SKKN Kinh nghiệm ôn thi môn Ngữ Văn 9 Phần thơ hiện đại Việt Nam tại Trường THCS Lương Thế Vinh

Để đáp ứng được những yêu cầu đổi mới của sự phát triển giáo dục trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc đổi mới chương trình đặt ra nhiều yêu cầu với các hoạt động giáo dục, giảng dạy trong nhà trường, đặc biệt là đổi mới trong hoạt động sư phạm của giáo viên.Vậy làm thế nào để học sinh có thề nắm bắt được cách làm bài theo hướng đổi mới và đạt kết quả tốt trong các kì thi - đặc biệt là với học sinh lớp 9 trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 đang ở phía trước?

Trong môn Ngữ văn bậc THCS nói chung và môn Ngữ văn lớp 9 nói riêng, phần thơ hiện đại chiếm dung lượng khá lớn trong cấu trúc chương trình . Nó phản ánh nhiều mặt với các mảng đề tài khác nhau trong cuộc sống, chiến đấu, lao động của nhân dân ta từ sau CMT8/ 1945 cho đến sau năm 1975 khi đất nước ta đã hòa bình, non sông đã thu về một mối. Qua các tác phẩm thơ, học sinh có thể cảm nhận được tình đồng chí đồng đội cao đẹp của những anh bộ đội Cụ Hồ trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp ( bài Đồng chí của Chính Hữu), hay tinh thần lạc quan dũng cảm càng phong thái ung dung của những chiến sĩ lái xe Trường Sơn ( Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật) . Qua các tác phẩm thơ, các em cũng sẽ cảm nhận được khí thế lao động đầy hào hứng mê say khi miền Bắc đang tiến lên chủ nghĩa xã hội hay những cảm xúc, suy ngẫm về Bác Hồ kính yêu, về tình cảm gia đình, quê hương đất nước và những khát vọng khiêm nhường và lớn lao ( VB mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Đoàn thuyền đánh cá,....)

Có lẽ do xác định được tầm quan trọng cửa các tác phẩm thơ hiện đại mà trong các kì thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT phần thơ hiện đại thường chiếm vị trí khá quan trọng trong cấu trúc đề thi. Bởi vậy, việc tổ chức ôn tập cho học sinh để có một kiến thức vững vàng để làm tốt bài thi là một vấn đề khá cấp thiết khi mùa thi đang đến gần.

Xuất phát từ thực tế và kinh nghiệm dạy học môn Ngữ văn 9 trong nhiều năm, với sáng kiến kinh nghiệm: “Kinh nghiệm ôn thi môn Ngữ văn 9 phần Thơ hiện đại Việt Nam ", tôi mong muốn góp một phần nhỏ cùng với các giáo viên đang trực tiếp giảng dạy cụm văn bản này để từng bước khắc phục những khó khăn, tồn tại về nội dung, phương pháp.....nhằm nâng cao chất lượng dạy học và đạt kết quả cao hơn trong kì thi vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn.

doc 16 trang Trang Lê 11/04/2025 110
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm ôn thi môn Ngữ Văn 9 Phần thơ hiện đại Việt Nam tại Trường THCS Lương Thế Vinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Kinh nghiệm ôn thi môn Ngữ Văn 9 Phần thơ hiện đại Việt Nam tại Trường THCS Lương Thế Vinh

SKKN Kinh nghiệm ôn thi môn Ngữ Văn 9 Phần thơ hiện đại Việt Nam tại Trường THCS Lương Thế Vinh
 cho học sinh về hình thức các kiểu đoạn văn cơ bản.
Có rất nhiều hình thức viết đoạn văn như đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song hành, móc xích, đoạn vàn so sánh, đoạn văn tổng- phân hợp......Tuy nhiên, có ba kiểu đoạn văn mà học sinh hay sử dựng nhất là đoạn diễn dịch, quy nạp và tổng - phân – hợp. Vì vậy cần phải hướng dẫn học sinh kĩ càng hơn đối với ba loại đoạn văn này
a. Đoạn văn diễn dịch
Đoạn diễn dịch là một đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai ý tưởng chủ đề, mang ý nghĩa minh hoạ, cụ thê. Các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận; có thế kèm những nhận xét, đính giá và bộc lộ sự cảm nhận của người viết.
-> Mô hình đoạn văn: Câu 1 là câu mở đoạn, mang ý chính của đoạn gọi là câu chủ đề. Các câu còn lại là những câu triển khai làm rõ ý của câu chủ đề.
b. Đoạn văn quy nạp 
- Đoạn văn quy nạp là đoạn văn được trình bày đi từ các ý chi tiết, cụ thể nhằm hướng tới ý khái quát nằm ở cuối đoạn. Các câu trên được trình bằng thao tác minh hoạ, lập luận, cảm nhận và rút ra nhận xét, đánh giá chung.
Ví dụ: Đoạn văn quy nạp, phân tích đoàn kết bài thơ "Đồng chí” của Chính Hữu
Chính Hữu khép lại bài thơ bằng một hình tượng thơ:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.(1)
Đêm khuya chờ giặc tới, trăng đã xế ngang tầm súng(2). Bất chợt người chiến sĩ đã có một phát hiện thú vị: Đầu súng trăng treo(3). Câu thơ như một tiếng reo vui hồn nhiên mà chứa đựng đầy ý nghĩa(4). Ba hình ảnh gắn kết: người lính, khẩu súng và vầng trăng đã làm nên tính biểu tượng về cuộc đời của người lính. Trong sự tương phản giữa súng và trăng, người đọc vẫn tìm ra được sự gắn bó gần gũi (5) Súng tượng trưng cho tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược. (6)Trăng tượng trưng cho cuộc sống thanh bình, yên vui(7). Khẩu súng và vầng trăng là hình tượng sóng đôi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam bất khuất và hào hoa muôn thuở (8). Chất hiện thực nghiệt ngã và lãng mạng bay bổng đã hoà quyện lẫn nhau tạo nên hình tượng thơ độc đáo và đặc sắc (9)..Như vậy, khô thơ cuối là một bức tranh đẹp về sự kết hợp giữa chất hiện thực và lãng mạn của anh bộ đội cụ Hồ trong những năm kháng chiến chống Pháp của dân tộc(10). 
-> Mô hình đoạn văn : Tám câu đầu triển khai phân tích hình tượng thơ trong đoạn cuối bài thơ "Đồng chí", từ đó khái quát vấn đề trong câu cuối - câu chủ đề thể hiện ý chính của đoạn: đánh giá về hình tượng thơ. Đây là đoạn văn phân tích có kết cấu quy nạp.
c . Tổng hợp phân tích:
Đoạn văn tông phân hơn là đoạn văn phối hợp diễn dịch với quy nạp. Câu mở đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo khai triển ý khái quát, câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng. Những câu khai triển được thực hiện bằng thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, nhận xét hoặc nêu cảm tưởng, đê từ đó đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổng hợp lại, khẳng định thêm giá trị của vấn đề.
-> Mô hình đoạn văn : Câu mở đâu đoạn văn là câu chủ đề nêu nội dung chính của đoạn văn cần phân tích các câu tiếp theo làm nhiệm vụ phân tích, chứng minh để làm rõ cho câu chủ đề. Câu cuối ( câu chốt khẳng định lại nội dung và mở rộng nâng cao kiến thức).Đây là đoạn văn quy nạp.
3.2. Củng cố kiến thức về các phép liên kết trong đoạn văn.
Trong bất kì một đoạn văn nào cũng phải đảm bảo các yêu cầu liên kết về nội dung và hình thức.Vì vậy giáo viên cần củng cố để học sinh nắm chắc đặc điểm của đoạn văn để đoạn văn đó được mạch lạc. Sự liên kết trong đoạn văn gồm:
* Liên kết nội dung:
 Tất cả đoạn văn trong bài văn bắt buộc phải có liên kết nội dưng, nghĩa là mỗi đoạn văn đều phải hướng vào luận đề, làm rõ luận đề. Nếu không thì bài văn sẽ trở nên lan man, xa đề, lạc đề...
* Liên kết hình thức:
+ Phép nối: sử dựng ở câu đứng sau các từ ngũ có tác dựng liên kết với câu đứng trước như các từ: tóm lại, nói tóm lại, bởi vậy, vì thế, cho nên,và.. ...
Ví dụ: Hình ảnh hàng tre là biểu tượng cho vẻ đẹp thanh cao và sức sống bền bỉ kiên cường của dân tộc. Cho nên nhà thơ không khỏi xúc động trước hình ảnh quen thuộc ấy bên lăng Bác.
+ Phép lặp: sử dụng ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu đứng trước để liên kết .
Ví dụ: Hàng tre là hình ảnh thực, là loài cây gần gũi quen thuộc trong làng quê đất nước VN. Hàng tre cũng là hình ảnh mang tính biểu tượng cho dân tộc việt Nam ngay thắng, kiên trung.
+ Phép thế: sử dụng ở câu đứng sau từ ngữ có tác dụng thay thế cho từ ngữ đã có ở câu đứng trước để kiên kết câu. 
Ví dụ: Vầng trăng từng theo Bác vào nhà lao, trên chiến trận . Ánh trăng đó giờ đây lại tỏa ánh sáng dịu hiền nơi Bác nghỉ.
Ngoài ba phép liên kết trên, giáo viên cũng cần hướng dẫn học sinh cách sử dựng một số phép liên kết khác như phép liên tưởng, phép nghịch đối, ......
3.3. Hướng dẫn học sinh cách viết đoạn văn về một khổ thơ, đoạn thơ có yêu cầu về tiếng Việt và các yêu cầu khác
Bước 1 : - Đọc kỹ một đoạn thơ, khổ thơ cần viết để xác định được nội dung, vị trí ...của đoạn thơ trong mối quan hệ với tác phẩm. Đặc sắc về nội dung hoặc nghệ thuật của đoạn là gì, phân tích nội dung và hiệu quả của biện pháp nghệ thuật trong việc thể hiện nội dung đó.
Bước 2 - Hướng dẫn học sinh lập ý cho đoạn văn và định hình vị trí các câu trong đoạn, phương tiện liên kết.
Bước 3 - Xác định mô hình cấu trúc đoạn văn. 
Bước 4- Người viết dùng phương tiện ngôn ngữ (lời văn của mình) để viết đoạn văn. Khi viết cần chú ý diễn đạt sao cho lưu loát, mạch lạc. 
Bước 5- Đọc lại và sửa chữa: Viết xong, học sinh cần đọc kiểm tra lại xem đoạn văn đã đáp ứng được những yêu cầu của bài tập về nội dung và hình thức chưa, nếu thấy chỗ nào chưa ổn cân chỉnh sửa lại.
Ví dụ 1. Viết đoạn văn 10 câu theo cách lâp. Luận tống-phân -hợp làm rõ lẽ sống cao đẹp của con người trong đoàn thơ. " ta làm con chim hót.....dù là khi tóc bạc”, sử dụng phép nối, TP phụ chú .
Trong đoạn thơ trên, con người có lẽ sống, khát vọng cao đẹp và đáng trân trọng. Đó là khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của thiên nhiên, đất nước thân yêu được cống hiến hết mình cho cuộc đời chung. Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành tro những hình ảnh tự nhiên, giản dị và đẹp.Nhà thơ đã dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên để nói lên ước nguyện của mình:" Ta làm con chim hót- ta làm một cành hoa” . . . Trong cái lớn lao của mùa xuân đẹp, nhà thơ xin góp mình như 1 chi tiết nhỏ: một tiếng chim trong giọng hát muôn loài, một cành hoa trong hương sắc muôn hoa, một nốt trầm trong bản hoà tấu muôn điệu, muôn lời ca . Điều đó vừa thể hiện 1 khát vọng sống có ích, vừa chứng tỏ ý thức đúng đắn về quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ cùng với những hình ảnh cành hoa, con chim, nốt trầm xao xuyến đã mang lại một vẻ đẹp bình dị khiêm nhường, thể hiện điều tâm niệm chân thành thiết tha của nhà thơ. " Dù là tuổi 20/ dù là khi tóc bạc" thì nhà thơ vẫn mong muốn được cống hiến. Ông muốn mình là một " mùa xuân nho nhỏ” bé bỏng, lặng lẽ góp vào cái mùa xuân bao la vô tận, vô biên của cuộc đời, của đất nước. Đấy là một ước nguyện thật giản dị và cảm động. Tóm lại ước nguyện của nhà thơ đã giúp chúng ta hiểu mỗi người phải biết sống, cống hiến cho đời nhưng dâng hiến mà vẫn không làm mất đi nét riêng của mỗi người (dù nguyện ước rất khiêm nhường là làm một nốt trầm trong bản hoà ca nhưng phải là nốt trâm xao xuyến ")
-> Mô hình cấu trúc đoạn văn: là đoạn tổng - phân- hợp:
- Câu chủ đề : nêu nội dung của đoạn
- Câu chốt: đánh giá khái quát, hơn liên hệ mở rộng
- Sử dụng từ "Tóm lại" làm phép nối để liên kết câu, phần in nghiêng là thành phần phụ chú.
Ví dụ 2. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch có sử dụng phép thế để liên kết và một câu cảm thán, phân tích khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá để làm nổi bật cảnh đoàn thuyền trở về trong buổi bình minh. 
Khổ thơ cuối trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận đã diễn tả thật đẹp niềm phấn khởi hân hoan của đoàn thuyền đánh cá trở về lúc rạng đông. Đó là một dư âm đẹp về khung cảnh lao động đầy khí thế của con người mới trong ánh sáng rực rỡ của bình minh.Hình ảnh :" câu hát căng buồm " ở đầu bài thơ được lặp lại ở khổ cuối những từ "cùng ' đã được thay thế bằng từ "với".Vẫn là tiếng hát khỏe khoắn của ngư dân hoà trong gió thổi căng cánh buồm đưa đoàn thuyền ra khơi đêm trước nay lại công đoàn thuyền đầy ắp cá về bến trong niềm hân hoan thắng lợi. Đoàn thuyền với cánh buồm phồng căng trong gió đang vun vút lao trên biển chạy đua cùng mặt trời rất hiện thức mà cũng rất đỗi lãng mạn, hào hùng . Nhà thơ miêu tả " mặt trời đội biển nhô màu mới" là hình ảnh đẹp, gợi liên tưởng cho người đọc về hai mặt trời đang từ từ đội biển nhô lên với màu hồng rực rỡ tinh khôi. Dường như ánh mặt trời đã phản chiếu trong muôn ngàn mắt cá trên thuyền khiến nhà thơ liên tưởng tới hàng ngàn mặt trời nhỏ xíu đang toả sáng niềm vui. Sự vận động của đoàn thuyền thắng lợi trở về hoà nhập với hành trình của mặt trời đi lên từ lòng biên sâu đã thể hiện khí thế hùng mạnh của con người đã làm chủ đất nước, làm chủ biên trời bao la. Hình ảnh mặt trời đã khép lai một hành trình và mở ra một một ngày mới huy hoàng làm sao!
-> Mô hình đoạn văn: đoạn diễn dịch 
- Câu chủ đề : nêu nội dung chính của khổ thơ 
- Các câu sau: phân tích dẫn chứng làm rõ cho câu chủ đề
- Phép thế: nhà thơ Huy Cận
- Câu cảm thán: Câu gạch chân
4- Biện Pháp 4: Hướng dẫn.học sinh cách ôn bài
Đây là một nội dung rất quan trọng trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập đạt hiệu quả. Bởi vì nếu học sinh chỉ tiếp thu bài trên lớp nhưng về nhà không có phương pháp ôn tập khoa học thì cũng khó đạt hiệu quả cao. Qua kinh nghiệm ôn thi cho học sinh khối 9 đã nhiêu năm, tôi đã hướng dẫn học sinh một số cách ôn tập sau:
4.1- Ôn bài theo hệ thống chủ đề, đề tài.
Ở cách ôn tập này, tôi hướng dẫn học sinh sắp xếp các tác phẩm cùng đề tại thành một nhóm đê tìm ra những nét đặc điểm chung và riêng của từng tác phẩm
- Đề tài người lính : Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
- Đề tài cuộc sống lao động, con người mới trong công cuộc xây dựng CNXH: Văn bản: Đoàn thuyền đánh cá
- Đề tài tình cảm gia đình : Bếp lửa, Nói với con, Con cò , Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. 
- Đề tài về thiên nhiên, đất nước, con người, lãnh tụ: Sang thu, Viếng lăng Bác, Mùa xuân nho nhỏ. Ngoài việc sắp xếp các tác phẩm thành từng nhóm đề tài, giáo viên còn hướng dẫn học sinh cách liên hệ với các tác phẩm cùng đề tài, chủ đề , kết cấu đã học ở các lớp 6,7,8
Ví dụ : Khi ôn bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận, học sinh cần nhớ vả liên hệ với bài Quê hương của Tế Hanh trong môn Ngũ văn 8 ( cùng nội dung), bài viếng Lăng Bác ( cũng kết cấu đầu cuối tương ứng) . 
4.2. Ôn bài bằng bản đồ tư duy hoặc các sơ đồ khác	
Học sinh dùng BĐTD để củng cố kiến thức sau mỗi tiết học và hệ thống kiến thức sau mỗi chương, phần .Việc làm này sẽ giúp các em dễ ôn tập, xem lại kiến thức khi cần một cách nhanh chóng, dễ dàng
5- Biên Pháp 5: Hướng dẫn học sinh kĩ năng làm bài thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
- Đọc thật kỹ đề, chú ý gạch chân những từ ngữ quan trọng 
- Khi làm bài thi, học sinh nên đọc từ câu một đến cuối cùng 
- Hướng dẫn học sinh khi bài làm phải đảm bảo các yêu cầu về nội dung và hình thức:
Với hình thức: Chữ viết rõ ràng, cách trả lời theo từng yêu cầu đề, không được trả lời chung chung. Mỗi câu phải tách bạch bằng việc đánh số câu tương ứng với số câu trong đề, trả lời trọn vẹn những ý đã hỏi. Khi hết câu, các em phải xuống đoạn đánh số và trả lời câu hỏi khác. 
Về nội dung: Thí sinh phải trả lời đúng với yêu cầu câu hỏi, sát nghĩa và mang tính khoa học 
Phần nghị luận văn học: Thí sinh nắm rõ xuất xứ, chủ đề, tác phẩm văn học ra đời trong hoàn cảnh nào, các chi tiết, nội dung nghệ thuật, những sáng tạo độc đáo trong tác phẩm. 
Phần nghị luận xã hội: GV hướng dẫn HS cách tổ chức các ý như sau:
+ Nêu được đánh giá hoặc khái niệm về vấn đề bàn luận
+ Trình bày những biểu hiện tốt-xấu của vấn đề
+ Liên hệ mở rộng về vai trò ý nghĩa của vấn đề đối với cá nhân, cộng động
+ Rút ra bài học nhận thức và hành động
Học sinh cũng cần chú ý tới việc phân bố thời gian hợp lí cho từng loại câu hỏi.
- Trong quá trình ôn tập, giáo viên nên thường xuyên kết hợp với việc cho học sinh làm bài kiểm tra. Có thể làm bài kiểm tra từng phần hoặc cả một đề thi.
Giáo viên nên ra các dạng đề có kết cấu giống đề thi của Sở giáo dục Hà Nội để các em làm quen với cách làm bài và dạng đề. Căn cứ vào kết quả làm bài giáo viên sẽ đánh giá được khả năng kiến thức của các em đê có hướng ôn tập sao cho phù hợp.
III. Kết quả thực hiện có so sánh đối chứng
1. Bảng so sánh đối chiếu trước và sau khi thực hiện đề tài.
Theo kết quả khảo sát môn ngữ văn thi vào lớp 10 mà tôi cho các em kiểm tra ngày 5/2/2022, kết quả của lớp 9C đạt được như sau:
Tổng số 47 học sinh
Giỏi 4 = 8%
Khá 18 = 38%
TB 22 = 47%
Yếu 3 = 7 %
2. Nhận xét:
Qua bảng đối chiếu ở hai thời điểm trước và sau khi thực hiện đề tài, tôi nhận thấy kết quả bài kiểm tra phần Văn của các em dã được nâng lên, đạt kết quả tốt hơn..Bên cạnh đó, các em có hứng thú hơn trong quá trình ôn tập. Việc học trở lên nhẹ nhàng hơn, kiến thức các em nhớ được lâu hơn.Và như vậy kết quả bài thi sẽ tốt hơn. 
C . KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Quả thực hiện đề tài trên tôi đã rút ra những bài học kinh nghiệm sau:
* Về phía giáo viên:
- Yêu cầu học sinh thuộc tất cả các tác phẩm thơ trong chương trình.
- Khi hướng dẫn HS ôn tập, cần chú ý xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lí đế khai nội dung của bài học, lập ra một hệ thống các tác phẩm có cùng đề tài, chủ đề để có sự so sánh đối chiếu
- Lựa chọn những phương pháp/ kĩ thuật dạy học linh hoạt với từng bài, từng phần để giờ học sôi nồi, sinh động, đồng thời giáo đục được nhiều kỹ năng làm bài cho học sinh
- Thường xuyên rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết đoạn văn và nghị luận văn chương về đoạn thơ, khổ thơ.
- Tìm đọc tài liệu tham khảo liên quan đến tác phẩm để có sự liên hệ cần thiết
* Về phía học sinh
- Cân chuẩn bị bài soạn chu đáo trên cơ sở hướng dẫn của hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa và sự hướng dẫn của giáo viên. Cần đọc thêm tư liệu để bước đầu hiểu được tác phẩm; tích cực , chủ động tham gia vào các hoạt động trong giờ học.
- Ôn bài một cách thường xuyên, khoa học, có hệ thống
- Tóm lược những nội dung cơ bản của mỗi tác phẩm bằng các loại sơ đồ hay các hình thức khác sao cho đến nhớ nhất
- Tự trau rồi các kĩ năng làm bài thi, đặc biệt là kì năng viết đoạn văn.
2. Những đề xuất và khuyến nghị 
- Thư viện nhà trưởng cần đầu tư thêm tài liệu môn Ngữ văn đặc biệt là các tài liệu ôn thi vào lớp 10
- Các cấp lãnh đạo tổ chức thêm các cuộc hội thảo chuyên đề về nội dung phương pháp ôn tập môn Ngữ văn cho học sinh lớp 9 chuẩn bị thi vào lớp 10 để giáo viên dạy môn Ngữ văn trong toàn huyện được học hỏi thêm kinh nghiệm của đồng nghiệp nhằm áp dụng vào quá trình dạy học của mình làm cho chất lượng thi vào lớp 10 môn Ngữ văn ngày càng tốt hơn .
Tôi xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_on_thi_mon_ngu_van_9_phan_tho_hien_dai_viet.doc