SKKN Hướng dẫn học sinh xây dựng và trình bày luận điểm trong văn nghị luận Lớp 8
Văn nghị luận là tiếng nói của trí tuệ, của lí trí, nó thuyết phục người đọc, người nghe chủ yếu bằng nội dung luận thuyết, trong đó trình bày luận điểm cũng đóng vai trò rất quan trọng. Cho nên muốn viết tốt một bài văn nghị luận, chúng ta phải rèn kĩ năng trình bày luận điểm, kĩ năng trình bày lí lẽ, thực chất là mài sắc năng lực tư duy lô gíc, tư duy lí luận, trau luyện óc suy nghĩ khoa học. Bởi vậy, văn nghị luận không chỉ có ý mà cần phải có lí, vì đích của bài văn nghị luận là thuyết phục. kết hợp giữa ý và lý lẽ là đặc trưng nổi bật của văn nghị luận. Lý là cái cốt lõi lô gic của nội dung, nền tảng của sự thuyết phục nội dung. Muốn đạt được mục đích ấy, bài văn nghị luận phải trình bày rõ ràng, chính xác các luận điểm. Luận điểm phải trình bày có hệ thống. Luận điểm trong bài văn nghị luận là những ý kiến, quan điểm chính mà người nói (người viết) nêu ra ở trong bài. Thông qua những ý kiến, quan điểm chính ấy, người nói (người viết) sẽ lần lượt giải quyết một cách trọn vẹn và thấu đáo vấn đề được đề cập tới trong bài văn. Một bài văn nghị luận có thể đưa ra một hoặc nhiều luận điểm khác nhau, tất cả các luận điểm ấy được liên kết, thống nhất với nhau trong một chỉnh thể chặt chẽ. Trong một bài văn nghị luận, luận điểm phải đạt hai yêu cầu: Phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ để làm sáng tỏ toàn bộ vấn đề chính của văn bản.
Trong tập làm văn, công việc xây dựng và trình bày luận điểm có vai trò vô cùng quan trọng để rèn cho học sinh cách viết văn nghị luận. Có thể đánh giá rằng, nếu một học sinh đã tìm được đúng và đủ những luận điểm cần thiết để làm bài, đã sắp xếp những luận điểm đó thành một bố cục hợp lý và đã biết trình bày luận điểm thì với những em đó làm một bài văn nghị luận sẽ không còn là công việc quá khó khăn. Bởi thế, xây dựng và trình bày luận điểm trong văn nghị luận phải được coi là khâu có ý nghĩa quyết định để đưa học sinh từ chỗ chưa biết, chưa thành thạo cách làm bài văn nghị luận đến chỗ biết làm bài và làm bài thành thạo. Nhưng để làm được như vậy quả là khó đối với các em học sinh. Vì thế, để giúp cho các em xây dựng được luận điểm lại biết cách trình bày luận điểm là một việc làm đòi hỏi người giáo viên cần tìm ra phương pháp thích hợp nhất nhằm giải quyết được vấn đề này.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Hướng dẫn học sinh xây dựng và trình bày luận điểm trong văn nghị luận Lớp 8

làm rõ vấn đề “Thuế máu” trong chế độ thực dân, từ đó thuyết phục bạn đọc. Sau đó giáo viên đặt câu hỏi tiếp: Nêú là văn bản nghị luận thì luận đề “Thuế máu” được triển khai bằng hệ thống luận điểm nào? Học sinh cần xác đinh gồm 3 luận điểm: - Chiến tranh và người bản xứ. - Chế độ lính tình nguyện. - Kết quả của sự hi sinh. Cách sắp xếp luận điểm như vậy có ý nghĩa gì? Cần xác định trình tự đặt tên các phần gợi lên quá trình lừa bịp, bóc lột đến cùng kiệt của bọn thực dân. Cách sắp xếp luận điểm theo trình tự như vậy chứng tỏ tinh thần đấu tranh mạnh mẽ và phê phán triệt để của tác giả. Ngay sau khi giảng phần 1 “Chiến tranh và người bản xứ” giáo viên có thể tích hợp được với tập làm văn Ví dụ: Dưới tiêu đề “Chiến tranh và người bản xứ”, tác giả đã trình bày luận điểm 1 bằng mấy luận cứ? Học sinh có thể trả lời: Tác giả trình bày luận điểm 1 bằng 3 luận cứ tướng ứng với 3 đoạn văn. Khi kết thúc văn bản, giáo viên có thể nêu câu hỏi: Văn bản “Thuế máu” đã thể hiện cách viết nghị luận độc đáo của Nguyễn Ái Quốc trên các phương diện nào? Câu hỏi này,giáo viên có thể cho học sinh thảo luận nhóm để trả lời: Văn bản “Thuế máu” đã thể hiện cách viết nghị luận độc đáo của Nguyễn Ái Quốc trên các phương diện: - Giàu chứng cớ từ tư liệu hiện thực. - Tạo thành các hình ảnh biểu tượng khiến lập luận có sức gợi cảm. - Tính nhịp nhàng, giàu âm điệu của lời văn. - Giọng điệu mỉa mai, châm biếm. Như vậy, bằng phương pháp bổ trợ giữa các phân môn cũng góp phần giúp các em khi đọc văn bản nghị luận có thể học tập được cách viết văn, đặc biệt cách trình bày luận điểm của các tác giả như thế nào mà các văn bản lại sinh động và có sức thuyết phục người đọc, người nghe đến như vậy.. Từ đó, các em vừa tích lũy được cho mình những kiến thức, vừa có kinh nghiệm khi viết văn nghị luận các em sẽ không lúng túng khi viết văn nghị luận nữa. 3.2. Hoạt động ngoại khóa. Đây là phương pháp tốt để bổ trợ cho phần xây dựng và trình bày luận điểm. Hoạt động ngoại khóa có thể tiến hành dưới nhiều hình thức như: - Tổ chức thành một buổi - Thực hiện trong một tiết Hoạt động này giáo viên có thể nhờ sự hỗ trợ của tổ bộ môn. Tổ bộ môn chuẩn bị đề cương ngoại khóa theo từng chuyên đề như: - Viết đoạn văn trình bày luận điểm. - Luyện tập viết đoạn văn trình bày luận điểm. - Thi viết văn. Chuyên đề này giáo viên có thể tổ chức hoạt động theo nhóm. Giáo viên có thể đưa ra một luận điểm như: “Đọc sách là công việc bổ ích vì nó giúp ta hiểu biết thêm về đời sống” triển khai luận điểm đó thành một đoạn văn. Giáo viên phân lớp ra làm bốn nhóm, mỗi nhóm một đoạn văn triển khai luận điểm trên. nhóm nào viết nhanh nhất, triển khai sắp xếp luận điểm, luận cứ một cách hợp lí, đoạn văn viết hay, có sức thuyết phục thì nhóm đó sẽ thắng (Sắp xếp thứ tự từ 1đến 4). Giáo viên động viên kịp thời bằng cách cho những điểm tốt đối với nhóm nào viết đoạn văn nghị luận hay, có sức thuyết phục. Với cách này, giáo viên giúp học sinh “Học mà chơi, chơi mà học” các em rất hào hứng học tập. Một trong những hình thức hữu hiệu nữa là giáo viên cho học sinh thi sắp xếp luận điểm. Cách này giúp học sinh có ý thức thi đua học tập. Đầu tiên, giáo viên đưa ra các hệ thống luận điểm. Hệ thống luận điểm này sắp xếp lộn xộn, trong đó có một luận điểm không phù hợp với yêu cầu của bài và thiếu một luận điểm. Các hệ thống luận điểm được viết vào phiếu học tập, giáo viên phát cho học sinh. Yêu cầu học sinh sắp xếp hệ thống luận điểm theo trình tự hợp lí, biết loại bỏ những luận điểm không phù hợp, tìm được luận điểm kết luận để đưa vào cho thích hợp. Trong một thời gian nhất định yêu cầu học sinh phải làm xong. Giáo viên khen ngợi, động viên khuyến khích và cho điểm những em hoạt động tích cực, có cách sắp xếp luận điểm hợp lí. Hoặc giáo viên có thể cho học sinh nối hệ thống luận điểm cột A với cột B hoặc cho hệ thống luận điểm sắp xếp chưa hợp lí, các em xác định cách sắp xép đó đúng hay saihay có những cách khác cho phù hợp, yêu cầu trong thời gian 3 phút. Cách này giúp học sinh có sự tư duy, phán đoán và nhanh nhẹn. Trò chơi “Hái hoa dân chủ” trong đêm văn nghệ cũng là một trò chơi rất hay.Trò chơi này rất hứng thú, giúp các em yêu thích văn nghị luận hơn. Qua hoạt động này, các em sẽ không còn cảm thấy phân môn tập làm văn khô khan hơn các môn khác nữa. Cách làm như sau: Tổ bộ môn chuẩn bị một cây hoa, trong đó có những bông hoa giấy ghi yêu cầu cụ thể ví dụ: + Đoạn văn được trình bày theo những cách nào? + Em hãy đọc một đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch? + Em hãy đọc đoạn văn trình bày theo kiểu quy nạp? +Văn bản “Thuế máu” được trình bày bằng mấy luận điểm? + Cho hai câu chủ đề dưới đây: a) muốn viết tốt một bài văn nghị luận, người làm bài trước hết phải nắm vững lí thuyết làm văn. b)Tuy nhiên, để làm tốt một bài văn nghị luận, người học sinh còn cần phải thường xuyên luyện tập thực hành. Mỗi câu chủ đề trên được viết ra nhằm trình bày luận điểm nào? Theo em, đoạn văn có câu chủ đề (b) có thể nằm ngay sau đoạn văn có câu chủ đề (a) được hay không? Vì sao? v.v Trên đây chỉ là một số phương pháp tiêu biểu mà tôi nghiên cứu và thực hiện giúp cho việc giảng dạy tốt phần văn nghị luận. Trong thời gian tới, tôi sẽ cố găng để tiếp tục tìm ra phương pháp thích hợp và hiệu quả hơn nữa để giúp học sinh say mê học tập làm văn, có kĩ năng viết văn nghị luận thành thạo hơn. VI.KẾT QUẢ THỰC HIỆN Sau khi thực hiện đề tài, tôi thấy có sự cải thiện đáng kể. Cụ thể đọc các bài văn nghị luận mà các em viết, học sinh thực sự đã tiến bộ rõ rệt. Trong hai lớp tôi dạy văn thì lớp 8A không thực hiện đề tài còn lớp 8C thực hiện đề tài bằng các phương pháp trên thì có sự tiến bộ đáng kể. Học sinh lớp 8C đã biết viết đoạn văn và làm bài văn nghị luận trình bày luận điểm. Cách sắp xếp luận điểm trong bài văn của các em nói chung rất hợp lí, khoa học nên bài văn nghị luận có sức thuyết phục hơn. Học sinh không trình bày các luận điểm lộn xộn như trước đây nữa và đến bây giờ các em đã tỏ ra bớt lúng túng hơn khi xây dựng và trình bày luận điểm. Bước đầu các em không còn cảm thấy e ngại khi học phần này nữa, một số còn thấy say mê học tập làm văn hơn. Các em cũng đã hiểu không biết trình bày luận điểm thì mục đích nghị luận sẽ không thể nào đạt được, cho dù các em đã tập hợp đủ các quan điểm, ý kiến cần thiết cho việc giải quyết vấn đề. Qua khảo sát, điều tra, nếu như trước đây từ chỗ học sinh còn chưa biết cách sắp xếp luận điểm thì sau khi thực hiện đè tài 73% học sinh đã biết sắp xếp luận điểm một cách có hệ thống và từ chỗ học sinh chưa biết, chưa thành thạo cách làm bài văn nghị luận đến chỗ đã biết làm và làm bài văn nghị luận thành thạo. Hiệu quả của việc áp dụng sáng kiến của tôi còn được thể hiện rất rõ ở đợt thi học sinh giỏi môn ngữ văn 8 năm học 2017 – 2018 do trường tổ chức. Ba em lớp 8C tham dự thi (mỗi mỗi lớp 3 HS) thì cả ba đều đạt kết quả rất cao. * Kết quả khảo sát thực tế sau khi thực hiện đề tài: 1. Lớp đối chứng: Tên lớp Học sinh thích học văn nghị luận Học sinh biết xây dựng và trình bày luận điểm Học sinh biết viết đoạn văn trình bày luận điểm Học sinh nhận biết và chữa lỗi sắp xếp trình bày luận điểm 8A 50% 55% 60% 50 % 2-Lớp thực nghiệm đề tài: Tên lớp Học sinh thích học văn nghị luận Học sinh biết xây dựng và trình bày luận điểm Học sinh biết viết đoạn văn trình bày luận điểm Học sinh nhận biết và chữa lỗi sắp xếp trình bày luận điểm 8C 73% 87% 87% 72% Hiệu quả sáng kiến còn thể hiện ở kết quả tổng kết môn học cuối năm 2017 - 2018 như sau (Sau khi học sinh đã học cách xây dựng và trình bày luận điểm trong văn nghị luận). Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém TS % TS % TS % TS % TS % 8A 29 6 20,6% 10 34,4% 11 38% 2 8% 0 0 8C 29 10 34,5% 9 31% 10 34,5% 0 0% 0 0 - Qua đối chứng thực tế, tôi thấy kết quả học môn ngữ văn của lớp 8C là cao hơn rõ rệt. - Khi đã biết làm, tôi cũng thấy rằng các em lớp 8C rất thích viết đoạn văn trình bày luận điểm. Đa số các em xác định được hướng làm ngay sau khi cô giáo đưa ra đề bài. Còn học sinh lớp 8A thì lại rất khó khăn khi phải làm bài tập viết đoạn văn trình bày luận điểm. - Từ thực tế như vậy, giáo viên dạy môn Ngữ văn cần phải luôn có sự tìm tòi sáng tạo, đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh. Từ đó giúp các em có hứng thú và say mê học tập, phát huy tính tích cực ,chủ động, sáng tạo của cá nhân mình để không ngừng nâng cao kết quả học tập, đặc biệt là môn ngữ văn. PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ: I. KẾT LUẬN: Để giảng dạy và giúp học sinh thành thạo khi xây dựng và trình bày luận điểm - một công việc vô cùng quan trọng trong việc rèn viết văn nghị luận. Đòi hỏi sự nhiệt tình và phương pháp giảng dạy thích hợp của người giáo viên. Khi hướng dẫn các em thực hành luyện tập, giáo viên luôn nhắc lại phần lí thuyết cơ bản để tạo thói quen đi từ lí thuyết đến thực hành, tránh tùy tiện, qua loa khi rèn luyện. Về phía học sinh cần có sự kiên trì, chịu khó và chuẩn bị nội dung chu đáo trước khi vào luyện tập, các em sẽ bớt lúng túng. Đó là những yêu cầu cần thiết của thầy và trò khi giảng dạy và học phần này. II. KIẾN NGHỊ: Thể văn nghị luận được đưa vào chương trình với một số lượng tiết học tương đối nhiều. Tuy nhiên số lượng sách tham khảo đặc biệt dành cho giáo viên còn rất khiêm tốn . Hơn thế nữa một số sách tham khảo dành cho học sinh tuy tên sách thì khác nhau song nội dung lại trùng lặp, nên người mua thì nhiều mà sử dụng chẳng được bao nhiêu. Vì vậy, tôi mong muốn giáo viên nên có thêm sách tham khảo để làm tài liệu giảng dạy nhằm đạt kết quả cao hơn nữa . Trên đây là những biện pháp tôi rút ra từ thực tế và qua trao đổi, học hỏi đồng nghiệp, có thể còn nhiều hạn chế. Kính mong hội đồng khoa học các cấp xem xét bổ xung đóng góp ý kiến để những kinh nghiệm nhỏ của tôi hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Thái Hòa ngày 15/5/2018 Người viết Nguyễn Thị Thu Hà PHẦN PHỤ LỤC THIẾT KẾ BÀI DẠY Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm trong văn nghị luận Phần chuẩn bị - Trước khi bắt tay vào soạn giảng, giáo viên cần phải có định hướng cho bài giảng của mình - Từ định hướng đó giáo viên thiết kế bài soạn sao cho câu hỏi không vụn vặt xoáy sâu vào các vấn đề cần khai thác. - Phần chuẩn bị kỹ lưỡng của giáo viên sẽ giúp giáo viên tự tin, vững vàng trong vai trò người hướng dẫn và tổ chức lớp học. - Tiết học sẽ đạt kết quả cao khi trò tự đi đến đích trên cơ sở định hướng đúng đắn của thầy. Ngày dạy: Tiết 102: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM A. Mục tiêu bài học Giúp HS : - Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về cách thức xây dựng và trình bày luận điểm. - Vận dụng được những hiểu biết đó vào việc tìm, sắp xếp và trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi quen thuộc. * Trọng tâm: Trình bày luận điểm . B. Chuẩn bị của thầy và trò. + GV: Đọc tài liệu - soạn giáo án . + HS: Học bài , chuản bị bài mới . C. Tiến trình hoạt động. 1 ) Ổn định tổ chức. 2 ) Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS 3 ) Bài dạy. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Em hãy đọc to hệ thống luận điểm trong SGK. Em có nên sử dụng hệ thống luận điểm được nêu ra ở mục II (1) không ? Vì sao ? Vậy khi xây dựng hệ thống luận điểm cần phải đạt yêu cầu gì ? Em hãy trình bày hệ thống luận điểm của mình? GV nhận xét nhanh Cách nêu luận điểm trên học tập của ai ? Trong bài nào ? Nhận xét cách nêu ấy ? Để giới thiệu luận điểm e, có ba bạn HS đã viết 3 cách giới thiệu như trong SGK. Nhận xét của em ? Em hãy viết câu chủ đề giới thiệu luận điểm này ? Nêu vấn đề hướng dẫn mục b. Sắp xếp lại hệ thống luận cứ để luận điểm được trình bày rành mạch sáng rõ. Hướng dẫn luyện tập mục c. Có nên học cách làm theo cách kết đoạn của Trần Quốc Tuấn không ? Có thể biến đổi đoạn văn từ diễn dịch quy nạp được không ? Có ảnh hưởng đến nội dung của đoạn không - Đọc - Thảo luận - trả lời Hệ thống luận điểm chưa thật đầy đủ, chính xác. + Luận điểm a thừa, lạc ý “lao động tốt” cần bỏ. + Thiếu một số luận điểm. + Sự sắp xếp các luận điểm chưa hợp lí. - Trình bày hệ thống luận điểm. Bổ sung ;Đất nước đang cần người tài giỏi để đưa tổ quốc sánh kịp năm châu 2 .Quanh ta đang có nhiều tấm gương của các bạn phấn đấu học giỏi để đáp ứng nhu cầu đó Muốn học giỏi ,muốn thành tài thì trước hết phải chăm học c-e-d - Nghe và sửa chữa. HS đọc lại luận điểm e trong SGK. - Trao đổi, trả lời. - Học tập Trần Quốc Tuấn, trong bài “Hịch tướng sĩ”. Cách học tập này phù hợp, thông minh và sáng tạo - HS nhận xét và viết câu chủ đề, đọc to trước lớp. - Cách 1: Tốt, vì nó vừa có tác dụng chuyển đoạn, nối đoạn lại vừa giới thiệu được luận điểm mới, đơn giản và dễ làm theo. - Cách 2 : Không được vì từ “do đó” dùng để mở đầu câu không có tác dụng chuyển đoạn thực sự. Luận điểm d không phải là nguyên nhân để luận điểm e là kết quả. - Cách 3 : Rất tốt, vì hai câu trên không chỉ giới thiệu được luận điểm mới, nối với luận điểm trước đó mà còn tạo ra giọng điệu thân mật gần gũi. - HS thảo luận, nhận xét. - Cách sắp xếp luận cứ trong SGK là tốt, vì nó đã đảm bảo yêu cầu rành mạch, sáng rõ. Luận cứ trước là cơ sở để tiếp nối luận cứ sau. Luận cứ sau phát triển ý của luận cứ trước. Cứ thế đi đến luận cứ cuối cùng mang tính kết luận. - Có thể theo cách này để kết đoạn. - HS có thể viết các kiểu kết đoạn khác nhau. - Thay đổi câu chủ đề từ đầu đoạn, cuối đoạn (hoặc ngược lại) có khi phải thêm bớt hoặc viết lại cho phù hợp. - Các câu trong đoạn có thể giữ nguyên nhưng có khi phải thay đổi cho phù hợp. 1. Xây dựng hệ thống luận điểm. - Khi xây dựng hệ thống luận điểm cần phù hợp, chính xác theo yêu cầu của đề bài. 2) Trình bày luận điểm . - Có nhiều cách trình bày luận điểm khác nhau. - Khi trình bày luận điểm cần đảm bảo vừa chuyển đoạn, nối đoạn, vừa giới thiệu được luận điểm mới - Cách sắp xếp luận cứ cần mạch lạc, phù hợp. - Kết đoạn có thể có, có thể không tuỳ nội dung, tính chất, kiểu loại của đoạn văn. 4) Củng cố : GV khái quát lại toàn bộ kiến thức 5) Hướng dẫn học bài: Làm bài tập 4. (SGK - 84) phát triển và trình bày luận điểm “Đọc sách là công việc vô cùng bổ ích vì nó giúp ta hiểu biết thêm về đời sống”. Để làm được bài tập này, các em cần tham khảo bài đọc thêm của Go - rơ - ki để rút ra những ý cần thiết cho việc viết một đoạn văn trình bày luận điểm về việc đọc sách theo đề đã cho TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bài tập ngữ văn 8 tập II - Nguyễn Khắc Phi- NXB giáo dục 2. Để học tốt ngữ văn 8 - Nguyễn Thúy Hồng- Nguyễn Hương Lan- NXB văn học. 3. Hướng dẫn tự học ngữ văn 8 tập II - Nguyễn Xuân Lạc - Bùi Tất Tươm - NXB giáo dục 4. Một số kiến thức - kĩ năng và bài tập nâng cao ngữ văn 8 - Nguyễn Thị Mai Hoa - Đinh Chí Sáng - NXB giáo dục 5. Ngữ văn 8 tập II sách giáo viên - Nguyễn Khắc Phi - NXB giáo dục 6. Sách giáo khoa ngữ văn 8 tập II - Nguyễn Khắc Phi - NXB giáo dục Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SỞ Ngày.thángnăm 20 Chủ tịch Hội đồng ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN Ngàytháng..năm 20 Chủ tịch Hội đồng
File đính kèm:
skkn_huong_dan_hoc_sinh_xay_dung_va_trinh_bay_luan_diem_tron.docx