SKKN Kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 9 Trường THCS Thái Hòa – Ba Vì làm tốt kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Giáo viên Ngữ văn không chỉ là người truyền thụ kiến thức cho học sinh mà còn có vai trò tổ chức, hướng dẫn học sinh tìm tòi, khám phá, hiểu biết để cảm nhận, vận dụng kiến thức, kỹ năng Văn học đúng hướng, đúng cách, tránh suy diễn, áp đặt để học sinh tự cảm nhận cái hay cái đẹp của tác phẩm và bộc lộ được những nhận thức của mình. Dạy- học văn nghị luận có vai trò quan trọng trong nhà trường, bởi kiến thức và kĩ năng được rèn luyện trong quá trình học tập về nghị luận và cách nghị luận không chỉ giúp cho học sinh khả năng làm văn mà có tác dụng hình thành năng lực cả về tư duy và sự thành công trong giao tiếp của các em. Ảnh hưởng của văn nghị luận đạt được không chỉ trong phạm vi môn Ngữ văn mà còn lan tỏa tới tất cả các môn học khác ở trường phổ thông. Cũng như các kiểu văn bản khác, ngoài mục đích văn chương, văn bản nghị luận với những giá trị đặc trưng riêng đã đem lại cho người học những phát triển mà mỗi dạng văn bản tạo ra từ chính giá trị của bản thân tác phẩm. Văn bản nghị luận thuyết phục người đọc, người nghe thông qua hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng và những hình ảnh sinh động gắn với thực tiễn. Vẻ đẹp riêng của văn nghị luận vừa cuốn hút hấp dẫn vừa tạo dòng chảy tư duy mạch lạc chặt chẽ trước các vấn đề chính trị xã hội và cả đời sống nhân sinh.

Nghị luận tác phẩm văn học nói chung, tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) nói riêng là một kiểu bài nghị luận có vị trí quan trọng trong chương trình Tập làm văn lớp 9. Thông qua việc đọc và học tác phẩm văn học trong phần đọc hiểu văn bản, học sinh chẳng những có một vốn khá phong phú về kiến thức văn học (tác phẩm, thể loại…) mà các em còn được nâng cao dần về năng lực cảm thụ, phân tích, bình giá tác phẩm… Khi được học phương pháp nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), học sinh được rèn luyện thêm kĩ năng này một cách có hệ thống, được thực hành từng bước cụ thể chi tiết qua một số đề bài trong sách giáo khoa, đề bài do giáo viên sưu tầm. Hơn thế nữa, khi thi vào Trung học Phổ thông đây là một trong hai dạng đề quan trọng chiếm tới nửa số điểm của đề Văn.

doc 20 trang Trang Lê 16/03/2025 210
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 9 Trường THCS Thái Hòa – Ba Vì làm tốt kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 9 Trường THCS Thái Hòa – Ba Vì làm tốt kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

SKKN Kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 9 Trường THCS Thái Hòa – Ba Vì làm tốt kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
ấy trong tấm hình– người cha đích thực của em)
 + Thái độ yêu quý bồng bột, sôi nổi hồn nhiên của bé Thu khi nhận ra sự thật: ông Sáu là người cha mà bé hằng mong nhớ.
 - Luận cứ: Tình cảm của ông Sáu với con.
 + Khi xa con, nhớ con, ngắm con qua tấm hình nên khi gặp con mừng không nén nổi.
 + Thương con nên dù đau khổ trước sự lạnh nhạt của con, ông vẫn cố gắng làm thân, chăm sóc, mong con hiểu ra. Khi không kiềm chế được nỗi thất vọng, ông đã đánh con và sau này ân hận mãi.
 + Ông hạnh phúc khi được con nhận ra ông là cha nó, được nghe tiếng “ba” từ bé Thu.
 + Xa con, ông dồn hết tình thương vào việc làm chiếc lược ngà cho con.
 + Trước khi hi sinh, ông tập trung sức lực cuối cùng nhờ bạn trao cây lược cho con- tình cha con không chết.
Kết bài: Câu chuyện khẳng định chân lí: chiến tranh có thể hủy diệt cuộc sống, 
 nhưng không thể hủy diệt tình cảm gia đình thiêng liêng của con người.
	 Học sinh thường bỏ qua phần này bởi các em có thói quen đọc xong đề là làm ngay. Tôi thường xuyên yêu cầu học sinh lập dàn ý trước khi làm bài và đặc biệt dạy cho các em thấy các lỗi thường thấy khi lập dàn ý để các em có thể tránh:
 Lạc ý: là những ý không đúng với yêu cầu về nội dung và phương pháp nghị luận nêu trong đề bài. 
Ví dụ: Yêu cầu của một bài văn nghị luận là những luận điểm luận cứ, luận chứng mà học sinh lại nêu ý miêu tả hoặc kể chuyện.
 Ý không phù hợp với nội dung: 
Ví dụ: Đề yêu cầu nêu suy nghĩ về nhân vật mà dàn bài lại đưa ra ý phê phán thái độ của nhân vật hoặc đề ra phương hướng giải quyết khác như nêu quan niệm sống, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân tiêu cực hay sa vào bình luận về giá trị tác phẩm và những đóng góp của tác giả. 
 Thiếu ý: có thể thiếu một số ý lớn so với yêu cầu đề bài hoặc một số ý nhỏ. 
Ví dụ: tình yêu làng yêu nước của nhận vật ông Hai trong truyện ngắn làng của tác giả Kim Lân được triển khai thành bốn ý nhỏ mà dàn ý chỉ có ba hoặc hai. 
 Lặp ý: là ý sau lặp lại hoàn toàn ý trước. 
Ví dụ: Với đề bài: Suy nghĩ về tình cha con trong chiến tranh qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng nếu học sinh không khéo triển khai tình cảm của bé Thu với cha và ngược lại tình cảm của ông Sáu với bé Thu thì sẽ dễ lặp ý 
 Sắp xếp ý lộn xộn: Là sắp xếp không theo thứ tự nào, đảo lộn cả giá trị nội dung, nghệ thuật. Đây là hiện tượng viết văn tuỳ tiện, gặp đâu nói đấy, không chuẩn bị kỹ dàn ý. 
 c.3. Hướng dẫn học sinh viết đoạn và liên kết đoạn
 Đây là khâu hoàn chỉnh văn bản. Nếu hai bước trên là định hướng thì ở bước này là bước quyết định, là sản phẩm cuối cùng của người viết.
 Từ dàn ý đã lập, giáo viên hướng dẫn cho học sinh viết từng đoạn sau đó
 liên kết các đoạn lại với nhau.
 Đoạn mở bài: Là đoạn văn khởi đầu, ở đoạn này học sinh phải giới thiệu được vấn đề nghị luận: đồng thời khơi gợi, lôi cuốn người đọc chú ý đến bài làm của mình. Người ta thường nói “đầu xuôi đuôi lọt” bởi vậy mở bài là công đoạn khá quan trọng để tạo ấn tượng ban đầu của người đọc.
	Khi mở bài tôi đã lưu ý học sinh: phải nêu đúng vấn đề được đặt ra ở đề bài, chỉ được phép nêu ý khái quát (không lấn sang phần thân bài)
 Sau đó tôi hướng dẫn cách mở bài: Có hai cách mở bài thông thường: mở bài trực tiếp (giới thiệu ngay vấn đề cần nghị luận) và mở bài gián tiếp (nêu ý kiến có liên quan đến vấn đề cần nghị luận thường là từ đề tài rồi mới vào nội dung nghị luận) từ đó dẫn vào giới thiệu vấn đề.
Ví dụ: Với đề bài Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
 Cách mở bài trực tiếp: 
 Cách 1: Ra đời cách đây hơn 50 năm, nhưng truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, mỗi lần đọc lại vẫn đem đến cho chúng ta niềm xúc động lạ thường. Sức hấp dẫn của tác phẩm không phải chỉ ở cốt truyện ít nhiều li kì, hay tính cách nhân vật khác lạ mà chính là ở nội dung sâu sắc và cảm động của câu chuyện: Tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.( Bài làm của HS)
 Cách 2: Trong đời sống tinh thần của con người, gia đình và tình cảm gia đình là những điều thiêng liêng nhất. Nhưng chiến tranh đã chia cắt những con người trong một mái nhà, khiến người mẹ phải mất con, vợ phải xa chồng, những đứa con sinh ra không được thấy mặt cha. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện một phần trong những điều thiêng liêng ấy. Tình cha con sâu nặng giữa ông Sáu và bé Thu bị chia cắt để lại trong lòng người đọc với sự cảm thông sâu sắc. .( Bài làm của HS)
Cách mở bài gián tiếp: 
 Chúng ta đang sống trong một đất nước hoà bình, được sự dìu dắt, Yêu thương
 của cha mẹ, được đùa vui dưới mái trường đầy ắp tiếng ca. Chúng ta có thể 
quên được chăng những trang sử hào hùng mà các lớp cha anh đi trước đã hi sinh cả tính mạng, cả thể xác lẫn tinh thần, hi sinh cả những hạnh phúc mà lẽ ra các anh phải được hưởng để bảo vệ cho chúng ta có được ngày hôm nay. Chiến tranh, vùng trời của tan thương và chết chóc, của éo le và ngang trái. Những bùi ngùi dấu tận đáy lòng của những người cha lên đường chiến đấu gửi lại quê hương đứa con thân yêu nhất của mình để rồi trong giờ phút hiếm hoi giữa cuộc hành quân nỗi nhớ con không còn dấu được. Tình cảm thiêng liêng ấy càng được thể hiện mãnh liệt hơn trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. .( Bài làm của HS)
 Đoạn thân bài: Từ các luận điểm đã xác định ở dàn ý, giáo viên hướng dẫn học sinh triển khai thành các đoạn văn theo năm cách đã học ở các lớp dưới: diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành, hoặc tổng phân hợp.
 Lưu ý, khi trình bày luận điểm học sinh nên phân tích chứng minh cụ thể, có những lý lẽ chính xác đúng đắn, dẫn chứng thuyết phục, sinh động. Các đoạn văn cần có câu chủ đề, các câu còn lại trong đoạn phải phục vụ cho chủ đề, giữa các đoạn phải có sự liên kết chặt chẽ hài hòa.
Ví dụ: Với đề bài Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết luận điểm 1: Chiến tranh đã khiến gia đình ông Sáu lâm vào cảnh chia li
 Chiến tranh đã khiến ra đình ông Sáu lâm vào cảnh chia ly(1). Ông Sáu thoát li, đi kháng chiến khi đứa con gái đầu lòng chưa đầy một tuổi(2). Suốt tám năm trời, ông chỉ thấy con qua tấm ảnh nhỏ và bé Thu cũng vậy(3). Trong một lần về thăm nhà trước khi nhận công tác mới, ông được gặp con(4). Ngay từ phút đầu nhận ra con ông đã không thể kìm lòng “xuồng chưa cập bến đã nhón chân nhảy thót lên bờ”(5). Chừng ấy năm thương nhớ, người cha không còn có thể chờ lâu hơn được nữa(6). Ông vội “bước những bước dài” đến bên con, rồi bằng tất cả lòng nhung nhớ chất chứa bấy lâu, bật ra tiếng gọi vừa thiết tha vừa đau đớn – tiếng gọi như đã đợi chờ bảy, tám năm rồi(7). Nhưng hệ lụy của chiến tranh quá dài đã tạo nên một tình huống mà chính người cán bộ già dặn như ông Sáu cũng không thể ngờ tới(8). Khi nhìn thấy con gái, ông đã nghĩ rằng con ông sẽ chạy xô vào lòng và ôm lấy cổ ông(9). Nhưng cuộc đời thật éo le(10). Ông Sáu càng hồ hởi bao nhiêu thì bé Thu càng lảng tránh bấy nhiêu(11). Ngược lại hoàn toàn tất cả những gì người cha mong đợi, con bé im lặng, sợ hãi(12). Trong lòng ông Sáu đau đớn, hụt hẫng, thất vọng tột cùng “đứng sững lại đó”, mặt tối sầm, “hai tay buông” như bị gãy, vết thẹo đỏ ửng lên(13). Ông không biết rằng: bé Thu sợ hãi khi gặp ông là bởi vết thẹo trên mặt ông khiến ông trông dễ sợ, khiến ông không giống người đàn ông chụp chung với má nó trong tấm hình nhỏ(14). Một đứa trẻ tám tuổi sẽ cảm thấy sợ hãi khi có một người lạ, mặt đen với vết thẹo đáng sợ tự xưng là ba, lại còn muốn ôm chầm lấy nó(15). Bé Thu đâu biết, vết thẹo ấy là vết tích của chiến tranh đã để lại trên thân thể người cha yêu quý(16). Chiến tranh, bom đạn của kẻ thù đã chia rẽ cuộc sống của hai cha con ông Sáu, cũng như bao gia đình Việt Nam khác đã chịu đựng hy sinh gian khổ để cứu đất nước(17). Đó là một thực tế, là nỗi đau không thể quên đối với nhiều thế hệ người dân Việt Nam(18) ( Bài làm của HS)
 Luận điểm trên người viết đã trình bày bằng một đoạn văn 18 câu, các câu đều đã có sự liên kết chặt chẽ với nhau. 
 Về nội dung: Cả đoạn, người viết đều hướng đến chủ đề làm rõ hoàn cảnh éo le ngang trái của chiến tranh khiến gia đình ông Sáu rơi vào hoàn cảnh chia li (liên kết chủ đề). Các câu văn được sắp xếp theo trình tự thời gian, từ khi cha con ông Sáu chưa gặp nhau đến khi ông được về nhà và ông lên đường về đơn vị (liên kết lô gíc). 
 Đoạn văn được người viết trình bày theo cách diễn dịch.
 - Câu đầu là câu chủ đề, câu chứa luận điểm, các câu còn lại có nhiệm vụ làm rõ cho câu chủ đề 
 - Câu thứ hai, thứ ba, thứ tư kể về hoàn cảnh của cha con ông Sáu, ông đi kháng chiến khi con chưa ra đời, tám năm sau ông mới được về thăm nhà.
 - Câu năm, sáu, bảy kể và miêu tả, nhận xét về hành động, tâm trạng của ông Sáu lần đầu tiên gặp con sau bao năm xa cách. 
 - Câu tám là câu bình và chuyển ý. 
 - Câu chín tiếp tục trình bày suy nghĩ của ông Sáu. 
 - Câu mười là câu nhận xét đánh giá và chuyển ý. 
 - Câu mười một, mười hai trình bày thái độ, tâm trạng sợ hãi, lảng tránh, không nhận ông Sáu là cha của bé Thu. 
 - Câu mười ba vừa nhận xét thái độ đau khổ, thất vọng tột cùng của ông Sáu vừa đưa ra dẫn chứng trong tác phẩm để minh chứng cho nhận xét đó.
 - Câu mười bốn, mười lăm, mười sáu trình bày nguyên nhân vì sao Thu không nhận ông Sáu là ba (do vết sẹo dài trên má ông, cả ông và bé Thu vì thế mà hiểu nhầm dẫn đến bé Thu nhất định không nhận ông là ba nó).
 - Câu mười bảy, mười tám vừa trình bày nhận xét đánh giá của người viết vừa bình về hoàn cảnh chia li của cha con ông Sáu từ đó mở rộng và khái quát ý. 
 Về hình thức: người viết sử dụng một số phép liên kết để liên kết câu trong đoạn văn, cụ thể là:
 - Phép lặp: từ anh – anh Sáu lặp hầu hết các câu văn
 - Phép thế: chừng ấy năm (câu 6)– suốt tám năm trời (câu 3), người cha (câu 6, 12, 16)– ông Sáu, ấy (câu 16)– vết sẹo đáng sợ (câu 15), đó là (câu 18)– toàn bộ phần trình bày ở trên.
 - Phép nối: nhưng (câu 8 nối câu 7), khi (câu 9 nối câu 8), nhưng (10 nối câu 9), ngoài ra còn một số cụm từ cũng mang tính chất nối câu: trong một lần, ngay từ phút đầu, chừng ấy năm, ngược lại hoàn toàn
Qua việc phân tích ví dụ trên học sinh sẽ được học một cách rõ ràng nhất về sự liên kết nội dung và hình thữ(vấn đề không thể thiếu trong làm văn)
 Đoạn kết bài: Khẳng định và khái quát lại vấn đề nghị luận. Đoạn này mang tính chất đánh giá tổng kết, chốt vấn đề. Kết bài không chỉ là khâu hoàn chỉnh bài văn mà còn làm cho bài văn thêm khái quát nâng cao về mọi mặt: tư tưởng, tình cảm, chủ đề và quan niệm sống.
 Có một số cách kết bài thông thường như sau: Có thể tóm tắt khẳng định lại giá trị nội dung nghệ thuật của tác phẩm hoặc tổng hợp những cảm nhận sâu sắc về nhân vật, tác giả, tác phẩm nhưng cũng có khi liên tưởng đến những vấn đề khái quát liên quan.
Ví dụ: Với đề bài Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh
 qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Học sinh có thể
 viết những kết bài như gợi ý sau:
 Kết bài 1: Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm và tổng hợp những cảm nhận sâu sắc về nhân vật. Ví dụ:
 Câu chuyện với những tình huống éo le mà cảm động và diễn biến tâm trạng nhân vật phức tạp được miêu tả hết sức tinh tế đã khiến cho ta rung động trước tình cảm cha con giữa ông Sáu với bé Thu. Chiến tranh có thể hủy diệt được cuộc sống nhưng không thể hủy diệt được tình cảm gia đình thiêng liêng của con người. .( Bài làm của HS)
 Kết bài 2: Tổng hợp những cảm nhận sâu sắc về nhân vật, tác phẩm và liên tưởng đến những vấn đề khái quát liên quan.Ví dụ:
 Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” đã diễn tả chân thực và cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng của cha con ông Sáu. Trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh, tình cảm thiêng liêng ấy càng cao đẹp và ngời sáng. Câu chuyện không chỉ nói lên tình cha con thắm thiết, sâu nặng mà còn gợi cho người đọc suy ngẫm và thấm thía những éo le, đau thương, mất mát mà chiến tranh mang đến cho bao nhiêu con người, bao nhiêu gia đình. Vì vậy mà ý nghĩa tố cáo lên án chiến tranh xâm lược của truyện khá sâu sắc. .( Bài làm của HS)
3.4. Hướng dẫn Học sinh sửa những lỗi đơn giản
 Đây là khâu cuối cùng. Sau khi hoàn thiện bài viết, học sinh cần đọc lại bài viết của mình và sửa những lỗi đơn giản. Bước này thường các em bỏ qua khi làm bài, nhưng lại rất quan trọng để hoàn tất một bài văn.
Tôi đã chỉ cho học sinh thấy những lỗi đơn giản có thể sửa sau khi viết xong bài là: 
- Lỗi chính tả: do phát âm nhầm, do viết nhanh nên viết nhầm như: nhầm phụ âm đầu s/x, d/r/gi, tr/ch.
- Lỗi dùng dấu câu: đặt nhầm dấu phẩy, dấu chấm, sử dụng các câu hỏi, cầu khiếnkhông đúng chức năng.
- Lỗi dùng từ: dùng một số từ chưa đúng nghĩa, sai nghĩa do lẫn lộn những từ gần âm hoặc hiểu nghĩa của từ chưa chính xác, hời hợt.
- Lỗi nhầm đơn vị kiến thức: có một số chỗ nhầm kiến thức như năm sinh, năm mất của tác giả, năm sáng tác của tác phẩm, tên tác giả, tên nhân vật
 Lưu ý: Giáo viên nhắc học sinh trong quá trình làm bài không nên để sai sót, nếu bài viết quá nhiều lỗi phải sửa lại thì nhìn sẽ không khoa học, trình bày không sạch đẹp. Nếu mắc phải những lỗi lớn như nhầm luận điểm hoặc thiếu luận điểm học sinh nên viết thêm đoạn ở phía sau bài làm và chú giải cẩn thận. Đối với những bài viết đó giáo viên cũng nên nhắc nhở và không nên cho điểm tối đa. 
4. Kiểm nghiệm: Số liệu khảo sát cụ thể
Khi chưa áp dụng kinh nghiệm trên(năm học 2019 - 2020) :
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9B
38
2
5,3
7
18,4
20
52,6
9
23,7
0
0

Sau khi áp dụng kinh nghiệm trên(năm học 2017 - 2018) :
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A
35
8
22,8
12
34,4
15
42,8
0
0
0
0
 
 Từ bảng thống kê trên cho thấy các kĩ năng và phương pháp làm bài mà tôi trang bị cho học sinh đã giúp học sinh đạt kết quả cao rõ rệt. Vì vậy tôi sẽ tiếp tục vận dụng kinh nghiệm này vào các năm học sau.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
 Có thể nói rằng khi dạy bài: Cách làm văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) ở lớp 9, để đạt được kết quả như mong muốn thì bản thân người giáo viên phải thực sự có kỹ năng sư phạm, phải có kiến thức sâu, đặc biệt là kiến thức sâu về các tác phẩm truyện; và quan trọng là biết vận dụng linh hoạt các kĩ năng, các phương pháp dạy học đổi mới để xây dựng một hệ thống câu hỏi phù hợp, dẫn dắt, kích thích tư duy của các em... Có như vậy thì bài viết của học sinh mới đạt kết quả cao.
 Với những điều đã trình bày ở trên, chắc chắn bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự chia sẻ, góp ý và rút kinh nghiệm từ các đồng nghiệp nhất là các đồng nghiệp cùng chuyên môn!
 Tôi xin chân thành cám ơn!
XÁC NHẬN
 CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ:
Ba Vì, ngày 02 tháng 5 năm 2021
 Người viết:
 Phùng Thị Xuân Hương
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
SGK Ngữ văn lớp 9 tập I.
SGK Ngữ văn lớp 9 tập II.
SGV Ngữ văn 9 tập II.
Một số kiến thức - kỹ năng và bài tập nâng cao. NXB - GD.
Hướng dẫn tập làm văn 9. NXB - GD.
Bồi dưỡng tập làm văn lớp 9 qua những bài văn hay. NXB - GD.

File đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_9_truong_thcs_thai_hoa_ba.doc