộ môn nói chung và Ngữ văn nói riêng theo định hướng phát triển năng lực hiện nay là một yêu cầu bức thiết.
Về mục tiêu, Chương trình GDPT 2018 đã xác định yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung: "Môn Ngữ văn góp phần hình thành, phát triển ở HS những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể" [2]. Chương trình GDPT 2018 cũng qui định các yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của HS, trong đó có năng lực ngôn ngữ (bao gồm năng lực sử dụng tiếng Việt và năng lực sử dụng ngoại ngữ; mỗi năng lực được thể hiện qua các hoạt động: đọc, viết, nói, nghe) và năng lực văn học.
Để đạt được mục tiêu này, chương trình đã đưa ra những quy định yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực gồm sáu phẩm chất và chín năng lực. Trong số chín năng lực HS cần hình thành và phát triển thì năng lực giao tiếp là một trong những năng lực cốt lõi, quan trọng cần hình thành và phát triển vì nó là tiền đề, là cơ sở cho việc phát triển các năng lực khác. Bởi nó giúp các em làm chủ bản thân, làm chủ các tình huống đặt ra trong cuộc sống, giải quyết các vấn đề một cách nhanh nhất bằng con đường tư duy và ngôn ngữ.
Mục tiêu chương trình môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực là hướng tới việc hình thành và bồi dưỡng hai năng lực chung: năng lực giao tiếp và năng lực sử dụng ngôn ngữ (với 4 nhóm năng lực bộ phận cơ bản là: nghe, nói, đọc, viết); thông qua hai năng lực này mà bồi dưỡng và phát triển các phẩm chất tinh thần cao đẹp khác cho HS. Ngoài ra môn học này còn hình thành và phát triển các năng lực chuyên biệt như năng lực phân tích - cảm thụ - thưởng thức văn học; năng lực sáng tạo nghệ thuật ngôn từ; năng lực đồng cảm - chia sẻ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giải pháp nâng cao năng lực giao tiếp cho học sinh qua tiết học “nói và nghe” trong Ngữ Văn 7 tại Trường THCS Lương Thế Vinh

ạt được những mục đích học tập khác. Đặc trưng cơ bản của dạy học nêu và giải quyết vấn đề là "tình huống gợi vấn đề" vì tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề. Quy trình thực hiện của phương pháp này được tiến hành như sau: Bước 1: GV giới thiệu tình huống có vấn đề. Tình huống đưa ra cần hấp dẫn, gây sự tò mò của HS. Bước 2: GV tổ chức điều khiển lớp hoạt động để đưa ra cách giải quyết tình huống. - GV định hướng bằng cách: Đặt câu hỏi theo các mức độ từ dễ đến khó để làm sáng tỏ vấn đề, sử dụng các câu hỏi để đặt HS vào tình huống có vấn đề. - HS hoạt động: Đề xuất các ý tưởng, giả thuyết; xác định các kiến thức cần cho việc giải quyết vấn đề. Bước 3: HS trình bày phương án giải quyết tình huống: Sáng tạo; Phản biện; Lựa chọn tối ưu; Đề xuất các ý tưởng. Có thể chứng minh khẳng định giả thuyết đưa ra là đúng. Nhưng cũng có thể chứng minh giả thuyết đó là sai để đi đến giả thuyết mới và lại tiếp tục chứng minh cho đến khi đúng. Bước 4: Kiểm tra lời giải đáp - Thảo luận kết quả và đánh giá; - Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu. Bước 5: Kết luận về cách giải quyết tình huống sau khi HS trả lời. Khẳng định và củng cố. Xác nhận kiến thức, kĩ năng và phương pháp mà HS cần thu nhận được thông qua tình huống. Vai trò của GV và HS trong việc thực hiện các bước trên còn tùy thuộc vào mức độ của việc giải quyết tình huống có vấn đề. Ví dụ: Khi dạy Bài 8 Nghị luận xã hội, SGK Ngữ văn 7 (tập 2) bộ sách “Cánh diều”, ở phần Nói và nghe: “Thảo luận nhóm về một vấn đề đời sống”, GV có thể nêu một số vấn đề ngoài SGK cần giải quyết như sau: - Thành công và thất bại, mặt nào mới là trải nghiệm bổ ích giúp con người tiến bộ? - Nên hay không nên phạt HS trang điểm khi đến trường? - Ham mê trò chơi điện tử, nên hay không nên? - Có nên khuyến khích thần tượng siêu anh hùng Hollywood cho giới trẻ? Với các vấn đề trên HS sẽ rất hứng thú trình bày. Chẳng hạn, với vấn đề “Có nên khuyến khích thần tượng siêu anh hùng Hollywood cho giới trẻ?”, HS sẽ hăng hái trả lời. Phim hành động Hollywood từ lâu đã chiếm trọn thị phần phim ảnh trên thế giới. Nhân vật siêu anh hùng có ảnh hưởng lớn đến giới trẻ (từ nhận thức đến lời nói, hành động). Các siêu anh hùng cổ vũ người trẻ có những ước mơ táo bạo, bồi dưỡng niềm tin vào cuộc sống. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh lại cho rằng hành động bạo lực trong phim cần có sự kiểm soát, cấm đoán. Với vai trò là người trong cuộc, HS sẽ có những kiến giải để bảo vệ quan điểm đồng tình hay bác bỏ. Từ đó, HS sẽ có nhận thức đúng đắn về vấn đề “thần tượng” và điều chỉnh hành vi của mình trong đời sống. d. Dùng phương pháp Kỹ thuật “3-2-1” Là một kỹ thuật lấy thông tin phản hồi nhằm huy động sự tham gia tích cực của HS. Cách làm như sau : HS được yêu cầu cho ý kiến phản hồi về một vấn đề nào đó (Nội dung thảo luận, phương pháp tiến hành thảo luận ...); mỗi em cần viết ra : 3 điều khen, 2 điều muốn trao đổi, 1 góp ý. Sau khi thu thập ý kiến thì xử lý và thảo luận về các ý kiến phản hồi. Ví dụ: Khi dạy Bài 6- Truyện ngụ ngôn và tục ngữ, SGK Ngữ văn 7 (tập 2), bộ sách “Cánh diều” ở phần Nói và nghe: “Kể lại truyện ngụ ngôn”. GV yêu cầu HS chuẩn bị bài nói của cá nhân; GV phát Rubric và Phiếu nhận xét 3-2-1. RUBRIC ĐÁNH GIÁ BÀI NGHE NÓI KỂ LẠI MỘT TRUYỆN NGỤ NGÔN Tiêu chí Mức độ Tốt Đạt Chưa đạt 1. Nội dung nói Cấu trúc Bài nói có cấu trúc ba phần rõ ràng, mạch lạc, liên kết chặt chẽ, chuyển ý linh hoạt, hấp dẫn Bài nói có cấu trúc đầy đủ ba phần rõ ràng, có liên kết phù hợp giữa các phần. Bài nói chưa có cấu trúc ba phần rõ ràng. Ngôi kể, lời kể Sử dụng ngôi kể, lời kể thống nhất, phù hợp, phân định rõ ràng. Sử dụng ngôi kể, lời kể thống nhất, phù hợp. Sử dụng không đúng, không thống nhất, nhẫn lẫn ngôi kể, lời kể. Sự việc, chi tiết Các sự việc, chi tiết trong truyện được kể lại đầy đủ, chính xác, sáng tạo, hấp dẫn. Các sự việc, chi tiết trong truyện được kể lại đầy đủ, chính xác, đảm bảo trình tự. Các sự việc, chi tiết trong truyện kể lại chưa đầy đủ, chính xác, trình tự không phù hợp. 2. Ngôn ngữ nói Phát âm, âm lượng, ngữ điệu Phát âm chuẩn xác, nói lưu loát, ngữ điệu, âm lượng phù hợp, hấp dẫn, truyền cảm. Phát âm chuẩn xác, nói lưu loát, to, rõ ràng. Phát âm chưa chuẩn, còn mắc lỗi ngọng, sai chính tả; âm lượng, ngữ điệu rời rạc, lí nhí, ngập ngừng, ngắt quãng. Ngôn ngữ Sử dụng từ ngữ, diễn đạt chau chuốt, tinh tế, ấn tượng. Sử dụng từ ngữ, diễn đạt chính xác, phù hợp. Dùng từ chưa phù hợp, diễn đạt chưa rõ ý. 3. Ngôn ngữ cơ thể Trang phục, tác phong Trang phục hóa trang phù hợp với truyện kể, tác phong tự tin, lôi cuốn Trang phục trang trọng, phù hợp. Trang phục không phù hợp. Hành động, cử chỉ, biểu cảm khuôn mặt, ánh mắt Hành động, cử chỉ, biểu cảm sâu sắc phù hợp với truyện kể, có sự giao lưu tích cực với khán giả. Hành động, cử chỉ, biểu cảm phù hợp với truyện kể, có giao tiếp với khán giả. Hành động, cử chỉ lúng túng, thừa thãi, khuôn mặt, ánh mắt thiếu biểu cảm, không có sự giao lưu với khán giả. 4. Phương tiện hỗ trợ Hình ảnh, video, âm thanh, hoạt cảnh, Các phương tiện hỗ trợ tích cực, làm tăng kịch tính, cảm xúc, hấp dẫn, thú vị cho truyện kể. Các phương tiện hỗ trợ phù hợp, giúp khán giả hình dung rõ hơn về truyện. Các phương tiện hỗ trợ không phát huy được hiệu quả, không phù hợp với truyện hoặc không sử dụng. PHIẾU NHẬN XÉT BÀI NÓI (Kĩ thuật 3 - 2 - 1) Họ và tên 3 điều khen 2 điều muốn trao đổi 1 lời góp ý - GV hướng dẫn HS sử dụng rubric đánh giá và ghi nhận xét vào phiếu nhận xét bài nói của bạn. 5 Xây dựng hoạt động bám sát mục tiêu yêu cầu cần đạt (nói, nghe, tương tác): a. Hướng dẫn đối với người nói - Dùng ngôi thứ nhất để nói. - Thể hiện cảm xúc và suy nghĩ về nội dung nói; những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm có thể tích lũy được thông qua hoạt động nói. - Người nói sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu, cảm xúc chân thực, phù hợp với nội dung nói. - Sử dụng kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ (ánh mắt, nụ cười, điệu bộ, cử chỉ, nét mặt...) và các thiết bị hỗ trợ (tranh, ảnh, hiện vật, video...) phù hợp với nội dung nói. - Có thái độ bình tĩnh, tự tin khi nói trước nhiều người. - Hướng dẫn HS dùng bảng kiểm để kiểm soát bài nói của bản thân. Ví dụ: Bảng kiểm đánh giá bài nói của bản thân: Nội dung đánh giá Các mức độ đánh giá Tốt Đạt Chưa đạt Bài nói có đầy đủ các phần như yêu cầu. Người nói đã trình bày đầy đủ các vấn đề muốn nói. Các sự việc được nói theo trình tự. Người nói đã dùng đúng ngôi. Người nói thể hiện cảm xúc phù hợp với nội dung nói. Người nói tự tin, cử chỉ, điệu bộ hợp lí. Người nói sử dụng từ ngữ thích hợp với ngôn ngữ nói. b. Hướng dẫn đối với người nghe - Chú ý lắng nghe, theo sát nội dung kể của người nói. - Tóm tắt được nội dung đã được nghe; ghi chú được những chỗ còn chưa rõ, những chỗ muốn trao đổi, hỏi thêm người nói. - Biết đặt câu hỏi về một số nội dung liên quan (như câu hỏi về diễn biến của sự việc; tình cảm, cảm xúc của người nói; bài học, kinh nghiệm mà người nói rút ra cho bản thân...); biết thể hiện cảm xúc, chia sẻ suy nghĩ về trải nghiệm được nghe. - Tham gia trao đổi, thảo luận tích cực; tôn trọng ý kiến của người khác và sự khác biệt khi thảo luận. c. Hướng dẫn nói – nghe tương tác - Người nghe: Lắng nghe câu chuyện, đặt câu hỏi trao đổi (nếu có). - Người nói: Biết lắng nghe các ý kiến nhận xét, phản hồi và trả lời các câu hỏi có thể có từ phía người nghe. Việc phản hồi, trả lời cần phải được thực hiện trên tinh thần cầu thị và tương tác tích cực. Các câu trả lời cần ngắn gọn, hướng đến đúng trọng tâm vấn đề đã được đặt ra; giúp làm rõ cho những thắc mắc, trao đổi của người nghe. 6. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin: GV tuyển chọn, xây dựng hệ thống các hình ảnh trực quan, video clip, bản nhạc, tranh ảnhphù hợp với chủ đề thảo luận, nhằm kích thích tư duy trực quan hình tượng ở người học, từ đó HS dễ hình dung đối tượng đúng định hướng hơn. Ví dụ: Trong Bài 2. Thơ bốn chữ, năm chữ, SGK Ngữ văn 7 (tập 1), bộ sách “Cánh diều”, ở phần Nói và nghe: “Trao đổi về một vấn đề ”, HS có thể kế thừa đề tài đã học ở phần đọc và phần viết để tiếp tục triển khai dàn ý bàn về các vấn đề tham khảo từ SGK như trao đổi về nội dung nghệ thuật của một khổ thơ, đoạn thơ bốn, năm chữ . Ngoài những đề tài gợi ý trên, HS cũng có thể tự tìm một đề tài mà mình am hiểu và cảm thấy có ý nghĩa để trình bày như: Một số người chưa hiếu thảo với người thân hay Trẻ em và việc sử dụng các thiết bị công nghệ (tivi, điện thoại, máy tính,); Trẻ em với nguyện vọng được người lớn lắng nghe, thấu hiểu; Trẻ em với việc học tập; Bạo hành trẻ em (trong gia đình, ngoài xã hội) [4].. Khi HS chọn đề tài “Trẻ em với những ước mơ” thông qua việc tham khảo các ngữ liệu, GV cung cấp: Các bức tranh, ảnh, clip có nội dung về những ước mơ; Các bài hát: Những ước mơ (Nguyễn Ngọc Thiện); Follow your dream (Thanh Duy Idol). Với các ngữ liệu trên, HS có thể dễ dàng nảy sinh nhiều ý tưởng để giải quyết vấn đề. GV và HS có thể ứng dụng CNTT khi dạy nhằm phát triển kĩ năng nói nghe theo gợi ý sau: Quy trình dạy nói và nghe Ứng dụng CNTT Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói GV dùng CNTT (cụ thể là phần mềm hay thiết bị?) để trình chiếu tư liệu -> giới thiệu đề tài, Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý HS dùng CNTT (cụ thể là phần mềm hay thiết bị?) để thu thập tư liệu cho bài trình bày Bước 3: Luyện tập, trình bày - GV dùng CNTT (cụ thể là phần mềm hay thiết bị?) để cung cấp mẫu, trình bày mẫu/ tư liệu dạy nghe - HS dùng điện thoại, máy tính để xem mẫu, luyện tập theo mẫu, quay lại phần trình bày, sử dụng âm thanh: dùng nhạc nền hoặc clip minh hoạ cho nội dung bài nói, Bước 4: Trao đổi, đánh giá GV và HS dùng CNTT (cụ thể là phần mềm hay thiết bị?) để trưng bày, trao đổi, nhận xét, đánh giá về sản phẩm học tập. IV. Hiệu quả biện pháp đã thực hiện: Sau khi áp dụng những biện pháp đã nêu, cho đến thời điểm này thì HS đã có sự chuyển biến rõ rệt. Qua khảo sát thực tế bằng phiếu thăm dò (Phụ lục 1, 2) tại 2 lớp 7 trường THCS Lương Thế Vinh (lớp 7B lớp đối chứng; lớp 7D lớp thực nghiệm) với 72 HS có kết quả như sau: Giữa học kì 2 năm học 2023-2024 Tổng số học sinh khảo sát Kỹ năng giao tiếp tốt (%) Kỹ năng giao tiếp đạt (%) Kỹ năng giao tiếp chưa đạt (%) 7B 7D 7B 7D 7B 7D 72 39.5 47 42.9 35.4 18.4 17.6 Qua bảng trên có thể nhận thấy: - Các em không còn rụt rè, e ngại, thiếu tự tin khi đứng trước đám đông để luyện nói mà đã có sự mạnh dạn, tự tin, thái độ cởi mở hơn. - Kỹ năng nói của các em đã có sự tiến bộ: các em biết chào khi mở đầu và khi kết thúc, biết giới thiệu đề tài, cách nói mạch lạc, trôi chảy, đúng chính âm, có kết hợp những yếu tố phi ngôn ngữ (cử chỉ, nét mặt, thái độ). - Số lượng HS có thể tự tin lên lớp trình bày đã không còn dừng lại ở con số ban đầu mà đã tăng lên rõ rệt. C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận: Năng lực giao tiếp là một trong những năng lực cốt lõi, quan trọng và cần thiết trong số các năng lực cần hình thành và phát triển cho HS. Nói và nghe là 2 trong 4 kỹ năng giao tiếp cần rèn luyện cho HS. Dạy học theo quan điểm giao tiếp, phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh đã được thực hiện nhưng chưa đem lại kết quả như mong muốn. Điều đó đặt ra cho mỗi GV trực tiếp đứng lớp như cá nhân tôi cần nhanh chóng góp phần hoàn thiện lí luận và những hướng dẫn căn bản nhất để học sinh có thể phát triển năng lực giao tiếp, ngôn ngữ khi học kiểu bài “Nói và nghe”. Nhờ áp dụng các biện pháp nâng cao năng lực giao tiếp mà HS do lớp tôi phụ trách kĩ năng nói của các em có nhiều tiến bộ về khả năng trình bày bài nói trước tâp thể lớp, về mức độ của khả năng giao tiếp. Hệ thống các biện pháp do cá nhân tôi đề xuất có khả năng áp dụng thực tế cao, có tính phổ biến và áp dụng tại đơn vị và ở một số đơn vị trong tỉnh có cùng điều kiện để đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. II. Kiến nghị: 1. Với Phòng GD&ĐT: - Tổ chức chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học khi dạy các kiểu bài cụ thể trong đó có kiểu bài “Nói và nghe”; xây dựng kho dữ liệu số về các kiểu dạng bài tương ứng để GV khai thác, nâng cao năng lực tự bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. 2. Với nhà trường: - Huy động các nguồn kinh phí dành cho các hoạt động trải nghiệm, các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt tập thể để HS có cơ hội tham gia giao lưu, trao đổi ý kiến, được tiếp xúc với những hoạt động thực tiễn nâng cao năng lực giao tiếp, vốn sống, vốn hiểu biết. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ban chấp hành Trung ương (2013), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Hoàng Hòa Bình (2015), “Năng lực và đánh giá theo năng lực”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TPHCM, trang 21-30; Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông; 4. Nguyễn Minh Thuyết và cộng sự (2022), Ngữ văn 7, Bộ sách “Cánh diều”, tập 1-2 NXB Giáo dục; 5. Đỗ Bá Quý (2005), “Năng lực giao tiếp và phát triển năng lực giao tiếp trong giảng dạy ngoại ngữ”, Tạp chí Khoa học. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1. PHIẾU THU THẬP Ý KIẾN GIÁO VIÊN DẠY MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 THCS Kính gửi Thầy (Cô): Trường: Chúng tôi đang thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm nâng cao năng lực giao tiếp cho học sinh khi dạy kiểu bài “Nói và nghe” trong chương trình Ngữ văn 7 tại trường”. Để có được cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất nội dung, phương thức rèn luyện năng lực giao tiếp. Xin được tham khảo ý kiến của các Thầy (cô) về một số vấn đề sau: 1. Xin Thầy (Cô) hãy cho ý kiến về việc phát triển năng lực giao tiếp của học sinh thông qua việc dạy bộ môn Ngữ văn trong trường THCS. .... .... ........ ........Xin Thầy (Cô) hãy cho ý kiến về năng lực giao tiếp của học sinh. ... ... ... ... 3. Khi dạy học nhóm bài “Nói và nghe”, Thầy (Cô) gặp phải những khó khăn gì? ... ... ... ... 4. Thầy (Cô) có đánh giá như thế nào về khả năng vận dụng của nhóm bài “Nói và nghe” vào thực tiễn của học sinh? ... ... ... ....... 5. Để hình thành, củng cố và phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh, theo ý kiến của Thầy (Cô) điều gì là cần thiết? ... ... ... ... PHỤ LỤC 2: PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH LỚP 7 THCS Họ và tên học sinh: ... Lớp: .. Trường: .......... Em hãy cho biết ý kiến của mình qua những câu hỏi sau: 1. Theo em nhóm bài “Nói và nghe” có quan trọng không? Khi học nhóm bài này em thấy có gần gũi với cuộc sống hàng ngày không? A - Có B - Không 2. Theo em việc phát triển năng lực giao tiếp ở học sinh có quan trọng và cần thiết không? A - Có B - Không 3. Trong giờ học, các em có hăng hái thường xuyên giơ tay phát biểu xây dựng bài không? A - Thường xuyên B - Rất ít, giáo viên gọi mới trả lời 4. Để phát triển năng lực giao tiếp của bản thân, trong giờ học em cần làm gì? A - Tích cực, chủ động hoạt động nhóm, hăng hái giơ tay phát biểu để được nói và trình bày miệng nhiều trước thầy (cô) giáo và bạn bè trong lớp. B - Ngồi im lặng nghe các bạn phát biểu. C - Viết ra giấy nháp, vở ghi những suy nghĩ của mình. D - Hoạt động riêng rẽ một mình, không hoạt động nhóm.
File đính kèm:
skkn_giai_phap_nang_cao_nang_luc_giao_tiep_cho_hoc_sinh_qua.doc