SKKN Hướng dẫn học sinh sử dụng kiến thức lí luận Văn học trong bài văn nghị luận” Ngữ Văn (01)-THPT

Xuất phát từ bản chất của lí luận văn học: Lí luận văn học là một chuyên ngành nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn học và đời sống, quan hệ giữa văn học và các loại hình nghệ thuật khác, từ đó làm nổi bật đặc trưng, vị trí của văn học. Bên cạnh đó lí luận văn học nhằm nghiên cứu những kiến thức cốt lõi, bản chất của văn học như các xu hướng, trường phái văn học, các giai đoạn văn học, các đặc trưng thi pháp của văn học. Lí luận văn học rất cần thiết trong quá trình lập luận để tạo lập văn bản (bài làm văn của học sinh). Chính vì vậy việc nắm vững kiến thức về lí luận văn học một cách chủ động sáng tạo sẽ giúp học sinh hiểu sâu vấn đề, vận dụng hiệu quả vào bài làm của mình từ đó bài viết sẽ có kết quả cao hơn. Còn đối với giáo viên, cần có những phương pháp tích cực để hướng dẫn học sinh một cách hiệu quả.

Việc áp dụng kiến thức lí luận vào bài làm văn có tác dụng rất lớn cho bài văn. Khi viết một bài văn nghị luận văn học, học sinh cần phải hiểu và nắm vững kiến thức lí luận để lồng ghép vào việc đánh giá, giải thích và nhằm để ý kiến đưa ra khi bình luận hoặc phân tích bình giảng có một cơ sở vững chắc, có chiều sâu. Khi bài viết có lí luận văn học thì lập luận, hành văn, cách diễn đạt có chủ kiến, lí lẽ lập luận sẽ chắc chắn hơn. Những kiến thức LLVH sẽ giúp học sinh phát hiện bàn những vấn đề văn học chắc chắn, chặt chẽ hơn. Kiến thức lí luận văn học thường là kiến thức khô khan và việc áp dụng vào bài văn một cách nhuần nhuyễn không phải là dễ. Đòi hỏi người học phải có kiến thức tổng hợp ở nhiều phương diện của văn học, phải hiểu sâu tường tận về các vấn đề văn học và phải có kĩ năng vân dụng hiệu quả.

Nhưng thực tế nhiều năm gần đây, đa số giáo viên thường kêu than và đổ lỗi cho học sinh về việc học sinh thờ ơ với môn Văn. Chúng ta thường cho rằng hiện nay học sinh THPT ít mặn mà với môn Văn, các em học chỉ chiếu lệ. Nếu như môn Văn không phải là môn thi bắt buộc, có thể học sinh sẽ rất ít lựa chọn. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Từ nội dung chương trình, từ tâm lí học sinh hiện nay nói chung, từ xu hướng xét tuyển vào các trường… Theo tôi, một trong những nguyên nhân cũng rất quan trọng là do chính giáo viên chúng ta. Giáo viên chưa tìm được phương pháp tích cực cho mình để khơi gợi cảm hứng cho người học, các thầy cô chưa thực sự chú tâm vào mỗi bài lên lớp, chưa thật nhiệt huyết, say sưa với mỗi trang văn. Và khi người dạy chưa có cảm hứng thì làm sao có thể truyền cảm hứng đến cho học sinh và làm sao có thể đòi hỏi học sinh thực sự nhập tâm vào những bài giảng của thầy. Với thực trạng ấy thì việc vận dụng kiến thức lí luận vào bài văn của học sinh là điều cần thiết nhưng không dễ dàng. Với những lí do ấy, tôi đi sâu vào việc nghiên cứu đề tài: “Hướng dẫn học sinh sử dụng lí luận văn học trong bài làm văn nghị luận”.

docx 58 trang Trang Lê 01/04/2025 150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh sử dụng kiến thức lí luận Văn học trong bài văn nghị luận” Ngữ Văn (01)-THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Hướng dẫn học sinh sử dụng kiến thức lí luận Văn học trong bài văn nghị luận” Ngữ Văn (01)-THPT

SKKN Hướng dẫn học sinh sử dụng kiến thức lí luận Văn học trong bài văn nghị luận” Ngữ Văn (01)-THPT
. Cũng có khi là cảnh chết chóc, hi sinh khi đang chiến đấu của người lính, nhưng trong thơ của Lê Anh Xuân cái chết ấy thật cao cả, thiêng liêng:
 “Và anh chết khi đang đứng bắn
 Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng”
 Và cái sự thật ấy có khi phản ánh một tên giết người, một tội ác nhưng các nhà văn thường bênh vực họ bởi họ hiểu điều gì đã khiến họ ra nông nỗi ấy. Nam Cao đã cảm thương, đồng cảm cho nhân vật Chí Phèo- con quỷ của làng Vũ Đại, luôn khao khát hoàn lương. Nhưng đau đớn thay, xã hội ấy không chấp nhận, nên đã dẫn đến kết cục đau thương là cái chết của nhân vật Chí Phèo. Có thể nói các nhà văn nhà thơ đã phản ánh đúng, phản ánh một cách chân thực vẻ đẹp cuộc sống hiện thực, cũng có khi là cảnh đẹp, hùng vĩ, mĩ lệ, nhưng cũng không tránh khỏi những hiện thực xấu xa, một tên giết người hay cảnh chết chóc, hi sinh, bi lụy nhưng tất cả đều hướng tới ý nghiã nhân bản sâu sắc.
 “Thơ ca bắt đầu từ cuộc đời, nở hoa nơi từ ngữ”, yêu cầu của thơ ca, văn chương đâu chỉ phán ánh cái đẹp của cuộc sống mà còn phải “khám phá về nó một cách nghệ thuật”. Sự khám phá ấy chính là cách viết độc đáo của mỗi nhà văn nhà thơ, đó chính là sự sáng tạo về nghệ thuật. Nghệ thuật trong sáng tác văn chương được thể hiện qua ngôn ngữ gợi cảm, giàu hình ảnh, cần có hình cho người ta thấy, cần có ý cho người ta suy ngẫm. Điều đó được thể hiện qua phong cách nghệ thuật, qua các từ ngữ giàu sức gợi, là điểm nhấn của cả một tác phẩm như từ “hồng” trong thơ Hồ Chí Minh là “nhãn tự” của cả một bài thơ. Việc phản ánh đời sống chân thực ấy còn được thể hiện qua việc sử dụng hình ảnh, thi liệu thơ ca với những hình ảnh riêng tạo nét riêng về từng vùng miền. Hay được khắc họa qua thể thơ, cách gieo vần, nhịp điệu, tính nhạc, trong thơ, cách xây dựng nhân vật, xây dựng cốt truyện trong văn và thậm chí qua những phong cách sáng tạo độc đáo, biệt tài của mỗi tác giả.
 Yêu cầu nghệ thuật phản ánh vẻ đẹp cuộc sống và phản ánh một cách nghệ thuật được kết tinh qua một số tác phẩm. Với thi phẩm “tây Tiến”, “Áng mây trắng xứ Đoài”- Quang Dũng đã làm nên “một tượng đài bất tử về người lính vô danh” ghi lại dấu ấn sâu sắc trong lòng những người yêu thơ bởi ngòi bút chân thực và bút pháp lãng mạn hào hoa. “Tây Tiến” đã gợi lại những kỉ niệm của nhà thơ những ngày gắn bó với binh đoàn Tây Tiến nơi núi rừng Tây Bắc. Với việc khắc họa khung cảnh thiên nhiên nơi núi rừng khó khăn, hiểm trở: “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm” hay cũng có khi là cảnh thiên nhiên thơ mộng, hữu tình “Mường Lát hoa về trong đêm hơi”. Bức tranh của đêm liên hoan văn nghệ, lửa trại diễn ra thật đẹp, gợi tình quân dân gắn bó sâu sắc, thắm thiết “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa” và cũng có khi Quang Dũng gợi nét sinh hoạt đặc trưng nơi núi rừng Tây Bắc, đó là công việc nuôi quân và việc đi lại trên chiếc thuyền độc mộc. Quang Dũng cũng không nế tránh những mất mát, đau thương, những hi sinh, gian khổ của bộ đội ta tại chiến trường “Aó bào thay chiếu anh về đất” cùng những khó khăn bệnh tật “xanh màu lá, không mọc tóc” nhưng ở các anh cũng vẫn mang vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn và chói ngời lí tưởng. Đã có biết bao nhà thơ viết về cuộc sống của người lính nơi chiến trường. Đó là hình ảnh những chàng lính kiêu hùng trong “Ngày về” của Chính Hữu, là vẻ chân chất, mộc mạc trong “Nhớ” của Hồng Nguyên và “Đồng chí” của Chính Hữu. Còn với Quang Dũng, người nghệ sĩ đa tài mà cũng rất đỗi đa tình ấy đã khám phá đời sống hiện thực ấy “một cách nghệ thuật” qua ngòi bút tài hoa. Giọng điệu trầm hùng của lối thơ bảy chữ theo thể hành cổ cùng với sự kết hợp với những bút pháp hiện thực và lãng mạn đã làm nên nét riêng trong hồn thơ Quang Dũng. Đặc biệt những vần thơ có sự kết hợp giữa chất nhạc và chất họa với ngôn ngữ giàu hình ảnh. Âm điệu thơ lúc mạnh mẽ gân guốc, rắn rỏi với
 “Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
 Heo hút cồn mây súng ngửi trời
 Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”
Nhưng có lúc thật nhẹ nhàng man mác như mênh mang “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. Chính vì thế mà Xuân Diệu có nhận xét “Đọc thơ Quang Dũng như ngậm nhạc ở trong miệng”. Tất cả đã làm nên một “Tây Tiến” để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc và “sống muôn đời cùng núi sông”- ý của Giang Nam.
 Trở lại với thơ ca trung đại, trong lòng bạn đọc không khỏi không xúc động trước hiện thực cuộc sống mà Nguyễn Du phản ánh qua những trang Kiều với một ngòi bút bậc thầy của một nhà đại thi hào dân tộc. Nhà thơ cũng đã khắc họa những mặt trái của xã hội phong kiến lúc bấy giờ với sức mạnh của thế lực đồng tiền đã làm cho cô Kiều- người con gái đẹp, tài sắc vẹn toàn phải “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”. Nguyễn Du cũng đã khắc họa những bản chất xấu xa của các nhân vật Tú Bà, Hoạn Thư  như nhân vật Tú Bà với ngoại hình
 “Thoắt trông lờn lợt màu da
 Ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao”
 Qua cách dùng những ngôn từ nôm na nhưng đầy sức đay nghiến, đã lột tả được bản chất xấu xa của nhân vật Tú Bà. Với việc sử dụng thành công thể thơ lục bát, ngôn ngữ thơ giàu sức gợi, Nguyễn Du đã tạo ra một thi phẩm để đời. Như Mộng Liên Đường đã nhận xét về “Truyện Kiều”: “Như có máu rỏ trên đầu ngọn bút, nước mắt thấm qua trang giấy”. 
 Không chỉ có ở thơ ca mà ý kiến trên đã nhận xét ở văn chương nói chung, cái đẹp của văn học nghệ thuật bàn đến. Sự phám phá vẻ đẹp cuộc sống một cách nghệ thuật đã mang lại những trang văn xuôi với những xúc cảm sâu sắc trong lòng người đọc. Phản ánh chân thực đời sống con người, nhà văn Thạch Lam đã hướng ngòi bút của mình đến với cuộc sống của những người dân nghèo nơi phố huyện. Nhân vật Liên và An được tác giả khắc họa rất chân thực qua cuộc sống mưu sinh hằng ngày và cuộc sống của những người dân khác như bà cụ Thi điên, mẹ con chị Tý. Cái đẹp của cuộc sống mà Thạch Lam đã đem lại qua những trang văn của mình là cái đẹp của tình yêu thương. Sáng tác của Thạch Lam nói chung và “Hai đứa trẻ” nói riêng mang đẫm tinh thần nhân văn ở những nghĩa cử cao đẹp của con người dành cho nhau. Những người dân ở phố huyện nghèo trong sáng tác của nhà văn mang đậm chất trữ tình ấy dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng họ luôn chia sẻ và gần gũi nhau. Hành động nhỏ bé khi Liên rót rượu cho bà Thi điên hay lời hỏi thăm ân cần với mẹ con chị Tí cũng là những điểm sáng nghệ thuật đã thắp lên nhưng “tia sáng ấm lòng”. Đọc “Hai đứa trẻ” ta còn bắt gặp cái đẹp của khát vọng, của ước mơ “Chừng ấy người trong bóng tối còn mơ ước một cái gì tươi sáng hơn cho sự sống hàng ngày của họ”. Cái ánh sáng ấy chính là ánh áng của đoàn tàu đi qua phố huyện mà mỗi đêm chị em Liên trong ngóng. Cái ánh sáng đó đã mang lại một niềm khao khát về sự đổi thay. Hơn hết, các nhân vật đều mong muốn một cuộc sống tốt đẹp hơn, một cuộc sống “tràn ngập ánh sáng”. Đây có lẽ là thông điệp nhà văn muốn hướng đến người đọc “con người hãy cứ ước mơ dù ước mơ ấy còn mơ hồ”. Bức tranh cuộc sống nơi phố huyện ấy được đánh dấu bởi một ngòi bút mang đậm chất thơ. Sự “khám phá một cách đầy nghệ thuật” trong ngòi bút của Thạch Lam ở ngòi bút trữ tình nhẹ nhàng man mác. Nhà văn không đi sâu vào việc xây dựng cốt truyện với những tình tiết nổi bật, không tập trung vào những xung đột mâu thuẫn mà chủ yếu khai thác diễn biến nội tâm nhân vật. Hình ảnh đời thường, ngôn ngữ giản dị nhẹ nhàng, gọng văn man mác chính là chất thơ thấm đượm của trang văn Thạch Lam đã ghi dấu trong lòng người đọc. “Truyện Hai đứa trẻ có một hương vị thật là man mác, nó gợi một nỗi niềm thuộc về quá vãng đồng thời cũng gióng lên một cái gì đó còn ở tương lai. Đọc “Hai đứa trẻ” thấy bận bịu vô hạn về một tấm lòng quê hương êm mát và sâu kín”- Nguyễn Tuân. Qua đây ta thấy mọi tác phẩm văn chương đều phản ánh cuộc sống đời thường một cách chân thực, được nhìn, cảm nhận qua phong cách rất riêng, thể hiện rõ những câu chuyện của đời sống với cách khám phá nghệ thuật qua con mắt người nghệ sĩ.
 Ý kiến trên đã cho người đọc thấy được bản chất của văn chương, nghệ thuật, nói chung là phản ánh một cách chân thực cuộc sống đời thường của con người. Và được cảm nhận qua những phong cách mới lạ, đậm đà tính nghệ thuật. Điều đó ta cũng thấy rõ qua các tác phẩm văn học nước ngoài như truyện “Cô bé bán diêm” của Andexen cũng đã khắc họa chân thực cuộc sống của người dân, con người nhỏ bé lúc bấy giờ phải chịu nhiều khó khăn thiếu thốn. Hay tác phẩm “Người trong bao” tác giả khắc họa nhân vật của mình bằng bút pháp biếm họa trào lộng đã làm nổi bật lên hình ảnh một con người với lối sống khép kín, luôn tự thu mình vào cái thế giới của riêng mình. Qua đó cho chúng ta thấy dù là văn học trong nước hay ngoài nước thì mỗi nhà thơ nhà văn đều phản ánh một cách chân thực cuộc sống của con người. Văn học khi phản ánh chân thực về cuộc sống đời thường thì thường làm cho người viết thể hiện được “cái tôi” của chính mình qua phong cách nghệ thuật độc đáo, rất riêng của mình, để rồi mang lại cho người đọc nhiều tác phẩm hay, xuất sắc. Còn với người đọc được nhìn nhận cuộc sống đời thường của mình qua tác phẩm văn chương quả là một điều thú vị, giúp cho người đọc có cái nhìn đa chiều, toàn diện trên nhiều góc độ của cuộc sống, cần tìm hiểu tác phẩm văn chương trên các phương diện nội dung và nghệ thuật để thấy được sự sáng tạo của mỗi nhà văn nhà thơ. Qua các tác giả như Quang Dũng, Nguyễn Minh Châu với những tác phẩm của mình đã mang đến cho văn học dân tộc thêm phong phú, đa dạng.
 Có thể nói cái đẹp của văn chương đem lại thật đẹp, nó phản ánh một cách chân thực sự thật của đời sống con người, mang đến cho người đọc nhiều góc độ, cách nhìn nhận cuộc sống. và được thể hiện qua phong cách nghệ thuật rất riêng. Đúng như nhận xét của Nam Cao về văn chương: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay chỉ biết làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho, văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa có”.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng xét duyệt SKKN Sở GD – ĐT Nam Định 
Họ và tên: Phạm Thị Thanh Nhàn
Năm sinh: 24/11/1978
Nơi công tác: Trường THPT C Nghĩa Hưng, Nam Định.
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Ngữ văn
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100 %.
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Hướng dẫn học sinh sử dụng kiến thức lí luận văn học trong bài văn nghị luận”.
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Bộ môn Ngữ văn, chương trình Ngữ văn lớp 11, 12 THPT.
Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Năm học 2018 - 2019 và 2019 – 2020.
Mô tả bản chất của sáng kiến: Sáng kiến đã hệ thống được những dạng đề thường gặp khi học sinh làm bài văn lí luận văn học được đem áp dụng để giảng dạy cho học sinh trong chương trình Ngữ văn. Bài viết đã hướng dẫn học sinh cách thức thực hiện các bước cụ thể, hướng dẫn học sinh kĩ năng. Từ đó học sinh biết vận dụng vào trong quá trình làm bài để đạt được kết quả cao.
Những điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: sách giáo khoa Ngữ văn THPT, không gian lớp học và các phương tiện kĩ thuật hỗ trợ cho quá trình giảng dạy, ôn tập. Các tài liệu tham khảo.
Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Học sinh hiểu được bản chất và tác dụng của lí luận văn học, thấy được vai trò của lí luận văn học trong qúa trình làm bài văn. Học sinh đã nhận thức được các dạng đề làm văn từ đó có kĩ năng phân tích đề, xác định các luận điểm cơ bản. Từ đó đã nâng cao được tinh thần tự học, biết ứng dụng kiến thức vào thực tiễn của bản thân. Đặc biệt học sinh đã nâng cao được kĩ năng làm văn nghị luận văn học cho mình và đã đạt được kết quả đáng ghi nhận trong quá trình kiểm tra và các kỳ thi.
	Tôi xin cam đoan mọi thông tin trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật
 Nghĩa Hưng, ngày 01 tháng 10 năm 2020
 Người nộp đơn
 PHẠM THỊ THANH NHÀN
 SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT C NGHĨA HƯNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
GIẤY CHỨNG NHẬN SÁNG KIẾN
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT C NGHĨA HƯNG 
Chứng nhận
Bà Phạm Thị Thanh Nhàn- giáo viên trường THPT C Nghĩa Hưng. 
là tác giả của sáng kiến: “Hướng dẫn học sinh sử dụng kiến thức lí luận văn học trong bài văn nghị luận”.
Số: 
Nghĩa Hưng, ngày ... tháng... năm 2020
TM. HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CƠ SỞ 
HIỆU TRƯỞNG
Giấy Chứng nhận sáng kiến số:
1. Tóm tắt nội dung sáng kiến:
 Sáng kiến đã nêu đã nêu bật được vấn đề thực tế đang đặt ra, vấn đề nghiên cứu phù hợp với yêu cầu của bộ môn trong nhiều năm gần đây. Bài viết đã phân tích được các dạng đề bài áp dụng kiến thức lí luận văn học và các bước triển khai cụ thể các dạng đề. Đề tài đã hướng dẫn học sinh cụ thể về các thức giải quyết các vấn đề từ việc nhận dạng đề, phân tích các yêu cầu của đề, hướng dẫn học sinh tìm hiểu các kiến thức về lí luận để áp dụng vào làm văn. Sáng kiến đã định hướng cho học sinh vận dụng theo từng bước: Hiểu về lí luận văn học, sưu tầm học hỏi các kiến thức về lí luận văn học, viết các dạng đoạn văn có sử dụng kiến thức lí luận, sử dụng kiến thức lí luận trong từng phần của bài văn, vận dụng kiến thức lí luận vào các dạng bài cụ thể.
2. Lợi ích kinh tế - xã hội có thể thu được do áp dụng sáng kiến:
Với giáo viên càng nhận thấy cái hay, cái đẹp, sự phong phú và ý nghĩa sâu sắc của văn chương. Cũng qua việc hướng dẫn các giáo viên đã hình thành cho mình những kĩ năng quan trọng trong việc hướng dẫn học sinh lập dàn ý. Từ đó nhận ra trách nhiệm của bản thân mình với công việc, nhận ra bài học cho bản thân mình.
 Với học sinh: Sáng kiến có khả năng áp dụng rộng rãi cho các dạng bài ở các cấp độ khác nhau và cho nhiều đối tượng học sinh ở các mức độ nhận thức khác nhau. Sau khi được hướng dẫn một cách kĩ lưỡng, học sinh sẽ nắm được kĩ năng, các em sẽ không còn lúng túng với dạng đề này. Lúc này với nhiều học sinh đã thấy đây là dạng đề thú vị vì sẽ phát huy được khả năng cảm thụ văn chương. Mỗi em có cách cảm thụ rất phong phú. Bên cạnh việc có kĩ năng tốt trong dạng đề này, học sinh cũng sẽ có niềm yêu thích hơn với văn chương. Từ dạng đề này với việc rèn luyện nghiêm túc về kĩ năng học sinh sẽ có những thói quen tốt trong việc vận dụng kĩ năng vào các dạng đề khác.
Việc áp dụng sáng kiến đã có được những kết quả đáng ghi nhận:
+ Các lớp dạy đều có kết quả đứng đầu trong nhóm (trong khối).
+ Nhiều năm liền, kết quả thi Tốt nghiệp (nay là thi THPT Quốc gia) đứng đầu trong tổ. 
+ Năm học 2018- 2019, có học sinh đạt 9 diểm trong kỳ thi TH PTQG (trong số 25 điểm toàn tỉnh), có nhiều em đạt từ 8 điểm trở lên, cá nhân lớp xếp tốp đầu, toàn trường trong tốp 10.
+ Năm học 2019 – 2020, thi THPT quốc gia, toàn trường xếp thứ 9 (toàn tỉnh)
+ Kết qủa HSG tỉnh: Các năm trực tiếp lãnh đội đều có giải đồng đội. Có giải cá nhân tốp cao. 
 Sáng kiến có thể áp dụng vào việc rèn luyện các dạng đề làm văn trong chương trình Ngữ văn lớp các cấp học từ THCS, THPT đặc biệt phát huy hiệu quả ở học sinh lớp 11, 12 vì các em đã có khả năng hiểu sâu các vấn đề về văn học và có khả năng lập luận tốt. Từ đó bài viết sử dụng trong giờ ôn tập, phụ đạo học sinh để nâng cao kĩ năng làm văn nghị luận

File đính kèm:

  • docxskkn_huong_dan_hoc_sinh_su_dung_kien_thuc_li_luan_van_hoc_tr.docx