SKKN Kinh nghiệm rèn phương pháp làm bài văn Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cho học sinh Lớp 9, nhằm nâng cao kết quả bài thi môn Ngữ văn vào lớp 10 THPT

Trọng tâm chương trình Tập làm văn lớp 9 hiện hành là kiểu bài Nghị luận (bao gồm Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học), trong đó kiểu bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là một trong hai kiểu bài Nghị luận văn học có vị trí rất quan trọng trong chương trình và tương đối khó với đối tượng học sinh THCS. Nó quan trọng bởi kiểu bài này chiếm thời lượng chương trình khá lớn và là một trong hai kiểu bài nghị luận văn học nằm trong cấu trúc ma trận đề thi vào lớp 10 THPT của Thành phố Hải Phòng (chiếm 5/10 điểm bài thi). Khó ở chỗ, để làm được bài văn Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, học sinh vừa phải có kiến thức về kiểu bài nghị luận văn học, vừa phải có kiến thức về đoạn thơ, bài thơ đó, đồng thời lại phải có năng lực cảm thụ thơ nữa. Hơn nữa, thơ là công trình nghệ thuật ngôn từ, ngôn ngữ thơ là thứ ngôn ngữ đa nghĩa, vì thế để hiểu được một bài thơ đã khó chứ nói gì đến bàn luận về nó, đó là cái khó nhất đối với các em học sinh lớp 9. Điều đó dẫn đến một thực trạng học sinh khi làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ thường tái hiện kiến thức một cách máy móc, rập khuôn những gì giáo viên giảng theo kiểu học vẹt, hoặc diễn nôm đoạn thơ, bài thơ mà chưa biết cách phân tích đoạn thơ, bài thơ theo đúng phương pháp làm bài nghị luận văn học, chưa cảm thụ bài thơ, đoạn thơ theo đúng đặc trưng thể loại văn học của nó. Vì thế kết quả bài kiểm tra đánh giá định kì, bài thi KSCL (đánh giá ngoài), đặc biệt là bài thi vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn của học sinh trong nhà trường còn chưa cao.

Trong khi đó, tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy, ôn thi vào lớp 10 ở bộ môn Ngữ Văn còn chưa có nhiều. Hiện nay, tài liệu được đa số giáo viên và các em học sinh của Hải Phòng sử dụng là cuốn "Hướng dẫn ôn thi vào lớp 10 THPT" do Chuyên viên SGD và ĐT Hải Phòng làm Chủ biên và cho xuất bản hàng năm. Ưu điểm của cuốn sách này là luôn bám sát cấu trúc đề thi vào lớp 10 của môn Ngữ văn, cung cấp tương đối đầy đủ, có hệ thống kiến thức cơ bản và các đề luyện tập cho từng tác phẩm văn học, trong đó có đề luyện thuộc kiểu bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ và đa số các đề luyện này đều có gợi ý đáp án khá chi tiết. Điều này thuận lợi cho giáo viên và học sinh có thể chọn lọc kiến thức ôn tập một cách hợp lí. Tuy nhiên, những cuốn sách này mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức mà chưa đáp ứng được mong muốn của giáo viên và học sinh về các phương pháp cách làm, cách thực hiện ở từng khâu, từng bước của quá trình tạo lập văn bản Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

Trong quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 9, đặc biệt từ thực tiễn ôn thi vào lớp 10 bộ môn này nhiều năm, tôi nhận thấy để giúp học sinh làm bài văn Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ một cách dễ dàng, giáo viên ngoài việc cung cấp kiến thức về đoạn thơ, bài thơ thì cần phải chú trọng trang bị cho các em kiến thức về các phương diện hình thức nghệ thuật của thơ, các phương pháp, kĩ năng làm bài một cách hệ thống, khoa học, dễ vận dụng nhất, đồng thời phải tích cực luyện tập các bước làm bài, các kĩ năng tạo lập văn bản Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ một cách thuần thục cho học sinh. Sự phối hợp đồng bộ các giải pháp trên sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng làm bài nghị luận, nâng cao hiệu quả các tiết ôn tập, ôn thi vào 10, là cơ sở nâng cao kết quả bài thi vào lớp 10 THPT cho học sinh. Những kinh nghiệm này của tôi được nghiên cứu và áp dụng tại trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, ở các tiết học thêm trong nhà trường cho học sinh khối lớp 9 và đã đạt được những kết quả rất đáng mừng. Trên cơ sở đó, tôi mạnh dạn chia sẻ với các đồng nghiệp, đặc biệt là các thầy cô đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn 9, với mong muốn phần nào giúp các thầy cô có thêm phương pháp, cách thức ôn tập kiểu bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, nhằm cải thiện kết quả thi vào lớp 10 THPT đối với bộ môn Ngữ văn.

docx 15 trang Trang Lê 28/03/2025 160
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm rèn phương pháp làm bài văn Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cho học sinh Lớp 9, nhằm nâng cao kết quả bài thi môn Ngữ văn vào lớp 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Kinh nghiệm rèn phương pháp làm bài văn Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cho học sinh Lớp 9, nhằm nâng cao kết quả bài thi môn Ngữ văn vào lớp 10 THPT

SKKN Kinh nghiệm rèn phương pháp làm bài văn Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cho học sinh Lớp 9, nhằm nâng cao kết quả bài thi môn Ngữ văn vào lớp 10 THPT
, “ngày ngày”- điệp ngữ, nhịp thơ chậm -> Tâm trạng xúc động, thành kính, nỗi nhớ và niềm tiếc thương vô hạn của nhà thơ với Bác
- "tràng hoa' - ẩn dụ (dòng người), "Bảy mươi chín mùa xuân" - hoán dụ  (Bảy mươi chín tuổi đời đẹp đẽ) -> Tình cảm muôn vàn kính yêu, lòng thành kính và biết vô hạn của nhà thơ, của nhân nhân đối với Bác.
- Điệp ngữ "ngày ngày", câu thơ đối xứng -> Quy luật bất biến của tự nhiên, của tình cảm; khẳng định sự bất tử của Bác trong lòng nhân dân và tình cảm ngưỡng mộ, ngợi ca, lòng biết ơn sâu sắc của nhà thơ, của nhân dân đối với Bác Hồ.
3. Kết bài:
- Đánh giá thành công về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ: 
+ Giọng thơ trang trọng; hình ảnh thơ đẹp; ngôn ngữ bình dị, gợi cảm, các biện pháp tư từ ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ được vận dụng tài hoa... 
+ Niềm xúc động thành kính, lòng biết ơn của nhà thơ đối với bác; tình cảm ngợi ca lãnh tụ
- Khẳng định giá trị ý nghĩa của bài thơ, đoạn thơ (với tác giả, với người đọc, 
với lịch sử văn học...)
- Cảm nghĩ, liên hệ bài học cho bản thân.
Bước 4. Luyện cách viết bài văn hoàn chỉnh
          Giáo viên cho học sinh lần lượt luyện viết từng phần trong bố cục: Mở bài, khái quát, triển khai luận điểm phân tích khổ thơ, luyện cách viết câu nêu luận điểm, cách sắp xếp luận cứ, viết phần tiểu kết; luyện viết đoạn đánh giá và đoạn kết bài. Luyện cho học sinh biết cách so sánh đối chiếu văn học như thế nào để làm nổi bật vấn đề, làm nổi bật nét riêng, sự sáng tạo của nhà thơ mà không phải là liệt kê vụng về.
* Luyện viết đoạn mở bài: 
- Một mở bài hay phải ngắn gọn, đầy đủ, độc đáo và tự nhiên. Hãy coi mở bài là một đoạn văn hoàn chỉnh với đủ 3 phần:
+ Mở đoạn (dẫn dắt - có nhiều cách): dẫn tư liệu về tác giả, xuất xứ về tác phẩm; từ đề tài, câu thơ, một câu danh ngôn, câu chuyện... 
+ Giữa đoạn (nêu vấn đề): Nhận xét ban đầu về nội dung cảm xúc của đoạn thơ 
+ Kết đoạn (Giới hạn vấn đề) : trích dẫn đoạn thơ
- Ví dụ: 
Cách 1: Dẫn tư liệu về tác giả, tác phẩm:
Nhắc đến nhà thơ Viễn Phương là nhắc đến một thi sĩ với hồn thơ nhẹ nhàng, man mác, cảm xúc sâu lắng thiết tha, ngôn ngữ thơ đậm đà màu sắc Nam Bộ. Thơ ông lay động lòng người bởi sự tinh tế trong cách diễn đạt cảm xúc, hình ảnh thơ giản dị mà sâu sắc. Thi phẩm "Viếng lăng Bác" là một bài thơ như thế, bằng tình cảm chân thành bình dị của một người con miền Nam, Viễn Phương đã viết nên những vần thơ thiết tha bày tỏ niềm thành kính và nỗi xúc động khi được ra thăm lăng Bác. Nỗi niềm, tâm tư đó được nhà thơ bộc lộ ấn tượng qua những vần thơ sau đây:
                    "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng 
                    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. 
                    Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ 
                    Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân ...” 
Cách 2. Mở bài từ một vài câu thơ có nội dung liên quan, gần gũi: 
                              Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
                    Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời”
                              (Bác ơi! - Tố Hữu)
Có thể nói, sự ra đi của vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh là một mất mát lớn đối với toàn thể nhân dân Việt Nam. Có không ít những lời thơ thể hiện niềm xót thương, xúc động trước sự ra đi của Bác. Một năm sau ngày đất nước ta hoàn toàn thống nhất, Viễn Phương mới có cơ hội ra thăm lăng Bác nhưng ông vẫn không kìm nén được cảm xúc của mình. Nỗi niềm tiếc thương, tấm lòng thành kính và biết ơn vô hạn ấy được tác giả gửi gắm qua bài thơ “Viếng lăng Bác”. Tâm tình xúc động của nhà thơ được thể hiện rõ nét qua những vần 
thơ sau đây:
                     "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng 
                    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. 
                    Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ 
                    Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân ...” 
*Luyện cách viết các đoạn văn trình bày luận điểm:
Lưu ý với các em khi triển khai luận điểm: 
 (1) Thông thường mỗi luận điểm trình bày bằng 1 đoạn văn (hoặc có thể hơn hai đoạn văn nhỏ - đảm bảo sự cân đối về hình thức giữa các đoạn và tính mạch lạc) 
 (2) Phải có câu nêu luận điểm, phải dẫn thơ tương ứng với luận điểm
 (3) Có thể trình bày luận điểm theo cách diễn dịch, hoặc tổng-phân-hợp
 (4) Các dẫn chứng (từ ngữ, hình ảnh, cả câu) khi đưa ra phân tích phải đặt trong ngoặc kép
 (5) Trong quá trình phân tích, biết liên hệ, đối chiêú so sánh với các  sáng tác cùng đề tài để làm sâu sắc thêm vấn đề nêu ra trong đoạn thơ
- Trình bày luận điểm 1 (theo cách tổng-phân-hợp):
+ Câu mở đoạn: Nêu luận điểm (nội dung khái quát của hai câu thơ đầu): 
+ Thân đoạn: Triển khai các luận cứ (phân tích các phương diện hình thức nghệ thuật từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, nhịp thơ...; liên hệ, mở rộng, so sánh, đối chiếu)
+ Kết đoạn: Tổng hợp, đánh giá giá trị đặc sắc về nghệ thuật và nội dung tư tưởng của hai câu thơ
"Hai câu thơ đầu nói lên cảm xúc của nhà thơ về hai vầng mặt trời, về sự cao cả vĩ đại của Bác Hồ:
                    "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng 
                     Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ." 
Hai câu thơ sóng đôi hô ứng nhau với hai hình ảnh mặt trời, một mặt trời thực và một mặt trời ẩn dụ. Hình ảnh “Mặt trời" trong câu thơ thứ nhất  "mặt trời đi qua trên lăng" là mặt trời thực, mặt trời của thiên nhiên, một hành tinh quan trọng nhất của vũ trụ, cội nguồn của sự sống và ánh sáng, nó gợi ra sự kì vĩ và vĩnh hằng. Hình ảnh “mặt trời " trong câu thơ thứ hai - "mặt trời trong lăng rất đỏ” là hình ảnh ẩn dụ chỉ Bác Hồ kính yêu. Bác chính là vầng mặt trời hồng toả sáng, soi đường dẫn lối đưa dân tộc ta thoát khỏi kiếp đời nô lệ, đưa con thuyền cách mạng cập bến vinh quang, đến bờ thắng lợi. Dù đã ra đi mãi mãi nhưng Bác vẫn luôn bất tử, tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn luôn trường tồn, soi đường dẫn lối cho dân tộc ta vững bước đi lên. Đặt hình ảnh mặt trời vũ trụ trong mối quan hệ song song với mặt trời trong lăng, nhà thơ đã nâng hình ảnh "mặt trời trong lăng" lên tầm cao cả, lên tầm vũ trụ. Ý thơ ca ngợi sự vĩ đại, công lao to lớn của Bác đối với dân tộc, khẳng định sự trường tồn, bất tử của Bác trong lòng nhân dân, thể hiện lòng tôn kính, niềm tự hào và biết ơn vô hạn của nhà thơ, của dân tộc Việt Nam đối với Bác. Thật ra ví Bác như mặt trời không phải 
 là phát hiện mới mẻ của Viễn Phương. Nhà thơ Tố Hữu từng nhiều lần ngợi ca Bác: 
                       Bác Hồ là vị cha chung
                       Là sao Bắc Đẩu là vầng Thái dương
Và:
                        Người rực rỡ một mặt trời cách mạng
                        Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng
                        Đêm tàn bay chập choạng dưới chân người.
                        (Tố Hữu – “Sáng tháng năm”) 
Nhưng so sánh Bác với "mặt trời trong lăng rất đỏ" là chưa hề có, là một sáng tạo, xuất thần.  Mặt trời "rất đỏ" -  làm cho câu thơ vừa có hình ảnh đẹp, vừa gợi nhớ trái tim nhiệt huyết chân thành, trái tim thương nước, thương dân cùng lòng yêu nước nồng nàn của Bác. Mặt khác, trong câu thơ, mặt trời thiên nhiên còn được nhân hoá qua hoạt động “đi” và “thấy”. Để cho vầng thái dương vĩ đại ngày ngày chiêm ngưỡng và nghiêng mình kính cẩn trước một "mặt trời trong lăng" đủ nói lên sức toả sáng, sự vĩ đại của mặt trời trong lăng. Đó là một sự tôn vinh chưa từng thấy, thể hiện niềm tự hào ngưỡng mộ của nhà thơ về Bác kính yêu. Điệp ngữ “ngày ngày” đứng ở đầu câu thơ vừa diễn tả sự bất biến của tự nhiên vừa góp phần bất tử hóa hình ảnh Bác Hồ trong lòng nhân dân. Viễn Phương đã nói hộ tấm lòng tôn kính của cả dân tộc đối với vị lãnh tụ mà cả cuộc đời Người "Chỉ biết quên mình cho hết thảy/ Như dòng sông chảy nặng phù sa". Như vậy, chỉ hai câu thơ, với những hình ảnh ẩn dụ, nhân hoá đầy sáng tạo tác giả không chỉ nói lên trọn vẹn tấm lòng tôn kính, tự hào và biết ơn vô hạn của nhà thơ, của dân tộc Việt Nam đối với Bác Hồ."
Trên cơ sở đó hướng dẫn học sinh dựa vào dàn ý, triển khai luận điểm thứ 2.
* Luyện cho học sinh biết cách so sánh đối chiếu văn học:
Ví dụ, khi phân tích hình ảnh "Mặt trời" trong câu thơ thứ 2 có thể liên hệ, so sánh với các bài thơ khác có sử dụng hình ảnh mặt trời để tìm ra nét tương đồng, hoặc nét riêng, sự sáng tạo của nhà thơ. 
1. Trong nền thơ ca Việt Nam có nhiều bài thơ nói đến hình ảnh mặt trời: "Mặt trời chân lý chói qua tim" - Tố Hữu, "Mặt rời của bắp thì nằm trên đồi/ Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng" - Nguyễn Khoa Điềm. Viễn Phương có một lối nói rất hay và sáng tạo.
2. Thật ra ví Bác như mặt trời không phải là phát hiện mới mẻ của Viễn Phương. Nhà thơ Tố Hữu từng nhiều lần ngợi ca Bác: 
                       Bác Hồ là vị cha chung
                       Là sao Bắc Đẩu là vầng Thái dương
Và:
                        Người rực rỡ một mặt trời cách mạng
                        Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng
                        Đêm tàn bay chập choạng dưới chân người.
                          (Tố Hữu – “Sáng tháng năm”) 
Nhưng so sánh Bác với "mặt trời trong lăng rất đỏ" là chưa hề có, là một sáng tạo, xuất thần.  Mặt trời "rất đỏ" -  làm cho câu thơ vừa có hình ảnh đẹp, vừa gợi nhớ trái tim nhiệt huyết chân thành, trái tim thương nước, thương dân cùng lòng yêu nước nồng nàn của Bác. 
* Viết đoạn kết bài:
- Đánh giá thành công về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ: 
- Khẳng định, giá trị ý nghĩa đoạn thơ (Với người đọc? Với tác giả? Với nền văn học?)
- Liên hệ bài học hoặc cảm nghĩ về đoạn thơ, bài thơ:
          Đây là khổ thơ xúc động nhất trong tác phẩm, hội tụ bao vẻ đẹp nghệ thuật và tấm lòng của nhà thơ Viễn Phương. Giọng thơ trang trọng; hình ảnh thơ đẹp; ngôn ngữ bình dị, gợi cảm, các biện pháp tư từ ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ được vận dụng tài hoa... Khổ thơ cũng góp phần thể hiện sâu sắc, trọn vẹn tấm lòng thành kính, tình cảm ngợi ca và tấm lòng biết ơn sâu sắc của nhà thơ và của cả dân tộc đối với Bác Hồ. Viết về lãnh tụ là một đề tài rất mới trong văn học nước nhà, với bài thơ "Viếng lăng Bác", Viễn Phương đã mang đến một đóng góp quý báu cho thơ ca dân tộc, làm phong phú thêm cho đề tài này. Rất nhiều năm tháng đã đi qua nhưng mỗi thế hệ đọc lại bài thơ “Viếng lăng Bác” đều đón nhận vào tâm hồn mình ánh sáng tư tưởng, tình cảm của nhà thơ và đồng thời cũng thấm nhuần vẻ đẹp trong suốt, lấp lánh toả ra từ chính cuộc đời, trí tuệ và trái tim Bác Hồ. 
          "Ta bên người, Người toả sáng trong ta 
          Ta bỗng lớn ở bên người một chút" ("Sáng tháng năm" - Tố Hữu) 
Bước 4. Đọc lại bài viết và sửa chữa (Yêu cầu học sinh phải dành tối thiểu 5 phút)
- Ngắt ý, chấm phẩy cho rõ ràng....
III.2. Tính mới, tính sáng tạo:
III.2.1.Tính mới:
          Điểm mới ở những giải pháp trong sáng kiến tôi nêu ra là cùng với việc củng cố kiến thức lý thuyết kiểu bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ thì giáo viên phải trang bị cho học sinh kiến thức về đặc trưng thể loại, đó là những phương diện hình thức nghệ thuật của thơ, điều này hầu như chưa có tài liệu nào nói đến một cách đầy đủ, hệ thống; trên cơ sở đó luyện tập thuần thục các bước làm bài, các thao tác nghị luận, vừa bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn bản thơ, vừa nâng cao kĩ năng làm bài văn Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ cho học sinh. 
III.2.2.Tính sáng tạo
          Tính sáng tạo của những giải pháp nêu trên là không dừng lại ở việc giải đề (cung cấp kiến thức) như phần lớn các tài liệu ôn thi đã công bố mà đi từ củng cố, mở rộng, khắc sâu lý thuyết kiểu bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ; trang bị thêm cho học sinh kiến thức về các phương diện hình thức nghệ thuật của thơ theo đặc trưng thể loại, trên cơ sở đó tiến hành luyện tập thuần thục từng bước, từng khâu của quá trình tạo lập văn bản nghị luận, bám sát cấu trúc đề thi vào lớp 10 của SGD, đi từ lý thuyết kiểu bài, bám sát đặc trưng thể loại mà luyện tập, vận dụng làm bài, viết bài; giúp giáo viên giảng dạy Ngữ văn, đặc biệt giúp các đồng chí đang dạy và ôn thi vào lớp 10 THPT có thêm tư liệu, hiểu biết để vận dụng vào soạn, giảng, lên lớp ôn tập, luyện thi vào lớp 10 một cách hiệu quả, góp phần cải thiện chất lượng điểm thi vào 10 ở bộ môn này.
III.3. Phạm vi ảnh hưởng, khả năng áp dụng, nhân rộng của sáng kiến:
Nội dung các giải pháp nêu trên được tôi nghiên cứu và áp dụng tại trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm cho học sinh khối lớp 9 và đã đạt được những kết quả rất đáng mừng. Liên tục trong 5 năm học liền (2017-2018, 2018-2019, 2019-2020, 2020-2021, 2021-2022), kết quả thi vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn của học sinh do tôi giảng dạy đều đạt trung bình từ 8,1 đến 8,6 điểm, xếp tốp đầu Thành phố, được cấp trên vinh danh và được bạn bè đồng nghiệp gần xa ngưỡng mộ. 
Giải pháp nêu ra trong sáng kiến này sẽ rất hữu ích với các đồng chí dạy Ngữ văn nên có thể áp dụng rộng rãi trong toàn huyện và có thể nhân rộng cho các thầy cô ôn thi vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn trong toàn Thành phố. 
III.4. Hiệu quả, lợi ích thu được từ sáng kiến:
          Trước hết, các giải pháp nêu trên nhằm nâng cao hiệu quả làm bài văn Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cho học sinh lớp 9, trên cơ sở đó nâng cao chất lượng ôn thi vào lớp 10 THPT đối với bộ môn Ngữ văn. Khi áp dụng sáng kiến này giáo viên sẽ có thêm kiến thức, phương pháp, cách thức ôn luyện kiểu bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ một cách bài bản, khoa học - một kiểu bài quan trọng trong cấu trúc đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 THPT. Các giải pháp nêu ra trong sáng kiến sẽ giúp các thầy cô không chỉ làm chủ được kiến thức mà còn chủ động trong việc điều chỉnh phương pháp luyện tập, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả các tiết luyện tập kiểu bài, ôn thi cuối kì, luyện thi vào lớp 10, từ đó nâng cao kết quả bài thi cho học sinh. 
          Sáng kiến không đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư về kinh tế để thực hiện nên không tốn kém về vật chất, quan trọng là tinh thần chuẩn bị giáo án lên lớp một cách nghiêm túc và tâm huyết của người thầy trong quá trình giảng dạy. 
          Khi áp dụng đồng bộ các giải pháp nêu trên, học sinh không chỉ được trang bị kiến thức về đặc trưng thể loại trữ tình (thơ), được bồi đắp năng lực cảm thụ tác phẩm thơ một cách khoa học mà còn được rèn luyện bài bản, thuần thục các kĩ năng làm bài văn Nghị luận văn học, nghị luận về một đoạn trích thơ, các em sẽ hăng say luyện tập, từ bỏ thói quen sao chép trên mạng, thêm yêu thích môn học, từ đó phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học trong quá trình ôn luyện. Đây là điều kiện quan trọng để cải thiện chất lượng điểm bài thi vào 10 của học sinh.
          Đối với nhà trường, việc sử dụng các giải pháp nêu ra trong sáng kiến có thể vận dụng được trong mọi điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, hoàn toàn phù hợp với chủ trương đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả giảng dạy, nâng cao chất lượng điểm thi vào 10 môn Ngữ văn ở các nhà trường.
CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
.........................................
.........................................
.........................................
Hải Phòng, ngày 01 tháng 02 năm 2023
 TÁC GIẢ
 Nguyễn Thị Thu

File đính kèm:

  • docxskkn_kinh_nghiem_ren_phuong_phap_lam_bai_van_nghi_luan_ve_mo.docx