SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng nói và nghe môn Ngữ văn cho học sinh Lớp 7A Trường THCS Bồng Lai

Từ xưa, dân gian đã tổng kết và truyền lại những bài học kinh nghiệm quý giá về lời ăn tiếng nói, qua đó, đã gián tiếp cho thấy ý nghĩa của hoạt động nói đối với việc hình thành nhân cách của con người cũng như thông qua các hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ nói để nhìn nhận, đánh giá phẩm chất, tính cách và sự giáo dục của một cá nhân: “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang. Người khôn nói tiếng dịu dàng, dễ nghe”,Đất tốt trồng cây rườm rà. Những người thanh lịch nói ra dịu dàng”, “Vàng thời thử lửa, thử than. . Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời”. Hay Johann Wolfgang von Goethe từng nhấn mạnh ý nghĩa của hoạt động nói - nghe: “Nếu bạn muốn hiểu tư duy của ai đó, hãy lắng nghe anh ta nói”. Có thể thấy, nói và nghe là hai kĩ năng sử dụng ngôn ngữ quan trọng cần rèn luyện cho học sinh. Nó không chỉ hỗ trợ học sinh học tập tốt các môn học khác, mà còn, giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp của bản thân để chuẩn bị hành trang bước vào cuộc sống. Đây được xem là một năng lực cốt lõi, cần thiết của con người, giúp con người thành công trong công việc chuyên môn và các hoạt động khác của mọi tổ chức xã hội.

Tuy nhiên, hai kĩ năng này chưa được chú trọng nhiều trong dạy học Ngữ văn ở các Chương trình Giáo dục phổ thông trước đây. Chương trình Ngữ văn 2018 ra đời đã trả lại vị trí xứng đáng cho hai kĩ năng nói và nghe, đồng thời đặt ra những yêu cầu đối với giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học.

Thấu hiểu điều đó, trong quá trình tham gia giảng dạy cho học sinh, tôi luôn chú trọng tới các tiết học này với mong muốn có thể tổ chức được một số tiết học nói và nghe thực sự có hiệu quả, từ đó phát triển năng lực giao tiếp cho HS, đáp ứng yêu cầu của CT GDPT môn Ngữ văn 2018. Vì vậy, tôi mạnh dạn chia sẻ tới quý đồng nghiệp “Một số biện pháp rèn kĩ năng nói và nghe trong môn Ngữ văn cho học sinh lớp 7A Trường THCS Bồng Lai ”.

docx 21 trang Trang Lê 16/03/2025 240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng nói và nghe môn Ngữ văn cho học sinh Lớp 7A Trường THCS Bồng Lai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng nói và nghe môn Ngữ văn cho học sinh Lớp 7A Trường THCS Bồng Lai

SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng nói và nghe môn Ngữ văn cho học sinh Lớp 7A Trường THCS Bồng Lai
 huy hơn nữa.
Nhóm HS có kĩ năng nói tốt, tự tin, mạnh dạn nhưng nội dung bài nói còn chưa tốt
GV hướng dẫn HS xây dựng, chuẩn bị nội dung bài nói thông qua phiếu học tập, hướng dẫn cách tìm kiếm nguồn thông tin từ sách báo, internet, đời sống thực tiễn,
Nhóm HS có kĩ năng nói chưa tốt, thường mắc những lỗi như: nói nhanh, nói vấp, hay mất tự tin trước đám đông
- GV cử HS có kĩ năng nói tốt kèm cặp, giúp đỡ bạn theo hình thức cặp đôi, nhóm nhỏ.
- Hướng dẫn HS tự trình bày trước gương

Hỗ trợ bạn theo cặp
+ Ví dụ 2: Phân hóa HS theo sở thích, phong cách học tập. Căn cứ vào sở thích, phong cách học tập của HS, GV chia thành các góc học tập khác nhau bao gồm: góc trải nghiệm (vận động), góc ngôn ngữ, góc hình ảnh (thị giác), góc âm thanh, video (thính giác). GV cho phép HS lựa chọn góc học tập để các em có hứng thú và phát huy tối đa khả năng của mình khi được học tập đúng sở thích, phong cách của mình. 
Đối tượng HS
Phương pháp thực hiện
Nhóm HS thích nói – nghe gắn với hoạt động trải nghiệm (vận động)
HS lựa chọn tham gia nhóm diễn tiểu phẩm hỗ trợ bài nói
Nhóm HS thích nói – nghe với ngôn ngữ đơn thuần
HS lựa chọn tham gia nhóm nói – nghe thuần ngôn ngữ
Nhóm HS thích nói – nghe với hình ảnh hỗ trợ (thị giác)
HS lựa chọn tham gia nhóm nói – nghe sử dụng hình ảnh, tranh vẽ hỗ trợ bài nói
Nhóm HS thích nói – nghe với âm thanh, video hỗ trợ (thính giác)
HS lựa chọn tham gia nhóm nói – nghe sử dụng âm thanh, video hỗ trợ bài nói


b. Biện pháp 2: Đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động nói và nghe
- Bản chất của phương pháp: Việc sử dụng lặp đi lặp lại một hình thức tổ chức nói và nghe trong toàn bộ một kì học, năm học sẽ gây cảm giác nhàm chán. Vì vậy, GV có thể sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức hoạt động nói và nghe để tạo hứng thú cho HS, đồng thời nâng cao hiệu quả tiết học, phát triển kĩ năng nói và nghe của HS. GV có thể tổ chức theo hình thức cá nhân, cặp đôi, nhóm tương tác như thông thường hay tổ chức chương trình Talkshow, cuộc thi tìm kiếm tài năng hùng biện, tập làm giáo viên,
- Mục đích: Thay đổi không khí giờ học, tạo hứng thú cho HS với mỗi tiết nói và nghe, phát triển kĩ năng nói và nghe, năng lực hợp tác,.
- Quy trình thực hiện:
+ Bước 1: GV nghiên cứu tiết nói và nghe, lên ý tưởng, xây dựng kế hoạch bài dạy với các hình thức tổ chức khác nhau sao cho phù hợp.
+ Bước 2: GV triển khai ý tưởng, giao nhiệm vụ cho HS thực hiện giờ nói và nghe theo hình thức tổ chức mà GV lựa chọn.
+ Bước 3: HS thực hiện trình bày bài nói và nghe theo hình thức tổ chức
+ Bước 4: GV tiến hành nhận xét, đánh giá
- Minh họa: 
Ví dụ 1: Trong tiết nói và nghe “Trình bày suy nghĩ về một vấn đề trong đời sống (được gợi ra từ một tác phẩm văn học đã đọc)” – bài 3 –Cội nguồn yêu thương. GV tổ chức phần trình bày bài nói theo hình thức Talkshow – “Gặp gỡ nhà văn”
+ GV giao nhiệm vụ cho 1 HS làm MC, 1 HS làm khách mời - nhà văn và HS trong lớp làm khán giả tham gia trò chuyện, trao đổi cùng khách mời.
+ MC là người điều hành chương trình sẽ cùng khách mời chia sẻ nhanh về tác phẩm. Sau đó mời khán giả giao lưu trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống được gợi ra từ TPVH đó.
+ Khán giả giao lưu thể hiện bài nói của mình. Trong quá trình vị khán giả trên sâu khấu thể hiện bài nói, khán giả phía dưới sân khấu là HS trong lớp sẽ đánh giá bài nói theo phiếu đánh giá mà GV đã phát, đồng thời có sự trao đổi, thảo luận với phần trình bày trên sân khấu. 
+ Kết thúc chương trình, GV nhận xét hoạt động điều khiển, tổ chức chương trình, đánh giá kĩ năng nói và nghe của HS. 
	Ví dụ 2: Trong tiết nói và nghe “Trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại”, GV tổ chức theo hình thức cuộc thi: Tìm kiếm tài năng hùng biện. 
+ GV giao nhiệm vụ cho 1 HS đảm nhiệm vị trí MC, 3 HS trong ban giám khảo.
+ MC giới thiệu chương trình, tổ chức cho các thí sinh lên trình bày phần thi của mình. Sau đó là phần thì sinh tương tác, trả lời câu hỏi từ BGK hoặc khán giả.
+ Ban giám khảo căn cứ vào phiếu đánh giá theo tiêu chí để đánh giá phần thi của thí sinh.
+ Kết thúc chương trình, GV nhận xét hoạt động điều khiển, tổ chức chương trình, đánh giá kĩ năng nói và nghe của HS. 

c. Biện pháp 3. Rèn kĩ năng nói và nghe thông qua việc xây dựng video
- Video trình bày bài nói là một SPHT của HS. Với SPHT này, HS có thể vừa có cơ hội được rèn kĩ năng nói, vừa có thể sử dụng phương tiện hỗ trợ như hình ảnh, video, Đặc biệt, nó có thể lưu trữ theo thời gian.
- Mục đích: 
+ Giúp HS tự rèn kĩ năng nói và nghe cho bản thân. Qua SHPT là video nói, HS cũng có cơ hội phát triển kĩ năng sử dụng CNTT. 
+ Khi xem lại video của mình, HS tự rút ra được những ưu và nhược điểm của bản thân để điều chỉnh, sửa chữa. 
+ Vì video là SP có thể lưu trữ dễ dàng nên sau quá trình xây dựng video ở các tiết nói và nghe, cả GV và HS đều có thể nhìn thấy được sự tiến bộ của HS qua mỗi SP.
- Quy trình thực hiện: 
+ Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS xây dựng video bài nói ở nhà
+ Bước 2: HS xây dựng nội dung theo gợi ý PHT, HS có thể sưu tầm video, hành ảnh hỗ trợ phù hợp 
+ Bước 3: HS thực hiện quay video nói, tự đánh giá bài nói theo bảng kiểm, phiếu đánh giá theo tiêu chí Rubrics
+ Nước 4: HS gửi video bài nói cho GV, GV đánh giá SP. 
- Minh họa:
 	Ví dụ: Với bài nói và nghe “Trình bày ý kiến về vấn đề đời sống”, HS xây dựng nội dung nói theo PHT, sưu tầm video, hình ảnh liên quan và quay video nói.
Sản phẩm video của HS Phan Thị Hoàng Anh – 7A
d. Biệp pháp 4: Đa dạng các hình thức và công cụ đánh giá 
- Công cụ đánh giá kĩ năng nói – nghe rất đa dạng. GV có thể xây dựng và sử dụng các công cụ đánh giá như thang đo, phiếu đánh giá theo tiêu chí Rubrics,để thực hiện hoạt động đánh giá.
- Hình thức khác nhau: GV đánh giá HS, đánh giá đồng đẳng (HS-HS), tự đánh giá,
- Mục đích: 
+ Giúp GV thu thập được thông tin về mức độ kĩ năng nói và nghe của HS, biết được các em đang còn gặp khó khăn ở tiêu chí nào để kịp thời điều chỉnh PPDH, hỗ trợ các em, từ đó giúp các em tiến bộ hơn.
+ Với việc đánh giá đồng đẳng sẽ giúp HS hình thành năng lực đánh giá, từ đó tự rút ra được những bài học cho bản thân, ghi nhớ những yêu cầu, thao tác cần thực hiện trong bài nói.
+ HS tự đánh giá sẽ thấy được những ưu, nhược điểm của bản thân để từ đó rút kinh nghiệm, điều chỉnh cho bài nói và nghe tiếp theo. 
- Quy trình thực hiện: 
+ Bước 1: GV xây dựng công cụ đánh giá đã được xây dựng với các tiêu chí, mức độ cụ thể, bám sát yêu cầu bài nói.
+ Bước 2: GV có thể sử dụng công cụ đánh giá để đánh giá HS hoặc cho HS đánh giá đồng đẳng hay tự đánh giá lẫn nhau.
+ Bước 3: GV thu thập kết quả đánh giá. Mục đích chính của việc sử dụng công cụ đánh giá không chỉ dừng lại ở việc cho điểm. Mà căn cứ vào thông tin GV biết được mức độ đạt được của HS ở thời điểm hiện tại, thấy được những thiếu sót, hạn chế của HS để điều chỉnh hoạt động dạy học 1 cách phù hợp, định hướng HS cách rèn kĩ năng nói – nghe, hướng đến sự tiến bộ của HS. 
- Minh họa: 
+ Bảng kiểm (Checklists)
BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ BÀI NÓI
THẢO LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI

STT
Tiêu chí
Xuất hiện
Không xuất hiện
1
Bài nói có đủ ba phần: giới thiệu, nội dung, kết thúc



2
Nội dung bài nói trình bày hấp dẫn, đầy đủ, thể hiện được ảnh hưởng hai mặt của công nghệ đối với đời sống con người.


3
Giọng nói to, rõ ràng, trôi chảy, truyền cảm



4
Có sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ (điệu bộ, cử chỉ, ảnh mắt, nét mặt,) phù hợp.



5
Mở đầu, kết thúc hợp lí
+ Phiếu đánh giá theo tiêu chí (rubircs)
RUBRICS ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG NÓI VÀ NGHE
THẢO LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI
Tiêu chí
Mức độ
Chưa đạt
(0 điểm)
Đạt
(1 điểm)
Tốt
(2 điểm)
1. Cấu trúc ba phần: mở đầu, nội dung, kết thúc
Cấu trúc bài nói chưa đầy đủ
Cấu trúc bài nói đầy đủ nhưng chưa rõ ràng
Cấu trúc đầy đủ, rõ ràng.
2. Giọng nói to, rõ ràng, truyền cảm
 Nói nhỏ, khó nghe, nói lặp lại ngập ngừng nhiều lần.
 
 Nói to nhưng đôi chỗ lặp lại, hoặc ngập ngừng ở một vài câu.
Giọng nói to, truyền cảm; hầu như không lặp lại hay ngập ngừng .
3. Nội dung hấp dẫn, đầy đủ
 Nội dung sơ sài, chưa đầy đủ luận điểm làm sáng tỏ vấn đề.
 Nội dung có đầy đủ luận điểm làm sáng tỏ vấn đề.
 Nội dung đầy đủ, hấp dẫn, sâu sắc.
4. Sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ (điệu bộ, cử chỉ, ảnh mắt, nét mặt,) phù hợp.
 Điệu bộ thiếu tự tin, ánh mắt chưa tương tác với người nghe, nét mặt chưa biểu cảm hoặc biểu cảm không phù hợp.
 Điệu bộ tự tin, ánh mắt tương tác với người nghe, nét mặt chưa biểu cảm hoặc biểu cảm không phù hợp với nội dung nói.
 Điệu bộ tự tin, ánh mắt tương tác với người nghe, nét mặt biểu cảm sinh động, phù hợp với nội dung nói.
5. Mở đầu, kết thúc hợp lí
 Không chào hỏi hoặc không có lời cảm ơn, kết thúc bài nói.
 Có chào hỏi, có lời cảm ơn, kết thúc bài nói.
 Chào hỏi, kết thúc bài nói một cách hấp dẫn, ấn tượng.
Tổng điểm: .. / 10

+ Thang đo
THANG ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG TRÌNH BÀY VỀ MỘT VẤN ĐỀ TRONG ĐỜI SỐNG
Hướng dẫn: Hãy ghi lại mức độ người học thực hiện những hành vi dưới đây khi thực hiện nhiệm vụ trình bày một vấn đề trong đời sống. Với mỗi hành vi hãy khoanh vào con số thể hiện mức độ, cụ thể:
Mức 1: Chưa bao giờ
Mức 2: Đôi khi
Mức 3: Thường xuyên
Mức 4: Luôn luôn
4
3
2
1
Chào khán giả, giới thiệu về nội dung trình bày, giới thiệu về bản thân (nếu cần).
4
3
2
1
Trình bày nội dung bài nói nhưng không phụ thuộc vào văn bản viết đã chuẩn bị.
4
3
2
1
Giọng nói to, rõ ràng, truyền cảm để người nghe có thể tiếp nhận thông tin bài nói.
4
3
2
1
Diễn đạt trôi chảy, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt để chuyển tiếp từ nội dung này sang nội dung khác.
4
3
2
1
Sử dụng ngôn ngữ nói kết hợp điệu bộ, cử chỉ, biểu cảm nét mặt, ánh mắt, phù hợp với nội dung nói.
4
3
2
1
Tương tác với người nghe qua câu hỏi. 

4
3
2
1
Kết thúc bài nói và cảm ơn người nghe. 
THANG ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG NÓI VÀ NGHE
Tiêu chí
Mức độ
Chưa đạt
(0 điểm)
Đạt
(1 điểm)
Tốt
(2 điểm)
1. Cấu trúc bài nói đầy đủ ba phần: giới thiệu, nội dung, kết thúc



2. Giọng nói to, rõ ràng, truyền cảm




3. Nội dung hấp dẫn, đầy đủ




4. Sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ (điệu bộ, cử chỉ, ảnh mắt, nét mặt,) phù hợp.



5. Mở đầu, kết thúc hợp lí




Tổng điểm: 
 .. / 10


HS lớp 7A đánh giá bài nói của bạn qua Phiếu đánh giá theo tiêu chí


Kết quả đánh giá của đồng đẳng của HS lớp 7A
3.2. Kết quả thực nghiệm
 	So sánh sự tiến bộ của học sinh lớp 7A trước và sau khi áp dụng: 
Lớp

Sĩ số
Tốt

Khá

Đạt

Chưa đạt

SL
%
SL
%
SL
%

SL

%
7A
40
9
22,5
19
47,5
12
30
0
0,0
Bảng 1.2: Bảng kết quả khảo sát kĩ năng nói và nghe của học sinh lớp 7A trước khi dụng.
Lớp

Sĩ số
Tốt

Khá

Đạt

Chưa đạt

SL
%
SL
%
SL
%

SL

%
7A
40
17
42,5
20
50
3
7,5
0
0,0
Bảng 1.3: Bảng kết quả khảo sát kĩ năng nói và nghe của học sinh lớp 7A sau khi dụng.
Kết quả khảo sát cho thấy sự tiến bộ rõ rệt của của học sinh sau khi GV áp dụng các biện pháp rèn kĩ năng nói và nghe. Tỉ lệ HS có kĩ năng nói và nghe ở mức tốt, khá tăng lên rõ rệt, tỉ lễ HS ở mức đạt giảm xuống đáng kể. 
3.3. Điều chỉnh bổ sung sau thực nghiệm.
- GV cần đầu tư nghiên cứu giảng dạy tiết nói và nghe một cách nghiêm túc, chuyên sâu.
- Tìm hiểu kỹ càng các tiết học, đặc điểm đối tượng HS để lựa chọn vận dụng biện pháp một cách phù hợp 
- Không nên lạm dụng sử dụng quá nhiều biện pháp trong một tiết dạy, tránh gây mất thời gian, phản tác dụng. Chỉ sử dụng khi cần thiết. 
- Giáo viên cần tích cực sử dụng công nghệ thông tin vào các bài dạy để tạo hứng thú học tập, nâng cao chất lượng dạy và học.
4. Kết luận.
Trong suốt thời gian giảng dạy và tìm tòi và đưa ra đề xuất một số biện pháp nhằm rèn kĩ năng nói và nghe cho HS lớp 7A chia sẻ cùng quý thầy cô, tôi đã thực hiện các nhiệm vụ như sau:
- Khảo sát việc kĩ năng nói và nghe của HS khối lớp trường THCS BỒng Lai năm học 2022 – 2023.
- Giới thiệu và minh họa một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng nói và nghe của HS.
- Tiến hành thực nghiệm, xử lý và phân tích kết quả thực nghiệm thu được.
Kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy, đa số HS đã cải thiện được kĩ năng nói và nghe của bản thân, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường.
Có thể thấy, với Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018, kĩ năng nói và nghe thực sự giữ một vị trí quan trọng, không tách rời với các kĩ năng đọc, viết. Việc rèn luyện kĩ năng nói và nghe ở HS góp phần chuẩn bị những hành trang quan trọng cho các em HS trên con đường tương lai thời kì hội nhập. 
Với những giải pháp tôi trình bày trong bản báo cáo “Một số biện pháp rèn kĩ năng nói và nghe trong môn Ngữ văn cho HS lớp 7A trường THCS Bồng Lai” hy vọng sẽ đem lại hiệu quả cho GV và HS trong hoạt động dạy và học tiết nói – nghe trong trường THCS Bồng Lai nói riêng và các trường THCS trên địa bàn thị xã Quế Võ nói chung.
5. Kiến nghị, đề xuất.
a) Đối với tổ nhóm chuyên môn.
Cùng nhau chia sẻ hoạt động chuyên môn để nâng cao nhận thức, phương pháp dạy học.
b) Đối với Lãnh đạo nhà trường.
Tạo điều kiện đầy đủ về cơ sở vật chất cho GV và HS để phục vụ giờ dạy. 
c) Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo.
Tăng cường tổ chức các buổi chuyên đề, các đợt tập huấn, tạo cơ hội cho giáo viên có thể học hỏi, tích lũy trong quá trình thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018.
 Người thực hiện
 	 Lại Thị Nhị
PHẦN III: TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bùi Mạnh Hùng (Tổng chủ biên), Sách giáo viên Ngữ văn 7, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam.
Bùi Mạnh Hùng (Tổng chủ biên), Sách giáo viên Ngữ văn 7, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam.
Bùi Mạnh Hùng (Tổng chủ biên), Sách giáo khoa Ngữ văn 7, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam.
Bùi Mạnh Hùng (Tổng chủ biên), Sách giáo khoa Ngữ văn 7, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam
Bộ Giáo dục và đào tạo, Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018, Hà Nội.
Đoàn Thị Thanh Huyền, Lê Thị Minh Nguyệt, Phan Thị Hồng Xuân, Hướng dẫn kiểm tra đánh giá năng lực học sinh trung học cơ sở trong dạy học Ngữ văn (theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018), NXB ĐHSP. 
PHẦN IV: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP
Kết quả khảo sát kĩ năng nói và nghe của học sinh lớp 7A trước khi dụng
Lớp

Sĩ số
Tốt

Khá

Đạt

Chưa đạt

SL
%
SL
%
SL
%

SL

%
7A
40
9
22,5
19
47,5
12
30
0
0,0
Bảng 1.2: Bảng kết quả khảo sát kĩ năng nói và nghe của học sinh lớp 7A trước khi dụng.
Kết quả khảo sát kĩ năng nói và nghe của học sinh lớp 7A sau khi dụng

Lớp

Sĩ số
Tốt

Khá

Đạt

Chưa đạt

SL
%
SL
%
SL
%

SL

%
7A
40
17
42,5
20
50
3
7,5
0
0,0
Bảng 1.3: Bảng kết quả khảo sát kĩ năng nói và nghe của học sinh lớp 7A sau khi dụng.
PHẦN V. CAM KẾT
 Tôi xin cam kết “Một số biện pháp rèn kĩ năng nói và nghe trong môn Ngữ văn cho học sinh lớp 7A Trường THCS Bồng Lai” là sản phẩm của cá nhân tôi. Nếu có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay toàn bộ nội dung của bản báo cáo, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Sở, Phòng GD&ĐT về tính trung thực của bản cam kết này.
Quế Võ, ngày 5 tháng 11 năm 2023
XÁC NHẬN CỦA BGH
NGƯỜI CAM KẾT
 Lại Thị Nhị

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_noi_va_nghe_mon_ngu_van_ch.docx