SKKN Hướng dẫn học sinh giỏi tìm hiểu và vận dụng vào bài viết một số tác phẩm Truyện Đương Đại Việt Nam

Năm 2018, Bộ GD-ĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 với mục tiêu “giúp người học làm chủ kiến thức phổ thông; biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào đời sống và tự học suốt đời; có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp; biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội; có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú; nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại” (Bộ GD-ĐT, 2018).

“Cái quan trọng nhất trong giảng dạy nói chung và trong giảng dạy văn nói riêng là rèn luyện phương pháp nghiên cứu, phương pháp tìm tòi, phương pháp vận dụng kiến thức” (Phạm Văn Đồng). Theo đó, dạy cách tìm tòi, vận dụng kiến thức vào bài làm là một yêu cầu then chốt tromg quá trình dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi. Ở góc độ kiến thức, học sinh giỏi Văn luôn luôn đòi hỏi phải được trang bị vốn hiểu biết vừa chắc chắn, chính xác vừa phong phú, đa chiều vừa mới mẻ, độc đáo vừa sâu sắc, rộng lớn, uyên bác. Vốn kiến thức đó sẽ giúp các em luôn chủ động, tự tin, bản lĩnh để xử lý được yêu cầu của đề thi. Có như vậy, bài viết thi học sinh giỏi mới có thể tạo được sự thuyết phục, tạo điểm nhấn nổi bật, ấn tượng, tạo sự hấp dẫn, cuốn hút với người đọc, người chấm.

Để hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi Văn có hiệu quả, chúng tôi nhận thấy rằng: ngoài việc cung cấp những kiến thức lí luận cơ bản, rèn kỹ năng làm bài thì việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu và vận dụng kiến thức tác phẩm văn học vào bài làm cũng là khâu rất quan trọng, góp phần không nhỏ đến kết quả bài làm của học sinh. Vì vậy, việc hướng dẫn tìm hiểu và vận dụng kiến thức tác phẩm văn học vào làm văn cho học sinh chuyên văn nói chung, học sinh đội tuyển dự thi Học sinh giỏi Quốc gia nói riêng là một công việc quan trọng và cần thiết đối với mỗi giáo viên.

docx 51 trang Trang Lê 05/05/2025 50
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh giỏi tìm hiểu và vận dụng vào bài viết một số tác phẩm Truyện Đương Đại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Hướng dẫn học sinh giỏi tìm hiểu và vận dụng vào bài viết một số tác phẩm Truyện Đương Đại Việt Nam

SKKN Hướng dẫn học sinh giỏi tìm hiểu và vận dụng vào bài viết một số tác phẩm Truyện Đương Đại Việt Nam
sống", có khả năng phá vỡ mọi giới hạn tồn tại của không gian và thời gian, giúp đọc giả được sống với nhiều cuộc đời, nhiều tính cách hay nhiều số phận khác nhau trong tác phẩm, đem đến cho con người những nhận thức về cả bề rộng và bề sâu của đời sống. Giá trị nhận thức là một trong những giá trị cơ bản và quan trọng nhất của một tác phẩm văn học chân chính.
Cùng đi tìm hiểu và khám phá truyện ngắn "Trăng nơi đáy giếng" của tác giả Trần Thùy Mai, chúng ta cũng sẽ nhận thức được rất nhiều điều mới mẻ, sâu rộng về thế giới và con người xung quanh mình. Trần Thùy Mai là một trong những nhà văn nữ được các bạn trẻ yêu mến hiện nay. Là một phụ nữ Huế nhẹ nhàng, tinh tế và sâu sắc, những truyện ngắn của chị rất đa dạng, phảng phất không khí đất trời xứ Huế, quan tâm đến mọi mặt của cuộc sống, nhất là lớp trẻ và nhìn họ với một con mắt đầy yêu thương và hy vọng. Về văn chương của Trần Thùy Mai, PGS.Tiến sĩ Văn học Hồ Thế Hà từng nhận định: "...Những nhân vật của Trần Thùy Mai thường không bình lặng. Họ cô đơn, hẫng hụt, tiếc nuối nhưng không bao giờ từ bỏ khát vọng sống của mình bằng cách bơi ngược dòng sông ký ức để làm sống lại những điều tốt đẹp....Đọc Trần Thùy Mai, tôi bị cuốn hút bởi chất nhân ái và triết lý này. Con người dù giận hờn, hằn học nhưng trong tận cùng sâu thẳm của ý thức cộng đồng, họ âm thầm sẻ chia và nhận nỗi đau về mình để được kéo dài ra trong niềm vui của người khác, để được yêu trong trắc ẩn dù có khi không tránh khỏi sự đối xử thờ ơ, nguội lạnh của tha nhân...". " Trăng nơi đáy giếng" là một trong những tác phẩm xuất sắc của Trần Thùy Mai đã giúp chúng ta nhận thức được về thân phận của người phụ nữ sống trong những khuôn khổ của một xã hội trọng nam khinh nữ, bị những thành kiến nặng nề dồn đến đường cùng, kết quả là phải tìm kiếm sự sống cho mình trong thế giới tâm linh hư ảo. Ta thật ấn tượng với nhân vật cô Hạnh trong tác phẩm, một người vợ nền nã, ý tứ, tinh tế và hết mực dành tình cảm, tôn thờ người chồng của mình. Nhìn cách cô chăm sóc, nâng khăn sửa túi cho thầy Phương, chúng ta nhận ra một tình yêu và sự hy sinh vô cùng lớn lao của một người vợ: mỗi sáng, cô Hạnh đều "xách gô ra đầu
ngõ mua bún cho chồng", bất kể trời mưa, "cái dáng gầy của cô co ro, tay cô cầm chiếc nón cố che cho kín tô bún, chứ chẳng nhớ che đầu"; biết thầy Phương là một người kĩ tính và rất sạch sẽ, "trong bếp, phòng tắm, những cái chậu đủ màu đều được cô Hạnh đặt đúng vị trí của chúng, tất cả đều khô ráo, sạch sẽ"; "Các ông chồng trong xóm nào là chẻ củi, đi chợ, đón con, chẳng từ một việc gì, chỉ riêng thầy Phương được hưởng ngoại lệ"	Đâu chỉ dừng lại ở đó, sự hy sinh và tình yêu của cô Hạnh dường như còn trở nên
mù quáng khi cô sẵn sàng chấp nhận việc chồng mình có vợ lẽ bên ngoài: "Cô Hạnh nghe, ngồi nhìn thẳng vào mắt bà Thu, không tỏ vẻ ngạc nhiên", "cô cứ lặng lẽ, dịu dàng, dường như cố nén nỗi khó chịu vì bị quấy rầy!", "Cô Hạnh thở dài: Hoàn cảnh em không có con, dù anh ấy có thế, em cũng chẳng oán trách", "Vâng, dù rằng ông Phương đã có một người đàn bà khác, có một đứa con không do cô sinh ra, ông vẫn là vị Thánh sống đối với cô. Cô không cho phép ai nặng lời khi nói về ông ấy. Bởi tất cả những chuyện này là do cô: cô đã tự tay sắp đặt, chỉ vì không chịu nổi vẻ buồn thầm lặng trên khuôn mặt ông". Thật không thể tin được rằng một người vợ lại có thể bình thản một cách đến bất ngờ, tự đi tìm vợ lẽ cho chồng mình chỉ vì không muốn thấy ông buồn. Cô Hạnh đã thực sự tôn thờ người chồng của mình như một vị Thánh trên cao, cả cuộc đời của cô chỉ có thầy Phương, thầy chính là lẽ sống, là mục đích sống, là tất cả cuộc sống của cô. Vì thương chồng, cô Hạnh còn chấp nhận việc phải chăm lo từng li từng tí: từng chục trứng gà, từng chai mật ong được chuyển về làng để tẩm bổ cho cái thai của cô vợ lẽ. Trước nguy cơ chồng bị mất danh tiếng, địa vị, Hạnh còn hy sinh cả danh phận của mình, chấp nhận ly hôn để chồng hợp pháp hóa vợ hai và đứa con. Có lẽ, chính bởi những khuôn khổ của lễ giáo phong kiến, tư tưởng trọng nam khinh nữ đã khiến người phụ nữ ấy không thể sống cho mình mà dành trọn cả cuộc đời để hi sinh cho chồng, để tôn thờ và bảo vệ người chồng "Thánh nhân" của mình. Hi sinh tất cả, cả niềm vui, cả thân phận, danh dự của bản thân để chồng được sung sướng, hạnh phúc. Ây vậy mà đến cuối cùng, cô lại chỉ còn lại một mình, ở đó nhìn chồng hạnh phúc bên một người phụ nữ khác với những đứa con mà cô hết lòng yêu thương. Ngay cả con chó hàng ngày cô chăm sóc cũng bỏ cô để về sống với gia đình mới. Cô đã mất hết tất cả, mất mọi thứ, cô đã phải vô vọng đến nhường nào khi tìm đến thế giới hư ảo làm điểm tựa cho mình. Qua nhân vật cô Hạnh, tác giả đã cho chúng ta những nhận thức về bi kịch của người phụ nữ, cả một đời hy sinh nhưng rồi đến cuối cùng chỉ còn lại một mình tìm đến thế giới tâm linh làm điểm tựa duy nhất. Đọc “Trăng nơi đáy giếng” là để thêm một lần xót xa cho hai tiếng “đàn bà” mà cách đây hơn ba trăm năm Tố Như đã khóc “Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”, ta thêm một lần ngậm ngùi cho thân phận người phụ nữ chỉ biết đến chồng con mà quên đi chính mình.
Bên cạnh những nhận thức về thân phận bất hạnh của người phụ nữ dưới những hủ tục phong kiến, truyện ngắn cũng giúp chúng ta có những hiểu biết phong phú hơn về thế giới tâm linh trong đời sống của con người Việt Nam. Nhà văn Trần Thùy Mai đã từng chia sẻ khi viết truyện ngắn này: “	Trong mấy ngày đêm lễ hội, họ như sống trong một
thế giới khác, nơi họ có thể gặp và giao tiếp với các vị thần linh. Nơi họ tin là họ được yêu thương, được che chở và không bao giờ bị phản bội. Có thể nói, đó là một thế giới của huyễn mộng. Nhưng cái khát khao được đắm mình trong huyễn mộng lại là một nhu cầu có thật. Nhu cầu ấy xuất phát từ sự bất toàn, chắp vá của thế giới này. Hàng nghìn năm qua, ở rất nhiều nơi, con người vẫn đi tìm những vầng trăng nơi đáy giếng, dưới hình thức này hay hình thức khác.". Có thể nói, thế giới tâm linh đã trở thành một phần trong đời sống của con người. Họ tìm đến đó để mong cầu được yêu thương, được bảo vệ, được chở che dưới sự bao bọc của thần linh. Họ tìm đến đó như một nơi để bảo vệ tâm hồn và tìm kiếm sự yên tĩnh trong tinh thần. Trong tác phẩm, ngay từ phần mở đầu, qua lời nói của thầy Phương, chúng ta đã nhận ra sự xuất hiện của thế giới tâm linh trong niềm tin của cô Hạnh: "Tôi xin mình, mình dẹp giùm tôi mấy cái bàn thờ này đi. Chuyện mê tín dị đoan, đâu hay ho gì". Là một người vợ hết mực tôn thờ chồng, mỗi cái nhìn của ông là mệnh lệnh đối với cô, vậy mà nay cô phải trái ý ông để có thể giữ lại "mấy cái bàn thờ". Có lẽ, cũng như bao người khác, cô Hạnh luôn mang trong mình một niềm tôn thờ đối với thế giới của các vị thần thánh, thần linh. Đặc biệt, thế giới hư ảo ấy còn hiện lên rõ nét hơn qua lời của cô đồng Thơi khi xin quẻ Thánh cho cô Hạnh: "Quẻ của chị là quẻ lộng giả thành chân. Đêm trăng nơi đáy giếng, thấy bóng chẳng thấy hình. Cứ theo quẻ này giả hoá thực, thực hoá giả, giả thực thực giả khó lường". Sự xuất hiện của cô đồng Thơi cùng với quẻ Thánh cũng đã phần nào tô đậm hơn vai trò của thế giới tâm linh trong tâm thức của con người. Khi mệt mỏi, ốm yếu, người ta không tìm tới thầy lang thầy thuốc mà lại tìm tới cô đồng để giải cảm, nghĩ rằng đó là một phương thuốc hữu hiệu nhất. Đời sống vốn luôn tiềm ẩn trong nó rất nhiều điều bí ẩn và phức tạp. Thực và giả dường như đã không còn có ranh giới để phân biệt rõ ràng, thực hóa giả, giả lại hóa thực, thực giả cứ thế đan xen lẫn lộn không thể nào biết trước được bất kì điều gì. Lời quẻ của cô đồng Thơi chính là một lời dự báo về tương lai của cô Hạnh - phải bám víu vào thế giới hư ảo để có chỗ dựa tinh thần. Không còn chồng con, gia đình bên cạnh, cô Hạnh trở nên thật đáng thương và bất hạnh. Chỉ còn có một mình, bao sự hy sinh của cô giờ chỉ còn là vô nghĩa, bao niềm tin bao sự tôn thờ của cô dành cho người chồng đều đổ vỡ trước hình ảnh: "anh Phương ngồi bên vòi nước, đang lúi húi giặt một đống quần áo đủ loại, đánh đánh chà chà trên sân xi măng". Không còn bất kì ai để cô có thể dựa dẫm và nương tựa, cuối cùng, cô chọn cách sống trong thế giới tâm linh hư ảo, coi đó là điểm tựa để cô bám víu và tìm kiếm sự sống cho chính mình. Chắc hẳn cô đã phải thất vọng, tuyệt vọng đến nhường nào khi quyết định như vậy. Cô Hạnh đi cầu đồng rồi quyết định lấy chồng cõi âm - một ông tướng nào đó rất lớn, là quan trấn thành Huế. Cô “lấy” ông tướng rồi cũng ngày ngày chăm sóc cho ba bức tượng (tượng ông Tướng và hai đứa con) hệt như trước kia cô chăm sóc cho thầy Phương. Lúc này, thế giới tâm linh đã hoàn toàn bao phủ trên toàn bộ câu chuyện, thực giả lẫn lộn, không biết đâu là thực, đâu là ảo, chỉ thấy “trăng nơi đáy giếng” gần tay với đấy, nhưng chỉ cần chạm vào mặt nước thôi “trăng” đó sẽ biến mất, vỡ tan như hạnh phúc của cô Hạnh mong manh, mất hết chỉ trong chốc lát. “Trăng nơi đáy giếng” là thứ ảo vọng không bao giờ đạt đến được, dù nó có đẹp, có long lanh như thế nào. Thật vậy, từ sự bất toàn, chắp vá của thế giới mà con người đã tìm về thế giới hư ảo để bảo vệ niềm tin của chính mình. Đó là một nhận thức vô cùng giá trị mà truyện ngắn đã gửi gắm đến bạn đọc.
Tiếp nối những nhận thức bề rộng ấy, "Trăng nơi đáy giếng" đã đem đến cho ta những nhận thức sâu xa về những quy luật của đời sống xung quanh mình. Cuộc sống chẳng bao giờ là đơn điệu và rõ ràng, nó luôn chứa đựng sự bất toàn và không hoàn hảo, thực và ảo, thật và giả đan xen lẫn lộn, thật khó để chúng ta có thể phân biệt rạch ròi. Hiểu được quy luật ấy, mỗi người sẽ có những cách sống và thái độ sống đúng đắn, tạo nên ý nghĩa cuộc sống của chính mình. Bên cạnh đó, quy luật của đời sống tâm hồn con người cũng được nhận thức thật rõ trong câu chuyện. Đối mặt với khó khăn, bế tắc và tuyệt vọng, khi con người không còn bất kì một điểm tựa nào để có thể bám víu, bằng cách này hay cách khác, họ sẽ tìm đến thế giới tâm linh - nơi các vị thần ngự trị, như một sự lựa chọn để bảo vệ chính mình. Cô Hạnh trong tác phẩm đã thực sự sống trong thế giới hư ảo khi tất cả mọi thứ đều quay lưng lại với cô: "Xưa tôi là vợ mình, chỉ biết có mình, nay đã là vợ ông Hoàng, chỉ biết có ông Hoàng. Tôi đã nói với bà Thơi, tôi không cúng, không chẻ đũa, bẻ tiền chi hết, tôi không bỏ ông Hoàng vì ông ấy đỡ đần tôi khi thập tử nhất sinh, ông ấy không bỏ tôi, không ruồng rẫy tôi bao giờ..". Tâm trí của cô giờ đây chỉ còn có ông Tướng hư ảo kia: "Chị ấy tốt bụng nhưng lý trí không vững nên tâm nó loạn. Trước đã bày ra chuyện phong kiến cổ hủ, nay lại sinh ra trò mê tín dị đoan. Thôi thì mặc ý chị ấy, tôi cũng hết phép". Câu văn: "Cô Hạnh chẳng quan tâm đến ai, cứ vào ra trong ngôi nhà vắng tanh với nụ cười mãn nguyện của một người đàn bà hạnh phúc" nghe sao mà xót xa và đau đớn đến vậy. Một người đàn bà công dung ngôn hạnh, ấy vậy mà hạnh phúc đã vượt khỏi tầm tay, phải tự trấn an, phải tự an ủi mình bằng niềm tin vào thế giới hư ảo, huyễn hoặc, mơ hồ. Có lẽ, niềm tin vào thế giới tâm linh không phải chỉ có ở cô Hạnh mà nó là một niềm tin lâu đời trong tâm thức của con người Việt Nam. Một câu chuyện nhưng "Trăng nơi đáy giếng" đã đem đến cho chúng ta rất nhiều những nhận thức mới mẻ và sâu rộng về đời sống và con người xung quanh mình, để từ đó ta hiểu hơn về cuộc sống, hiểu hơn về chính bản thân mình, hướng tới những sự thay đổi lớn lao hơn.
Suy ngẫm thật kỹ, chúng ta càng nhận thấy tính đúng đắn trong lời nhận định của Alaa Al Aswany. Tuy nhiên, không chỉ đem đến cho con người những giá trị nhận thức sâu rộng, văn học còn mang trong mình nhiều sứ mệnh cao cả hơn thế: văn học mang đến cho con người những bài học kinh nghiệm quý giá về lẽ sống để họ tự rèn luyện, nâng cao tư tưởng, tình cảm và ngày càng hoàn thiện hơn về nhân cách. Văn học giúp con người có thể cảm nhận và rung động tinh tế hơn, sâu sắc hơn trước những vẻ đẹp sinh động của cuộc sống, thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ thẩm mĩ của con người.. .Ý kiến trên thực sự khiến mỗi chúng ta phải băn khoăn, suy nghĩ nhiều hơn về giá trị đích thực của văn học đối với cuộc sống và con người.
“Đối với tôi văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên ; trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối, tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn”. Đó là lời nhận xét của Hoài Thanh và cũng đồng thời có sự gặp gỡ với lời nhận định của Alaa Al Aswany. Hiểu được những giá trị và sứ mệnh của văn học đối với cuộc đời, người nghệ sĩ trong quá trình sáng tác cần phải luôn tìm kiếm, luôn trau dồi "khơi những nguồn chưa ai khơi vã sáng tạo những gì chưa có" để "đem đến cho người đọc những bài học trông nhìn và thưởng thức". Bạn đọc trong hành trình tiếp nhận tác phẩm văn học cũng luôn cần có sự đồng điệu để có thể hiểu được những gì nhà văn gửi gắm trong từng câu chữ, hiểu được những giá trị ẩn sâu trong tác phẩm để từ đó hướng tới những "sự thay đổi lớn lao hơn".
(bài làm của HS lớp 10 chuyên Văn)
Lưu ý: Trong bài viết, HS có vận dụng phân tích tác phẩm Trăng nơi đáy giếng của Trần thùy Mai).
Đánh giá chung: sau khi nghiên cứu và thực hiện một số giải pháp trên, chúng tôi nhận thấy rằng, việc tìm hiểu và vận dụng các tác phẩm đương đại (từ năm 2000) trở lại đây là vô cùng cần thiết và đã đạt được thành quả đáng ghi nhận. Bản thân chúng tôi thấy mình đã cập nhật và bồi được rất nhiều kiến thức văn học mới thời kì đương đại, để mình làm mới mình hơn, để không lạc hậu, lạc thời, để nêu gương không ngừng học hỏi cho các thế hệ học sinh. Về phía học sinh, nhất là học sinh giỏi văn, các em cũng đã rất hứng thú khi được gợi dẫn tìm hiểu các tác phẩm, tác giả văn học đương đại như: Nguyễn Huy Thiệp, Chu Lai, Bảo Ninh, Tạ Duy Anh, Nguyễn Ngọc Tư, Mai Văn Phấn, Nguyễn Quang Thiều, Vi Thùy Linh. Các tác phẩm văn học đương đại đã góp phần đem đến cho các em một luồng gió mới, niềm hứng khởi mới, thêm chất men say với văn chương. Đặc biệt là các em trong Đội tuyển HSG Văn quốc gia, các em đã đọc rất niều các tác phẩm đương đại và vận dụng rất hiệu quả vào quá trình viết bài. Cùng với những kiến thức lí luận, phương pháp vững vàng, những hiểu biết về các tác phẩm đương đại đã phần nào giúp các em đạt thành tích xuất sắc: 10/10 em đều đạt giải: 3 giải Nhì, 6 giải Ba và một giải Khuyến khích.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Viết Chữ (2005), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại thể), Nxb ĐHSP Hà Nội.
Phan Huy Dũng (2009), Tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông, một góc nhìn, một cách đọc, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Trần Thanh Đạm (chủ biên) (1971), Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Trọng Hoàn (2001), Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
Phương Lựu (1997), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Trần Đình Sử (2003), Đọc văn - học văn, Nxb. Giáo dục, Hà Nội
Trần Đình Sử (2004), Đọc hiểu văn bản - một khâu đột phá trong dạy học Ngữ Văn,
Tạp chí giáo dục (102)

File đính kèm:

  • docxskkn_huong_dan_hoc_sinh_gioi_tim_hieu_va_van_dung_vao_bai_vi.docx
  • pdfSKKN Hướng dẫn học sinh giỏi tìm hiểu và vận dụng vào bài viết một số tác phẩm Truyện Đương Đại Việt.pdf