SKKN Giáo dục phẩm chất nhân ái cho học sinh Lớp 10 qua dạy học truyện cổ tích Tấm Cám
Giáo dục phẩm chất nhân ái, hay còn gọi là “giáo dục chủ nghĩa nhân đạo” cũng là mục đích xuyên suốt quá trình dạy học trong nhà trường phổ thông nói chung và trong dạy học môn Ngữ văn nói riêng. Từ xưa, nhân ái đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, và hiện nay truyền thống đó vẫn được tồn tại và phát triển trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
Thế nhưng trong những năm qua, bên cạnh những tấm gương về “người tốt việc tốt”, “thương người như thể thương thân”,... mặc dù nhà trường đã rất quan tâm đến việc giáo dục phẩm chất nhân ái cho HS, nhưng kết quả thì vẫn có không ít những hiện tượng giảm sút lòng nhân đạo trong lớp trẻ và trong toàn xã hội mà dư luận đã và đang liên tiếp báo động.
Thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo”, “CT giáo dục phổ thông tổng thể sau 2015” được Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất đã nêu ra các phẩm chất và năng lực cốt lõi cần hình thành và phát triển cho HS. Tất cả các môn học ở trường phổ thông đều phải hướng tới mục tiêu hình thành phẩm chất này cho HS, trong đó, môn Ngữ văn là một trong các môn học có vai trò chính yếu.
Để tìm hiểu kĩ hơn về thực trạng giáo dục phẩm chất nhân ái cho HS thông qua truyện cổ tích Tấm Cám trong CT Ngữ văn 10, tôi đã tiến hành khảo sát GV và HS trên địa bàn huyện A và nhận thấy rằng: hiện nay, nhiều GV khi giảng dạy có nói đến phẩm chất nhân ái nhưng mới chỉ dừng lại ở khía cạnh nêu vấn đề mà chưa đi sâu làm rõ từng nội hàm của nó. Khi được hỏi “Thầy/cô nêu khái niệm nhân ái trong khi giảng dạy không?” chúng tôi nhận được câu trả lời có tới 77% GV tham gia điền vào “thỉnh thoảng”. Nhưng khi được hỏi về vai trò của giáo dục phẩm chất nhân ái cho HS với việc bồi đắp tâm hồn cho HS, tới 75% GV cho rằng mức độ là “thường xuyên”. Mỗi GV đều ý thức được ý nghĩa của việc giáo dục phẩm chất nhân ái cho HS, giúp các em có tâm hồn trong sáng, thánh thiện hơn, biết vươn đến Chân - Thiện - Mĩ, nhưng trong quá trình giảng dạy các GV thường đi vào vấn đề ấy trong bài giảng một cách không trọng tâm.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giáo dục phẩm chất nhân ái cho học sinh Lớp 10 qua dạy học truyện cổ tích Tấm Cám

- Nắm vững kiến thức và phương pháp giảng dạy. - Chuẩn bị tốt giáo án và phương tiện dạy học, đặc biệt là những phương tiện hiện đại như dùng máy chiếu, giáo án điện tử để hỗ trợ. - Giáo viên cần phải nắm vững trình độ và tâm lí học sinh: Đối với mỗi đối tượng học sinh cần áp dụng các phương pháp khác nhau sao cho phù hợp để tạo hiệu quả và tăng sức hấp dẫn. - Giáo viên phải xác định được trọng tâm của bài học. - Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể: nội dung bài học, thời gian, trình độ học sinh để chọn phương pháp dạy phù hợp. 9.2. Đối với học sinh - Học sinh cần có sự chuẩn bị bài ở nhà tốt. - Trong giờ học cần chú ý lắng nghe, tiếp thu bài giảng. - Học sinh phải có tinh thần và thái độ học tập tích cực 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có): Đánh giá tổng hợp kết quả thực nghiệm Kết quả dạy học thực nghiệm được đánh giá bằng: Kết quả của chính bài làm của HS trên lớp và ở nhà. Để đảm bảo độ tin cậy trong kết quả của thực nghiệm, chúng tôi đã tổ chức cho 2 GV chấm đảm bảo tính khách quan. Cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đều làm chung đề và chấm điểm chung đáp án. Như đã trình bày, sau khi dạy đúng và đủ CT theo quy định, tôi đã tập hợp số liệu về điểm số các bài làm của HS. TT Lớp thực nghiệm Điểm số (%) Ghi chú Số bài 9-10 7-8 5-6 <5 1 10A7 43 15,4 48,0 29,2 7,4 2 10A8 39 31,6 46,2 18,3 3,9 Cộng 82 23,5 47,1 23,8 5,6 Bảng 1. Tổng hợp kết quả dạy học theo quy trình thực nghiệm Nhận xét: Kết quả thực nghiệm cho thấy: - HS đạt loại giỏi là: 23,3%; khá: 47,1%. Đây là tỉ lệ tương đối cao. - Bên cạnh đó tỉ lệ TB là: 23,8%. Đây cũng là con số chiếm tỉ lệ cao. Tuy nhiên, điều đó cũng phản ánh thực trạng chung của việc học môn Ngữ văn ngày nay: phần lớn HS được xếp vào hạng trung bình. - Mặc dù vậy, riêng tỉ lệ HS yếu kém cũng không cao (5,6%). - Những kết quả trên cho thấy HS đã cảm nhận được tốt hơn lòng nhân ái khi học tác phẩm dù những thử nghiệm còn hạn chế về số lượng và thời gian. Kết quả thực nghiệm đối chứng Như đã trình bày,sáng kiến thực nghiệm tiến hành dạy học song song 2 loại giáo án: có/ không sử dụng đề xuất của sáng kiến. Kết quả dạy học cũng được phản ánh qua điểm số của các bài kiểm tra. Kết quả thực nghiệm đối chứng thể hiện qua bảng 2 Trường Số lượt HS Điểm số Ghi chú Số bài 9-10 7-8 5-6 <5 THPT A TN 82 23,5 47,1 23,8 5,6 KG = 70,6 ĐC 79 15,2 36,3 30,4 18,1 KG = 51,5 Cộng: 161 Bảng 2. Đối chứng kết quả dạy học trong thực nghiệm (Viết tắt- TN: Thực nghiệm; ĐC: Đối chứng; KG: Khá, giỏi) Nhận xét: Kết quả so sánh đối chứng giữa kết quả học tập của các lớp HS được dạy học theo giáo án do tác giả sáng kiến thiết kế (giáo án thực nghiệm) với các lớp HS học theo giáo án bình thường (giáo án đối chứng), ta thấy: - Kết quả điểm số giữa 2 đối tượng tương đương nhau. - Độ lệch có phần cao hơn nghiêng về phía thực nghiệm. - Tuy độ lệch chưa nhiều nhưng đó là những con số ban đầu cho thấy tính hiệu quả của các quy trình đã được thiết kế. 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Sáng kiến này đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giáo dục phẩm chất nhân ái cho HS lớp 10 qua dạy học truyện cổ tích “Tấm Cám”. Theo đó, sáng kiến đã tổng hợp các ý kiến quan trọng về giá trị nhân đạo trong tác phẩm văn học dân gian, cũng như việc khảo sát mục đích, nội dung dạy học giáo dục phẩm chất nhân ái cho HS trong CT THPT; khảo sát thực trạng dạy học giáo dục phẩm chất nhân ái cho HS 10 trong CT văn học dân gian tại một số Trường THPT trong tỉnh Vĩnh Phúc. Tôi cho rằng, hiện nay, giáo dục phẩm chất nhân ái cho HS lớp 10 qua truyện cổ tích “Tấm Cám” đã được tiến hành trong dạy học tại trường THPT với kết quả tương đối tốt. Việc giáo dục lồng ghép đó đã được thực hiện. Tuy nhiên, sự giáo dục đó chưa thật rõ rệt và cũng chưa thật sự đầy đủ. Điều đó có thể là nguyên nhân dẫn đến hứng thú của GV và HS trong dạy học truyện cổ tích chưa cao, kết quả dạy học chưa được như ý muốn và chưa bám sát mục tiêu dạy học theo hướng đổi mới của ngành Giáo dục là: tổ chức đọc hiểu tác phẩm văn học góp phần định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học. Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn như trên đã giúp tôi xác lập cơ sở khoa học cho việc thiết kế bài giảng theo hướng giáo dục phẩm chất nhân ái cho HS lớp 10 qua dạy học truyện cổ tích “Tấm Cám” trong nhà trường THPT. Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã cố gắng đưa ra một số đề xuất về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức và kĩ thuật dạy học tích cực để giáo dục phẩm chất nhân ái cho HS lớp 10 qua dạy học truyện cổ tích “Tấm Cám”. Theo đó, cần xác định phẩm chất nhân ái như một mục tiêu quan trọng của quá trình dạy học các tác phẩm truyện cổ tích nói riêng và bộ phận văn học dân gian nói chung; thiết kế nội dung sao cho HS có được cái nhìn tổng quan, đa chiều hơn, từ đó đánh thức được lòng nhân ái trắc ẩn trong tâm hồn HS trước những hoàn cảnh ngang trái, những bi kịch xót thương của số phận con người mà văn học dân gian đã phản ánh. Trong khi áp dụng, tôi đã tiến hành đối chứng để đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của các quy trình được thiết kế. Sau khi tiến hành đối chứng với 82 HS lớp 10A7, 10A8 tham gia, cùng với 79 HS lớp 10A1, 10A4 có kết quả đánh giá được sử dụng làm đối chứng. Kết quả cho thấy: những con số và tỉ lệ % trong kết quả đánh giá của các lớp thực nghiệm đảm bảo tương đương các lớp học khác. Điều này cho phép khẳng định ở bước đầu về tính khả thi của các hình thức, phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực mà đề tài đề xuất. Khi so sánh kết quả đánh giá HS các lớp thực nghiệm với các lớp đối chứng, tôi lại thấy tỉ lệ HS khá, giỏi có phần nghiêng về phía các lớp thực nghiệm và tỉ lệ HS yếu cũng có sự chênh lệc ít nhiều, thế mạnh nghiêng về các lớp thực nghiệm. Tuy thời gian và số lượng thực nghiệm còn hạn chế, nhưng những kết quả ban đầu trên cho thấy, việc vận dụng các hình thức, phương pháp và kĩ thuật vào giáo dục phẩm chất nhân ái cho HS 10 qua dạy học truyện cổ tích “Tấm Cám” mà sáng kiến này đề xuất là có tính khả thi và tính hiệu quả cao ở các trường THPT nói chung. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: Qua kết quả thực tiễn áp dụng sáng kiến như bảng số liệu trên đây, qua sự trao đổi của tổ nhóm chuyên môn, có thể thấy được tính hiệu quả to lớn của sáng kiến này. Sáng kiến phần nào đáp ứng được mục tiêu giáo dục phổ thông theo tinh thần đổi mới của Bộ giáo dục: giúp người học làm chủ kiến thức phổ thông; biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào đời sống; biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội; có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú; nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: Số TT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Lớp 10A7 Trường THPT Đồng Đậu Môn Ngữ văn 2 Lớp 10A8 Trường THPT Đồng Đậu Môn Ngữ văn ......., ngày.....tháng......năm...... Thủ trưởng đơn vị/ Chính quyền địa phương (Ký tên, đóng dấu) ........, ngày.....tháng......năm...... CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ (Ký tên, đóng dấu) Yên Lạc, ngày 10 tháng 02 năm 2020 Tác giả sáng kiến (Ký, ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Hương TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 1018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông - Môn Ngữ văn (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 1018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014). Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn cấp trung học phổ thông, Hà Nội. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn Bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học năm 2014 (Mô đun: Giáo dục giá trị), Hà Nội. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Giáo dục kỹ năng sống trong môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông (Tài liệu dành cho giáo viên). 6. Nguyễn Viết Chữ (2016), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường. NXB Giáo dục Việt Nam. 7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29 – NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, Hà Nội. 8. Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê Chí Dũng, Hà Văn Đức (2003), Giáo trình Văn học Việt Nam (1900 - 1945), NXB Giáo dục. 9. Hà Minh Đức (Chủ biên), Phạm Thành Hưng, Đỗ Văn Khang, Phạm Quang Long, Nguyễn Văn Nam, Đoàn Đức Phương, Trần Khánh Thành, Lý Hoài Thu (2014), Giáo trình Lý luận văn học, NXB GD Việt Nam. 10. Bùi Minh Đức (2015), Đổi mới dạy học tác phẩm văn chương ở trường phổ thông. NXB GD Việt Nam. 11. Trần Văn Giàu (2011), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 12. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng Chủ biên) (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, NXBGD Hà Nội. 13. Phạm Thị Thu Hương (2012), Đọc hiểu và chiến thuật đọc hiểu văn bản trong nhà trường phổ thông, NXB ĐHSP. 14. Đinh Gia Khánh (Chủ biên), Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn (2001), Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, NXB Giáo dục. 15. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa (Đồng chủ biên) (2012), Hoạt động giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh trung học (Tài liệu tập huấn giáo viên Trung học cơ sở, Trung học phổ thông) (Tài liệu lưu hành nội bộ). 16. Phan Trọng Luận (Tổng Chủ biên) (2007), Ngữ văn 10, tập một, NXB Giáo dục. 17. Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hòa, Thành Thế Thái Bình (2003), Lý luận văn học, NXB GD. 18. Phương Lựu (Chủ biên), Nguyễn Nghĩa Trọng, La Khắc Hòa, Lê Lưu Oanh (2015), Lý luận văn học. Tập 1, Văn học, Nhà văn, bạn đọc. NXB ĐHSP. 19. Phương Lựu (Chủ biên), La Khắc Hòa, Trần Mạnh Tiến (2015), Lý luận văn học. Tập 3 - Tiến trình văn học. NXB ĐHSP,. 20. Hoàng Phê (Chủ biên) (2002), Từ điển Tiếng Việt. NXB Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học. 21.Z.la. Rez, Phương pháp luận dạy văn học, NXB Giáo dục. 22.G.I. Su-ki-na (1973), Vấn đề hứng thú nhận thức trong khoa học giáo dục, NXB Giáo dục. 23. Trần Đình Sử (Chủ biên), Phan Huy Dũng, La Khắc Hòa, Phùng Ngọc Kiếm, Lê Lưu Oanh (2015), Giáo trình Lý luận văn học, Tác phẩm và thể loại văn học. NXB ĐHSP. 24. Trần Đình Sử (Chủ biên), La Khắc Hòa, Phùng Ngọc Kiếm, Nguyễn Xuân Nam (2012), Lý luận văn học, Tập 2 - Tác phẩm và thể loại văn học. NXB ĐHSP. 25. Đỗ Ngọc Thống (2011), Chương trình Ngữ văn trong nhà trường phổ thông hiện nay, NXB GD Việt Nam. 26. Nguyễn Văn Tùng (2013), Lí luận văn học và đổi mới đọc hiểu tác phẩm, NXB GD Việt Nam. 27. Nguyễn Khắc Viện (2001), Từ điển tâm lý học, NXB văn hóa thông tin, Hà Nội. 28. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1999), Đại từ điển tiếng Việt, NXB văn hóa thông tin. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 PHIẾU KHẢO SÁT GV THPT VỀ THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHẨM CHẤT NHÂN ÁI CHO HS HIỆN NAY Để nghiên cứu về thực trạng giáo dục phẩm chất nhân ái cho HS hiện nay qua môn Ngữ văn, chúng tôi nhờ bạn đóng góp ý kiến của mình qua việc trả lời các câu hỏi sau đây. Ý kiến của bạn rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu của chúng tôi. Rât mong sự hợp tác của bạn! I. PHẦN THÔNG TIN CHUNG 1. Họ và tên: ........................................... 2. Giới tính: Nam ☐ Nữ ☐ 3. GV Trường THPT...................................... II. PHẦN NỘI DUNG KHẢO SÁT Câu 1: Đồng chí có bao giờ nêu khái niệm nhân ái cho HS hiểu trong giờ dạy? o Thường xuyên o Thỉnh thoảng o Không bao giờ Ý kiến khác:.. Câu 2: Với quan điểm cá nhân của mình, đồng chí nhận thấy giáo dục phẩm chất nhân ái khiến nhân cách, tâm hồn của HS được bồi đắp theo mức độ? o Thường xuyên o Thỉnh thoảng o Không bao giờ Câu 3: Khi giáo dục phẩm chất nhân ái cho HS, đồng chí giảng dạy, lồng ghép truyện cổ tích với mức độ thế nào? o Thường xuyên o Thỉnh thoảng o Không bao giờ Câu 4: Theo đồng chí, khi HS không hiểu được phẩm chất nhân ái sẽ gây ra những vấn đề tiêu cực trong nhận thức và hành động của các em với mức độ? o Thường xuyên o Thỉnh thoảng o Không bao giờ Câu 5: Ở đơn vị đồng chí, mức độ HS hứng thú khi được giảng về phẩm chất nhân ái? o Thường xuyên o Thỉnh thoảng o Không bao giờ Câu 6: Theo đồng chí, khi giảng dạy phẩm chất nhân ái cho HS sẽ mang lại hiệu quả gì? ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Câu 7: Nếu được giảng dạy về phẩm chất nhân ái theo đồng chí nên giảng dạy theo hình thức lồng ghép hay trở thành một tiết dạy riêng? o Lồng ghép o Dạy riêng Ý kiến khác:........................................................................... PHỤ LỤC 2 PHIẾU KHẢO SÁT HS LỚP 10 THPT VỀ THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHẨM CHẤT NHÂN ÁI HIỆN NAY Để nghiên cứu về thực trạng giáo dục phẩm chất nhân ái cho HS lớp 10 hiện nay qua môn Ngữ văn, tôi nhờ các em đóng góp ý kiến của mình qua việc trả lời các câu hỏi sau đây. Ý kiến của các em rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu của chúng tôi. Rât mong sự hợp tác của các em! I. PHẦN THÔNG TIN CHUNG 1. Họ và tên: ........................................... 2. Giới tính: Nam ☐ Nữ ☐ 4. HS Trường THPT................................................................ II. PHẦN NỘI DUNG KHẢO SÁT Câu 1: Theo em, nhân ái là gì? Nhân ái:............................................................................................. Câu 2: Khi học ở trên lớp, em nhận thấy GV có lồng ghép giảng dạy phẩm chất nhân ái vào truyện cổ tích “Tấm Cám” trong CT Ngữ văn 10? o Thường xuyên o Thỉnh thoảng o Không bao giờ Câu 3: Em thấy giáo dục phẩm chất nhân ái cho HS có quan trọng không? o Rất quan trọng o Quan trọng o Không quan trọng Câu 4: Em nhận thấy ở truyện cổ tích “Tấm Cám”, sự biểu hiện của phẩm chất nhân ái có nhiều hay ít? o Rất nhiều o Nhiều o Không nhiều Câu 5: Phẩm chất nhân ái có tác động như thế nào tới tâm hồn của các em? ............................................... PHỤ LỤC 3 SẢN PHẨM CỦA HS 10A7, 10A8 TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHẨM CHẤT NHÂN ÁI QUA TRUYỆN CỔ TÍCH “TẤM CÁM” HS đại diện nhóm trình bày sản phẩm HS đại diện nhóm trình bày sản phẩm HS đại diện nhóm trình bày sản phẩm HS đại diện nhóm thuyết trình hoạt động GV và HS hát múa “Bống Bống bang bang” trong buổi ngoại khóa HS Thưởng và Quang hát song ca “Tấm Cám chuyện chưa kể” trong buổi tọa đàm
File đính kèm:
skkn_giao_duc_pham_chat_nhan_ai_cho_hoc_sinh_lop_10_qua_day.doc
Bìa SKKN Huong 2020.doc
Don de nghi cong nhan SKKN cap co so.doc
SKKN Giáo dục phẩm chất nhân ái cho học sinh Lớp 10 qua dạy học truyện cổ tích “Tấm Cám.pdf