SKKN Góp phần giúp học sinh Lớp 6 nâng cao năng lực giao tiếp bằng cách linh hoạt, sáng tạo các hoạt động dạy học tiết nói và nghe
Chương trinh GDPT tổng thể 2018 nêu rõ: “Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo” Chính vì vậy, năng lực giao tiếp là một trong các năng lực quan cần được hình thành và phát triển cho học sinh. Năng lực giao tiếp được xem là một trong những năng lực quan trọng của con người trong xã hội hiện đại. Tương tác với người khác sẽ tạo cơ hội trao đổi và phản ánh về ý tưởng. Hành động xây dựng ý tưởng để chia sẻ thông tin hoặc lập luận để thuyết phục người khác là một phần quan trọng trong học tập.
Đối với môn Ngữ văn, dạy học nhằm phát huy năng lực giao tiếp có vai trò đặc biệt quan trọng. Môn Ngữ văn Lấy các kỹ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình theo định hướng năng lực và bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục trong tất cả các cấp/lớp. Tiết nói và nghe trong chương trình môn Ngữ văn thuộc Chương trình GDPT 2018 là một trong những tiết học giúp học sinh có cơ hội rèn luyện năng lực giao tiếp nhiều nhất, hiệu quả nhất: HS tự tin trong giao tiếp, vốn Tiếng Việt phong phú hơn,
Thực trạng dạy tiết nói và nghe hiệu quả chưa cao trong việc phát huy năng lực giao tiếp. Qua thực tế các tiết nói và nghe thực hiện ở lớp 6 tôi nhận thấy các em còn rụt rè, e ngại, ngôn ngữ giao tiếp khi nói trước lớp còn ấp úng, còn dùng nhiều từ ngữ thừa, nói dài dòng, tản mạn, lúng túng, nhiều cháu còn nói chớt, chưa biết cách tạo câu, tạo lời. Không chỉ thế, cách tổ chức tiết học nói và nghe hiện nay của nhiều giáo viên chưa đổi mới phương pháp dạy học, chưa phát huy được năng lực giao tiếp cho học sinh, học sinh vẫn còn nói và nghe thụ động, máy móc, chưa có sự mạnh dạn, tự tin, sáng tạo trong giao tiếp. Còn rập khuôn như cho học sinh chuẩn bị bài nói ở nhà rồi đọc thuộc sau đó lên nói trước lớp, cứ thế lần lượt các em lên nói khiến cho tiết học trở nên tẻ nhạt, học sinh chưa hào hứng học bài. Như vậy, giờ học chưa thể đảm bảo mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Chính vì vậy, tôi đã nghiên cứu một số biện pháp để giúp học sinh nâng cao năng lực giao tiếp để trình bày bài nói và nghe trước lớp qua biện pháp : Góp phần giúp học sinh lớp 6 nâng cao năng lực giao tiếp bằng cách linh hoạt, sáng tạo các hoạt động dạy học tiết “ Nói và Nghe”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Góp phần giúp học sinh Lớp 6 nâng cao năng lực giao tiếp bằng cách linh hoạt, sáng tạo các hoạt động dạy học tiết nói và nghe

BÁO CÁO BIỆN PHÁP: GÓP PHẦN GIÚP HỌC SINH LỚP 6 NÂNG CAO NĂNG LỰC GIAO TIẾP BẰNG CÁCH LINH HOẠT, SÁNG TẠO CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT “ NÓI VÀ NGHE”. I. LÍ DO CHỌN BIỆN PHÁP Chương trinh GDPT tổng thể 2018 nêu rõ: “Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo” Chính vì vậy, năng lực giao tiếp là một trong các năng lực quan cần được hình thành và phát triển cho học sinh. Năng lực giao tiếp được xem là một trong những năng lực quan trọng của con người trong xã hội hiện đại. Tương tác với người khác sẽ tạo cơ hội trao đổi và phản ánh về ý tưởng. Hành động xây dựng ý tưởng để chia sẻ thông tin hoặc lập luận để thuyết phục người khác là một phần quan trọng trong học tập. Đối với môn Ngữ văn, dạy học nhằm phát huy năng lực giao tiếp có vai trò đặc biệt quan trọng. Môn Ngữ văn Lấy các kỹ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình theo định hướng năng lực và bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục trong tất cả các cấp/lớp. Tiết nói và nghe trong chương trình môn Ngữ văn thuộc Chương trình GDPT 2018 là một trong những tiết học giúp học sinh có cơ hội rèn luyện năng lực giao tiếp nhiều nhất, hiệu quả nhất: HS tự tin trong giao tiếp, vốn Tiếng Việt phong phú hơn, Thực trạng dạy tiết nói và nghe hiệu quả chưa cao trong việc phát huy năng lực giao tiếp. Qua thực tế các tiết nói và nghe thực hiện ở lớp 6 tôi nhận thấy các em còn rụt rè, e ngại, ngôn ngữ giao tiếp khi nói trước lớp còn ấp úng, còn dùng nhiều từ ngữ thừa, nói dài dòng, tản mạn, lúng túng, nhiều cháu còn nói chớt, chưa biết cách tạo câu, tạo lời. Không chỉ thế, cách tổ chức tiết học nói và nghe hiện nay của nhiều giáo viên chưa đổi mới phương pháp dạy học, chưa phát huy được năng lực giao tiếp cho học sinh, học sinh vẫn còn nói và nghe thụ động, máy móc, chưa có sự mạnh dạn, tự tin, sáng tạo trong giao tiếp. Còn rập khuôn như cho học sinh chuẩn bị bài nói ở nhà rồi đọc thuộc sau đó lên nói trước lớp, cứ thế lần lượt các em lên nói khiến cho tiết học trở nên tẻ nhạt, học sinh chưa hào hứng học bài. Như vậy, giờ học chưa thể đảm bảo mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Chính vì vậy, tôi đã nghiên cứu một số biện pháp để giúp học sinh nâng cao năng lực giao tiếp để trình bày bài nói và nghe trước lớp qua biện pháp : Góp phần giúp học sinh lớp 6 nâng cao năng lực giao tiếp bằng cách linh hoạt, sáng tạo các hoạt động dạy học tiết “ Nói và Nghe”. II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP: 1. Các giải pháp nhằm “Góp phần giúp học sinh lớp 6 nâng cao năng lực giao tiếp bằng cách linh hoạt, sáng tạo các hoạt động dạy học tiết “ Nói và Nghe”. 1.1. Sử dụng các video mẫu * Các bước tiến hành: Bước 1: Lựa chọn video mẫu ( các tiêu chí của video mẫu: Đảm bảo tính thẩm mĩ, đảm bảo tính giáo dục, chất lượng âm thanh, phù hợp với lúa tuổi, phù ợp nội dung bài học). Bước 2: Các bước tiến hành tổ chức dạy học với video mẫu: - B1: Lựa chọn thời điểm sử dụng video phù hợp để trình chiếu ( Có thể phần khởi động, luyện tập). - B2: Cho học sinh xem video mẫu. - B3: cho học sinh đúc rút ra bài học từ video. - B4: Giao cho học sinh tự xây dựng các video trong bài học vận dụng. Ví dụ: Tiết Nói và Nghe : “Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử” trong SGK Ngữ văn 6 – Cánh diều. Sử dụng video mẫu tổ chức hoạt động khởi động Mục đích: + Tạo không khí học tập sôi nổi tự nhiên, + HS quan sát và có những nhận xét, rút ra bài học về cách thể hiện khi nói và nghe. Cách tiến hành: GV trình chiếu, hs xem, hs nhận xét, rút bài học cho bản thân - GV cho HS xem video cuộc thi MC nhí Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 và chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của mình sau khi xem video. - HS xem video, trình bày cảm xúc, suy nghĩ của bản thân. - GV đặt câu hỏi: Chiến thắng Điện Biên phủ 1954 có ý nghĩa lịch sử gì đối với Cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ và hiện tại? - HS: Suy nghĩ, chia sẻ, trao đổi, thảo luận ý kiến cá nhân và ý kiến của bạn. 1.2. Dùng phương pháp hóa thân, đóng kịch * Bản chất Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành, “ làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. `Đây là phương pháp nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy. * Quy trình thực hiện Có thể tiến hành đóng vai theo các bước sau : - Giáo viên nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, yêu cầu đóng vai cho từng nhóm. Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm. - Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai. - Các nhóm lên đóng vai. - Lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử và cảm xúc của các vai diễn; về ý nghĩa của các cách ứng xử. - GV kết luận, định hướng cho HS về cách ứng xử tích cực trong tình huống đã cho. * Một số lưu ý - Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề bài học, phù hợp với lứa tuổi, trình độ HS và điều kiện, hoàn cảnh lớp học. - Tình huống không nên quá dài và phức tạp, vượt quá thời gian cho phép - Tình huống phải có nhiều cách giải quyết - Tình huống cần để mở để HS tự tìm cách giải quyết, cách ứng xử phù hợp; không cho trước “ kịch bản”, lời thoại. - Mỗi tình huống có thể phân công một hoặc nhiều nhóm cùng đóng vai - Phải dành thời gian phù hợp cho HS thảo luận xây dựng kịch bản và chuẩn bị đóng vai - Cần quy định rõ thời gian thảo luận và đóng vai của các nhóm - Trong khi HS thảo luận và chuẩn bị đóng vai, GV nên đi đến từng nhóm lắng nghe và gợi ý, giúp đỡ HS khi cần thiết - Các vai diễn nên để HS xung phong hoặc tự phân công nhau đảm nhận - Nên khích lệ cả những HS nhút nhát cùng tham gia. - Nên có hoá trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của tiểu phẩm đóng vai. Ví dụ: Dạy tiết Nói và Nghe : “Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc truyện cổ tích” SGK Ngữ văn 6 tập 1 – Cánh diều. Giáo viên có thể cho học sinh đóng vai nhân vật trong truyện cổ tích hoặc truyền thuyết kể lại câu chuyện. 1.3. Phương pháp học nhóm * Bản chất Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp tác, Dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp. Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy được tính tích cực, tính trách nhiệm; phát triển năng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp của HS. * Quy trình thực hiện Tiến trình dạy học nhóm có thể được chia thành 3 giai đoạn cơ bản: a. Làm việc toàn lớp : Nhập đề và giao nhiệm vụ - Giới thiệu chủ đề - Xác định nhiệm vụ các nhóm - Thành lập nhóm b. Làm việc nhóm - Chuẩn bị chỗ làm việc - Lập kế hoạch làm việc - Thoả thuận quy tắc làm việc - Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ - Chuẩn bị báo cáo kết quả. c. Làm việc toàn lớp: Trình bày kết quả, đánh giá - Các nhóm trình bày kết quả - Đánh giá kết quả. * Một số lưu ý Có rất nhiều cách để thành lập nhóm theo các tiêu chí khác nhau, không nên áp dụng một tiêu chí duy nhất trong cả năm học. Số lượng HS/1 nhóm nên từ 4- 6 HS. Nhiệm vụ của các nhóm có thể giống nhau, hoặc mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ khác nhau, là các phần trong một chủ đề chung. Dạy học nhóm thường được áp dụng để đi sâu, luyện tập, củng cố một chủ đề đã học hoặc cũng có thể tìm hiểu một chủ đề mới. Các câu hỏi kiểm tra dùng cho việc chuẩn bị dạy học nhóm: - Chủ đề có hợp với dạy học nhóm không? - Các nhóm làm việc với nhiệm vụ giống hay khác nhau? - HS đã có đủ kiến thức điều kiện cho công việc nhóm chưa? - Cần trình bày nhiệm vụ làm việc nhóm như thế nào? - Cần chia nhóm theo tiêu chí nào? - Cần tổ chức phòng làm việc, kê bàn ghế như thế nào? Ví dụ: dạy tiết Nói và Nghe “Trình bày ý kiến về các vấn đề” SGK Ngữ văn 6 – Cánh Diều. HOẠT ĐỘNG NHÓM: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tâp: Trình bày ý kiến về các vấn đề sau: - Nhóm 1 + 2: Ý nghĩa của việc tìm hiểu văn học dân gian (truyện truyền thuyết, truyện cổ tích, ca dao, tục ngữ,....) đối với thế hệ trẻ. - Nhóm 3 + 4: Ý nghĩa của gia đình đối với mỗi người. Tiết sau sẽ báo cáo sản phẩm nhóm. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS suy nghĩ, thảo luận nhóm. + GV động viên. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày sản phẩm nhóm bằng lời nói (có thể sử dụng thêm các phương tiện hỗ trợ cho bài nói: tranh, ảnh, video,...) + Các nhóm lắng nghe nhóm bạn trình bày và nhận xét. 1.4. Tổ chức giờ học bằng cách sân khấu hóa : Đây là giải pháp giúp giờ học trở nên nhẹ nhàng, tránh được tâm lí học bài căng thẳng, đưa các em vào tâm thế của việc xem kịch, đồng thời tạo hứng thú, giúp học sinh chú ý vào trải nghiệm được kể. Để tiết học bằng hình thức sân khấu hóa phát huy hiệu quả tối đa, quan trọng nhất là các khâu chuẩn bị, lên ý tưởng. Bước lên lớp chính là buổi nghiệm thu, báo cáo kết quả. Có 5 bước cơ bản để thực hiện một giờ dạy theo hình thức cải tiến này: Bước 1: Giáo viên lựa chọn bài dạy, xác định mục tiêu, kế hoạch dạy học. Bước 2: Giao nhiệm vụ cho học sinh (hoạt động theo nhóm) Bước 3: Học sinh nghiên cứu bài học, xây dựng ý tưởng cách thức thực hiện và trao đổi với giáo viên. Bước 4: Giáo viên sửa chữa, góp ý, hướng dẫn học sinh tìm hiểu và bổ sung ý tưởng. Bước 5: Học sinh hoàn thành ý tưởng đã thống nhất, cùng nhau luyện tập chuẩn bị. Giáo viên quan sát, góp ý và chỉnh sửa tiếp để hoàn chỉnh sau đó là tổ chức dạy học trên lớp hoặc trong giờ ngoại khóa. Đây là hình thức dạy học thu hấp dẫn, thu hút học sinh. Thay vì tiếp nhận kiến thức một cách khô khan theo lối dạy học truyền thống, với hình thức sân khấu hóa, các em được trải nghiệm thực tế. Ví dụ: Tiết : Nói và Nghe : “Kể về một kỷ niệm của bản thân” sgk Ngữ văn 6 – Cánh diều. - GV lên ý tưởng thực hiện buổi talk show với chủ đề “Time line” (Dòng thời gian), GV và HS sẽ cùng nhau chia sẻ những kỉ niệm, câu chuyện đáng nhớ về thời tiểu học. - Học sinh xây dựng kế hoạch dựa trên hướng dẫn của giáo viên: + MC: Lên kịch bản chương trình, lựa chọn và phụ trách khách mời. + Bộ phận kĩ thuật: Chịu trách nhiệm về sân khấu, các thiết bị công nghệ thông tin phục vụ trường quay, quay video ghi lại buổi trải nghiệm. + Bộ phận phục vụ hậu trường: Chịu trách nhiệm sắp xếp bàn ghế, sân khấu, khán phòng, chuẩn bị cây kí ức và các phiếu cảm nhận (những mẩu giấy nhỏ cắt nhiều hình dạng khác nhau: trái tim, lá cây, hoa,). + GV và HS chuẩn bị bài nói, các hình ảnh, đồ vật, video, file âm thanh, hỗ trợ bài nói (gửi cho bộ phận kĩ thuật trước buổi trải nghiệm). * Trong buổi trải nghiệm: - Bộ phận kĩ thuật chuẩn bị: máy tính, máy chiếu, loa, bảng tương tác, thử máy, chạy thử các bài trình chiếu, video, âm thanh, - Bộ phận lễ tân: chuẩn bị sân khấu, hội trường. 1.5 .Phương pháp Kỹ thuật “3-2-1” Là một kỹ thuật lấy thông tin phản hồi nhằm huy động sự tham gia tích cực của học sinh. Cách làm như sau : Học sinh được yêu cầu cho ý kiến phản hồi về một vấn đề nào đó (Nội dung thảo luận, phương pháp tiến hành thảo luận ...); mỗi người cần viết ra : 3 điều khen, 2 điều muốn trao đổi, 1 góp ý. Sau khi thu thập ý kiến thì xử lý và thảo luận về các ý kiến phản hồi. Ví dụ: dạy tiết Nói và Nghe “Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc truyện cổ tích” - GV yêu cầu học sinh chuẩn bị bài nói của cá nhân. - GV phát Rubric và Phiếu nhận xét 3-2-1. RUBRIC ĐÁNH GIÁ BÀI NÓI KỂ LẠI MỘT TRUYỆN TRUYỀN THUYẾT HOẶC CỔ TÍCH Tiêu chí Mức độ Tốt Đạt Chưa đạt 1. Nội dung nói Cấu trúc Bài nói có cấu trúc ba phần rõ ràng, mạch lạc, liên kết chặt chẽ, chuyển ý linh hoạt, hấp dẫn Bài nói có cấu trúc đầy đủ ba phần rõ ràng, có liên kết phù hợp giữa các phần. Bài nói chưa có cấu trúc ba phần rõ ràng. Ngôi kể, lời kể Sử dụng ngôi kể, lời kể thống nhất, phù hợp, phân định rõ ràng. Sử dụng ngôi kể, lời kể thống nhất, phù hợp. Sử dụng không đúng, không thống nhất, nhẫn lẫn ngôi kể, lời kể. Sự việc, chi tiết Các sự việc, chi tiết trong truyện được kể lại đầy đủ, chính xác, sáng tạo, hấp dẫn. Các sự việc, chi tiết trong truyện được kể lại đầy đủ, chính xác, đảm bảo trình tự. Các sự việc, chi tiết trong truyện kể lại chưa đầy đủ, chính xác, trình tự không phù hợp. 2. Ngôn ngữ nói Phát âm, âm lượng, ngữ điệu Phát âm chuẩn xác, nói lưu loát, ngữ điệu, âm lượng phù hợp, hấp dẫn, truyền cảm. Phát âm chuẩn xác, nói lưu loát, to, rõ ràng. Phát âm chưa chuẩn, còn mắc lỗi ngọng, sai chính tả; âm lượng, ngữ điệu rời rạc, lí nhí, ngập ngừng, ngắt quãng. Ngôn ngữ Sử dụng từ ngữ, diễn đạt chau chuốt, tinh tế, ấn tượng. Sử dụng từ ngữ, diễn đạt chính xác, phù hợp. Dùng từ chưa phù hợp, diễn đạt chưa rõ ý. 3. Ngôn ngữ cơ thể Trang phục, tác phong Trang phục hóa trang phù hợp với truyện kể, tác phong tự tin, lôi cuốn Trang phục trang trọng, phù hợp. Trang phục không phù hợp. Hành động, cử chỉ, biểu cảm khuôn mặt, ánh mắt Hành động, cử chỉ, biểu cảm sâu sắc phù hợp với truyện kể, có sự giao lưu tích cực với khán giả. Hành động, cử chỉ, biểu cảm phù hợp với truyện kể, có giao tiếp với khán giả. Hành động, cử chỉ lúng túng, thừa thãi, khuôn mặt, ánh mắt thiếu biểu cảm, không có sự giao lưu với khán giả. 4. Phương tiện hỗ trợ Hình ảnh, video, âm thanh, hoạt cảnh, Các phương tiện hỗ trợ tích cực, làm tăng kịch tính, cảm xúc, hấp dẫn, thú vị cho truyện kể. Các phương tiện hỗ trợ phù hợp, giúp khán giả hình dung rõ hơn về truyện. Các phương tiện hỗ trợ không phát huy được hiệu quả, không phù hợp với truyện hoặc không sử dụng. PHIẾU NHẬN XÉT BÀI NÓI (Kĩ thuật 3 – 2 – 1) Họ và tên 3 điều khen 2 điều muốn trao đổi 1 lời góp ý - GV hướng dẫn HS sử dụng rubric đánh giá và ghi nhận xét vào phiếu nhận xét bài nói của bạn. III. KẾT LUẬN Biện pháp là kết quả của quá trình tìm tòi và thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học môn Ngữ văn lớp 6 theo chương trình và sách giáo khoa mới. Nhờ áp dụng sáng kiến mà kĩ năng nói của học sinh có nhiều tiến bộ về khả năng trình bày bài nói trước tâp thể lớp, về mức độ của khả năng giao tiếp. Biện pháp có thể áp dụng cho bài dạy ở các bộ sách khác ( Chân trời sáng tạo, Cánh diều), và có thể thực hiện ở nhiều khối khác nhau, ở các môn học khác nhau để đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh.
File đính kèm:
skkn_gop_phan_giup_hoc_sinh_lop_6_nang_cao_nang_luc_giao_tie.docx