SKKN Hiệu quả của việc tích hợp giáo dục kỹ năng sống với phương pháp dạy học tích cực qua bài học “Ếch ngồi đáy giếng”
Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học trong thế kỷ 21, Bộ Giáo dục và đào tạo đã lồng ghép kĩ năng sống vào trong chương trình học của học sinh để góp phần tạo nên một thế hệ người lao động có tri thức, có đạo đức, có kĩ năng sống vững vàng.
Kĩ năng sống thực chất là: Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và Học để cùng chung sống. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục kĩ năng sống, nếu thiếu kĩ năng sống, các em sẽ dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực và lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Chính vì vậy, vấn đề giáo dục kĩ năng sống và tích hợp giáo dục Kĩ năng sống vào các môn học trong đó có môn Ngữ Văn rất được quan tâm. Môn Ngữ Văn là một bộ môn có nhiều thuận lợi để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ một cách rõ ràng nhất thông qua các bài học ý tứ, sâu sắc mà lại rất nhẹ nhàng. Lồng ghép giáo dục Kĩ năng sống cho đối tượng học sinh lớp 6 – một lớp đối tượng khá non nớt nhưng cũng đủ nhận thức để rèn luyện các kĩ năng cho bản thân mình là khá phù hợp.
Phần truyện ngụ ngôn, từ trước đến nay vẫn luôn được coi là những bài học luân lí sâu sắc, nhưng lại khá dễ tiếp thu vì nó ngắn gọn và không kém phần hóm hỉnh, hài hước mà thiết thực.Lồng ghép giáo dục Kĩ năng sống trong phần truyện ngụ ngôn, chắc chắn sẽ được học sinh tiếp nhận một cách hứng thú và không bị gò ép mang tính áp đặt. Đây chính lý do tôi chọn đề tài: Hiệu quả của việc tích hợp Giáo dục kĩ năng sống với phương pháp dạy học tích cực qua bài học “Ếch ngồi đáy giếng”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Hiệu quả của việc tích hợp giáo dục kỹ năng sống với phương pháp dạy học tích cực qua bài học “Ếch ngồi đáy giếng”

Bài soạn, sách giáo khoa, vở ghi,tranh ảnh. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ:3’Nêu ý nghĩa truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” 3. Tiến trình dạy-học: A. Khởi động:3’ - Phương pháp:Vấn đáp,nêu vấn đề,hoạt động cá nhân. - Hình thức:Học theo cá nhân. - Kĩ thuật:Đặt câu hỏi Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung bài học Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục -Gv đưa ra hình ảnh một con ếch ?Loài ếch thường sống ở đâu? - Gv: Dẫn:Trong thế giới nghệ thuật,loài ếch là hình ảnh ẩn dụ biểu trưng cho con người. Hãy cùng xem một clip sau... chú ếch con.mp4 ?Em có yêu thích chú ếch trong bài hát không?Vì sao? Gv: Dẫn:Thế nhưng có một con ếch đã không có được những nét đáng yêu ấy.Đó là con ếch trong truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”.Điều gì sẽ xảy ra với con ếch này ?Chúng ta sẽ rút ra được bài học gì trong câu chuyện trên? Hãy cùng đến với truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”. - Hs nhận biết. - Thường sống ở làng quê,ao chuôm - Hs theo dõi và nghe bài hát “Chú ếch con” - Hs suy nghĩ trả lời Có yêu thích vì chú ếch vừa chăm chỉ học hành lại vừa vui vẻ,hòa đồng với các bạn. - Kỹ năng tự nhận thức - Kỹ năng giao tiếp,thể hiện sự tự tin - Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin - Kỹ năng lắng nghe và phản hồi tích cực B.Hình thành kiến thức mới:30’ - Phương pháp:Vấn đáp,thuyết trình,hoạt động cá nhân,thảo luận nhóm - Hình thức:Học theo cá nhân,học theo nhóm. - Kỹ thuật:Đặt câu hỏi,chia nhóm. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung bài học Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục *Hoạt động 1:10’ Gv: - Ngụ:Hàm ý kín đáo - Ngôn:lời nói ->Ngụ ngôn:Lời nói hàm chứa ý kín đáo để người đọc,người nghe tự suy ra mà hiểu. ?Theo dõi chú thích *Sgk/100,nêu hình thức,nội dung,mục đích của thể loại truyện ngụ ngôn? - Gv giảng thêm: +Văn xuôi:Thể văn diễn ý bằng những câu bình thường,không có vần. +Văn vần:Thể văn diễn ý bằng những câu có vần với nhau. +Chú ý :Truyện ngụ ngôn Việt Nam thuộc thể loại truyện dân gian nên do dân gian sáng tác. Trên TG vẫn có nhiều cá nhân tác giả sáng tác, nổi tiếng hơn cả là La-phông-ten với những câu chuyện ngụ ngôn hấp dẫn.Các em về tìm đọc. Chú ý:Truyện ngụ ngôn có hai lớp nghĩa: +Lớp nghĩa đen:Nghĩa bề ngoài dễ nhận ra qua câu chuyện của các nhân vật. +Lớp nghĩa bóng:Bài học,ý tưởng sâu kín có trong câu chuyện mà truyện ngụ ngôn muốn gửi gắm. -Gv: Hướng dẫn cách đọc truyện (Giọng đọc rõ ràng,diễn cảm,xen chút hài hước,kín đáo,nhấn mạnh ở một số từ ngữ miêu tả..) -Gv đọc mẫu -Gv nhận xét cách đọc của hs. ?Truyện được kể dưới hình thức nào? ?Phương thức biểu đạt chủ yếu của truyện? ?Trong truyện có những nhân vật nào?Nêu nhân vật chính trong truyện? Gv:Trong truyện này,các con vật đều là những hình ảnh ẩn dụ biểu trưng cho con người,chúng có hành động, tâm trạng của con người. ?Nêu các sự việc trong truyện? Gv nhận xét phần trả lời của hs.Chiếu các sự việc lên màn hình cho hs theo dõi. -Gv cho hs quan sát các bức tranh minh họa cho các chi tiết trong truyện.Yêu cầu 1 hs sắp xếp lại trật tự các hình ảnh cho phù hợp với các sự việc trong truyện rồi kể lại truyện. -Gv mời hs nhận xét .Gv nhận xét,cho điểm hs kể lại truyện. (Đáp án: Sắp xếp hình ảnh theo thứ tự:4-1-3-2-5) -Gv yêu cầu cả lớp về nhà tự có kế hoạch kể diễn cảm lại truyện cho người khác nghe. - Hs theo dõi sgk,trả lời. - Lần lượt 2 Hs đọc bài - Văn xuôi - Tự sự - Các nhân vật:Con ếch,nhái,cua,ốc,con trâu. - Nhân vật chính:Con ếch. - Hs trả lời 5 sự việc: + Một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ với các con nhái,cua,ốc bé nhỏ. +Hằng ngày ếch cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động giếng,các con vật kia hoảng sợ. +Ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung,nó thì oai như một vị chúa tể. +Trời mưa to đưa ếch ra ngoài giếng +Ếch chẳng thèm để ý xung quanh,bị co trâu đi qua giẫm bẹp. I. Đọc-tìm hiểu chung: * Khái niệm về thể loại truyện ngụ ngôn. - Hình thức: Loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần. - Nội dung: Mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió,kín đáo chuyện con người - Mục đích: Nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống. - Kỹ năng nhận thức - Kỹ năng lắng nghe và phản hồi tích cực - Kỹ năng giao tiếp -Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin -Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm, đặt mục tiêu Hình ảnh 2 Hình ảnh 1 Hình ảnh 4 Hình ảnh 3 Hình ảnh 5 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung bài học Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục ?Từ các sự việc trên,em hãy chia đoạn và nêu nội dung từng đoạn? *Hoạt động 2:10’ ?Đọc diễn cảm đoạn văn thứ nhất? ?Mở đầu câu chuyện,tác giả dân gian đã giới thiệu con ếch sống trong hoàn cảnh nào? Gv:Như vậy, giếng là nơi ếch sinh sống đồng thời trong văn bản này giếng cũng chính là hình ảnh ẩn dụ chỉ môi trường sống đấy. ?Các em đã quan sát được gì về cái giếng có trong thực tế? - Gv yêu cầu cả lớp giơ cao bức tranh, ảnh về cái giếng mà học sinh tự sưu tầm được ở nhà. - Gv nhận xét phần chuẩn bị của học sinh. ?Nêu đặc điểm của giếng? ?Từ hình ảnh giếng,em hãy hình dung xem con ếch đã sống trong một không gian như thế nào? ?Trong môi trường giếng,hằng ngày ếch đã có hành động gì?Hành động đó đã tác động tới xung quanh ra sao? ?Em có suy nghĩ gì về cách ứng xử,giao tiếp của ếch đối với những con vật bé nhỏ kia? Gv bình:Tiếng kêu của ếch hay chính là tiếng quát tháo,dọa nạt đầy hợm hĩnh của kẻ mạnh đối với những kẻ yếu hơn nó,mọi mặt không bằng nó.Câu chuyện đã phản ánh vô cùng rõ nét xung đột giữa người với người trong cùng một môi trường sống ở bất cứ thời đại nào. ?Không chỉ có hành động,con ếch còn có cách nhìn nhận như thế nào về bầu trời và chính bản thân nó? ?Bầu trời qua cái nhìn của ếch có giống với bầu trời có trong thực tế không?Lý giải? ?Vậy cách nhìn nhận của ếch về bầu trời trong thực tế có đúng không? -Gv nhấn lại và mở rộng ý: Do ếch sống lâu ngày trong giếng nên nó đã nhìn nhận không đúng về bầu trời-một hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho thế giới khách quan,cho kiến thức rộng lớn của nhân loại. -Gv:Ếch lại tự cho mình là “chúa tể”. ? Em hãy cho biết “chúa tể” nghĩa là gì? ? Qua cách nhìn nhận của ếch về bầu trời và bản thân mình,em hiểu thêm được gì về tầm hiểu biết và tính cách của ếch? ?Thông qua lời kể của mình,tác giả dân gian đã bộc lộ thái độ gì đối với con ếch? -Gv chốt:Rõ ràng môi trường giếng có ảnh hưởng rất lớn tới ếch.Môi trường đã nhỏ hẹp lại thiếu sự cạnh tranh khiến ếch sinh thói chủ quan,kiêu ngạo,ảo tưởng về mình,bản thân ếch lại không chịu tìm tòi ,học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết .Đó là những thói xấu,là “căn bệnh”của ếch. ?Trong gia đình của mình,khi được mọi người yêu quý,quan tâm nhiều,em đã bao giờ tự coi mình là “chúa tể” của gia đình chưa? ?Em đã có cách ứng xử đối với những người thân của mình thế nào? -Tương tự:Đối với mọi người xung quanh,đối với bạn bè của em(trong học tập và trong đời sống) +Em đã có cách đối xử thông thường như thế nào với mọi người ở từng lứa tuổi? +Với bạn bè giỏi hơn em hoặc chưa giỏi bằng em? +Em đã thấy có bạn nào vì sợ bạn giỏi hơn mình nên đã sinh thói ghen ghét,đố kị với bạn ;đã không công nhận thành quả học tập của bạn lại còn kết bè,kết phái nói xấu bạn? Gv:Cái cách giao tiếp theo kiểu “cậy sức bắt nạt kẻ yếu”như con ếch kia là không tốt phải không các em. Các em hãy nhớ, bất cứ khi nào các em biết sống yêu thương,hòa thuận; biết mình,biết người ;không tự kiêu,tự đại;biết trân trọng,ghi nhận những thành quả tốt đẹp của người khác dù là nhỏ nhất thì các em sẽ luôn được mọi người yêu quý,và như thế cuộc sống của mình mới thật ý nghĩa! Đó là kĩ năng giao tiếp có văn hóa và kĩ năng xác định giá trị ,tự nhận thức bản thân mà đoạn truyện trên muốn gửi gắm tới các em đấy. *Hoạt động 3:7’ -Gv: Trở lại với câu chuyện “Ếch ngồi đáy giếng” Gv dẫn:Vậy số phận của con ếch sẽ thay đổi như thế nào khi ếch ra ngoài giếng.Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 2. ?Đọc diễn cảm đoạn 2? ?Ếch ra ngoài giếng khi nào? Gv:Tác giả đã đưa ra một tình huống bất ngờ,độc đáo tạo hấp dẫn cho truyện,tăng thêm thử thách cho ếch khi nó ở môi trường mới, để nhân vật ếch bộc lộ rõ hơn bản chất của mình. ?Việc ra ngoài giếng là do khách quan hay do ý muốn chủ quan của ếch? ?Khi ếch ra ngoài giếng, môi trường sống có thay đổi không?Thay đổi như thế nào? ?Trong môi trường mới,ếch đã có những hành động và thái độ ra sao? ? “Nghênh ngang” nghĩa là gì?Thế nào là “nhâng nháo”? ?Hành động,thái độ đó đã tô đậm những nét tính cách nào của ếch? ?Hành động,thái độ của ếch dẫn tới kết cục gì? Gv mở rộng ý:Và con trâu kia cũng chính là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho con người có hiểu biết. ?Đây là một kết thúc như thế nào? ?Theo em,ếch có thể không bị chết như vậy không? .-Gv chốt:Con người cũng giống như con ếch kia. Nếu sống trong môi trường mới mà không thích ứng nhanh,không chịu suy nghĩ,sáng tạo,tìm tòi,học hỏi thì sẽ phải nhận lấy những hậu quả khôn lường trong cuộc sống.Và kĩ năng tư duy sáng tạo bất cứ lúc nào cũng rất cần thiết trong cuộc sống đấy các em! ?Đã bao giờ em không chịu suy nghĩ kĩ khi làm bài tập hay khi xử sự một số tình huống xảy ra trong cuộc sống? ?Em thấy hậu quả thế nào? ?Em đã từng sáng tạo ra được những gì thiết thực rồi? Gv dẫn:Quay trở lại với câu chuyện: -Gv đưa ra câu hỏi thảo luận : ?Qua truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”, em rút ra được bài học gì? -Sau khi gọi đại diện nhóm phát biểu ý kiến,gv yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu cần thiết).Gv nhận xét,chuẩn kiến thức. Gv đưa lên màn hình Bài học -Bài học về cách sống: Sống ở bất cứ môi trường nào cũng cần: +Phải biết thực chất về mình,không nên ảo tưởng,cho mình là nhất,cậy sức bắt nạt kẻ yếu. +Phải biết chung sống,hợp tác với mọi người.Không được chủ quan,kiêu ngạo,coi thường xung quanh. -Bài học về nhận thức: +Dù hoàn cảnh hạn hẹp,khó khăn như thế nào cũng cần phải biết tích cực học hỏi,tìm tòi để mở mang vốn kiến thức của mình. +Khi sống ở môi trường mới,có nhiều cơ hội để mở mang kiến thức thì càng cần phải không ngừng học. *Hoạt động 4 :3 phút ?Nêu những nghệ thuật đặc sắc của truyện?(Kết cấu,tình huống,hình ảnh mang tính nghệ thuật) ?Từ câu chuyện của con ếch,truyện muốn khuyên nhủ,răn dạy ta điều gì? Sau khi hs trả lời câu hỏi xong,gv trình chiếu phần ý nghĩa,nghệ thuật của truyện để hs củng cố lại kiến thức. Gv yêu cầu 1 hs đọc phần Ghi nhớ (Sgk/101). Gv:Cũng xuất phát từ ý nghĩa này của truyện mà dân gian ta có thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”để chỉ những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang,chủ quan,kiêu ngạo,không chịu mở rộng tầm hiểu biết của mình. -Gv chốt: +Như vậy,ngoài những kĩ năng mà các em được thực hành ngay trong tiết học này như:Kĩ năng giao tiếp,kĩ năng tự nhận thức,tìm kiếm và xử lý thông tin,kĩ năng hợp tác,đặt mục tiêu..,các em còn được khắc sâu thêm các kĩ năng rút ra được từ câu chuyện(Kĩ năng giao tiếp,tự nhận thức,xác định giá trị,tư duy sáng tạo).Các em hãy có ý thức tự rèn luyện thật tốt các kĩ năng trên nhé! - 2 đoạn: +Đoạn 1: Từ đầu đến “chúa tể” Nội dung:Con ếch khi ở trong giếng. + Đoạn 2:Tiếp theo đến “giẫm bẹp” Nội dung:Con ếch khi ra ngoài giếng. - Hs quan sát trên màn hình - 1 hs đọc đoạn 1. -Cả lớp đồng loạt giơ cao tay bức tranh,ảnh về cái giếng. -Giếng là một cái hố được đào sâu trong lòng đất theo phương thẳng đứng,sâu khoảng 10-20 m,có thể xây bằng gạch xung quanh để cung cấp nước sinh hoạt cho con người. -Không gian nhỏ bé,chật hẹp,không thay đổi. -Cách giao tiếp,ứng xử không hòa đồng,coi thường các con vật bé nhỏ,gây tâm lý hoảng sợ,bất an cho các con vật đó. -Hs suy nghĩ trả lời. -Bầu trời qua cái nhìn của ếch không giống với bầu trời trong thực tế vì bầu trời trong thực tế rộng lớn vô cùng chứ không phải chỉ bé bằng chiếc vung -Không đúng. -Chúa tể:người có quyền lực cao nhất,không ai hơn mình. -Tầm hiểu biết: Nông cạn,hạn hẹp. -Tính cách:Huênh hoang,quá tự kiêu tự đại,cho mình là nhất,ảotưởng,không hiểu thực chất về mình,không chịu tìm tòi học hỏi để có được kiến thức đúng đắn cho mình. -Phê phán,chế giễu bản chất không tốt đẹp của ếch. -Hs tự nhìn nhận lại bản thân rồi trả lời. -Do khách quan.Ếch không có ý định ra khỏi giếng. -Có thay đổi.Môi trường sống rộng lớn hơn nhiều,có nhiều sự vật hiện tượng mà ếch chưa từng thấy. -Hs trả lời (thuộc phần chú thích sgk/100) -Huênh hoang,chủ quan,kiêu ngạo,không chịu tìm tòi,học hỏi để mở mang kiến thức. -Hs trả lời -Kết thúc bất ngờ,đầy bi thảm - Ếch có thể không bị chết như vậy nếu: +Ếch chú ý quan sát xung quanh mình. +Ếch nhận thức được mình chỉ là một con vật bé nhỏ,thế giới xung quanh thật rộng lớn,mới lạ.Ếch chịu khó giao lưu,tìm cách học hỏi để hòa nhập và để mở rộng tầm hiểu biết của mình. . -Hs được thảo luận nhóm theo bàn trong vòng 4’.Hs tự cử thư ký ghi phần trả lời của nhóm mình. -Hs theo dõi,bổ sung vào bài viết của mình. 1. Nghệ thuật: - Kết cấu ngắn gọn. - Tình huống bất ngờ. - Hình ảnh ẩn dụ giàu ý nghĩa tượng trưng. 2. Ý nghĩa: - Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang,chủ quan,kiêu ngạo. - Khuyên nhủ,răn dạy con người phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo. - Hs đọc ghi nhớ. II. Tìm hiểu văn bản: 1. Con ếch khi ở trong giếng: - Hoàn cảnh: + Sống lâu ngày trong một giếng nọ + Xung quanh nó chỉ có vài con nhái,cua ,ốc bé nhỏ. -Hành động: +Cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. -Cách nhìn nhận: +Bầu trời:chỉ bé bằng chiếc vung +Nó:oai như một vị chúa tể 2.Con ếch khi ra ngoài giếng: -Hoàn cảnh: +Trời mưa to,nước trong giếng dềnh lên,tràn bờ,đưa ếch ta ra ngoài . -Hành động,thái độ: +Nghênh ngang đi lại khắp nơi +Cất tiếng kêu ồm ộp +Nhâng nháo đưa cặp mắt lên nhìn bầu trời +Chả thèm để ý đến xung quanh -Kết cục: Ếch bị một con trâu đi qua giẫm bẹp. III.Bài học rút ra từ câu chuyện IV. Tổng kết: Ghi nhớ (Sgk/101) - Kỹ năng tự nhận thức - Kỹ năng lắng nghe và phản hồi tích cực - Kỹ năng hợp tác Kỹ năng giải quyết vấn đề -Kỹ năng giao tiếp -Kỹ năng xác định giá trị -Kỹ năng tự nhận thức bản thân Kỹ năng giao tiếp -Kỹ năng xác định giá trị -Kỹ năng tự nhận thức bản thân -Kỹ năng tư duy sáng tạo *Thực hành :4’ -Phương pháp:Thực hành,thuyết trình - Hình thức:Học theo cá nhân - Kỹ thuật:Đặt câu hỏi. - Gv gọi lần lượt 2hs kể diễn cảm truyện Gv nhận xét,cho điểm - Hs kể lại truyện. V. Luyện tập: 1. Kể diễn cảm truyện - Kỹ năng giao tiếp - Kỹ năng nhận thức *Ứng dụng: Không thực hiện. *Bổ sung: 3 - Phương pháp:Thực hành - Hình thức:Học cá nhân - Kỹ năng sống:Tự nhận thức,giao tiếp,xác định giá trị. - Trong phần này, GV yêu cầu mỗi hs tự cảm,tự suy nghĩ và ghi lại những việc tốt mình sẽ làm sau khi học xong câu chuyện trong vòng 3’. IV. Tổng kết và hướng dẫn học tập:2’ 1. Tổng kết:1 Gv nhắc lại những kiến thức đã học,nhấn lại các kĩ năng sống . 2. Hướng dẫn học tập:1 Về nhà: Gv yêu cầu học sinh tìm thêm một số hiện tượng trong cuộc sống tương ứng với thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”để đến đầu giờ học sau trình bày.
File đính kèm:
skkn_hieu_qua_cua_viec_tich_hop_giao_duc_ky_nang_song_voi_ph.doc