SKKN Một số biện pháp nâng cao kĩ năng nói cho học sinh THPT thông qua tiết dạy thực hành nói nghe trong chương trình Ngữ Văn 10 (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

Năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, thay thế cho chương trình hiện hành được ban hành năm 2006. Chương trình 2018 được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, trong đó phải kể đến năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. Tuy nhiên, cho đến nay, dạy học theo định hướng phát triển năng lực nói chung, năng lực văn học nói riêng vẫn là một thử thách đối với giáo viên Ngữ văn ở trường phổ thông. Vì thế, việc tìm ra những biện pháp hướng dẫn giáo viên dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực người học, trong đó có năng lực văn học, đáp ứng yêu cầu của chương trình 2018 là điều vô cùng cần thiết.

Kĩ năng nói là một trong những yêu cầu đặc biệt quan trọng trong giao tiếp. Tuy nhiên quá trình dạy học văn ở nhà trường phổ thông lâu nay đang bị bất cân xứng về việc hình thành kĩ năng này cho học sinh. Học sinh chủ yếu được rèn luyện nhiều ở mặt đọc và viết. Vì thế “nghe” và đặc biệt kĩ năng “nói” của HS còn nhiều khiếm khuyết. Hầu hết các em yếu về kĩ năng nói, thuyết trình và tranh luận. Cho nên, nhiều em trong lớp thụ động, rụt rè; ra ngoài xã hội thì khép nép thu mình vì sợ nói, sợ sai. Dạy học văn bị cho thiếu thực tiễn là vì thế.

Việc phát triển kĩ năng nói là một yêu cầu quan trọng của đổi mới giáo dục môn Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất của người học trong chương trình giáo dục 2018. Tuy nhiên, thực tế trong quá trình thực hiện hoạt động nói trong dạy học Ngữ văn 10 tại trường THPT chưa thực sự đạt hiệu quả. Nhìn chung khi đối diện với chương trình dạy học mới đa số GV đều có sự băn khoăn, bỡ ngỡ nhất định khi tổ chức dạy học đặc biệt các tiết dạy nói và nghe. Về phía HS các em khá thụ động khi tiếp cận hoạt động này, hầu hết chỉ chú trọng vào đối phó hoặc mang tính hình thức mà chưa đi vào thực chất.

Xuất phát từ những thực tế trên tôi lựa chọn giải pháp “Một số biện pháp nâng cao kĩ năng nói cho học sinh THPT thông qua tiết dạy thực hành nói nghe trong chương trình Ngữ văn 10”để nghiên cứu và thực hiện trong quá trình giảng dạy.

docx 60 trang Trang Lê 16/03/2025 310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao kĩ năng nói cho học sinh THPT thông qua tiết dạy thực hành nói nghe trong chương trình Ngữ Văn 10 (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao kĩ năng nói cho học sinh THPT thông qua tiết dạy thực hành nói nghe trong chương trình Ngữ Văn 10 (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

SKKN Một số biện pháp nâng cao kĩ năng nói cho học sinh THPT thông qua tiết dạy thực hành nói nghe trong chương trình Ngữ Văn 10 (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)
ói một cách có hệ thống, theo những chủ đề nhất định, gắn với những vấn đề quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Từ chỗ nói không đầu đuôi đến chỗ biết chào hỏi, giới thiệu lúc bắt đầu đến cảm ơn khi kết thúc, từ chưa biết xoáy vào nội dung trọng tâm đến trình bày theo các vấn đề một cách mạch lạc, thuyết phục.
 - Ngoài việc trình bày rõ trọng tâm nội dung, bài nói của các em còn đảm bảo những yêu cầu cơ bản về ngôn ngữ và phi ngôn ngữ: Tác phong nhanh nhẹn, nghiêm túc, chuẩn bị chu đáo, lời văn mạch lạc, liên kết, các nghi thức nói, các quy tắc hội thoại, cử chỉ, nét mặt, âm lượng, sức hấp dẫn. Đặc biệt các em biết vận dụng công nghệ thông tin trong trình chiếu, biết sử dụng bảng phụ, biết sử dụng các video hình ảnh để hỗ trợ nhằm thuyết phục cho phần trình bày của mình.
- Trong quá trình tổ chức các tiết dạy học nói và nghe, bản thân tôi phát hiện được một số em học sinh có kỹ năng nói tốt, thuyết trình hay, thuyết phục nhất là khi trình bày trước tập thể, khi đưa ra ý kiến của cá nhân hoặc nói theo đề cương đã chuẩn bị.
- Đa số các em không còn rụt rè, e ngại, thiếu tự tin khi đứng trước đám đông để nói mà theo vào đó là sự dạn dĩ, tự tin, thái độ cởi mở hơn. Tinh thần đoàn kết và khả năng hoạt động theo nhóm của học sinh có nhiều tiến bộ. Kỹ năng nói của các em đã có sự tiến bộ: các em biết chào khi mở đầu và khi kết thúc, biết giới thiệu đề tài, cách nói cũng trôi chảy, gãy gọn, đúng ngữ âm, ngữ điệu có kết hợp những yếu tố phi ngôn ngữ (cử chỉ, nét mặt, thái độ). Các em biết chọn chủ đề phù hợp với hiểu biết của mình. Bài nói có sự chuẩn bị chu đáo nên khi trình bày các em đã khắc phục hạn chế ngập ngừng, ấp úng, nội dung cũng trọn vẹn, đầy đủ. Tỷ lệ học sinh trình bày khá, tốt tăng đáng kể so với trước khi áp dụng áp dụng đề tài. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận không nhiều học sinh còn rụt rè khi trình bày, lựa chọn nội dung chưa phù hợp hoặc chuẩn bị bài chưa trọn vẹn
*Hiệu quả về chất lượng môn Ngữ văn
- Không khí học tập sôi nổi trong các tiết học cũng được nâng lên. Đặc biệt, nếu trước đó các em có phần lúng túng trong việc chuẩn bị, các phần trình bày đơn giản thì nay có sự đầu tư kĩ lưỡng hơn, tinh thần học tập nghiêm túc khi mỗi nhóm đều ghi lại nhật kí hoạt động của từng thành viên.
 - Việc thực hiện nâng cao kĩ năng nói cho HS thông qua tiết nói và nghe, góp phần nâng cao chất lượng môn học. Theo số liệu thống kê qua các kì thi khảo sát tập trung ở trường( đã được tổng hợp trên Vnedu) cho thấy các em có sự tiến bộ rõ rệt. Số lượng, tỉ lệ HS bị điểm yếu kém còn cao sau kì thi khảo sát giữa kì đã giảm so với kì thi cuối kì, ngược lại số lượng bài thi đạt điểm 8 trở lên cũng như bài đạt điểm khá tăng đáng kể.
 Cụ thể số liệu thống kê theo các lớp mà bản thân đảm nhận như sau:
+ Kết quả điểm thi giữa kì 1
Điểm
Lớp

Sĩ số
Điểm khảo sát giữa kì 1
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10A3
46
0
0
15
32,6
23
50,0
6
13,1
2
4,3
10A8
46
4
8,7
19
41,3
14
30,4
4
8,7
2
4,3
10A12
41
1
2,4
9
22,0
25
61,0
5
12,2
1
2,4
+ Kết quả thi cuối kì 1
Điểm
Lớp

Sĩ số

Điểm khảo sát cuối kì 1
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10A3

46
2
4,3
21
45,7
19
41,3
3
6,5
1
2,2
10A8

46
6
13,0
24
52,2
15
32,6
1
2,2
0
0
10A12

41
4
9,8
20
48,8
13
31,7
3
7,3
1
2,4

5.1.2. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất 
- Mục đích khảo sát: Đề tài này có thiết thực hay cấp thiết đối với học sinh hiện nay tại địa phương không, nếu cấp thiết hoặc rất cấp thiết thì giáo viên và học sinh cần làm những gì, cùng nhau tìm giải pháp để giải quyết.Dựa vào thuận lợi khó khăn hiện nay thì việc triển khai đề tài tính khả thi có cao hay không, có giúp ích nhiều cho đối tượng học sinh không. Các giải pháp lựa chọn đã hợp lý và phù hợp đối tượng học sinh chưa
- Nội dung khảo sát:Nội dung khảo sát tập trung vào 02 vấn đề chính 
+ Đề tài có thực sự cấp thiết đối với vấn đề nghiên cứu hiện nay không?
+ Các giải pháp được đề xuất có khả thi đối với vấn đề nghiên cứu hiện tại, không?
- Phương pháp được sử dụng
Tiến hành khảo sát bằng việcthực hiện bảng hỏi; với thang đánh giá 04 mức (tương ứng với điểm số Mức 1: 1; Mức 2: 2; Mức 3: 3; Mức 4: 4): Tôi đã điều tra mẫu phiếu theo Google form và tổng hợp các bộ câu hỏi theo biểu mẫu, xuất câu trả lời theo trang tính từ đó coppy qua phần mềm excel và tính điểm trung bình . 
(Minh chứng bằng hình ảnh tại Phụ lục 2)
Câu hỏi khảo sát về tính cấp thiết của đề tài và tính khả thi của các giải pháp
TT
Câu hỏi
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
1
Đề tài: Nâng cao kĩ năng nói cho học sinh THPT thông qua tiết dạy thực hành nói nghe trong chương trình Ngữ văn 10
Không cần thiết
Ít cần thiết
Cần thiết
Rất cần thiết
2
Biện pháp 1: Rèn luyện nói theo mẫu
Không khả thi
Ít khả thi
Khả thi
Rất
khả thi
3
Biện pháp 2: Phát huy hiệu quả tối đa của hình thức “lớp học đảo ngược”trong tiết  thực hành nói nghe 
Không khả thi
Ít khả thi
Khả thi
Rất
khả thi
4
Biện pháp 3: Thiết kế những giờ học đối thoại khi tổ chức hoạt động nói nghe
Không khả thi
Ít khả thi
Khả thi
Rất
khả thi
5
Biện pháp 4: Sử dụng hiệu quả và linh hoạt các tiêu chí và cách thức đánh giá đối năng lực nói của học sinh
Không khả thi
Ít khả thi
Khả thi
Rất
khả thi
6
Biện pháp 5: Đa dạng hóa hình thức, môi trường rèn luyện kĩ năng nói 
Không khả thi
Ít khả thi
Khả thi
Rất khả thi
Tổng hợp đối tượng khảo sát
TT
Đối tượng
Số lượng
1
Lớp 10A3,10A8,10A 12 -Trường THPT Nghi Lộc 4
133
4
Lớp 10A4 - Trường THPT Nghi Lộc 5
44
5
GV trường THPT Nghi Lộc 4
12
6
GV trường THPT Nghi Lộc 5
6


195
Đánh giá sự cấp thiết của đề tài
TT
Đề tài
Các thông số

Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
1
Nâng cao kĩ năng nói cho học sinh THPT thông qua tiết dạy thực hành nói nghe trong chương trình Ngữ văn 10

3.8

0

3

29

163

Đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất
TT
Các giải pháp
Các thông số

Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
1
Rèn luyện nói theo mẫu
3.5

1
18
68

108
2
Phát huy hiệu quả tối đa của hình thức “lớp học đảo ngược” trong tiết  thực hành nói nghe
3.5

3
6
76

111
3
Thiết kế những giờ học đối thoại khi tổ chức hoạt động nói nghe
3.7

0
3
54

138
4
Sử dụng hiệu quả và linh hoạt các tiêu chí và cách thức đánh giá đối năng lực nói của học sinh
3.6

0
7

64
124
5
Đa dạng hóa hình thức, môi trường rèn luyện kĩ năng nói
3.7

0
3
46

146
Sau quá trình thực hiện đề tài và các biện pháp với HS lớp 10A4 tại trường THPT Nghi Lộc 5(trong tháng 9,10/222), HS lớp 10A3,10A8,10A12 Trường THPT Nghi Lộc 4(Từ tháng 11 đến nay), tôi tiến hành khảo sát và cho kết quả như sau:
 - Trong số các HS, GV được hỏi (được giấu tên để đảm bảo sự khách quan),với mức điểm bình quân 3.8, tất cả các biện pháp đều đạt từ 86% trở lên cho rằng việc thực hiện đề tài Một số biện pháp nâng cao kĩ năng nói cho học sinh THPT thông qua tiết dạy thực hành nói nghe trong chương trình Ngữ văn 10 là việc làm cấp thiết và rất cấp thiết trong giảng dạy môn Ngữ văn trong việc phát triển năng lực của HS hiện nay. Điều này một lần nữa khẳng định tính mới mẻ, cần thiết mà đề tài nghiên cứu là hoàn toàn có căn cứ xác đáng. Việc phát triển kĩ năng nói thông qua giờ thực hành nói và nghe được GV và HS khẳng định là việc làm ý nghĩa mang tính cấp thiết và cập nhật với yêu cầu của cuộc sống và nhu cầu của cá nhân HS và thực tiễn giảng dạy của bản thân mỗi GV.
- Việc thực hiện các biện pháp trong đề tài hầu hết các câu trả lời đều đánh giá khả thi và rất khả thi với mức điểm bình quân thấp nhất 3.5 và cao nhất 3.7. Quá trình thực hiện, áp dụng đề tài thời gian chưa nhiều nhưng rõ ràng đã đem lại hiệu quả rõ rệt cho HS. Mỗi biện pháp đều trở nên quen thuộc và được HS đón nhận một cách nghiêm túc. Tự bản thân mỗi HS đều nhận thức và cải thiện được một phần nào trong kĩ năng nói của bản thân mình. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một vài 3 ý kiến trả lời là không khả thi ở biện pháp thứ 3. Điều này chứng tỏ HS thực sự rất quan tâm, có trách nhiệm và nghiêm túc đánh giá những yếu tố tác động đến việc học của mình cũng như các em còn chưa thích ứng với biện pháp này. Ngoài việc chứng tỏ sự quan tâm cao của HS, hiệu quả của các biện pháp, kết quả đánh giánày cũng là kênh để GV chú ý quan tâm và lưu ý thêm thời gian thực hiện để hoàn thiện thêm kinh nghiệm giảng dạy của chính bản thân mình, mong rằng đề tài sẽ thực hiện được thuận lợi và có đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của nhà trường . 
Một số minh chứng sau khi thực hiện sáng kiến ( Phụ lục 3)
Vận dụng
- Đề tài Một vài biện pháp nâng cao kĩ năng nói cho học sinh THPT trong tiết nói và nghe trong chương trình Ngữ văn 10, tôi đã thực hiện tại các lớp mình giảng dạy 10A1, 10A8, 10A12 trường THPT Nghi Lộc 4 và một khoảng thời gian tháng 9,10/ 2022 tại trường THPTNghi Lộc 5. Việc ứng dụng chủ yếu thực hiện tại các tiết nói và nghe trong chương trình Ngữ văn 10 bộ sách kết nối tri thức cuộc sống và một số hoạt động ngoại khóa, hướng nghiệp...đã mang lại hiệu quả cao đối với mọi đối tượng HS.
- Với nội dung và các biện pháp đã thực hiện, tôi nhận thấy đề tài mang ý nghĩa thực tiễn cao và đem đến nhiều kinh nghiệm cho giáo viên trong quá thực hiện chương trình môn Ngữ văn mới.
PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Kĩ năng nói là một trong những kỹ năng mềm cực kỳ quan trọng trong thế kỷ 21. Đó là một tập hợp những quy tắc, nghệ thuật, cách ứng xử, đối đáp được đúc rút qua kinh nghiệm thực tế học tập hằng ngày giúp học sinh giao tiếp hiệu quả thuyết phục hơn. Dạy học Văn đề cao phát triển kĩ năng nói là một yêu cầu đặc biệt quan trọng không những phù hợp với đổi mới Giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất,năng lực của học sinh mà còn là yêu cầu của thời đại.
Việc áp dụng đề tài đã đem lại hiệu quả rõ rệt từ phía HS và GV trong công tác giảng dạy tại nhà trường. Những biện pháp áp dụng là những bài học kinh nghiệm cho giáo viên trong quá trình thực hiện chương trình Ngữ văn 10.Đề tài có khả năng áp dụng cho tiết dạy Nói và Nghe nói riêng và dạy học Ngữ văn nói chung.
3. 2. Kiến nghị 
3.2.1. Về giáo viên:
Muốn thực hiện đạt yêu cầu việc nâng cao kĩ năng nói cho học sinh giáo viên cần:
- Đầu tư vào bài soạn, nghiên cứu kỹ chủ đề để có câu hỏi thảo luận cho HS.
- Câu hỏi phải khuyến khích được tất cả HS trong lớp suy nghĩ. Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, vừa sức để học sinh có thể trả lời
- Ngay từ đầu, xây dựng cho học sinh phương pháp học tập, những qui định đối với học sinh về việc học nói chung, môn văn nói riêng.Hướng dẫn cho học sinh cách học cũng như cách soạn bài. Có kế hoạch kiểm tra phần chuẩn bị bài của HS
 - Rèn cho học sinh biết tự tổ chức thảo luận nhóm. Cần tôn trọng ý kiến HS, tạo điều kiện, dẫn dắt HS thể hiện quan điểm cá nhân của mình.
 - Luôn luôn theo sát diễn biến của cuộc thảo luận và có thể tham gia như một thành viên. Nắm vững qui trình tiết luyện nói và tiến hành các bước một cách linh hoạt, thuần thục. Luôn lắng nghe một cách tích cực cũng như nhìn nhận, đánh giá nhìn nhận HS cả quá trình.
 - Tăng cường các buổi sinh hoạt chuyên đề cũng như sinh hoạt chuyên môn giao lưu của các trường, cụm với nhau để nâng cao kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau trongg quá trình dạy học chương trình mới.
3.2.2. Về học sinh:
- Nghiêm túc, chỉn chu trong việc chuẩn bị: đầy đủ dụng cụ học tập, nhất là bảng phụ, chuẩn bị cả về ngôn ngữ để có được hành văn lưu loát, ý tứ phong phú.
- Mỗi cá nhân cần phải chuẩn bị bài kĩ trước ở nhà.Trước khi thảo luận, cần phải xác định vấn đề cần thảo luận
- Mỗi cá nhân cần tập luyện nói trước để có tự tin, thoải mái khi tham gia thảo luận, nói trước nhóm, nói trước lớp.Mỗi cá nhân đều phải tích cực và ý thức trách nhiệm trong hoạt động trong nhóm.
- Trong quá trình học mỗi HS đều phải chú ý lắng nghe một cách tích cực, ghi chép cụ thể và đầy đủ ý kiến sau khi tổ đã bàn bạc thống nhất.
3.2.3.Với các cấp quản lý giáo dục
- Tăng cường các hoạt động ngoài giờ lên lớp dưới hình thức diễn đàn, các hoạt động trải nghiệm thực tế, đa dạng các loại hình câu lạc bộ để cho HSgiao lưu giao tiếp với nhau.
- Hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ tốt cho các tiết dạy nói và nghe.
Trên đây là toàn bộ nội dung đề tài “Một vài biện pháp nâng cao kĩ năng nói cho học sinh THPT trong tiết nói và nghe trong chương trình Ngữ văn 10”(Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống) mà tôi đã tìm hiểu và áp dụng trong năm học 2022-2023. Từ việc nhận thấy kĩ năng nói là một năng lực giao tiếp vô cùng quan trọng trong cuộc sống đến ý nghĩa thiết thực trong môn học, từ việc tìm tòi nghiên cứu tìm tòi những hướng triển khai khác nhau trong chương trình mới đến việc tích lũy những kinh nghiệm của bản thân cũng như đồng nghiệp trong thực tiễn dạy học, tôi đã đề xuất một số biện pháp trên. Các biện pháp trên, theo cảm quan của bản thân, tôi nhận thấy nó rất thiết thực và có tính khả thi cao trong việc nâng cao kĩ năng nói khi dạy tiết thực hành Nói và nghe. Tuy nhiên những biện pháp trên chưa thể là toàn diện trong quá trình thực hiện chương trình mới. Vì thế, tôi rất mong sự quan tâm, góp ý của đồng nghiệp, nhà trường và các tổ chức liên quan để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn, góp phần phát triển năng lực giao tiếp cũng như phẩm chất năng lực cho HS, đáp ứng được mục tiêu bộ môn Ngữ văn nói riêng, chương trình giáo dục phổ thông mới nói chung.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đỗ Ngọc Thống (tổng chủ biên), Bùi Minh Đức (chủ biên), Đỗ Thu Hà, Phạm Thị Thu Hiền, Lê Thị Minh Nguyệt (2018). Dạy học phát triển nănglực môn Ngữ văn trung học phổ thông. NXB Đại học Sư phạm.
Ngô Tứ Thành - Nguyễn Thế Dũng (2015). Nghiên cứu sử dụng mô hình lớp học đảo ngược - Những khó khăn thách thức và khả năng ứng dụng. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 60, tr 85-92
Nguyễn Viết Chữ (2007) “Về việc bồi dưỡng kỹ năng đọc - nghe - nói - viết cho học sinh trong dạy học Ngữ văn”.
Nguyễn Ngọc Bảo (2000), Hoạt động dạy học ở trường phổ thông trung học cơ sở - Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
Tạp chí Giáo dục (2022), 22(1)
Tạp chí Giáo dục, Số 494
Thái Duy Tuyên (2004), Những vấn đề chung của giáo dục học, Nxb. Đại học sư phạm. 
V. Ôkôn (1976), Những cơ sở của dạy học nêu vấn đề, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Minh chứng cho giáo án thể nghiệm
Ảnh: Hội giảng chào mừng ngày 20/11
Phụ lục 2: Kết quả khảo sát trên Gogle Form
Ảnh 1: Khảo sát sự cấp thiết của đề tài
Ảnh 2: Khảo sát sự tính khả thi của biện pháp 1
Ảnh 3: Khảo sát sự tính khả thi của biện pháp 2
Ảnh 4: Khảo sát sự tính khả thi của biện pháp 3
Ảnh 5: Khảo sát sự tính khả thi của biện pháp 4
Ảnh 6: Khảo sát sự tính khả thi của biện pháp 5
Phụ lục 3: Một số minh chứng thực hiện các biện pháp trong sáng kiến
Ảnh 1: Một số hình ảnh của tiết học thực hành Nói và nghe 
Ảnh 2: Các video thực hành nói được thực hịện ở nhà của HS
Ảnh 1: Buổi hoạt động trải nghiệm
Ảnh 2: Học sinh Trường THPT Nghi Lộc 4 chăm sóc khu di tích đền Nguyễn Xí
Ảnh 3: Học sinh Trường THPT Nghi Lộc 4 thắp hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang huyện Nghi Lộc



Ảnh 4: Buổi ngoại khóa tuyên truyền bảo vệ môi trường từ cuộc thi thiết kế thời trang từ vật liệu tái chế
 Ảnh 5:Một số câu lạc bộ của HS trường THPT Nghi Lộc 4

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_ki_nang_noi_cho_hoc_sinh_thpt.docx