SKKN Một cách tiếp cận để thêm hiểu, thêm yêu đại thi hào Nguyễn Du qua tác phẩm Độc Tiểu Thanh Kí và Truyện Kiều

Xưa nay nói đến Nguyễn Du, mọi người nghĩ ngay đến Truyện Kiều. Trong “Về tác giả và tác phẩm” của Trịnh Bá Tĩnh (NXB Giáo dục 2003), phần viết về Truyện Kiều lên đến 815 trang, trong khi viết về thơ chữ Hán chỉ vẻn vẹn 128 trang. Tiếp tục thống kê, ta thấy sự cảm thụ từ những cây bút nghệ sĩ như Hoài Thanh, Xuân Diệu lẫn chuyên gia như Nguyễn Lộc, tỉ lệ cũng là tương tự. Giáo trình của Nguyễn Lộc dành số trang viết về Kiều lớn hơn năm lần so với thơ chữ Hán.

Bên cạnh Kiều, phần thơ này cũng là một kho tàng vô giá. Tỉ mỉ ra còn phải nói: “Truyện Kiều là diễn âm, lỡ tay mà thành kiệt tác, còn thơ chữ Hán mới đích là sáng tác và nên xem nó là phát ngôn viên chính thức của Nguyễn Du”. Trong hoàn cảnh này, chúng tôi muốn làm một đề tài để hệ thống lại một cách đầy đủ về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác... những yếu tố góp phần tạo nên một thiên tài, một nhà nhân đạo chủ nghĩa Nguyễn Du, đồng thời nghiên cứu thêm về một tác phẩm thơ chữ Hán tiêu biểu của Nguyễn Du trong Thanh Hiên thi tập - Độc Tiểu Thanh kí. Nép trong tác phẩm là những giá trị vô giá về nội dung, nghệ thuật và tư tưởng, đối với cả giới nghiên cứu và hậu thế - và học sinh nói chung. Tuy nhiên, “Độc Tiểu Thanh kí” có vẻ chưa được chú trọng tìm hiểu sâu với giáo viên dạy môn Ngữ văn và học sinh có năng khiếu và đam mê môn Ngữ văn THCS lại chưa có điều kiện tiếp cận. Tác phẩm cần được nhìn nhận đầy đủ, đa diện và sâu sắc hơn.

Từ đó, giúp giáo viên có vốn hiểu biết sâu sắc hơn về tác giả, tác phẩm, tiếp tục thắp lên trong mình ngọn lửa đam mê môn học và truyền lửa cho các em học sinh nhiệt tình đó, đặc biệt là đối tượng học sinh khá giỏi môn Ngữ văn, góp phần hình thành thói quen tự tìm tòi, nghiên cứa sâu hơn một vấn đề, một tác phẩm, tác giả.

docx 21 trang Trang Lê 16/03/2025 190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một cách tiếp cận để thêm hiểu, thêm yêu đại thi hào Nguyễn Du qua tác phẩm Độc Tiểu Thanh Kí và Truyện Kiều", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một cách tiếp cận để thêm hiểu, thêm yêu đại thi hào Nguyễn Du qua tác phẩm Độc Tiểu Thanh Kí và Truyện Kiều

SKKN Một cách tiếp cận để thêm hiểu, thêm yêu đại thi hào Nguyễn Du qua tác phẩm Độc Tiểu Thanh Kí và Truyện Kiều
thông mà mỗi khi vào chầu, vua hỏi tới việc gì ông cũng chỉ vâng dạ cho phải phép. Đã làm quan thì cái cười cái nói cái đi cái đứng đều phải tính toán mà. Câu tổng kết dân gian: ngu si hưởng thái bình, ngẫm ra thấy quả có lí. Những kẻ chỉ luẩn quẩn trong vòng mũ áo, trong cuộc tỉnh say dẫu có gặp cái cảnh thanh nhàn như hoa thơm buổi sáng, trăng tỏ ban đêm cũng trơ trơ như cỏ cây, như cá chim, lại thường được sống trọn tuổi trời. Kì lạ thay, bất công, ngang trái và oan trái thay! Nhưng ở thời Nguyễn Du đó lại là một sự thực hiển nhiên.
Như vậy, ở thời Nguyễn Du, cái “tài mệnh tương đố” ấy phải chăng chính là hiện thực xã hội đố kị anh tài, hệ lụy của một chế độ phong kiến đã bước vào thời kì tàn lụi.
II. HÌNH TƯỢNG NGUYỄN DU QUA ĐỘC TIỂU THANH KÍ VÀ TRUYỆN KIỀU:
Qua Độc Tiểu Thanh kí, Truyện Kiều, những khía cạnh ấy càng được khắc họa rõ rệt theo hai hướng: với người và với mình. Ngoài lòng thương cảm sâu sắc với kiếp người (trong tác phẩm cụ thể có hồng nhan – tài tử), một nét đặc biệt trong chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du là xúc cảm tự thương. Thương mình đủ đầy mới có thể kham thêm ai khác; từ nỗi khổ của người cũng rước vào thân để rồi lại nặng lòng đau chung phiền muộn của mình, ấy là Nguyễn Du.
1. Tư tưởng nhân văn với con người
Trong quan niệm về con người, Nguyễn Du đặc biệt chú ý đến hai loại người - tài tử và hồng nhan. Chính ở hai khía cạnh đó mà quan niệm của ông chứa đựng những điểm đặc sắc nhất.
1.1 Đối với người phụ nữ
Nguyễn Du được coi là một trong những tác gia của phái yếu. Ông thấu hiểu họ, giãi bày hộ lòng họ, đặc biệt tán thưởng họ và là một trong những tác gia đầu tiên cho ra đời những tác phẩm đạt giá trị đến vậy dưới góc độ nữ quyền.
Nét nhân văn ông vô tình bộc lộ trong tác phẩm cũng đủ khiến hậu thế ngỡ ngàng tán phục bởi tư tưởng đi trước thời đại cả khoảng xa tới vậy.
1.1.1 Nguyễn Du cất lên tiếng nói đòi sự bình đẳng về văn hóa giáo dục cho phụ nữ - một vấn đề chưa bao giờ hoàn kết của nhân loại. 
Nếu như trong Truyện Kiều, qua nhân vật Vương Thúy Kiều - người con gái gia cảnh trung lưu được giáo dục cẩn thận và toàn diện, Nguyễn Du ám thị rằng chỉ khi nào người phụ nữ được hưởng một nền giáo dục nền nếp, quy củ, nhân văn, khai phóng, được quyền học hành thì khi ấy mới có thể hoàn thiện về nhân cách, phát sáng trí tuệ, bộc lộ tài năng và mới dám khẳng định mình, mới làm chủ được bản thân mình; thì với Tiểu Thanh, ông tôn trọng và tán thưởng cái tài văn chương của nàng. Không giống những nhà nho cùng thời với đủ loại giáo lý ràng buộc: miệt thị phụ nữ, quan niệm phụ nữ không cần được học hành; thi hào đã dám công khai bảo vệ và khuyến khích nữ nhi có học. Ông đánh giá tác phẩm của họ bình đẳng và tôn trọng không khác gì những bậc trượng phu khác, đặt trong thời điểm hơn hai trăm năm về trước, ấy quả là một sự vượt xa thời đại.
1.1.2. Nguyễn Du là một trong những người tiên phong đặt phụ nữ vào trọng tâm của ngòi bút. Trước Nguyễn Du, trong văn học Việt Nam nói chung, trong quan niệm về con người nói riêng, trọng tâm sự chú ý luôn được đặt vào người quân tử, người làm quan, kẻ có học vấn, bậc nho sĩ. Theo quan điểm của họ, chỉ nam giới mới được coi trọng, được đánh giá là có tài hay không có tài, cái tài chỉ được thể hiện duy nhất qua văn chương, cử nghiệp. Nhưng tới Nguyễn Du, và gần đồng thời với ông là Hồ Xuân Hương, cái tài không còn là độc quyền của nam giới nữa. Nếu như Hồ Xuân Hương mở đường đưa phụ nữ vào tâm điểm văn học và nhận thức dân tộc cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, thì Nguyễn Du, đã tôn vinh người phụ nữ như tinh hoa, nhân tài xã hội.
Quả vậy. Nguyễn Du tôn vinh thơ Tiểu Thanh, tán thưởng thơ Tiểu Thanh cũng như người phụ nữ nói chung, và phần nào còn lên án xã hội đương thời vì những nghịch cảnh đẩy họ vào mạt lộ, vào kiếp bạc mệnh hẩm hiu. 
1.2. Với người nghệ sĩ, kẻ tài tử xưa
Đây là bộ phận có học có tài và theo Nguyễn Du quan niệm, “làm đẹp cho đời”. Thực tế cho thấy đại thi hào có mối quan tâm và tấm lòng sâu sắc dành cho họ, có lẽ cũng bởi mối đồng cảm, “đồng bệnh tương liên” giữa cùng những tâm hồn đồng điệu với nhau.
1.2.1 Nguyễn Du quan niệm về người tài và vai trò của họ trong xã hội
Qua Độc Tiểu Thanh kí, ta nhận ra Nguyễn Du đã tiến tới nhận thức tự giác về thân phận những người nghệ sĩ trong đó có chính ông. Nhà nghệ sĩ không chỉ thương người mà còn thương thân - thương chính mình, đó là một căn nguyên khác của chủ nghĩa nhân bản đặc biệt của thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Muốn thông cảm, thương yêu nhân loại thì trước hết hãy thương chính bản thân mình. 
“Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”.
Nhà nghệ sĩ đã tách ra khỏi ông quan, Nguyễn Du cảm nhận vấn đề thân phận của những người nghệ sĩ thông qua sự chiêm nghiệm thân phận chính mình. Mặt khác, và đây là điều quan trọng hơn: Nguyễn Du đã ý thức được tầm quan trọng của những giá trị văn hoá – nghệ thuật đối với con người. Triết lý tài mệnh tương đố của ông có ý nghĩa sâu sắc vì ông lên án cuộc đời đã đối xử bất công với những người làm nên những giá trị đó, những chủ nhân của thi ca, nhạc hoạ. Qua đó ông gián tiếp yêu cầu sự trân trọng, tôn vinh các nghệ sĩ ấy, bởi lẽ chính họ mang lại cho cuộc sống con người những giá trị văn hoá. Thiếu các giá trị tinh thần, cuộc đời của chúng ta nghèo nàn, buồn chán biết bao nhiêu.
1.2.2 Tiếng khóc Nguyễn Du dành cho các bậc tài tử
Có người đã nhận xét, đọc Nguyễn Du thật ra chính là lắng nghe tiếng khóc đời của Nguyễn Du mà thôi. Trong đó, khóc người nghệ sĩ lại là một dòng chảy không đứt đoạn xét dọc theo sự nghiệp sáng tác của ông.
Nhà thơ khóc thương cho nàng Tiểu Thanh chỉ qua phần ghi chép ngắn ngủi về nàng, điều ấy cho thấy Nguyễn Du đã tinh tế bao nhiên, tài tình bao nhiều trong việc thấu hiểu người nghệ sĩ. Ông thấu hiểu và còn trân trọng nữa. Một thi sĩ như Tiểu Thanh, tài năng bị chôn vùi xuống mồ vẫn được Nguyễn Du rơi nước mắt. Có lẽ nếu sống cùng thời họ đã là tri âm tri kỉ. 
Mệnh tài năng không được trọng dụng, không được thấu hiểu, lại bị rình rập bởi nhiêu thế lực đố kị phong kiến. Ở Độc Tiểu Thanh kí, cái bứt rứt, cái thổn thức của Nguyễn Du về phận người, phận mình phải chăng chính là tiếng khóc đêm cho bao phận tài hoa vì sinh lầm thời mà long đong lận đận hết một đời một kiếp?
3. Cảm hứng tự thương
Độc Tiểu Thanh kí là một trong những tác phẩm thể hiện rất rõ cái tôi của Đại thi hào.
Chúng ta có thể thấy ngay từ bề nổi: chữ “ngã” ở câu sáu và tên tự của tác giả ở câu tám. Ngoài ra, sự tự ý thức này cũng được thể hiện qua nhiều dấu hiệu khá rõ trong bài thơ.
Trước hết bắt đầu với cặp câu luận: 
“Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kì oan ngã tự cư”.
Nỗi đau, nỗi oan của con người, niềm uất hận của những bậc kì tài tuyệt sắc trong thiên hạ xưa đã có, nay cũng có và có lẽ không bao giờ hết được. Nỗi đau ấy, niềm uất hận ấy đến trời cũng không có lời giải đáp. Câu thơ là sự tổng kết, sự nghiệm sinh của thi nhân về chính mình và của biết bao kiếp tài hoa, biết bao kiếp người đau khổ trên cõi nhân gian bé tí này.
Tiếp theo và về câu thơ kết: 
“Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”.
Hai trăm năm rưỡi trước, thời đại mấy ai đã hiểu được lòng Nguyễn Du? Mấy ai đã hiểu Tiểu Thanh? Mấy ai đã hiểu Kiều? Tư tưởng nho gia còn quá nặng nề và đầy ràng buộc, làm sao dung thứ được những suy nghĩ vượt lên cả thời đại của tâm hồn lớn lao ấy. 
Chung quy lại, Nguyễn Du dường như đã khái quát lên thành quy luật: những người đẹp và người tài thường phải chịu cô đơn, vì họ là sản phẩm quá đặc biệt của tạo hóa hoặc vì sứ mệnh của họ trước cuộc đời quá lớn lao.
Xin nhắc lại lời kể của Đoàn Thị Thu Vân đã trích ở phần trước: “Suốt đời mình, Nguyễn Du luôn cảm thấy cô đơn. Không cứ khi lưu lạc nơi đất khách quê người mà cả khi đắc dụng, được các vua triều Nguyễn trọng vọng, cất nhắc. Lời Minh Mệnh trách ông vì sao ít góp lời bàn mà chỉ lặng lẽ làm nhiệm vụ của mình đã chứng minh điều đó. Ngay cả đến phút cuối đời, ông cũng không trăn trối lại điều gì, chỉ bảo người nhà sờ xem chân tay đã lạnh chưa và nói một tiếng “Được” rồi về.”
Nhưng Nguyễn Du không mãi cô đơn. Tiếng kêu đứt ruột của nhà thơ đã có biết bao thế hệ đi sau đồng vọng.
B. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 
Sau khi nghiên cứu về tác giả Nguyễn Du và tâm sự của ông được gửi gắm trong tác phẩm Độc Tiểu Thanh Kí và Truyện Kiều, tôi đã quyết định phối hợp với Tổ Khoa học xã hội, đặc biệt là nhóm giáo viên dạy ngữ văn để triển khai chuyên đề. Cụ thể như sau:
1. Hình thức:
Dưới dạng một buổi hội thảo chuyên đề (mở một cuộc hội thảo mời sự tham gia của tất cả những ai quan tâm, yêu mến Nguyễn Du, Truyện Kiều nói riêng, văn chương nói chung; nhưng nòng cốt vẫn là nhóm giáo viên Ngữ văn cùng Tổ Khoa học xã hội và các em học sinh khá, giỏi yêu thích, say mê môn Ngữ văn cũng như Nguyễn Du và Truyện Kiều).
Để buổi hội thảo thành công, tôi đề nghị các thầy cô giáo và các em tìm hiểu, nghiên cứu trước các tài liệu về Truyện Kiều, Nguyễn Du và Độc Tiểu Thanh kí. Bản thân tôi cũng giới thiệu một số tài liệu mình đang có để cung cấp thêm kiến thức liên quan đến nội dung chuyên đề nhằm giúp cho mọi người có tâm thế tiếp nhận và phát biểu quan điểm của mình.
Đề nghị các thành viên tham gia hội thảo không chỉ lắng nghe mà có thể phát biểu ý kiến và phản hồi về nội dung chuyên đề, đặc biệt là những già rút ra được về tác giả, tác phẩm, so sánh đối chiếu với truyện Kiều... từ đó thêm hiểu, thêm yêu đại thi hào của dân tộc và tác phẩm được coi là Quốc hồn, Quốc túy của dân tộc bên cạnh những sáng tác khác của ông như Độc Tiểu Thanh kí, Truyện Kiều.
Sử dụng một số công cụ hỗ trợ khác như: máy chiếu với bài giảng trình chiếu một số hình ảnh minh họa đẹp; chuẩn bị một tiết mục ngâm vịnh Kiều (do một giáo viên có giọng truyền cảm trình bày để buổi chuyên đề bớt khô khan, thêm hấp dẫn); cung cấp và tặng một số tài liệu liên quan đến Nguyễn Du như “Nguyễn Du – thơ và đời” hay “Truyện Kiều” với những ý kiến tham luận hay hoặc thú vị.
2. Nội dung:
Nội dung buổi chuyên đề:
Tôi trình bày toàn bộ những gì nghiên cứu được về Nguyễn Du, Độc Tiểu thanh kí, Truyện Kiều (như đã trình bày ở trên). Đi sâu vào tác phẩm Độc Tiểu Thanh Kí hơn vì Truyện Kiều đã có trong chương trình Ngữ văn 9 nên rất gần gũi với giáo viên và học sinh. Trong khi Độc Tiểu Thanh Kí với các thầy cô giáo, không phải ai cũng chú ý tìm tòi, khám phá; với học sinh cấp THCS lại càng xa lạ vì chưa được tiếp cận chính thức.
 Yêu cầu các thành viên tham gia trình bày ý kiến, quan điểm của mình về nội dung chuyên đề hoặc bổ sung thêm những hiểu biết của mình về tác giả, tác phẩm; sự thống nhất trong con người Nguyễn Du qua hai tác phẩm Truyện Kiều và Độc Tiểu Thanh Kí 
Tôi chốt lại một số điểm tương đồng, thống nhất của con người Nguyễn Du qua hai tác phẩm trên như sau:
Nhân văn với con người, đặc biệt là với người phụ nữ (Thúy Kiều, Tiểu Thanh).
Cảm hứng “tự thương”: đau đáu một nỗi niềm đau đời, nhạy cảm thương người hay là thương chính mình.
Là một nhà nhân đạo chủ nghĩa đồng thời là một nghệ sĩ tài hoa, một thiên tài văn chương.
*Kết quả thực hiện:
Các ý kiến tham gia bàn luận tại hội thảo diễn ra sôi nổi. Các nội dung chung nhất được đúc rút ra cuối buổi hội thảo như sau:
1. Tiếng thở dài của tác giả trước lẽ “biến thiên dâu bể” của cuộc đời, và niềm thổn thức của một tấm lòng nhân đạo lớn: vạn vật đổi thay, tài năng Tiểu Thanh bị vùi lấp trong lãng quên nhưng nhà thơ đã nhớ và viếng nàng qua “nhất chỉ thư”.
2. Niềm cảm thông đối với kiếp hồng nhan tài tử nói chung. Từ số phận Tiểu Thanh, Thúy Kiều, Đạm Tiên, Nguyễn Du khái quát về quy luật nghiệt ngã “tài mệnh tương đố”, “hồng nhan bạc phận” và tự nhận thấy mình là kẻ cùng hội cùng thyền với Tiểu Thanh, là nạn nhân của nỗi oan thiên lạ lùng, bộc lộ mối đồng cảm sâu xa.
3. Tiếng lòng khao khát tri âm. Khóc Tiểu Thanh Nguyễn Du “trông người lại nghĩ đến ta” và hướng về hậu thế bày tỏ nỗi khát khao tri âm của mọi kiếp người tài hoa mà phải chịu đau khổ trên đời. 
 Đây cũng là những tác phẩm tiêu biểu Nguyễn Du bộc lộ mình đến thế, cảm xúc than thân chuyển chảy trực tiếp đến thế. Chữ “tình” thấm đẫm và xuyên suốt tác phẩm, với nỗi day dứt về đời, về người đã khiến Độc Tiểu Thanh kí và Truyện Kiều trở thành những viên ngọc sáng trong nền văn học dân tộc, đối với hậu thế nói chung và các nhà làm nghiên cứu nói riêng.
Cuối buổi chuyên đề, tôi đề nghị các thành viên (là giáo viên) làm một bài trắc nghiệm về những gì thu lượm được sau buổi hội thảo chuyên đề (so với trước khi tham gia).
Với học sinh, tôi một số em tham gia viết góc cảm nhận về tác giả, tác phẩm, vấn đề tâm đắc nhất sau khi tham gia chuyên đề này.
*Kết quả khảo sát sau chuyên đề:
89% người tham gia hài lòng và cho rằng: thêm hiểu sâu sắc, thêm yêu Nguyễn Du, gắn bó hơn với mảng văn học trung đại và có thêm nhu cầu tìm hiểu và khám phá mảng văn học “khô” và “khó” này.
B. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
Văn học là nhân học. nuôi dưỡng lòng yêu nghề, nhiệt huyết với công việc, thắp lên trong trái tim thầy cô, học sinh khát vọng học hỏi, yêu thích văn chương hiện nay không hề là điều đơn giản. Để làm được điều đó, đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của mọi lực lượng giáo dục và toàn xã hội.
Xin đưa ra một số kiến nghị, giải pháp như sau:
Và điều quan trong nhất là với mỗi giáo viên Ngữ văn:
- Sứ mệnh của thầy cô là thắp lên trong mỗi học sinh ngọn lửa yêu thích văn chương, khao khát được khám phá chúng; khơi dậy và hướng dẫn các em cách chủ động nghiên cứu, lĩnh hội các tri thức mới và khó. 
- Do kinh nghiệm và trình độ còn hạn chế nên vấn đề đưa ra không tránh khỏi những thiếu sót, non nớt. rất mong sự góp ý từ quý thầy cô, đồng nghiệp và các em học sinh để đề tài được hoàn thiện hơn. Và tôi có thêm kinh nghiệm trong sự nghiệp trồng người.
Ba Vì, ngày 10/4/2022
Người thực hiện
LỜI CAM KẾT:
Tôi xin cam kết: Đề tài này là sản phẩm của cá nhân tôi. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
B. PHỤ LỤC
Một số hình ảnh của giáo viên, học sinh trong buổi ngoại khóa triển khai chuyên đề:
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Du và Truyện Kiều dưới cái nhìn của Trương Tửu – Đỗ Lai Thúy
2. Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ qua cái nhìn duy vật biện chứng của Trương Tửu – Thụy Khê
3. Luận văn Hình ảnh người kĩ nữ trong văn học trung đại Việt Nam – Vũ Thị Hoàng Yến
4. Các vấn đề của Truyện Kiều sau lịch sử tiếp nhận hai thế kỷ - Trần Nho Thìn
5. Nguyễn Du trên quê hương Khuất Nguyên – Phạm Trọng Chánh
6. Con người thương thân – một biểu hiện độc đáo của ý thức cá nhân trong thơ chữ Hán Nguyễn Du – Nguyễn Thị Nương
7. Cảm hứng tự thương của Nguyễn Du qua một số trích đoạn Truyện Kiều – Nguyễn Thị Bình
8. Một cách giải mã bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du – Bùi Ngọc Minh
9. Bình luận văn học – Đào Thị Thu Vân (2005)
10. Độc Tiểu Thanh kí - tư liệu và hướng nghiên cứu – Nguyễn Đăng Na
11. Nguyễn Du như một thi sĩ – Vương Trí Nhàn
12. Độc Tiểu Thanh Kí: Nguyễn Du viếng ai? – Lê Quế
13. Thơ chữ Hán Nguyễn Du: Nhật kí tâm trạng – Nguyễn Thị Nguyệt
14. Quan niệm của Nguyễn Du về cuộc đời và thân phận con người – Lê Thị Lan
15. Triết lý tài mệnh tương đố trong sáng tác của Nguyễn Du – Đỗ Đức Dục

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_cach_tiep_can_de_them_hieu_them_yeu_dai_thi_hao_ngu.docx