SKKN Minh giải bài thơ “Vọng Nguyệt” của Hồ Chí Minh theo hướng “ Từ chữ nghĩa đến văn bản tác phẩm”

Từ nhiều năm nay, vấn đề đổi mới, cải tiến phương pháp dạy - học Văn đã được Bộ Giáo dục – Đào tạo quan tâm chỉ đạo, đông đảo giáo viên tham gia tìm tòi nghiên cứu, viết tài liệu đề xuất những phương pháp, định hướng giảng dạy mới góp phần nâng cao chất lượng dạy - học Văn trong nhà tường. Tuy nhiên, chúng ta không thể không thừa nhận rằng hiện nay chất lượng dạy - học Văn ở nhà trường THCS vẫn còn thấp. Môn Văn chưa được học sinh ham thích, trong đó số phận của giai đoạn văn thơ cổ và văn thơ chữ Hán lại càng hẩm hiu hơn. Đội ngũ giáo viên trẻ vốn hiểu biết về chữ Hán, chữ Nôm hạn chế, việc bản thân tiếp nhận những tác phẩm văn học Hán - Nôm còn khó nói gì đến việc giảng dạy những văn bản đó cho học sinh - nhất là học sinh ngày nay có đến 95% là không yêu thích môn Văn. Lực lượng giáo viên cao tuổi có xu hướng đi theo con đường mòn, thủy chung với phương pháp dạy - học cũ và những kinh nghiệm đã có được, thành ra mảng văn học chữ Hán - chữ Nôm đã và vẫn là vấn đề đầy bí ẩn và khó khăn trong quá trình giảng dạy và tiếp nhận đối với cả giáo viên và học sinh.

Trong khi đó thì, trong số những tác phẩm văn học được đưa vào nhà trường, mảng văn học chữ Hán, Nôm gần như ổn định nhất về số lượng cũng như về tên tác phẩm. Thống kê số lượng tác phẩm ở chương trình sách giáo khoa bậc THCS trước 1995, sau 1995 và từ 2002 đến nay (3 lần chỉnh lí, thay đổi SGK) cho thấy các tác phẩm văn học dân gian và văn học chữ quốc ngữ, văn học phương Tây có sự thêm, bớt thay đổi rất lớn. Riêng các tác phẩm văn học chữ Hán, Nôm (bao gồm văn thơ cổ Việt Nam, thơ cổ Trung Hoa và thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh) hầu như được giữ lại nguyên vẹn ở tùng bậc học, thậm chí thêm về số lượng, chỉ có sự sắp xếp lại ở từng khối lớp ( ví dụ: bài Nguyên tiêu trước 2002 ở Ngữ văn 6, bây giờ ở Ngữ văn 7. Bài Nam quốc sơn hà trước 2002 ở Ngữ văn 9 bây giờ ở Ngữ văn 7). Việc đưa một số tác phẩm văn học chữ Hán, chữ Nôm từ lớp 9 xuống lớp 7 càng làm cho việc dạy - học văn thơ chữ Hán trở nên khó khăn hơn đối với cả giáo viên và học sinh.

Tuy nhiên, giá trị của mảng văn học này là cực kì to lớn và ổn định. Xuất phát từ thực tiễn lịch sử và đặc điểm văn hóa ở nước ta, những tác phẩm văn chương cổ của ông cha ta, thơ Đường của một số nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc và thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh là di sản văn học vô cùng quí báu mà chúng ta không thể nào cứ mãi “ kính nhi viễn chi” được.

Mặt khác, là những giáo viên trực tiếp giảng dạy môn văn ở trường THCS, chúng tôi luôn trăn trở “ làm thế nào để đáp ứng được mục tiêu của chương trình SGK mới? Làm thế nào để việc dạy - học văn nói chung và dạy các tác phẩm văn học Hán – Nôm nói riêng không còn là sự khó - khô - khổ đối với giáo viên và học sinh. . . Xuất phát từ những suy nghĩ trên đây chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu và trình bày cách tiếp nhận tác phẩm văn học chữ Hán theo hướng “ Từ chữ nghĩa đến văn bản tác phẩm”, cụ thể là minh giải bài thơ: “ Vọng nguyệt” của Hồ Chí Minh.

doc 17 trang Trang Lê 16/03/2025 280
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Minh giải bài thơ “Vọng Nguyệt” của Hồ Chí Minh theo hướng “ Từ chữ nghĩa đến văn bản tác phẩm”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Minh giải bài thơ “Vọng Nguyệt” của Hồ Chí Minh theo hướng “ Từ chữ nghĩa đến văn bản tác phẩm”

SKKN Minh giải bài thơ “Vọng Nguyệt” của Hồ Chí Minh theo hướng “ Từ chữ nghĩa đến văn bản tác phẩm”
lên điều gì ? Em hiểu gì về ý kiến cho rằng hai câu thơ là một ‘‘ cuộc vượt ngục ’’ của Hồ Chí Minh ?
Giảng : Đầu câu thơ thứ ba Bác dùng nhân (người) để chỉ chủ thể nhưng cuối câu thứ tư, chủ thể lại là thi gia (nhà thơ). Trước cuộc ngắm trăng Bác là người tù, cuối cuộc ngắm trăng người tù đã thành nhà thơ. Bác đã hoàn thành cuộc vượt ngục bằng hàng động ngắm trăng. Thân thể ở trong lao nhưng tinh thần đã ở ngoài lao. Hai câu thơ giúp chúng ta cảm nhận thêm vẻ đẹp gì của tâm hồn Bác ? Em hãy bình bằng một vài câu văn ?
- Vọng: trông xa
- Vọng chiêm: trông mong
- Ước vọng, ước mơ, mong muốn
- Vọng phu: trông mong chồng
- Học sinh thảo luận
- Bác ngắm trăng khi đang bị giam giữ trong ngục tù, trong hoàn cảnh rượu không có, hoa cũng không.
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
( Trong tù không rượu cũng không hoa )
- Vào đề một cách tự nhiên, trần thuật, chân thực hiện thực cuộc sống nhà tù. Câu thơ dịch sát cả về nghĩa và nhịp thơ, giọng thơ.
- Còn thiếu rất nhiều thứ: cơm ăn, nước uống, áo mặc. Thừa muỗi, rệp, bẩn thỉu, tù túng. Song Bác chỉ nói đến rượu và hoa vì trái tim của người nghệ sĩ đang rung động trước cảnh trăng đẹp.
- Học sinh đọc
- Trong nguyên tác là câu hỏi tu từ ( hàm ý bộc lộ cảm xúc) nại nhược hả ?
- Biết làm thế nào? Câu thơ dịch là câu trần thuật, dịch gọn, đúng nhịp, vần song không thể hiện cụ thể cài cảm xúc của nhân vật chữ tình trong bài thơ. 
- Cảm xúc xốn xang, băn khoăn, bối rối rất nghệ sĩ, rất nhạy cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên, vẻ đẹp của ánh trăng.
- Đây là một người tù đặc biệt, gian khổ thiếu thốn của cuộc sống ngục tù không làm giảm đi tâm hồn thanh cao nhạy cảm tinh tế biết yêu và luôn rung động với mọi cái đẹp của thiên nhiên, khát khao hòa nhập với thiên nhiên, với đất trời trong Bác.
- Học sinh đọc
Nhân hướng song tiến khán minh nguyệt
Nguyệt tòn song khích khán thi gia
(Người ngắm trăng soi ngoài của số
Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ)
- Hai câu thơ dịch thể hiện được cơ bản tinh thần trong nguyên tác. Câu thơ thứ ba chuyển đối tượng của hành động vào trong làm mất đi phép đối từ (nhân – nguyệt)
- Học sinh thảo luận về cách dùng từ nhòm
- Đó là mối quan hệ rất đặc biệt, thắm thiết giao hòa giữa người và trăng, trăng và người. Phép đối và nhân hóa được sử dụng rất thành công, người tù hướng ra ngoài cửa sổ ngắm vầng trăng và vầng trăng cũng chủ động vượt qua song sắt - khe của hẹp của nhà tù để ngắm nhà thơ. Cả hai đều chủ động tìm đến nhau.
- Hình ảnh cái song sắt của nhà tù sững sững đứng giữa người tù - nhà thơ và vầng trăng đẹp. Đó là sức mạnh thô bạo lạnh lùng của nhà tù. Song sức mạnh ấy vẫn bất lực trước tâm hồn tự do của người tù cách mạng, trước tâm hồn nhạy cảm của một thi nhân. Người tù vẫn vượt qua song sắt ấy để giao hòa với thiên nhiên.
- Học sinh nghe
- Hai câu thơ cho thấy sức mạnh tinh thần kỳ diệu của người chiến sĩ, thi sĩ, phía này là nhà tù đen tối, là hiện thực tàn bạo, phía kia là vầng trăng thơ mộng, bầu trời tự do, thế giới của cái đẹp. Ở giữa hai thế giới đối cực là cửa sắt, song sắt nhà tù. Nhưng với cuộc ngắm trăng này nhà tù, song sắt đã trở nên vô nghĩa trước những tâm hồn tri âm, tri kỷ tìm đến nhau.
II. 
 ? Em có nhận xét gì về nhan đề bài thơ Ngắm trăng so với nguyên tác là Vọng nguyệt? ( gợi ý: vọng như chúng ta vừa giải thích nghĩa là gì? Tìm một số kết hợp từ Hán Việt có yếu tố vọng?
? Dịch “ vọng nguyệt” là “ngắm trăng” theo em đã sát ý chưa? Vì sao?
? Đối trăng, thưởng trăng, ngắm trăng là đề tài phổ biến trong thơ cổ. Uống rượu ngắm trăng, ngắm hoa và làm thơ là niềm say mê, thú vui của tao nhân mặc khách khi tâm hồn thảnh thơi thư thái. Còn Bác Hồ của chúng ta đã ngắm trăng trong điều kiện, hoàn cảnh như thế nào? Câu thơ nào nói lên điều đó?
? Em có nhận xét gì về cách vào đề như vậy? Có gì khác giữa phiên âm và câu thơ dịch?
? Theo em hiểu cuộc sống trong tù có phải chỉ thiếu rượu và hoa? Vì sao Bác chỉ nói đến hai thưa ấy trong câu khai đề?
GV: Cách khai đề như thế rất nhịp nhàng và liền ý với câu thừa đề trong thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
? Em hãy đọc diễn cảm câu thơ thứ hai cả nguyên tác và thơ dịch. Đối chiếu với bản dịch nghĩa và nhận xét bản dịch thơ?
? Đó là cảm xúc gì?
? Qua cách bộc lộ cảm xúc như vậy, qua hai câu thơ trên chúng ta cảm nhận được gì về vẻ đẹp, phẩm chất của người tù Hồ Chí Minh ? Em hãy diễn đạt cảm nhận đó bằng 2, 3 câu văn ?
? Tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết và sự bối rối rất nghệ sĩ trước cảnh đêm trăng đẹp đã tạo nên một cuộc thưởng trăng trong tư thế vô cùng kỳ lạ độc đáo, em hãy đọc diễn cảm hai câu thơ còn lại của bài thơ cả phiên âm và thơ dịch ?
? So sánh với phần dịch nghĩa, em có nhận xét gì về bản dịch thơ ? có nhận xét gì về từ nhòm được sử dụng trong câu thơ dịch thứ tư ? có nên thay thế bằng một từ khác không ?
? Dù như thế nhưng có thể nói hai câu thơ dịch khá thành công. Hai câu thơ đã thể hiện mối quan hệ và tinh cảm như thế nào giữa người và trăng ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ đó ? có gì đặc biệt về vầng trăng ở trong hai câu thơ này ?
? Ở trong hai câu thơ giữa trăng và người còn có một hình ảnh nào ? Hình ảnh ấy nói lên điều gì ? Em hiểu gì về ý kiến cho rằng hai câu thơ là một ‘‘ cuộc vượt ngục ’’ của Hồ Chí Minh ?
Giảng : Đầu câu thơ thứ ba Bác dùng nhân (người) để chỉ chủ thể nhưng cuối câu thứ tư, chủ thể lại là thi gia (nhà thơ). Trước cuộc ngắm trăng Bác là người tù, cuối cuộc ngắm trăng người tù đã thành nhà thơ. Bác đã hoàn thành cuộc vượt ngục bằng hàng động ngắm trăng. Thân thể ở trong lao nhưng tinh thần đã ở ngoài lao. Hai câu thơ giúp chúng ta cảm nhận thêm vẻ đẹp gì của tâm hồn Bác ? Em hãy bình bằng một vài câu văn ?
- Vọng: trông xa
- Vọng chiêm: trông mong
- Ước vọng, ước mơ, mong muốn
- Vọng phu: trông mong chồng
- Học sinh thảo luận
- Bác ngắm trăng khi đang bị giam giữ trong ngục tù, trong hoàn cảnh rượu không có, hoa cũng không.
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
( Trong tù không rượu cũng không hoa )
- Vào đề một cách tự nhiên, trần thuật, chân thực hiện thực cuộc sống nhà tù. Câu thơ dịch sát cả về nghĩa và nhịp thơ, giọng thơ.
- Còn thiếu rất nhiều thứ: cơm ăn, nước uống, áo mặc. Thừa muỗi, rệp, bẩn thỉu, tù túng. Song Bác chỉ nói đến rượu và hoa vì trái tim của người nghệ sĩ đang rung động trước cảnh trăng đẹp.
- Học sinh đọc
- Trong nguyên tác là câu hỏi tu từ ( hàm ý bộc lộ cảm xúc) nại nhược hả ?
- Biết làm thế nào? Câu thơ dịch là câu trần thuật, dịch gọn, đúng nhịp, vần song không thể hiện cụ thể cài cảm xúc của nhân vật chữ tình trong bài thơ. 
- Cảm xúc xốn xang, băn khoăn, bối rối rất nghệ sĩ, rất nhạy cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên, vẻ đẹp của ánh trăng.
- Đây là một người tù đặc biệt, gian khổ thiếu thốn của cuộc sống ngục tù không làm giảm đi tâm hồn thanh cao nhạy cảm tinh tế biết yêu và luôn rung động với mọi cái đẹp của thiên nhiên, khát khao hòa nhập với thiên nhiên, với đất trời trong Bác.
- Học sinh đọc
Nhân hướng song tiến khán minh nguyệt
Nguyệt tòn song khích khán thi gia
(Người ngắm trăng soi ngoài của số
Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ)
- Hai câu thơ dịch thể hiện được cơ bản tinh thần trong nguyên tác. Câu thơ thứ ba chuyển đối tượng của hành động vào trong làm mất đi phép đối từ (nhân – nguyệt)
- Học sinh thảo luận về cách dùng từ nhòm
- Đó là mối quan hệ rất đặc biệt, thắm thiết giao hòa giữa người và trăng, trăng và người. Phép đối và nhân hóa được sử dụng rất thành công, người tù hướng ra ngoài cửa sổ ngắm vầng trăng và vầng trăng cũng chủ động vượt qua song sắt - khe của hẹp của nhà tù để ngắm nhà thơ. Cả hai đều chủ động tìm đến nhau.
- Hình ảnh cái song sắt của nhà tù sững sững đứng giữa người tù - nhà thơ và vầng trăng đẹp. Đó là sức mạnh thô bạo lạnh lùng của nhà tù. Song sức mạnh ấy vẫn bất lực trước tâm hồn tự do của người tù cách mạng, trước tâm hồn nhạy cảm của một thi nhân. Người tù vẫn vượt qua song sắt ấy để giao hòa với thiên nhiên.
- Học sinh nghe
- Hai câu thơ cho thấy sức mạnh tinh thần kỳ diệu của người chiến sĩ, thi sĩ, phía này là nhà tù đen tối, là hiện thực tàn bạo, phía kia là vầng trăng thơ mộng, bầu trời tự do, thế giới của cái đẹp. Ở giữa hai thế giới đối cực là cửa sắt, song sắt nhà tù. Nhưng với cuộc ngắm trăng này nhà tù, song sắt đã trở nên vô nghĩa trước những tâm hồn tri âm, tri kỷ tìm đến nhau.

III. Hướng dẫn tổng kết và luyện tập:
? Đọc lại toàn bộ bài thơ cả phiên âm và thơ dịch, em hãy nêu những cảm nhận của mình về nghệ thuật trong bài thơ? Cách thể hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ? Từ đó nói lên những suy nghĩ tình cảm của em về Bác Hồ kính yêu qua bài thơ này?
? Em hãy chỉ ra chất trữ tình và chất thép, màu sắc cổ điển và hiện đại, chất nghệ sĩ và chất chiến sĩ được kết hợp trong bài thơ?
- Học sinh đọc
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt chữ Hán mang dáng vẻ cổ điển nhưng cũng rất hiện đại gần gũi quen thuộc, với nghệ thuật sử dụng phép đối, phép nhân hóa linh hoạt thể hiện cảm xúc tự nhiên của Bác. Dường như Bác không bận tâm về những gian khổ thiếu thốn vật chất trong tù để tâm hồn bay bổng tìm đến đối diện, đàm tâm cùng thiên nhiên, cùng vầng trăng tri kỷ.
- Chất trữ tình, cổ điển thể hiện ở thi đề (vọng nguyệt), thi liệu (rượu, hoa, trăng). Hình ảnh chủ thể trữ tình với tình cảm đặc biệt mãnh liệt trước thiên nhiên thể hiện sức mạnh to lớn, sức mạnh tinh thần của người nghệ sĩ. Đằng sau những câu thơ, hình ảnh thơ rất trữ tình cổ điển là một tinh thần thép, là sự tự do, phong thái ung dung lạc quan luôn hướng về ánh sáng của tâm hồn người chiến sĩ
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà
- Chép vào sổ tư liệu văn học những bài thơ viết về trăng, viết trên đường bị giải đi các nhà lao ở Trung Quốc của Bác.
- Tập dịch từ 1 - 2 bài theo hướng bám sát nghĩa của các từ phiên âm.
- So sánh “ Vọng nguyệt” với các bài thơ trăng khác của Bác
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Các tác phẩm văn thơ chữ Hán, Nôm so với văn học dân gian, văn học viết bằng chữ quốc ngữ, văn học phương Tây chiếm một phần không nhỏ trong chương trình nhưng học sinh khi tiếp xúc với văn học cổ, văn thơ chữ Hán, vốn liếng về ngôn ngữ và về văn học chưa có nhiều mà SGK trước đây in thậm chí còn không có bản phiên âm. Cách dạy theo đó cũng không đề cập đến chữ nghĩa tiếng Hán nên khi áp dụng đề tài này trong giảng dạy các em được tìm hiểu kĩ, sâu nghĩa của các yếu tố Hán Việt, tự mình so sánh, đối chiếu các bản phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ khiến các em hào hứng và thích thú khi nhận ra những cách hiểu khác nhau như vậy. Và trong tình huống đó các em thật sự hào hứng suốt cả tiết học. Trong giờ học, các em đã giơ tay xung phong làm bài tập nhiều hơn.
Học sinh hứng thú học tâp hơn, gây được sự chú ý của các em. Học sinh tư duy, chủ động sáng tạo trong việc hình thành khái niệm. Hiểu bài sâu sắc, vận dụng được khá tốt vào việc tìm các từ ngữ đồng âm, đồng nghĩa Hán Việt - thuần Việt; biết vận dụng đặt câu, giải thích các câu thành ngữ, tục ngữ Hán Việt quen thuộc 
3.4 . Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:
SKKN được áp dụng ở trường THCS Quang Dương trong năm học 2019-2020 . Chỉ bằng cách hướng dẫn các em tìm hiểu nghĩa gốc của các yếu tố Hán Việt, đối sánh các bản phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ với nhau cùng cách dẫn dắt, khai thác, tôi đã thực hiện khá tốt mục tiêu bài học. Điều quan trọng là tất cả học sinh được tham gia hoạt động một cách tích cực, tạo nên giờ học hiệu quả, sinh động. Chất lượng giờ học được đánh gí bằng kết quả kiểm tra trắc nghiệm cuối giờ và kiểm tra bài cũ ở tiết sau cho thấy trên 90% học sinh cảm thụ được nội dung và nhgệ thuật của văn bản; đại đa số học sinh cảm thụ tác phẩm một cách sâu sắc.
 Từ việc thực hiện thành công tiết dạy trên, tôi đã đẩy mạnh áp dụng kinh nghiệm dạy các văn bản chữ Hán, Nôm theo hướng ‘‘ Từ chữ nghĩa đến văn bản tác phẩm’’, học sinh đã phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo, các em thực sự hứng thú trước những câu hỏi vừa sức, mạnh dạn bộc lộ những quan điểm của mình về những vấn đề gợi ra trong tác phẩm.Từ các giờ học đó, các em hứng thú hơn với việc học tập bộ môn, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
Lớp
TSHS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
8A
34
6
17.64
18
52.94
8
23.52
2
5.90
8B
34
4
11.76
16
47.05
11
32.35
3
8.84
3.5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: Không.
3.6. Các thông tin cần được bảo mật: Không.
3.7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:	
- GV chú trọng đến phương pháp dạy theo quan điểm lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động ở các em, tạo điều kiện cho các em tự tìm tòi để hiểu được nghĩa của các yếu tố Hán Việt. Biết tạo ra hứng thú học tập bằng những tình huống có vấn đề. Ở bất cứ bài nào về mặt nguyên tắc đều có thể nêu ra các tình huống giao tiếp giả định - Những tình huống đó phải hết sức sát thực với cuộc sống thực. Có như vậy học sinh mới tìm tòi vấn đề và đề xuất ý kiến riêng. 
- Muốn vậy người GV cần nâng cao kiến thức tay nghề để linh hoạt, sáng tạo hướng dẫn học sinh giải quyết các tình huống. Người thầy cần phải chuẩn bị chu đáo về phương tiện dạy học vì: Những phương tiện giạy học sẽ góp phần rất quan trọng cho sự hình thành kiến thức của mỗi học sinh. Nếu thầy chuẩn bị bài tốt học sinh sẽ bị cuốn hút ngay từ đầu. Muốn làm được điều này người thầy phải có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Để học sinh hứng thú tìm hiểu, so sánh được nghĩa của các từ Hán Việt với bản dịch thì hệ thống câu hỏi trong giờ học phải đạt hiệu quả tối ưu nhất. Những câu hỏi phải hướng các em tới việc tìm hiểu và giải quyết vấn đề đặt ra trong giờ dạy. 
- GV nên chú ý đến hệ thống kênh hình trong quá trình dạy. Sử dụng kênh hình trong khi dạy vừa tiết kiệm thời gian ghi chép vừa tác động cụ thể đến thị giác của HS, giúp các em nhìn nhận vấn đề một cách hiệu quả nhất. ví dụ khi được quan sát ảnh của cuốn: ‘‘ Nhật kí trong tù” và hình ảnh trang đầu, trang cuối, hình ảnh bài thơ số 132, 133 của tác phẩm học sinh rất thích thú. Những hình ảnh sinh động, thú vị trên máy chiếu sẽ kích thích hoạt động học tập của các em. Các em sẽ cảm thấy tiết học không còn nhàm chán, tẻ nhạt. Cần phân bố thời gian hợp lý khi chia nhóm thảo luận, chú ý đến nhiều nhóm đối tượng học sinh. Bởi khi thảo luận, nhiều lúc giáo viên chưa chú ý đến các nhóm học sinh trung bình, yếu. Điều đó làm hạn chế sự tiếp thu bài học của một nhóm đối tượng này. 
3.8. Tài liệu kèm: 
- Sách giáo viên Ngữ văn 8 - Tập 2 NXBGD- 2004
- Sách giáo khoa Ngữ văn 8 - Tập 2 
- Sách thiết kế Ngữ văn 8 - Tập 2.
- Nhật kí trong tù - NXBGD - 1996
4. Cam kết
Tôi xin cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
Thái Bình, ngày 12 tháng 6 năm 2020
 P. Hiệu trưởng trường THCS Quang Dương Người viết sáng kiến
 Phạm Thị Dung Hoàng Thị Hồng
 PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO ĐÔNG HƯNG
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUANG DƯƠNG
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
MINH GIẢI BÀI THƠ “ VỌNG NGUYỆT” CỦA 
HỒ CHÍ MINH THEO HƯỚNG “ TỪ CHỮ NGHĨA 
ĐẾN VĂN BẢN TÁC PHẨM”
 Tác giả: Hoàng Thị Hồng
 Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Văn
 Chức vu: Giáo viên, Tổ phó tổ khoa học xã hội
 Nơi công tác: Trường THCS Quang Dương - Đông Hưng
Đông Quang, ngày 12 tháng 6 năm 2020

File đính kèm:

  • docskkn_minh_giai_bai_tho_vong_nguyet_cua_ho_chi_minh_theo_huon.doc