SKKN Hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức liên môn tìm hiểu về phẩm chất, năng lực của con người trong truyện cổ tích Ngữ Văn Lớp 6

Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá XI) đã thông qua Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.”

Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh các tri thức và kĩ năng nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.

doc 15 trang Trang Lê 08/04/2025 120
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức liên môn tìm hiểu về phẩm chất, năng lực của con người trong truyện cổ tích Ngữ Văn Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức liên môn tìm hiểu về phẩm chất, năng lực của con người trong truyện cổ tích Ngữ Văn Lớp 6

SKKN Hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức liên môn tìm hiểu về phẩm chất, năng lực của con người trong truyện cổ tích Ngữ Văn Lớp 6
ọc về kĩ năng sống , tôi đã xây dựng hệ thống câu hỏi:
1. Vì sao mẹ con Lí Thông lừa Thạch Sanh đi canh miếu?
2. Vì saoLí Thông không được công chúa đoái hoài ?
3. Nếu là mẹ của Lí Thông, em có đồng tình với việc của Lí Thông không?
4. Mẹ Lí Thông có phải là người mẹ xấu không?
5. Vì sao mẹ con họ bị sét đánh?
Tương ứng với cac câu hỏi trên, tôi dự kiến các bài học mà học sinh có thể vận dụng:
Bài học/Ý nghĩa giáo dục
1.Trên đường đời, có rất nhiều chông gai cản bước: ích kỷ, đố kỵ...
2.Hôn nhân không có tình yêu thì không hạnh phúc.
3.Không gây tội ác. Không vi phạm pháp luật. Sống theo pháp luật. Cạnh tranh lành mạnh
4.Khi đánh giá, cần có cái nhìn tổng thể, toàn diện, tránh phiến diện.
5.Tha thứ, nhân hậu độ lượng.
Ác giả ác báo.
Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.

A3.Nhân vật công chúa
Là một nhân vật thụộc tuyến chính diện, công chúa góp phần không nhỏ trong hành trình tìm công lí của Thạch sanh. Phần này tôi cho học sinh khai thác câu hỏi 4 ở SGK.Vì vậy, tôi dành những câu hỏi nhỏ để HS tìm hiểu về nhân vật này:
1. Vì sao công chúa nghe tiếng đàn nhận ra oan ức của Thạch Sanh?
2. Vì sao Lí Thông không được công chúa đoái hoài ?
3. Vì sao công chúa chọn Thạch Sanh?
Bài học/Ý nghĩa giáo dục
1.Cần nhạy bén, có ân có nghĩa, biết ơn người giúp mình
Cần tự thể hiện, cần chỉn chu, lịch sự, xinh đẹp trước tập thể. Biết yêu quý bản thân.
Yêu lao động, chăm chỉ, khéo tay tạo ra sản phẩm tốt ( âm nhạc một môn nghệ thuật lay động lòng người) 
2.Hôn nhân không có tình yêu thì không hạnh phúc.
3.Sống tốt ắt có bạn tốt.
Sau khi cùng học trò rút ra bài học qua nhân vật công chúa, tôi gợi dẫn cho học sinh hiểu: 
-Nhân vật công chúa là mô-típ người câm quen thuộc trong truyện cổ tích. Đây là một sự hình tượng hoá các nhân vật đang mang chịu một nỗi uất ức hay che giấu một điểu bí mật nào đó chưa thể hoặc không thê’ tiết lộ ra. Đó cũng là một hình thức “giãn cách” thời gian tạm thời để chờ đợi sự xuất hiện của nhân vật chính. Nàng công chúa trong truyện Thạch Sanh không nói gì như một hình thức từ chối/ không nhận kẻ giả mạo Lý Thông. Chỉ đến khi nghe tiếng đàn của Thạch Sanh (nhân vật chính đã xuất hiện trở lại), công chúa mới lên tiếng để trao cho Thạch Sanh cơ hội vạch mặt kẻ giả mạo.
- Nếu công chúa không bị câm thì có thê’ nàng sẽ nói cho nhà vua biết toàn bộ sự thật và câu chuyện sẽ đi theo một kết cục khác. Tuy nhiên, đó không phải là dụng ý của tác giả dân gian. Chức năng giải mã bí mật, phơi bày sự thật, vạch mặt kẻ giả mạo trong câu chuyện này không được đặt ở nhân vật công chúa.
2. Ý nghĩa chi tiết kì ảo, nhân vật thần kì
Trong truyện cổ tích, chi tiết kì ảo là môtip quan trọng góp phần tôn vinh nhân vật chính, cụ thể ở truyện Thạch Sanh, các chi tiết kì ảo giúp cho Thạch Sanh nhiều lần chiến thắng cái ác tạo nên tính hấp dẫn của truyện, cho nên tôi dành cho học sinh 3 phút thảo luận về đặc điểm, ý nghĩa các con vật, đồ vật kì ảo. Từ đó học sinh nhận rõ hơn đặc trưng của thể loại cổ tích không thể thiếu các chi tiết kì ảo, nó giúp cho câu chuyện hấp dẫn và giúp nhân vật chính đổi đời. Đó cũng là mong ước lớn của nhân dân- người tốt ắt sẽ được đền đáp xúng đáng.
Bài học/Ý nghĩa giáo dục
- Tiếng đàn thức tỉnh nỗi nhớ, giãi bày tình cảm, tình yêu, giải oan 
đòi hỏi công lí, cảm hóa kẻ thù, gìn giữ mối quan hệ bang giao, tinh thần nhần đạo, tư tưởng yêu hòa bình.
-Giaó dục Quốc phòng an ninh: yêu nước, bảo vệ đất nước trong mọi hoàn cảnh.
- Niêu cơm thần ấm lòng mát dạ là niêu cơm của tình thương, lòng nhân ái, yêu lao động, ước vọng đoàn kết để các dân tộc được sống hòa bình yên ổn
-Vũ khí diệt trừ cái ác
-Cần đấu tranh loại bỏ cái xấu, cái ác trong cuộc sống.
3. Kết thúc truyện:
HS tìm hiểu cách kết thúc truyện trong cổ tích thường theo kết quả có hậu. điều này cũng phẩn ánh ước mơ nguyện vọng của nhân dân.
Bài học/Ý nghĩa giáo dục
- Ở hiền gặp lành
Bao dung độ lượng
Thật thà trung thực
Không tham lam, lừa lọc. 
Cùng với tìm hiểu kết thúc theo bản kể ở sach giáo khoa, giáo viên gợi dẫn cho HS tìm hiểu những cách kết thúc khác( câu hỏi 8SGK) và giảng cho trò hiểu: Văn học dân gian được truyền miệng nên có tính dị bản, vì thế có nhiều cách kết thúc truyện. Các cách kết thúc truyện đều gắn với giải thích hiện tượng, sự vật trong tự nhiên khiến cho câu chuyện cổ tích xa xưa rút ngắn khoảng cách mà trở nên gần gũi với cuộc sống hiện tại, được nhân dân tin là có thật:
Nhưng lạ lùng thay, nhân dân thông minh
Không hề lừa ta dù ca dao, cổ tích
Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật
Biết bao nhiêu hành phúc có trên đời. 
Dẫu phải cay đắng dập vùi
Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu
Cây khế chua có đại bàng đến đậu
Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta
( Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm )
	Trên đây là toàn bộ câu hỏi hướng tới giáo dục phẩm chất năng lực cho học sinh ở khâu Khám phá văn bản,trong khuôn khổ bài viết giới hạn, những phần khác xin pháp được trình bày ở các bài viết sau.
2.2 Câu hỏi khai thác truyện Cây khế
1.Vì sao tác giả chọn cây khế để làm tên truyện?
2.Xác định thời gian, không gian của truyện Cây khế?
3.Tại sao tác giả dân gian không đặt tên riêng cho nhân vật?
4. Vì sao người em bị ngược đãi?
5. Hành động chia của của người anh có đúng luật phân chia tài sản hiện nay không?
6. Diễn biến tâm lý, hành động và ngôn ngữ nhân vật người anh qua những lần trao đổi ý kiến với người em?
7.Việc vợ chồng người anh chỉ ngồi ăn và chờ chim phượng hoàng đến thể hiện điều gì?
8. Bản chất đạo đức của người em theo nội dung cốt truyện?
9.Vì sao người em trở nên giàu có, sung sướng, hạnh phúc?
10.Ý nghĩa của hình tượng chim thần trong truyện?
11.Tín hiệu thẩm mỹ của truyện Cây khế?
12.Nếu em là người anh cả, em có xử sự với em ruột của mình như thế không?
13. Để tránh trường hợp tranh giành của cải, mọi công dân cần làm gì?
14. Tính thời sự của truyện cổ tích Cây khế?
15.Kể tên một số truyện cổ tích cùng motip “người em út” trong văn học dân gian Việt Nam?
16. Hãy xác định nguồn gốc của truyện Cây khế?
 Bài học/Ý nghĩa giáo dục
1.Nhắc nhở cội nguồn: Nước Việt Nam là một nước nông nghiệp, có hoa quả miền nhiệt đới: khế, me, ổi... (Quê hương là chùm khế)
2+3 Xã hội phong kiến Việt Nam đầy rẫy bất công, nhân dân lao động muốn vươn lên đổi đời.
4.“Anh em như chân với tay
Đói no cùng cậy, dở hay đỡ đần”
Anh em (ruột) càng cần yêu thương, giúp đỡ nhau. Khi cha mẹ qua đời càng cần đùm bọc nhau.
Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
5.Cần tuân thủ luật pháp về quyền thừa kế tài sản, quyền bình đẳng, nghĩa vụ của con cái trong gia đình.
6.Cần sống tử tế, trọng nghĩa tình./Không tham lam
7- Cần chăm chỉ lao động
- Tham lam
8.Cần sống nhân hậu, sống tử tế: biết chia sẻ, cùng chung tay giúp người yếu thế trong xã hội.
9.Yêu lao động, sống lương thiện, tử tế, nhân hậu sẽ được hạnh phúc.
10.Giúp nhân dân thực hiện chân lý: “Ở hiền gặp lành”, “Tham thì thâm”.
11.Tinh thần lạc quan của nhân dân lao động.
12.Không vi phạm pháp luật./Làm gương sáng cho em./Làm giàu chính nghĩa.
Báo hiếu cha mẹ.
13.Nghiên cứu, áp dụng và thi hành luật.
Đấu tranh tự giác, không đấu tranh tự phát.
14.Sức sống mãnh liệt của văn học dân gian – tài sản tinh thần của mỗi dân tộc.
15.Trí tưởng tượng phong phú của nhân dân ta.
16.Văn hoá Việt Nam – văn hoá phương Đông (khác văn hoá phương Tây)
III.3. Tính mới của sáng kiến: 
+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến: 
Dưới sự chỉ đạo xuyên suốt của lãnh đạo nhà trường, tôi thường xuyên thực hiện việc dạy tích hợp liên môn đã và đang tạo ra được những hiệu ứng dây chuyền trong quá trình từng bước đổi mới phương pháp dạy - học trong những năm gần đây.
	Nội dung của dạy tích hợp liên môn mang tính thực tiễn khách quan hơn giúp cho bài học trở nên sinh động, thu hút với các em, không gây nhàm chán mà tạo động lực để các em sáng tạo, tự tư duy theo cách suy nghĩ của bản thân. Những kiến thức được các em vận dụng ngay vào giải quyết những vấn đề thực tiễn, ít học vẹt.
Trong mỗi giờ dạy, giáo viên luôn được những tư liệu bổ ích về các kiến thức nằm ngoài sách giáo khoa từ nhiều môn học khác nhau để bổ sung cho tiết dạy sinh động hơn. Học sinh có sự hứng thú đặc biệt trong các giờ học tích hợp kiến thức liên môn bởi nhiều lí do: câu hỏi gợi mở phát huy được tư duy sáng tạo của học sinh, nhiều ví dụ minh họa cụ thể, nhiều liên hệ thực tế tới các vấn đề của đời sống hiện nay tạo được sự chú ý cho các em ngay từ phần giới thiệu bài đến phần củng cố dặn dò; giúp các em có được tâm thế khám phá và hiệu quả tiếp thu bài chuyển biến rõ rệt.
- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
1. Môn Ngữ Văn ở trường phổ thông bao gồm các phân môn tiếng Việt, Tập làm văn và Văn bản. Trong các phân môn này không phải phân môn nào và không phải bài nào, phần nào của mỗi phân môn,không phải bất cứ tiết nào, bài nào cũng đều có thể ứng dụng tích hợp liên môn giảng dạy được. Muốn ứng dụng dạy tích hợp liên môn thật sự hiệu quả phải chọn các nội dung, các vấn đề phù hợp.
2. Trong dạy – học Ngữ văn, chỉ nên dạy học liên môn khi thật cần thiết và sử dụng với tỷ lệ ít hơn so với các dạng hoạt động khác (như thuyết giảng, đàm thoại, thảo luận nhóm, phát vấn, nêu vấn đề) và vấn đề đó cần phải gắn với thực tiễn. 
3. Hiện nay, kế hoạch bài học của giáo viên thường được thiết kế một cách khoa học, tổ chức thành các hoạt động của học sinh nên giáo viên cần phải cân nhắc những nội dung chính, biết đánh giá và lựa chọn thông tin, đưa vào bài học những kiến thức liên môn với dung lượng phù hợp, tránh sa đà biến giờ học Văn thành giờ học kĩ năng sống. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần lưu ý đến khả năng tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của học sinh để có hướng điều chỉnh kịp thời.
4. Một điều đáng lưu ý là cần hiểu đúng việc dạy học tích hợp liên môn chỉ hỗ trợ đắc lực cho đổi mới phương pháp dạy học, bởi vì quá trình giáo dục con người cần phải kết hợp giáo dục tâm lí, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ... Xác định điều này, trong quá trình giảng dạy giáo viên cần kết hợp còn những năng lực chuyên môn Ngữ văn, được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số hoạt động giáo dục nhất định (Phần này tôi chưa đề cập tới do dung lượng có hạn của đề tài).
5.  Để góp phần đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên phải thường xuyên không ngừng tự học để nâng cao trình độ chuyên môn mà còn phải nâng cao khả năng sử dụng vi tính, thiết kế bài giảng điện tử và cập nhật thông tin qua mạng, vận dụng kiến thức tích hợp liên môn để dạy học có hiệu quả cao..
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Từ xưa đến nay, chúng ta dạy các truyện cổ tích thường gói gọn trong bài học “ở hiền gặp lành; ở ác gặp ác”.Nhưng cùng motip “mẹ ghẻ - con chồng” như truyện cổ tích Tấm Cám của ta, người Mỹ dạy Cô bé lọ lem giúp học sinh rút ra tới 6 bài học ( Cần đúng giờ, ăn mặc lịch sự, tự yêu thương bản thân, cần có bạn bè, yêu quý người thân, biết giành cơ hội). Thiết nghĩ đã đến lúc thay đổi nhanh, mạnh và toàn diện cách khai thác bài học để giúp học sinh phát triển tư duy, mở rộng tầm nhìn, vận dụng kiến thức đa ngành để nhìn nhận các vấn đề xã hội;từ đó, người học có thể rút ra bài học cho bản thân, biết tự điều chỉnh để hoàn thiện nhân cách, trau dồi kĩ năng sống, tuân thủ pháp luật
Để thay đổi cách dạy đơn điệu, phiến diện trong sách giáo khoa cũ, tôi nghĩ rằng cần vận dụng linh hoạt sáng tạo tri thức của nhiều ngành khác nhau như đạo đức, tâm lí, ngôn ngữ, pháp luậtGiáo viên dẫn dắt học sinh cùng tham gia khám phá tìm hiểu tác phẩm thông qua hệ thống câu hỏi mở khiến bài học trở nên cuốn hút, khai thác kiến thức sâu rộng. Học sinh không chỉ thấy được giá trị của tác phẩm văn học mà còn thấy được giá trị văn hóa – xa hội – giáo dục, tính thời sự của nó từ đó khẳng định sức sống mãnh liệt của văn học dân gian trong lòng dân tộc.
Qua sự quan sát không khí học tập, tiến trình học tập của học sinh và trao đổi trực tiếp với học sinh, tôi nhận thấy do bị ảnh hưởng của cách học tập truyền thống nên trong phần ghi nhớ bài học thường chỉ rút ra được từ một đến hai bài học nhận thức. 
Ví dụ Thạch Sanh (Sách giáo khoa Ngữ Văn cũ) nêu ra bài học (ảnh chụp minh họa):
Tôi đã tiến hành so sánh bài học nhận thức của cách dạy truyền thống với cách dạy tích hợp liên môn với cùng truyện Thạch Sanhthì kết quả như sau:

Cách dạy truyền thống
Cách dạy tích hợp liên môn
Bài học nhận thức
2 bài học: ước mơ niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình
16 bài học:
+ Nhắc nhở công lao người anh hùng, người dũng sĩ diệt chằn tinh, đại bàng cứu người bị hại vạch mặt kẻ vong ân, chống quân xâm lược
+Cân nhắc trước khi quyết định mọi việc
+Trên đường đời, có rất nhiều chông gai cản bước: ích kỷ, đố kỵ...
Năng lực phẩm chất
- 2 phẩm chất là nhân ái và yêu nước
- Năng lực: chưa đề cập tới
- Phẩm chât: Yêu nước, nhân ái, trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ
- Năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ
Với truyện Cây khế và Vua chích chòe mới được đưa vào sách giáo khoa nhưng thông thường người đọc chỉ rút được từ một đến hai bài học qua mỗi truyện (Ví dụ bài học về không được tham lam, kiêu ngạo...) còn vận dụng tích hợp liên môn, tôi đề xuất tới 15, 16 bài học và hướng tới phát triển cho học sinh 5 phẩm chất (như nhân ái, yêu nước, trung thực,trách nhiệm, chăm chỉ) và 5 năng lực cốt lõi (Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ). So với cách tiếp cận truyện dân gian theo cách truyền thống, tôi nghĩ rằng đây là một cách để giúp các em học tập truyện dân gian hứng thú và hiệu quả hơn.	
* KẾT QUẢ KHẢO SÁT CỦA HỌC SINH LỚP 6 TRƯỜNG THCS SAU KHI TRIỂN KHAI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Tổng số
 Giỏi
 Khá
Trung bình
Yếu
 Kém
6B = 39
3
18
18
0
0
6D = 34
3
15
16
0
0

Đất nước đã và đang hội nhập sâu, rộng trên tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên, hội nhập nhưng vẫn phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Song song với mục tiêu phát triển kinh tế là xây dựng nền văn hóa tiên tiến nhưng đậm đà bản sắc dân tộc. Việc dạy tốt và học tốt chuyên đề văn học dân gian trong nhà trường là một trong những việc làm thiết thực, mang nhiều ý nghĩa. Với vị trí và thế mạnh riêng trong chương trình của trường THCS, môn Văn trước hết giúp người đọc tiếp xúc với vẻ đẹp kỳ diệu và phong phú của tiếng mẹ đẻ, tiếp xúc với vốn văn hóa dân tộc để bồi dưỡng tâm hồn, góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Mỗi giờ Văn luôn hàm chứa những thách thức, nghề nghiệp và đòi hỏi nhiều năng lực sáng tạo đặc thù của giáo viên và học sinh. Câu chuyện đổi mới phương pháp dạy học Văn trong nhà trường THCS vẫn tiếp tục được đặt ra, đòi hỏi mỗi nhà giáo dục, mỗi giáo viên Văn phải tiếp tục tìm tòi, sáng tạo, tiếp tục trải nghiệm, nghiên cứu, học tập để cùng tìm ra những hướng đi phù hợp, tìm ra những giải pháp sư phạm tối ưu.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Thị trấn Phùng, ngày 25 tháng 2 năm 2023

File đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_van_dung_kien_thuc_lien_mon_tim_hieu.doc