SKKN Một số biện pháp dạy học nâng cao hiệu quả giờ dạy đọc hiểu môn Ngữ Văn 6, Bài minh họa Thạch Sanh
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI ngày 24/01/2018 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc, tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực…”. Môn Ngữ văn là một trong những môn quan trọng trong chương trình trung học cơ sở và trung học phổ thông bởi vì nó có tác động rất lớn đến việc giúp học sinh có một vốn tri thức về văn hóa ứng xử và giao tiếp trong cuộc sống.
Dạy học sinh đọc hiểu văn bản ở nhà trường phổ thông trước hết là để trang bị kiến thức cho người học một nền tảng kiến thức cơ bản của bộ môn. Dạy văn là dạy người, dạy cái hay, cái đẹp. Hiểu văn cũng là hiểu người, hiểu đời và hiểu chính bản thân mình. Đọc hiểu văn bản trong nhà trường thực ra là bước chuẩn bị hành trang quan trọng để học sinh “đọc” một “văn bản” rộng lớn hơn rất nhiều đó- là cuộc đời, tương lai rộng mở trước mắt. Đích đến đã rõ ràng. Còn lại là hành trình của cuộc đi đòi hỏi người giáo viên không ngừng tìm tòi sáng tạo để từng bước chuyển giao vai trò độc lập, tự chủ trong hoạt động của học sinh. Đặc biệt việc tiếp cận văn bản đọc hiểu trong môn Ngữ văn theo các cách thức khác nhau ở mỗi giai đoạn của quá trình đọc hiểu là một trong những biện pháp để quá trình nhận thức, chiếm lĩnh kiến thức của học sinh trở nên tích cực, chủ động, hiệu quả. Đây chính là một “bước đệm” quan trọng, là cây cầu nối không thể thiếu để bạn đọc từng bước trở thành một người đọc độc lập, thuần thục, có kĩ năng và sáng tạo. Với mong muốn “văn học gắn liền với cuộc đời” và giúp học sinh có kĩ năng, hứng thú, tích cực, chủ động trong giờ học đọc hiểu môn Ngữ văn nói riêng môn Ngữ văn nói chung , tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp dạy học nâng cao hiệu quả giờ dạy đọc hiểu môn Ngữ văn 6 – Bài minh hoạ: Thạch Sanh”
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp dạy học nâng cao hiệu quả giờ dạy đọc hiểu môn Ngữ Văn 6, Bài minh họa Thạch Sanh

hiết kế truyện tranh (thực hiện ở nhà; có sự trao đổi, chia sẻ, hướng dẫn của các thành viên nhóm với nhau hoặc giữa các thành viên vớI giáo viên) - Bước 3: Báo các tác phẩm - Bước 4: Đánh giá, kết luận Minh họa Bài 7: CHUYỆN KỂ VỀ NHỮNG NGƯỜI ANH HÙNG Đọc hiểm văn bản 1: Thạch Sanh (Thời lượng: 3 tiết) Văn bản Thạch Sanh là truyện cổ tích có nhân vật gần gũi với học sinh lớp 6. Đặc biệt trong đó, các sự việc liên quan đến nhân vật rất rõ ràng cụ thể. Đây là lợi thế cho người dạy khi có kế hoạch định hướng phát triển năng lực học sinh thông qua hoạt động Chuyển thể văn bản truyện thành tác phẩm truyện tranh. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Khi dạy phần Vận dụng (tiết học thứ 3), tôi đã giao nhiệm vụ cho học sinh: - Nhiệm vụ: Kể sáng tạo truyện cổ tích Thạch Sanh bằng tranh - GV định hướng: học sinh có thể lựa chọn kể theo sự việc hoặc nhân vật. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tạo nhóm theo nhu cầu + Kể theo nhân vật: Nhân vật Thạch Sanh, nhân vật vua, nhân vật công chúa + Kể theo sự việc: Thạch Sanh tự giới thiệu về bản thân; Công chúa bị chim đại bàng bắt đi, - Tóm tắt sự việc dưới dạng sơ đồ tư duy (kịch bản) - Thực hiện vẽ nhân vật, sự việc theo trí tưởng tượng vớI bố cục phù hợp các lời thoại. - Hoàn thiện tác phẩm (lọc, tạo độ nét,) Bước 3: Báo cáo sản phẩm, nhận xét, đánh giá - Đại diện báo cáo sản phẩm Sản phẩm của học sinh Hoàng Thị Phương Thảo lớp 6A2 3.3.4.Kết quả hoạt động Thông qua thực tế hoạt động của tiết học và sản phẩm nhận được từ các nhóm học sinh, tôi thấy học sinh thực hiện hào hứng, thích thú. Ở đó, các em không chỉ sáng tạo khi viết lời thoại cho nhân vật, mà còn sáng tác tranh vẽ, thể hiện năng khiếu hội họa, phát triển năng lực thẩm mĩ. Khi thuyết trình, các em cũng rất tự tin, phát huy được năng lực làm việc nhóm, kĩ năng cần thiết khi phân chia công việc, tổng hợp kiến thưc và biên tập lời thoại nhân vật. Cách đổi mới này giúp việc học tập môn Ngữ Văn trở lên phong phú - Khắc sâu kiến thức một cách hiệu quả trong quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ. 3.4. Sân khấu hóa tác phẩm 3.4.1. Mô tả: Sân khấu hóa là hình thức dạy học hập dẫn, thu hút học sinh. Thay vì tiếp thu kiến thức theo lối truyền thống thì sân khấu hóa giúp học sinh được trải nghiệm thực tế. Để rồi qua quá trình nỗ lực nhập vai, các em được hóa thân vào nhân vật truyền thuyết, biết rung động và tự cảm nhận về nhân vật và tác phẩm. Qua đó, học sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức đồng thời rèn luyện sự tự tin, kĩ năng làm việc nhóm, khả năng sáng tạo, phát huy năng khấu diễn xuất, ca hát Vì vậy học sinh có hứng thú hơn với môn Ngữ văn nói chung và các tác phẩm văn học dân gian nói riêng. Cách thức tiến hành Bước 1: Giáo viên lựa chọn trong chương trình các tiết văn bản nghệ thuật giàu tính chất kịch để chọn một đoạn văn tiêu biểu và đắc sắc nhất (đối với tác phẩm dài) hoặc một tác phẩm bảo đảm tính giáo dục, phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh; hạn chế những chi tiết có nguy cơ hiểu lệch lạc, hiểu không đúng,.. Bước 2: Lựa chọn cách thức sân khấu hóa (kịch, hát, múa) và xây dựng kịch bản tương ứng. - Phân công công việc cụ thể cho từng học sinh hoặc nhóm học sinh và chuẩn bị đạo cụ phù hợp. - Dự kiến thời gian, địa điểm tiến hành sân khấu hóa. Bước 3: Hướng dẫn và giám sát quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh Bước 4: Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm. GV có thể đặt câu hỏi để kiểm tra hoặc khắc sâu kiến thức cho HS. Minh họa: Sân khấu hóa truyện truyện cổ tích “Thạch Sanh” Văn bản “Thạch Sanh” là văn bản đầu tiên trong chủ đề “Những người anh hùng.” Vì thế để phát huy năng lực đọc hiểm của học sinh, tôi đã lựa chọn sân khấu hóa để vừa đánh giá năng lực đọc hiểu vừa đánh giá năng lực ngôn ngữ của học sinh. Bước 1: Giao nhiệm vụ - Xây dựng kịch bản + Hệ thống các nhân vật tham gia diễn xuất + Kịch bản và diễn xuất + Trang phục, trang bị cho diễn xuất KỊCH BẢN SÂN KHÁU HÓA CHIẾN CÔNG ĐÁNH BẠI QUÂN 18 NƯỚC CHƯ HẦU CỦA HỌC SINH 6A2 Nhân vật: Nguyễn Đức An đóng vai Vua Hoàng Đức Lâm đóng vai Thạch Sanh Lê Việt Nam đóng vai lính Các em Nguyễn Đức Sơn, Trần Minh Việt, Hoàng Thành Danh lần lượt là các Hoàng Tử đại diện quân 18 nước chư hầu. Nội dung: ( Vua và Thạch Sanh bước ra.) Vua nói: Thạch Sanh con là một chàng trai tài năng, đức độ nên ta rất yên lòng khi gả con gái yêu quí của ta cho con. Mong 2 con luôn biết yêu thương nhau và sống hạnh phúc trọn đời bên nhau. Thạch Sanh: Con đa tạ vua cha! (Bỗng nhiên một tên lính hớt hải chạy vào cấp báo) Lính: Bẩmbẩmbệ hạ, quân 18 nước chư hầu đang ùn ùn kéo đến tấn công cửa thành. Vua (nói to): Hỡi các tướng sĩ của ta, hãy tập hợp binh sĩ để đánh trả quân giặc, bảo vệ kinh thành. Thạch Sanh: Cha ơi, khoan hãy dùng binh, mọi việc con đã có cách ứng phó. Bây giờ chúng ta cùng ra ngoài thành để ứng phó. (Vua và TS đi ra ngoài lớp, các hoàng tử cùng vào trong -> vua, TS xuất hiện). Người dẫn chuyện nói: Tại cổng thành Vua hỏi: Hỡi quân 18 nước chư hầu, cớ sao các ngươi lại kéo sang xâm lược nước ta? Hoàng tử A: Chúng ta đều là hoàng tử thuộc những dòng tộc cao quý đã nhiều lần cầu hôn con gái ngài nhưng đều bị chối từ mà gại lại gả công chúa cho một kẻ tứ cố vô thân khiến chúng ta không cam lòng. Nay quyết đem quân tiến đánh. Dẫn chuyện: Vừa dứt lời, Thạch Sanh mang đan ra gảy (lồng âm thanh tiếng đàn) (Quân giặc: Nghe tiếng đàn thì bủn rủn chân tay ko nghĩ gì đến chuyện đánh nhau. (Tất cả quân lính bủn rủn tay chân) Hoàng tử B nói: Thôi thôi xin ngài đừng gảy đàn nữa, chúng tôi không chịu nổi nữa rồi. Chúng tôi nguyện xin hàng và sẽ lập tức cuốn giáp ra về. Thạch Sanh: Trước khi các người về nước, ta xin thết đãi bữa cơm để tỏ lòng hòa hiếu. Nói to: Lính đâu, mang niêu cơm ra đây cho ta. Lính: Xin tuân lệnh (mang niêu cơm ra) (Quân giặc vừa nhìn thấy niêu cơm thì ai nấy đều lắc đầu, tỏ thái độ chế giễu và nói: Niêu cơm bé xíu thế kia thì ai ăn ai đừng) Thạch Sanh: Cười haha nói: Thì các người cứ ăn đi đã xem sao! Giặc: Mở niêu cơm, lần lượt truyền nhau ăn. ( Tất cả ngạc nhiên, nói: ôi no quá mà sao niêu cơm vẫn cứ đầy thế nhỉ, ko vơi đi chút nào. Bụng ta no căng mất rồi. ) Hoàng tử C nói: ta đã hiểu rồi, xin đa tạ tấm lòng cao thượng của ngài. Từ nay chúng ta sẽ kết tình hòa hiếu lâu dài. ( Hết tiểu phẩm, nhân vật ra chào) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh đọc tác phẩm, nghiên cứu tập luyện diễn xuất Bước 3: Báo cáo sản phẩm HS lớp 6A2 sân khấu hóa chiến công đánh bại quân 18 nước chư hầu của Thạch Sanh. Kết quả hoạt động Màn trình diễn tiểu phẩm trong các phần của truyện “Thạch Sanh” đã phần nào tạo ra được sự chủ động của học sinh trong tìm hiểu tiếp thu kiên thức một cách tích cực, sôi động, hứng thú hơn. Nội dung kiến thức sẽ trở nên nhẹ nhàng, bớt khô khan, khuôn mẫu, các em lại được học mà chơi, chơi mà học, được sáng tạo và phát huy nhiều năng lực của bản thân (phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt, phát triển kĩ năng, sáng tạo,). Hơn nữa cũng qua hình thức sân khấu hóa này giáo viên có cơ hội phát hiện năng lực diễn xuất của các em, khuyến khích các em mạnh dạn hơn. Đặc biệt đây là cách đổi mới khi dạy học đọc hiểu văn bản theo định hướng phát triển năng lực 4. Kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm. 4.1 Kết quả đạt được Tôi đã áp dụng những biện pháp để nâng cao hiệu quả giờ dạy học Đọc hiểu văn bản ở môn Ngữ văn 6 ở lớp 6A2 và nhận thấy việc dụng những biện pháp trên trong môn Ngữ văn thực sự làm tăng hiệu quả giảng dạy. Học sinh của tôi rất hứng thú với các tiết học có sử dụng các biện pháp trên. Các em hăng hái tham gia vào bài học, mạnh dạn tương tác với bạn bè và giáo viên. Những hình ảnh, đoạn kịch, các trò chơi, các hoạt động được thiết kế thực sự cuốn hút các em. Học sinh không còn miễn cưỡng chuẩn bị bài, tham gia thảo luận hay làm bài tập đọc hiểu, viết đoạn. Các em chủ động, sáng tạo trong các hoạt động học tập từ đó yêu thích bộ môn hơn. Nhìn các em say sưa với các tiết học và sau tiết học nhận được phản hồi tích cực từ học sinh tôi thật sự phấn khởi. Trải nghiệm thực tế cho những biện pháp này có rất nhiều tiện ích: tạo môi trường tương tác cao; thu hút sự tập trung chú ý, tham gia vào bài học của tất cả học sinh. Các biện pháp này có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nếu áp dụng linh hoạt, phù hợp đối tượng học sinh và nội dung tiết học thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả học tập cũng như chất lượng giáo dục. Đặc biệt, đọc hiểu là khâu quan trọng trong dạy và học môn Ngữ văn. Qua các tiết day đọc hiểu văn bản góp phần phát triển phẩm chất, năng lực người học. Vì thế, nâng cao hiệu quả giờ dạy học thông qua các hoạt động tích tực là hướng đi đúng đắn, là chìa khóa để nâng cao chất lượng dạy học. 6A2 Tỉ lệ % HS đánh giá tiết: “Đọc hiểu văn bản: Thạch Sanh” có sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng mới rất thú vị. 100% Tỉ lệ % HS đánh giá mức độ kiến thức trong tiết: “Đọc hiểu văn bản: Thạch Sanh” có sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng mới dễ nhớ, dễ thuộc. 100% Tỉ lệ % HS mong muốn GV thường xuyên sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng mới trong dạy học Ngữ văn 100% Tỉ lệ trên trung bình bài thi học kì I 98% Qua kết quả thực tế giảng dạy, qua kiểm tra, khảo sát học sinh, tôi thấy có tới 85% số học sinh của khối 6 khi được hỏi đều không thích học tiết đọc hiểu của môn Ngữ văn vì kiến thức nhiều và nặng về kiến thức, nhàm chán mặc dù các em nhận thấy tiết đọc hiểu rất quan trọng. Điều đáng ngạc nhiên là sau khi học tiết Đọc hiểu văn bản có sử dụng một số biện pháp trên cụ thể ở bài Thạch Sanh thì 100% các em vô cùng thích thú, hào hứng, hầu hết học sinh nhớ được kiến thức bài học khi kiểm tra. Một số ít học sinh khi làm bài kiểm tra còn bị điểm kém là do hạn chế, mắc lỗi về trình bày, diễn đạt, đặt câu, chính tả. Với kết quả giảng dạy trên tôi nhận thấy rằng những giải pháp tôi đưa ra trong đề tài hoàn toàn có thể thực hiện được với học sinh trường trung học cơ sở Vạn Phúc. 4.2 Bài học kinh nghiệm Tổ chức các hoạt động dạy học tích cực sẽ giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, giúp học sinh học tập chủ động, hiệu quả. Đó chính là một trong những cách làm thiết thực triển khai nội dung dạy học có hiệu quả - nội dung quan trọng nhất trong năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. Giáo viên sử dụng thành thạo và hiệu quả các hoạt động daỵ học tích cực sẽ mang lại nhiều kết quả tốt và góp phần nâng cao hiệu quả học tập của học sinh. Học sinh sẽ học được phương pháp học tập, tăng tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Giáo viên sẽ tiết kiệm được thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng, và quan trọng nhất sẽ giúp học sinh nắm được kiến thức thông qua một loạt các hoạt động thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức. Các biện pháp đã được nêu trên cũng giúp đơn giản hóa việc chuẩn bị và chuyển tải bài học, cho phép giáo viên dễ dàng tạo ra những bài học, làm tăng sự công tác và khuyến khích học sinh tham gia vào lớp học qua các công cụ tương tác, nâng cao hiệu quả lớp học. Từ đó giúp giáo viên nâng cao chất lượng dạy học, trang bị cho học sinh kiến thức cơ bản, giúp các em tiếp cận với nhiều hoạt động đa dạng trong một tiết học đọc hiểu, trở nên năng động hơn trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa, góp phần hiện đại hóa giáo dục và đào tạo, có ý nghĩa trong việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giảng dạy, học tập. Ngoài ra giáo viên không nên gò ép mà khuyến khích, động viên học sinh tự giác tham gia chuẩn bị bài cùng giáo viên và trải nghiệm để có thể phát huy năng lực của học sinh một cách toàn diện. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp dạy học nâng cao hiệu quả giờ dạy đọc hiểu môn Ngữ văn 6 – Bài minh hoạ: Thạch Sanh” được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết và khảo sát thựu tiễn. Sau quá trình nghiên cứu và hoàn thiện, tôi đi đến những kết luận sau: - Đọc hiểu là khâu quan trọng trong dạy và học môn Ngữ văn. Qua các tiết day đọc hiểu văn bản góp phần phát triển phẩm chất, năng lực người học. Vì thế, nâng cao hiệu quả giờ dạy học thông qua các hoạt động tích tực là hướng đi đúng đắn, là chìa khóa để nâng cao chất lượng dạy học - Các biện pháp này có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nếu áp dụng linh hoạt, phù hợp đối tượng học sinh, nội dung tiết học trong quá trình học tập sẽ góp phần nâng cao hiệu quả học tập cũng như chất lượng giáo dục. - Giáo viên cần thường xuyên đưa các biện pháp trên vào trong các tiết đọc hiểu văn bản trong môn Ngữ văn nói riêng và các bộ môn khác trong nhà trường đã tạo ra sự tích cực, chủ động, hào hứng trong hoạt động của ngườI học. Đồng thời giúp cho chất lượng bộ môn nâng cao rõ rệt. 2. Khuyến nghị - Phòng Giáo dục & Đào tạo sẽ tiếp tục tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn hiệu quả hơn nữa để chúng tôi có được những phương pháp dạy học hay, hiệu quả. - Phòng Giáo dục & Đào tạo, nhà trường sẽ chọn những sáng kiến kinh nghiệm hay đề tài khoa học có chất lượng để triển khai cụ thể, vừa đem lại giá trị hiệu dụng vừa phát huy những kinh nghiệm hoặc kết quả học tập mà giáo viên đã tâm huyết đã miệt mài tìm tòi xây dựng tạo điều kiện để những đồng nghiệp học tập lẫn nhau, góp ý cho nhau. - Nhà trường luôn quan tậm, sát sao, tạo điều kiện để giáo viên cọ sát, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, trau dồi kiến thức. - Giáo viên luôn nắm vững những hiểu biết về các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực; Trau dồi kiến thức, kĩ năng, linh hoạt sử dụng và đổi mới các phương pháp dạy học cho phù hợp, tránh lạm dụng. - Cần xác định rõ mục tiêu học động, đối tượng học sinh, thiết kế nhiệm vụ học tập, tổ chức cho học sinh kiểm tra đánh giá, sử dụng kết hợp với các phương pháp dạy học, kĩ thuật dậy học tích cực khác. - Học sinh cần tích cực, tự giác, chủ động trong học tập, ôn luyện. Với một số kinh nghiệp thực tế từ công tác giảng dạy của mình cùng với sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu, đồng nghiệp và sự nỗ lực của bản thân đã giúp tôi hoàng thành sáng kiến kinh nghiệm này. Tôi mong muốn được sự góp ý của các cấp lãnh đạo và bạn bè đồng nghiệp giúp tôi ngày càng hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tôi xin cam đoan sáng kiến này là do tôi viết không sao chép của người khác. Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2023 Người thực hiện Nguyễn Phương Ninh
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_day_hoc_nang_cao_hieu_qua_gio_day_doc.doc