SKKN Một số biện pháp rèn luyện năng lực giao tiếp cho học sinh qua hoạt động nói - nghe trong chương trình Ngữ Văn 10

Nói là phát ra thành tiếng, thành lời để diễn đạt một nội dung nhất định trong giao tiếp (tudienso.com). Nói (speak) “là hành động truyền đạt thông tin hoặc diễn tả những suy nghĩ và cảm xúc của một người bằng âm thanh” (Từ điển Anh ngữ hiện đại Oxford, 2009). Tác giả Chaney nhắc đến đến việc nói như là một quá trình: “Nói là quá trình xây dựng và chia sẻ ý nghĩa thông qua việc sử dụng các biểu tượng bằng lời nói hoặc không bằng lời trong nhiều ngữ cảnh khác nhau. Folse miêu tả như là một quá trình “liên hợp”, “bao gồm ba giai đoạn chính: Sản xuất, tiếp nhận và xử lí thông tin”. Kĩ năng nói (KNN) được đánh giá giá là phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng một ngôn ngữ của mỗi người.

Cùng với kĩ năng nghe, kĩ năng nói được xác định là một trong những KN cơ bản của thế kỉ XXI. Erik Palmer đã thống kê cách chúng ta sử dụng thời gian giao tiếp: Đọc: 16%, Viết: 9%, Nói: 30%, Nghe: 45%. Như vậy, chúng ta sử dụng 3/4 thời gian giao tiếp cho việc nghe và nói. Việc thiếu hụt kĩ năng nói trong các hoạt động giao tiếp sẽ là một cản trở rất lớn đối với mỗi người trong xã hội. Nói là khả năng diễn đạt lời nói dưới dạng âm thanh, thể hiện ở việc người nói dùng khẩu ngữ để truyền đạt thông tin, biểu đạt tư tưởng, tình cảm một cách chính xác, sinh động, có sức thuyết phục. Làm chủ được KNN sẽ giúp người nói tạo ra mối quan hệ tốt đẹp trong giao tiếp, tự khẳng định mình và là công cụ tạo ảnh hưởng với người khác.

Hoạt động nói bao giờ cũng hướng đến đối tượng tương tác, đó là người nghe. Nghe là một quá trình thụ động, chỉ việc con người tiếp nhận mọi loại âm thanh. Nhưng trước một vấn đề của người nói, con người lại thường chuyển nghe sang trạng thái chủ động là lắng nghe. Ở trạng thái lắng nghe, người nghe tập trung và mong muốn thấu hiểu những nội dung thông tin mà người nói muốn truyền đạt. Bên cạnh mục đích của lắng nghe, người nghe có thể tương tác, phản hồi để đi đến thống nhất về quan điểm, hiểu đúng vấn đề trao đổi và đó chính là kĩ năng nghe của con người.

Mặc dù nghe là một phản xạ của con người, nhưng lắng nghe là một kỹ năng cần phải rèn luyện trong thời gian dài mới có khả năng thành thục. Kỹ năng lắng nghe không chỉ ứng dụng vào môi trường thực hiện công việc mà còn áp dụng vào đời sống gia đình, bạn bè, xã hội. Và kỹ năng lắng nghe cũng là điều cơ bản mà một đơn vị, lớp học, trường học đòi hỏi ở mỗi cá nhân tham gia hoạt động giao tiếp, hợp tác.

docx 17 trang Trang Lê 16/04/2025 90
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn luyện năng lực giao tiếp cho học sinh qua hoạt động nói - nghe trong chương trình Ngữ Văn 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp rèn luyện năng lực giao tiếp cho học sinh qua hoạt động nói - nghe trong chương trình Ngữ Văn 10

SKKN Một số biện pháp rèn luyện năng lực giao tiếp cho học sinh qua hoạt động nói - nghe trong chương trình Ngữ Văn 10
thơ”, giáo án đã thiết kế trong năm học 2022 – 2023, theo phân phối chương trình môn Ngữ văn 10, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. 
3. Giáo án thực nghiệm (Phụ lục 1)
4. Kết quả cụ thể đạt được
Sau khi vận dụng một số giải pháp rèn luyện năng lực giao tiếp cho HS qua hoạt động nói, nghe trong chương trình Ngữ văn 10 vào tổ chức dạy Bài 2 – Vẻ đep của thơ ca - Nói và Nghe: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ” , Ngữ văn 10, Tập 1 (Bộ Kết nối tri thức và cuộc sống) kết quả thu được như sau:
Đối với việc phát triển các năng lực của HS
Rèn luyện kĩ năng nói - nghe là phần quan trọng ghi nhận khả năng làm chủ một ngôn ngữ của mỗi người. Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện sự quan tâm nhất định đến việc phát triển toàn diện các kĩ năng hoạt động đọc, viết, nói, nghe cho người học, trong đó có kĩ năng nói và nghe. Ba yếu tố là động cơ học tập, thái độ học tập và chiến lược học có ảnh hưởng đến việc học tập cũng như việc rèn luyện kĩ năng nói của học sinh ở trường phổ thông. Từ việc nghiên cứu về bản chất và các thành tố của kĩ năng nói, nghe, rèn luyện kĩ năng nói - nghe trong dạy học Ngữ văn nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh, tôi thấy rằng, HS có cơ hội được phát huy tối đa các năng lực của bản thân: Năng lực giải quyết vấn đề được phát triển, các em nhanh nhạy trong việc tiếp nhận nhiệm vụ đưa ra; năng lực hợp tác được cải thiện trong quá trình trao đổi hoàn thiện sản phẩm chung; Năng lực ngôn ngữ được nâng cao hơn; Năng lực đối thoại và phản biện có cơ hội được rèn luyện; Năng lực thuyết trình được thể hiện một cách hiệu quả.... và như vậy một tiết học đã trở thành một sân chơi tri thức để các em được thỏa sức bộc lộ những năng lực vốn có của mình để phát triển toàn diện trở thành công dân, người chủ tương lai của đất nước.
a. Đối với việc tiếp cận chương trình mới
Theo cấu trúc của SGK mới, mỗi bài học gắn với một chủ đề, với số tiết khá nhiều, bao gồm các hoạt động đọc, viết, nói và nghe. Các hoạt động trên tích hợp với nhau theo các yêu cầu có tính nhất quán, liên thông, người dạy phải quán xuyến toàn bộ nội dung nhằm điều tiết hoạt động dạy học một cách chủ động, vừa cung cấp kiến thức vừa chú trọng mục tiêu phát triển các năng lực đọc - viết - nói - nghe và bám sát Yêu cầu cần đạt của mỗi bài học. Dựa trên những kiến thức và kĩ năng có được nhờ đọc và viết, học sinh sẽ phải thực hành nói và nghe theo các đề tài và đặc trưng kiểu bài được thiết kế hợp lí, đảm bảo sự thống nhất cao giữa các hoạt động. Bài 2 - Vẻ đep của thơ ca - Nói và Nghe: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ”, Ngữ văn 10, Tập 1 (Bộ Kết nối tri thức và cuộc sống) là một văn bản hiện hành và được lựa chọn sử dụng trong nội dung chương trình mới. Qua việc đưa ra các giải pháp để rèn luyện kĩ năng nói, nghe cho học sinh trong tổ chức dạy học tiết học, nó đã đem lại hiệu quả hoạt động sôi nổi tích cực, chủ động cho học sinh rõ rệt. Tôi nghĩ, có thể xem sáng kiến này là một tư liệu hữu ích để sử dụng trong chương trình mới nhằm nâng cao hiệu quả dạy học và đáp ứng nhu cầu của một công dân thời đại mới.
Đối với việc tiếp nhận văn bản: 
Nếu theo cách dạy cũ, bài 2 – NÓI VÀ NGHE – “Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ”, HS cũng chỉ dừng lại ở các bước: Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ được chọn; Khái quát vấn đề đặc sắc nhất của nội dung và nghệ thuật; Cuối cùng chốt lại giá trị của tác phẩm. Đó là cách học thu động, tiếp nhận gượng ép. Khi vận dụng kỉ thuật dạy học mới, dạy học theo hướng phát triển năng lực...HS sẽ có được nhiều cách tiếp cận bài sinh động hấp dẫn hơn. Ở đây tôi đề xuất cách triển khai nhiệm vụ: GV cho HS đóng vai người dẫn chương trình đang phỏng vấn nhà thơ. HS chủ động thuyết trình về cuộc đời sự nghiệp của nhà thơ, giới thiệu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, sau đó mới giới thiệu đánh giá các giá trị cốt lõi của bài thơ... Từ cách này, HS vừa chủ động tìm hiểu, lựa chọn sắp xếp ý để trình bày vừa thể hiện được khả năng nói – nghe của mình trước đám đông vừa khắc ghi được kiến thức. 
Tôi đã áp dựng đề tài vào mỗi bài dạy, kết quả thu được từ phiếu học tập như sau:
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
Kết quả
Số HS
Trước khi thực nghiệm
Sau khi thực nghiệm
Điểm giỏi
9 - 10
Điểm khá
7 -8
Điểm TB
5 - 6
Điểm yếu
<5
Điểm giỏi
9 -10
Điểm khá
7 - 8
Điểm TB
5 - 6
Điểm yếu
<5
10A 1
Số lượng
44
0
15
27
02
3
29
12
0
%
100
0
34,1
61,4
4,5
6,8
65,9
27,3
0
10A 5
Số lượng
44
01
15
25
03
4
28
12
0
%
100
2,3
34,1
56,8
6,8
9,1
63,6
27,3
0
Tổng
88
01
30
52
05
07
57
24
0
100
1,1
34,1
59,1
5,7
8,0
64,7
27,3
0
Bảng so sánh kết quả kiểm tra mức độ nhận thức của HS trước- sau thực nghiệm.
Qua bảng so sánh kết quả và biểu đồ đối chiếu kết quả kiểm tra ở 2 lớp trước thực nghiệm và sau khi dạy thực nghiệm đã cho chúng tôi thấy sự khác biệt giữa kết quả học tập trước và sau khi thực nghiệm. Mức độ đạt được kiến thức ở 2 thời điểm chệnh lệch nhau rõ ràng. Trước khi thực nghiệm, tỉ lệ HS đạt điểm khá và giỏi chiếm 44.8 %; trong khi đó, ở thời điểm sau khi thực nghiệm tỉ lệ HS điểm khá và giỏi chiếm 63.7%, hơn 18.9 % so với thời điểm trước khi thực nghiệm. Điểm yếu ở lớp trước khi thực nghiệm chiếm 2,9 % và sau khi thực nghiệm đã không còn HS yếu. Hơn nữa, chính việc được rèn luyện kỹ năng NÓI-NGHE các em trở nên chủ động, linh hoạt, hoạt bát, sáng tạo, khả năng giao tiếp rất thuần thục, các em yêu môn Ngữ văn hơn và thấy Văn học còn rất nhiều điều thú vị cần khám phá. Như vậy, với kết quả đó có thể khẳng định “Rèn luyện năng lực giao tiếp cho học sinh qua hoạt động nói, nghe trong chương trình Ngữ văn 10” đã đem lại hiệu quả và có tính khả thi.
PHẦN KẾT LUẬN
I. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua sáng kiến này, bản thân đã đi sâu sát được năng lực hoạt động nói – nghe của học sinh, hiểu được tâm lý cũng như tâm tư nguyện vọng của các em. Từ đó rút ra cho mình một số bài học kinh nghiệm như sau:
- Nếu chúng ta dựa trên một cơ sở lí luận khoa học chắc chắn, việc khảo sát thực trạng được tiến hành chu đáo và đưa ra được các giải pháp rèn luyện thích hợp thì HS sẽ mạnh dạn và tích cực rèn luyện, điều này giúp các em thực hiện hoạt động nói – nghe có hiệu quả hơn, tạo cho các em sự tự tin, bình tĩnh, chủ động khi nghe - nói trong học tâp và giao tiếp.
- Cần tin tưởng vào khả năng của học sinh, luôn động viên, khích lệ các em trình bày quan điểm, nhận thức của mình trước mọi vấn đề qua hoạt động nói, nghe.
- Cần tin tưởng vào khả năng của học sinh để các em có cơ hội đứng trước đám đông, có cơ hội thể hiện năng khiếu, năng lực tiềm ẩn của mình
Đối với bản thân, tôi nghĩ GV phải chuẩn bị thật kỹ bài dạy và phải có cách tổ chức giờ học sao cho thật khoa học, hấp dẫn, kết hợp giữa đổi mới dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá để mang lại hiệu quả rõ nét nhất. Đó vừa là định hướng vừa là mục tiêu của dạy học phát triển năng lực mà toàn ngành đang hướng đến.
II. NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Đổi mới PPDH là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong nền giáo dục của mỗi quốc gia. Để học sinh hứng thú với nội dung học tập, giáo viên cần tích cực đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp nền giáo dục trong nước cũng như thế giới. Theo yêu cầu này, tôi mở ra hướng nghiên cứu rèn luyện năng lực giao tiếp cho học sinh qua hoạt động nói, nghe trong chương trình ngữ văn 10. Tôi đã nghiên cứu cơ sở khoa học làm nền tảng khoa học để vận dụng thể nghiệm một hướng đổi mới phương pháp dạy học. Cơ sở lí thuyết và thực tiễn đã giúp tôi xác định tính khoa học và tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu và vận dụng tiết dạy Bài 2: Vẻ đep của thơ ca - Nói và Nghe - Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ”, Ngữ văn 10, Tập 1 (Kết nối tri thức và cuộc sống)
Tôi đã đề xuất cách rèn luyện năng lực giao tiếp cho học sinh qua hoạt động nói, nghe trong chương trình ngữ văn 10. Quy trình tổ chức và các thao tác dạy học hoàn toàn xuất phát từ nội dung cần đạt của văn bản. Toàn bộ quy trình và các thao tác dạy học, tôi đã trình bày ngắn gọn và cụ thể phần nội dung III của sáng kiến.
Tính khả thi của đề tài đã được khẳng định qua kết quả của đề tài. Học sinh nắm bắt những tri thức Ngữ văn có hệ thống và chắc chắn hơn, có tư duy phản biện tốt hơn, năng lực giao tiếp phát triển...
Việc rèn luyện năng lực giao tiếp cho học sinh qua hoạt động nói, nghe trong chương trình ngữ văn 10 sẽ không chỉ đưa nội dung kiến thức đến với người học một cách tích cực, sáng tạo, hứng thú nhất mà còn góp phần đa dạng hóa hình thức dạy học, nâng cao hiệu quả dạy học chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT, đồng thời hướng tới sự phát triển năng lực học sinh một cách toàn diện nhất.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Giáo án thực nghiệm
Giới thiệu tiết học rèn luyện năng lực giao tiếp cho học sinh qua hoạt động nói nghe trong chương trình ngữ văn 10. 
NÓI -NGHE
GIỚI THIỆU ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT 
CỦA MỘT TÁC PHẨM THƠ 
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Học sinh cung cấp được các thông tin chung về bài thơ một cách ngắn gọn: tên bài thơ, tác giả, đề tài, thể thơ,....
Học sinh làm rõ được niềm hứng thú của bản thân đối với những nét đặc sắc về nội dung và hình thức của một tác phẩm thơ 
Học sinh nêu được quan điểm cá nhân về vấn đề thuyết trình, thuyết phục được người nghe và đặt câu hỏi để mọi người thảo luận xa hơn
Học sinh thể hiện được sự tôn trọng những cách cảm nhận, đánh giá đa dạng đối với một tác phẩm thơ 
2. Về năng lực
Học sinh vận dụng năng lực ngôn ngữ và cảm thụ văn học để thực hành nghe, nói 
3. Về phẩm chất: Rút ra các bài học về vấn đề công dân số, công dân toàn cầu 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập
2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
SẢN PHẨM
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – TẠO TÂM THẾ 
a. Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học
b. Nội dung thực hiện: GV cho HS xem video thuyết trình về một sản vật của quê hương.
GV hỏi: Theo em, khi thuyết trình cần lưu ý điều gì? 
HS suy nghĩ và trả lời 
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập 
GV đặt câu hỏi 
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh suy nghĩ và trả lời 
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
Học sinh chia sẻ 
Bước 4. Kết luận, nhận định 
Giáo viên dẫn dắt vào bài học
Gợi ý đáp án
– Nắm được đặc trưng của kiểu bài thuyết trình.
– Biết cấu trúc bài thuyết trình thành các luận điểm mạch lạc, thể hiện rõ ràng ý kiến cá nhân về nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm thơ.
– Biết điều tiết giọng nói và ngôn ngữ cơ thể, kết hợp nhịp nhàng với các thao tác trình chiếu (trong điều kiện có thể) để truyền đạt thông tin đến người nghe.
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
a. Mục tiêu hoạt động: 
Học sinh cung cấp được các thông tin chung về bài thơ một cách ngắn gọn: tên bài thơ, tác giả, đề tài, thể thơ,....
Học sinh làm rõ được niềm hứng thú của bản thân đối với những nét đặc sắc về nội dung và hình thức của một tác phẩm thơ 
Học sinh nêu được quan điểm cá nhân về vấn đề thuyết trình, thuyết phục được người nghe và đặt câu hỏi để mọi người thảo luận xa hơn
Học sinh thể hiện được sự tôn trọng những cách cảm nhận, đánh giá đa dạng đối với một tác phẩm thơ 
b. Nội dung thực hiện: 
Học sinh nhắc lại những yêu cầu khi thực hành nghe nói 
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập 
Giáo viên hỏi: Khi nghe nói cần có những lưu ý gì? 
HS tiến hành lập dàn ý và tập luyện 
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thực hành 
- GV cho một HS đóng vai người dẫn chương trình và một người đóng nhà thơ.
- HS chuẩn bị bài nói dựa vào nhiệm vụ phân vai.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
Học sinh chia sẻ bài làm và báo cáo phần bài làm 
Bước 4. Kết luận, nhận định 
Giáo viên nhận xét bài nói theo rubic đánh giá 
Chuẩn bị nói và nghe
- Lựa chọn đề tài bài nói 
- Tìm ý và sắp xếp ý: Xem lại hệ thống luận điểm, lựa chọn những ý quan trọng nhất, thể hiện rõ nét quan điểm và phát hiện của bản thân được trình bày trong bài thơ 
- Xác định từ ngữ then chốt để làm rõ quan điểm được sử dụng trong bài viết và trình bày trong bài nghe nói 
- Phương tiện hỗ trợ: Powerpoint, âm thanh, hình ảnh, 
- Người nghe: Tìm hiểu trước vấn đề, lắng nghe bằng một thái độ tích cực, sẵn sàng đối thoại để làm rõ vấn đề 
Thực hành nói và nghe 
Người nói 
- Mở đầu: Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ hoặc cách dẫn dắt tùy chọn để tạo sự hứng thú cho người nghe 
- Thân bài: Lần lượt trình bày các thông tin trong bài nói. Nhấn mạnh các thao tác mình đã sử dụng để tìm hiểu về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. 
- Kết bài: Khái quát lại những điều mình cảm nhận cũng như đánh giá về giá trị của bài thơ trên các phương diện về hình thức và nội dung. Có thể khuyến khích người đọc tìm tòi và phát hiện thêm các góc nhìn khác về bài thơ. 
Người nghe: Lắng nghe tôn trọng, ghi lại ý chính và chú ý hơn về phong thái 
Trao đổi 
Người nghe 
- Chia sẻ quan điểm, đưa ra những góc nhìn khác về bài thơ 
- Đưa ra những góp ý, thắc mắc 
- Đặt câu hỏi để làm rõ vấn đề 
Người nói 
- Trả lời thắc mắc 
- Thể hiện thái độ lắng nghe chân thành 
- Tự đánh giá phần trình bày 
- Phản hồi và trao đổi với thái độ lắng nghe và cầu thị. 
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 
a. Mục tiêu hoạt động: 
Học sinh thực hành lập dàn ý và trình bày bài nói 
b. Nội dung thực hiện 
HS vận dụng kiến thức đã học đã hoàn thành bài nói theo rubic nghe và nói 
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập 
Giáo viên giao nhiệm vụ
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thực hành lập dàn ý và chuẩn bị 
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
Học sinh trình bày phần bài làm của mình 
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV chốt lại các chia sẻ, lựa chọn các chia sẻ tốt để cả lớp tham khảo 
Lập dàn ý bài nghe nói: Giới thiêu, đánh giá về nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm thơ 
Chuẩn bị nói
* Đề tài: Giới thiệu bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử.
* Tìm ý và sắp xếp:
- Bài thơ là một bức tranh mùa xuân nơi thôn dã, tất cả đều đậm vẻ xuân, xuân trong cảnh vật và xuân trong lòng người.
- Dấu hiệu báo xuân sang: Làn nắng ửng; Khói mơ; Mái nhà tranh bên giàn thiên lý 🡪 Thanh tĩnh, bình dị, duyên dáng mà đằm thắm yêu thương.
- Cảnh vật thôn quê đẫm hơi xuân: Làn mưa xuân tưới thêm sức sống; Cỏ cây xanh tươi” gợn tới trời”; Niềm vui của con người khi xuân đến.
- Ngôn ngữ kết tinh với tấm lòng hồn hậu của thi nhân, Hàn Mạc Tử đã viết nên một” mùa xuân chín” vẹn tròn, đầy đặn, thiết tha.
Chuẩn bị nghe 
 Một số lưu ý khi nghe người khác nói:
- Chú ý lắng nghe, ghi chép;
- Đưa ra những câu hỏi cần giải đáp.
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG, LIÊN HỆ 
a. Mục tiêu hoạt động: Học sinh trao đổi và rút ra các vấn đề từ chính bài nói  
b. Nội dung thực hiện: HS thực hành nói – nghe và trao đổi ý kiến 
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập 
Giáo viên giao nhiệm vụ
Học sinh thảo luận và thực hiện 
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thực hiện thảo luận, tranh biện
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
Học sinh trình bày phần bài làm của mình 
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV chốt lại các chia sẻ, lựa chọn các chia sẻ tốt để cả lớp tham khảo 
GV dựa vào bài nói của HS. Có thể tham khảo bài nói ở phụ lục 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_ren_luyen_nang_luc_giao_tiep_cho_hoc_s.docx