SKKN Giải pháp phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh Lớp 10 qua dạy học một số văn bản truyện (Chương trình Ngữ Văn 10 – 2018, Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

Chương trình giáo dục 2018 định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của người học. Đây cũng là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học. Điều đó đã được khẳng định trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới giáo dục. Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”; Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa (...); kết hợp dạy chữ, dạy người; góp phần phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh”. Đặc biệt, Chương trình phổ thông tổng thể 2018 xác định cụ thể yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực gồm 5 phẩm chất chủ yếu và 10 năng lực cốt lõi (3 năng lực chung và 7 năng lực đặc thù); trong đó, năng lực thẩm mĩ (NLTM) là một trong 7 năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục. Rèn luyện và phát triển NLTM không chỉ có ý nghĩa to lớn trong việc góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu giáo dục, mà hơn thế còn xây dựng một nền tảng vững chắc trên hành trình hoàn thiện nhân cách cho học sinh vững bước vào đời.

Trong nhà trường phổ thông, nhiều môn học có khả năng hình thành và phát triển năng lực cho học sinh. Song, môn Ngữ văn có tính đặc thù, có nhiều ưu thế để thực hiện mục tiêu giáo dục và đặc biệt là phát triển năng lực thẩm mĩ. Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. Môn Ngữ Văn có tác dụng to lớn trong quá trình rèn luyện và phát triển năng lực thẩm mĩ. Bởi lẽ, văn học là nghệ thuật, nghệ thuật là lĩnh vực của cái đẹp; nhà văn sáng tạo nên tác phẩm theo quy luật của cái đẹp. Vì vậy, các văn bản văn học mang đến cơ hội khám phá, thưởng thức cái đẹp, nói và viết để sản sinh cái đẹp; khơi dậy cảm xúc thẩm mĩ, hình thành lí tưởng thẩm mĩ ở người học. Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn là vẫn còn đây hiện tượng học sinh chán học văn; không cảm được cái hay, cái đẹp của văn chương; không nhận chân được giá trị đích thực của tác phẩm; vẫn còn đây hiện tượng nói và viết không đảm bảo tính trong sáng…Và thậm chí nhiều hiện tượng đi ngược với các giá trị chân - thiện - mĩ trong học đường, trong cuộc sống.

pdf 53 trang Trang Lê 05/05/2025 90
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giải pháp phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh Lớp 10 qua dạy học một số văn bản truyện (Chương trình Ngữ Văn 10 – 2018, Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giải pháp phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh Lớp 10 qua dạy học một số văn bản truyện (Chương trình Ngữ Văn 10 – 2018, Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

SKKN Giải pháp phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh Lớp 10 qua dạy học một số văn bản truyện (Chương trình Ngữ Văn 10 – 2018, Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)
 Dưới bóng hoàng lan 
- Đọc kĩ đoạn văn cuối ở phần kết truyện “Rồi chàng bước ra đi nửa buồn 
mà lại nửa vui. Thanh nghĩ đến căn nhà như một nơi mát mẻ và sung sướng để 
chàng thường về nghỉ sau việc làm. Và Thanh biết rằng Nga sẽ vẫn đợi chàng, 
vẫn nhớ mong chàng như ngày trước. Mỗi mùa cô lại giắt hoàng lan trong mái 
tóc để tưởng nhớ mùi hương.” 
- Chú ý những chi tiết lột tả tâm trạng nhân vật. 
- Viết đoạn văn cảm nhận. 
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thực hiện viết đoạn văn theo yêu 
cầu 
Bước 3. Báo cáo, thảo luận: Học sinh trình bày phần bài làm của mình 
Bước 4. Kết luận, nhận định 
- HS đánh giá chéo sp của bạn bên cạnh bằng bảng kiểm 
- GV nhận xét, đánh giá, chốt KT cơ bản. Đưa bảng kiểm đánh giá 
* Bảng kiểm kĩ năng viết đoạn văn 
STT Tiêu chí Đạt/ Chưa 
đạt 
1 Đảm bảo hình thức đoạn văn với dung lượng 150 chữ 
2 Đoạn văn đúng chủ đề: Phân tích tâm trạng nhân vật Thanh 
trong đoạn cuối truyện: vị trí của đoạn trích, tâm trạng của 
Thanh, ý nghĩa của lời người kể chuyện (ngôi thứ 3) 
3 Đoạn văn đảm bảo tính liên kết giữa các câu trong đoạn 
văn, có sự kết hợp các thao tác lập luận phù hợp. 
4 Đoạn văn đảm bảo yêu cầu về chính tả, cách sử dụng từ 
ngữ, ngữ pháp. 
5 Đoạn văn thể hiện sự sáng tạo: suy nghĩ sâu sắc về vấn đề 
nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 
Bình chốt: Thế Lữ đã rất xúc động khi nhớ về Thạch Lam: “Sự thật tâm 
hồn Thạch Lam diễn trong văn chương phức tạp nhiều hình, nhiều vẻ, nhưng 
bao giờ cũng đằm thắm, thân mật, cũng nhân hậu, cũng nghẹn ngào một chút lệ 
thầm kín của tình thương” ("Thạch Lam và văn chương"). 
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đọc hiểu văn bản Dưới bóng 
hoàng lan để liên tưởng, cảm nhận, từ đó vẽ lại bằng tranh . 
39 
b. Nội dung: 
Câu hỏi 1: Cảnh nào được miêu tả trong truyện gợi cho bạn nghĩ đến một 
bức tranh đẹp? Nếu cần chọn một cảnh để vẽ minh hoạ, bạn sẽ chọn cảnh nào? 
Vì sao? 
(GV gợi ý thêm: Đoạn nào được miêu tả rất kĩ, gợi nhiều ý nghĩa? Cảnh 
nào thực sự rõ nét, như gợi ý về nhân vật, đường nét, bố cục cho hoạ sĩ vẽ tranh? 
Cảnh nào khi lên tranh, khiến người xem cảm thấy giữa tranh và truyện có mối 
quan hệ gần gũi? 
Ví dụ: “Thanh dắt nàng đi xem vườn; cây hoàng lan cao vút, cành lá rủ 
xuống như chào đón hai người. Có lúc gần nhau, Thanh thấy mái tóc Nga 
thoang thoảng thơm như có giắt hoàng lan. Nhưng hoa lan chưa rụng, vẫn còn 
tươi xanh ở trên cành. [...] Thanh chẳng biết nói gì; chàng vít một cành lan 
xuống giữ ở trong tay để Nga tìm hoa, rồi nhẹ nhàng buông ra cho cành lại 
cong lên. Nắng soi vào vai hai người, nhưng dưới chân đất vẫn mát như xưa.”. 
Câu hỏi 2: Nhà thơ Thế Lữ cảm nhận: Dưới bóng hoàng lan là tác phẩm 
“nhân từ như một lời yên ủi” (Thạch Lam – Về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo 
dục, Hà Nội, 2003, tr. 147). Từ gợi ý đó, bạn hãy phân tích tình cảm của tác giả 
đối với con người và cuộc sống được thể hiện qua tác phẩm. 
GV định hướng: 
- Hai từ khoá quan trọng của lời nhận xét là nhân từ và yên ủi. Nhân từ là 
hiền lành, thương người; yên ủi là làm dịu những đau khổ, buồn phiền. Như vậy, 
theo Thế Lữ, đọc truyện này, độc giả cảm thấy như nhận được một tình thương 
mến, khiến lòng người được vỗ về, an ủi. 
- Phân tích những nét đẹp trong tình cảm, cách ứng xử giữa các nhân vật 
với nhau, sự nâng niu, trân trọng đối với từng cảnh vật, từng kỉ niệm cũng như 
những biểu hiện tinh tế, mơ hồ nhưng dịu ngọt trong tình yêu mới chớm của đôi 
bạn trẻ, Chính tư tưởng, tình cảm của tác giả đối với cuộc sống và con người 
là yếu tố tạo nên hiệu quả nghệ thuật này cho tác phẩm. 
HĐ bổ sung: HD học sinh tìm đọc các truyện ngắn khác của Thạch Lam. 
(2-3 văn bản) 
40 
 MỘT SỐ HÌNH ẢNH TIẾT HỌC "DƯỚI BÓNG HOÀNG LAN" 
Học sinh hăng say học tập và thảo luận 
41 
Sản phẩm thảo luận của các nhóm 
42 
IV. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 
Phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh trong mỗi giờ Văn là rất cần thiết. 
Vì vậy, tôi luôn trăn trở và tìm nhiều giải pháp khác nhau để phát triển NLTM 
của học sinh tại các lớp đã dạy, bước đầu quá trình dạy học đã có những kết quả 
khả quan. Học sinh ở các lớp áp dụng sáng kiến hứng thú hơn với bộ môn Ngữ 
Văn. Các em đã phát huy được khả năng cảm thụ vẻ đẹp nội dung và vẻ đẹp 
nghệ thuật của tác phẩm và có bước phát triển rõ rệt; năng lực tái hiện vẻ đẹp 
của thi phẩm qua văn bản viết, nói được nâng cao, trong đó dễ nhận thấy kĩ năng 
nói và viết của học sinh không chỉ đảm bảo tính trong sáng của tiếng Việt mà 
còn có những sáng tạo nhất định. Kết quả những bài kiểm tra ở dạng đề nhằm 
kiểm tra NLTM ngày càng tốt hơn. Những điều đó chính là nền tảng vững chắc 
để HS biết yêu cái Đẹp, ghét cái xấu; biết tự nhận thức và điều chỉnh bản thân 
theo quy luật của Chân - Thiện - Mĩ. Kết quả thực nghiệm đối chứng đã được 
tiến hành qua việc khảo sát mức độ hứng thú của học sinh trong giờ học và kết 
quả kiểm tra đánh giá sau giờ học. 
1. Khảo sát mức độ hứng thú của học sinh trong giờ học: 
- Đối tượng: Thực hiện khảo sát đối với HS các lớp : 10D4 và lớp 10A. 
Trong đó lớp 10A là lớp đối chứng, lớp 10D4 và lớp thực nghiệm. 
- Nội dung khảo sát: giáo viên ra câu hỏi khảo sát và phát phiếu khảo sát 
cho học sinh hai lớp đối chứng và thực nghiệm. 
Câu hỏi khảo sát: Mức độ tạo hứng thú cho em trong quá trình học tập như 
thế nào? 
Kết quả khảo sát: 
Thống kê 1 : Lớp học không sử dụng giải pháp phát triển NLTM: 10A sĩ số 
45 học sinh 
Lớp Mức độ 
Rất thích Thích Bình thường Không thích 
10A 
(45HS) 
Số 
lượng 
Tỉ lệ 
% 
Số 
lượng 
Tỉ lệ 
% 
Số 
lượng 
Tỉ lệ 
% 
Số 
lượng 
Tỉ lệ 
% 
05 11,0 10 22,0 20 44,0 10 22,0 
43 
Biểu đồ thể hiện mức độ hứng thú tại lớp 10A 
Thống kê 2 : Lớp học sử dụng giải pháp phát triển NLTM:10D4 sĩ số 52 học 
sinh. 
Lớp Mức độ 
Rất thích Thích Bình thường Không thích 
10D4 
(52HS) 
Số 
lượng 
Tỉ lệ 
% 
Số 
lượng 
Tỉ lệ 
% 
Số 
lượng 
Tỉ lệ 
% 
Số 
lượng 
Tỉ lệ 
% 
19 36,5 23 44,2 8 15,3 02 4,0 
Biểu đồ thể hiện mức độ hứng thú tại lớp 10D4 
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
10A (45HS) Tỉ lệ % Tỉ lệ % Tỉ lệ % Tỉ lệ %
Rất thích Thích Bình thường Không thích
Lớp Mức độ
Series1
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
10D4
(52HS)
Tỉ lệ % Tỉ lệ % Tỉ lệ % Tỉ lệ %
Rất thích Thích Bình 
thường
Không thích
Lớp Mức độ
Series1
44 
Qua hai bảng khảo sát và biểu đồ thể hiện, thống kê cho thấy mức độ 
“Bình thường” và “Không thích” của học sinh học không sử dụng giải pháp phát 
triển NLTM chiếm tỉ lệ cao là 66,0%. Trong khi đó tỉ lệ này ở lớp 10D4 có sử 
dụng giải pháp phát triển NLTM chỉ còn chiếm 19.3%. Ở mức độ "Rất thích" và 
"Thích" ở lớp 10A không sử dụng các giải pháp phát triển năng lực thẩm mĩ là 
33%, trong khi đó ở lớp 10D4 có sử dụng các giải pháp phát triển năng lực thẩm 
mĩ là 80,7%. 
2. Khảo sát kết quả kiểm tra, đánh giá sau giờ học 
- Đối tượng: Thực hiện khảo sát đối với HS các lớp 10D4 và lớp 10A. 
Trong đó lớp 10A là lớp đối chứng, lớp 10D4 và lớp thực nghiệm. 
- Nội dung khảo sát: giáo viên kiểm tra cảm nhận của học sinh thông qua 
câu hỏi. Giáo viên chấm bài và thống kê. 
Yêu cầu: Viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ), phân tích tâm trạng nhân 
vật Thanh ở đoạn văn cuối của phần kết truyện. 
- Kết quả: 
Lớp Sĩ số Giỏi Khá T.Bình Yếu 
Số 
lượng 
Tỉ lệ 
% 
Số 
lượng 
Tỉ lệ 
% 
Số 
lượng 
Tỉ lệ 
% 
Số 
lượng 
Tỉ lệ 
% 
10D4 52 25 48,0 22 42,3 5 9,7 0 0 
10A 45 10 22,2 12 26,6 18 40,0 05 11,2 
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Tỉ lệ % Tỉ lệ % Tỉ lệ % Tỉ lệ %
Giỏi Khá Trung bình Yếu
10A(45HS)
10D4 (52HS)
45 
Qua kết quả cho thấy, tỉ lệ học sinh khá giỏi của lớp 10D4 cao hơn lớp 
10A. Như vậy, việc ứng dụng các giải pháp phát triển NLTM cho học sinh trong 
quá trình giảng dạy đã giúp học sinh có kết quả khá và giỏi cao hơn, đa số học 
sinh nắm vững nội dung cơ bản của bài học hơn, có niềm hứng thú say mê giờ 
học hơn, cảm thụ thẩm mĩ tốt hơn. 
V. KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA ĐỀ TÀI 
Điều quan trọng của một sáng kiến kinh nghiệm là tính khả thi. Vì vậy, 
trong quá trình sử dụng đề tài “Một số giải pháp phát triển năng lực thẩm mĩ 
cho học sinh lớp 10 qua dạy học một số văn bản truyện (Chương trình Ngữ 
Văn 2018, bộ sách KNTT với CS), tôi luôn chú trọng đến tính khả thi của nó. 
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát nhằm đánh giá sự cấp thiết và tính khả thi của 
đề tài đối với quá trình giảng dạy. 
1.Nội dung và phương pháp khảo sát 
Nội dung khảo sát tập trung vào các vấn đề sau: 
Nội dung 1: Các giải pháp phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh qua 
dạy một số văn bản truyện(chương trình lớp 10-2018, bộ sách KNTT với CS) có 
cấp thiết không? 
1. Không cấp thiết 
2. Ít cấp thiết. 
3. Cấp thiết. 
4. Rất cấp thiết 
Nội dung 2: Các giải pháp được đề xuất trong đề tài có khả thi đối với quá 
trình giảng dạy của hiện tại không? 
1. Không khả thi 
2. Ít khả thi. 
3. Khả thi 
4. Rất khả thi 
2. Phương pháp khả sát và thang đánh giá 
Phương pháp được sử dụng là Trao đổi bằng bảng hỏi với tháng đánh giá 
04 mức(điểm số từ 1 đến) 
Tính điểm trung bình �̅� theo mẫu phiếu khảo sát. 
46 
3. Đối tượng khảo sát 
TT Đối tượng Số lượng(người) 
1 Cán bộ quản lý 03 
2 Giáo viên 15 
3 Học sinh lớp 10 82 
Tổng 100 
4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp: 
 4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp: 
TT Các giải pháp Các thông số 
�̅� Mức 
1 Sử dụng phương pháp đọc thẩm 
mỹ 
3,6 Cấp thiết 
2 Thiết kế quy trình tổ chức hoạt 
động dạy học phù hợp để khơi 
gợi, nuôi dưỡng và phát triển tình 
cảm thẩm mĩ 
3,56 Cấp thiết 
3 Dạy học theo dự án 3.46 Cấp thiết 
4 Tổ chức dạy học kết hợp với hoạt 
động trải nghiệm 
4 Rất cấp thiết 
 Từ số liệu thu được trong bảng khảo sát, đề tài "Một số giải pháp phát 
triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh lớp 10 qua dạy học một số văn bản truyện" 
(Chương trình Ngữ Văn 2018, bộ sách KNTT với CS) là rất cần thiết. 
 4.1. Tính khả thi của các giải pháp: 
 Đánh giá tính khả thi của các giải pháp trong đề tài: 
TT Các giải pháp Các thông số 
�̅� Mức 
1 Sử dụng phương pháp đọc thẩm 
mỹ 
3,36 Khả thi 
2 Thiết kế quy trình tổ chức hoạt 
động dạy học phù hợp để khơi 
4 Rất khả thi 
47 
gợi, nuôi dưỡng và phát triển tình 
cảm thẩm mĩ 
3 Dạy học theo dự án 3.46 Khả thi 
4 Tổ chức dạy học kết hợp với hoạt 
động trải nghiệm 
4 Rất khả thi 
 Từ số liệu thu được trong bảng khảo sát, đề tài "Một số giải pháp phát 
triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh lớp 10 qua dạy học một số văn bản truyện" 
(Chương trình Ngữ Văn 2018, bộ sách KNTT với CS) là rất khả thi. 
48 
 PHẦN BA: KẾT LUẬN 
I. Tính mới của đề tài 
1. Rèn luyện, phát triển NLTM cho học sinh qua giờ đọc hiểu văn bản 
truyện là cần thiết và khả thi. Nó mang lại nhiều lợi ích không chỉ trong quá 
trình học tập, chiếm lĩnh tri thức mà trong cả cuộc sống. 
2. Những giải pháp phát triển NLTM cho học sinh như trên có thể áp dụng 
với các văn bản truyện khác trong và ngoài chương trình. Các giải pháp trong đề 
tài này cũng có thể áp dụng với việc đọc – hiểu các tác phẩm thể loại khác, song 
cần linh hoạt, bám sát đặc trưng thể loại. 
3. NLTM không tự nhiên mà có. Đó là kết quả của quá trình học tập, rèn 
luyện. Thông qua các môn học, nhất là môn Ngữ Văn, học sinh có hành trang tốt 
hơn chuẩn bị cho các cấp học cao hơn, cũng như bước ra cuộc sống. 
4. Rèn luyện, phát triển NLTM qua giờ đọc hiểu văn bản truyện là góp 
phần quan trọng vào việc đổi mới PPDH bộ môn Ngữ Văn nói riêng và đổi mới 
dạy học nói chung; đồng thời góp phần đào tạo những con người hài hòa đức, 
trí, thể, mĩ. 
II. Tính khoa học 
Đề tài được viết với đáp ứng được tính khoa học: 
1. Đảm bảo tính lôgic: với hệ thống đề mục, luận điểm logic, chặt chẽ. 
2. Số liệu chính xác, hợp lý: được lấy từ thực tiễn và xác thực. 
3. Hệ thống khảo sát vừa có tính lý luận vừa đảm bảo thực tiễn. 
4. Ngôn ngữ, trình bày văn bản đáp ứng các yêu cầu của một văn bản khoa học. 
III. Kiến nghị, đề xuất 
Để phát huy tốt những giải pháp phát triển NLTM cho học sinh qua giờ học 
Ngữ văn, tôi xin đề xuất một số vấn đề như sau: 
1. Đối với các nhà trường 
- Tạo điều kiện đa dạng hóa các hoạt động học tập: tổ chức các sân chơi, 
hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi... để học sinh có nhiều cơ hội được thể hiện 
bản thân. 
- Đầu tư thêm các phương tiện hỗ trợ để dạy học có hiệu quả hơn cho nhiều 
lớp học như: máy chiếu projecter, loa máy, bảng điện tử thông minh... 
2. Đối với giáo viên 
- GV cần nắm chắc biểu hiện của NLTM trong từng đơn vị bài học để 
hướng dẫn, định hướng cho HS tiếp cận, khám phá, chiếm lĩnh. 
49 
- GV phải là người hướng dẫn, tổ chức cho HS khám phá, tự mình chiếm 
lĩnh tác phẩm. Đó chính là hạt nhân của quá trình dạy học tác phẩm văn chương 
trên lớp. GV cần khéo léo gợi mở vấn đề, tạo không khí học tập để kích thích 
khả năng thụ cảm thẩm mĩ của người học, tạo cơ hội cho HS say văn, bình văn. 
- Không có biện pháp duy nhất tối ưu và chung cho các GV, mỗi GV cần tích 
cực trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, mạnh dạn đổi mới nhằm góp phần nâng cao chất 
lượng, hiệu quả dạy học, bắt kịp với xu thế đổi mới đang diễn ra hiện nay. 
3. Đối với học sinh 
Để có một giờ dạy học với mục đích rèn luyện phát triển NLTM cho học 
sinh cần có một số nhân tố tiền đề như: 
- Có tâm thế chủ động và niềm yêu thích đối với tác phẩm văn chương nói 
chung, tác phẩm truyện nói riêng; có tâm hồn giàu cảm xúc, luôn khao khát 
hướng tới Chân - Thiện - Mĩ. 
- Có kiến thức sâu rộng về văn bản mình đang tiếp cận, khám phá. 
- Có năng lực ngôn ngữ được tôi luyện qua quá trình học tập và thực tiễn 
cuộc sống. 
4. Hướng phát triển của đề tài 
- Đưa ra các giải pháp để rèn luyện và phát triển NLTM không chỉ trong 
một số văn bản truyện ở chương trình Ngữ văn lớp 10, mà còn ở các văn bản văn, 
thơ khác, trong chương trình các lớp khác và cấp học khác; đồng thời có thể linh hoạt 
vận dụng, áp dụng giải pháp vào các thể loại khác, trong các phân môn khác . 
50 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ GD-ĐT (2018), Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng 
thể, Ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT. 
2. Bộ GD-ĐT (2018), Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình môn 
Ngữ văn, Ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT. 
3. Nguyễn Xuân Lạc (2017), Phát triển năng lực người học qua môn Ngữ văn, 
Báo giáo dục và thời đại. 
4. Nguyễn Thị Hồng Vân (2016), Phát triển năng lực cảm xúc thẩm mĩ cho học 
sinh qua dạy học tác phẩm văn học, 
5. Nguyễn Trọng Hoàn (2019), Giáo dục thẩm mĩ trong Chương trình mới: Hình 
thành, phát triển nhân cách học sinh, Báo giáo dục và thời đại. 
6. Lê Thị Phượng (2019), Phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh trong dạy 
học thơ hiện đại Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945 ở trường phổ 
thông, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia, Nxb Đại học Vinh. 
7. Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định 
hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ Văn cấp THPT” (2014), Bộ 
giáo dục đào tạo, Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfskkn_giai_phap_phat_trien_nang_luc_tham_mi_cho_hoc_sinh_lop.pdf