SKKN Một số biện pháp tổ chức tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học thực hành đọc hiểu Ngữ Văn 6 tại Trường THCS Cổ Bi
Sách giáo khoa Ngữ Văn 6 thuộc bộ sách giáo khoa Cánh Diều, được biên soạn theo Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018, giúp học sinh khám phá các nội dung cơ bản của lĩnh vực thực hành đọc hiểu. Qua việc tổ chức học tập trải nghiệm kĩ năng hình thành năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học sẽ giúp các em từng bước phát triển năng lực thực hành, năng lực nói nghe và các phẩm chất chủ yếu. Từng bài học trong sách đều được thiết kế thông qua các hoạt động: mở đầu, hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng và mở rộng. Nội dung và cách thiết kế bài học tạo thuận lợi cho các em tự khám phá, tìm hiểu và vận dụng kiến thức. Các hoạt động học tập nhằm khuyến khích các em tích cực, chủ động, sáng tạo. Thông qua các hoạt động học tập hấp dẫn và bổ ích, các em sẽ hình thành được năng lực và phẩm chất biết xúc động trước những việc làm và tình cảm cao đẹp; trân trọng những suy nghĩ và hành động dũng cảm. Hơn nữa, các hoạt động học tập này cũng sẽ giúp các em thêm yêu quý bản thân và tự tin vào những giá trị của bản thân. Mặc dù là một môn học có vai trò vô cùng quan trọng là môn thi vào THPT bắt buộc nhưng đa số các em học sinh còn chưa thực sự hứng thú đối với môn học. Các em còn học vẹt, lười tư duy trong quá trình học tập.
Nhiều học sinh chăm học nhưng chưa có phương pháp học tập phù hợp, chưa tích cực chủ động chiếm lĩnh kiến thức nên hiệu quả học tập chưa cao. Vậy làm thế nào kích thích sự hứng thú học tập, phát huy tính tự học và tự lĩnh hội kiến thức của học sinh. Người giáo viên cần thay đổi phương pháp dạy học nhất là cách tổ chức kỹ thuật học tập tạo hứng thú cho học sinh trong một tiết thực hành đọc hiểu. Trước hết là hoạt động khởi động: Hoạt động khởi động bài học thường chỉ chiếm một vài phút đầu giờ nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kích hoạt sự tích cực của người học. Một tiết học môn Ngữ Văn sẽ tạo được học sinh yêu thích nếu ngay từ những giây phút đầu tiên giáo viên biết khơi gợi ở các em sự hứng thú đối với bài học và hơn thế nữa còn khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học. Việc thay đổi hình thức khởi động từ chỉ dùng một vài câu để dẫn dắt vào bài thay bằng tổ chức một hoạt động để học sinh được tham gia trực tiếp giải quyết vấn đề là một hoạt động thiết thực. Tiếp theo là các hoạt động khác như: Hình thành kiến thức, luyện tập và nâng cao. Mỗi hoạt động trong giờ học nói chung và môn Ngữ Văn cũng giống như món ăn trong một bữa tiệc, tạo tâm thể chủ động cho học sinh khi vào tiết học.Với các lí do trên, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp tổ chức tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học thực hành đọc hiểu Ngữ Văn 6” tại trường THCS Cổ Bi..
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tổ chức tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học thực hành đọc hiểu Ngữ Văn 6 tại Trường THCS Cổ Bi

hình ảnh có thể dùng làm gợi ý trong bài này: Trên đây chỉ là một số ít ví dụ của việc áp dụng phương pháp trò chơi vào giảng dạy môn Ngữ Văn .Chúng ta có thể thiết kế rất nhiều trò chơi với các hình thức khác nhau để thay đổi sao cho phù hợp với nội dung bài học và phù hợp với đối tượng học sinh. * Trò chơi: Bông hoa tri thức + Đầu tiên chia lớp thành các đội, nhóm phù hợp + GV Chuẩn bị cho mỗi nhóm (đội) một bông hoa gồm có phần nhụy hoa to ở giữa (dùng để chơi khớp chữ với tranh) , bao quanh là 4 cánh hoa, mỗi cánh tương ứng với một nội dung đã được chỉ dẫn sẵn ( xuất xứ, kiểu văn bản, phương thức biểu đạt, bố cục..) . Học sinh lần lượt hoàn thành nội dung câu hỏi bắt đầu từ phần nhụy hoa sau đó đến các cánh hoa + Nội dung thi có 2 vòng : Vòng một : Nối chữ với tranh sao cho phù hợp + GV dán phần nhụy hoa lên bảng có in sẵn tranh ảnh + Phát cho mỗi đội những mảnh giấy có in sẵn phần nội dung câu trả lời của một số chú thích SGK, yêu cầu học sinh trong 2 phút ghép những mảnh giấy đó với các bức tranh sao cho phù hợp với nội dung + Kết thúc vòng 1 đội nào nhanh, chính xác sẽ dành chiến thắng. (1-0) àSau khi trò chơi kết thúc thì dự kiến kết quả như sau Vòng 2 : Hoàn thiện nội dung thông tin + Giáo viên phát cho mỗi đội 4 cánh hoa, trên mỗi cánh hoa có ghi sẵn nội dung yêu cầu + Trong vòng 3 phút học sinh sẽ hoàn thiện thông tin cho mỗi nội dung yêu cầu, sau 3 phút đội nào hoàn thiện xong trước và chính xác sẽ là đội dành chiến thắng àGiáo viên tổng kết điểm 2 phần, công bố đội thắng cuộc và trao giải thưởng. Giáo viên hỏi : Bằng những hiểu biết của mình em hãy hoàn thiện các nội dung : Xuất xứ, kiểu văn bản, phương thức biểu đạt, bố cục Cánh 1 : Xuất xứ Cánh 2 : Kiểu văn bản Cánh 3 : Phương thức biểu đạt Cánh 4 : Bố cục Sau khi hoàn thiện ta được một bông hoa có đầy đủ nội dung phần tìm hiểu chung của văn bản Ngoài phương pháp chơi trò chơi giáo viên còn áp dụng một số các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực khác để giờ dạy đạt hiệu quả cao * Trò chơi: Tiếp sức ví dụ trong bài Lượm - Chuẩn bị: GV chuẩn bị bảng phụ, câu hỏi, phần quà. - Hình thức: GV chia lớp làm 2 nhóm, mỗi nhóm cử 5 bạn đại diện nhóm lên bảng tham gia cuộc thi. - Luật chơi: Các đội cử lần lượt các thành viên của đội mình lên viết tên những người anh hùng nhỏ tuổi mỗi thành viên chỉ viết tên một từ rồi quay về cho bạn khác lên viết. 2. Một số biện pháp khởi động sử dụng tranh ảnh, video, có liên quan đến nội dung bài học Để tiết học Ngữ văn thêm hứng thú, giáo viên cũng có thể sử dụng những tranh ảnh, video, liên quan đến nội dung bài học để học sinh được trải nghiệm, được phát huy những tri thức vốn có của mình về vấn đề của tiết học. Đây là hình thức khởi động nhẹ nhàng so với học sinh. Nó phù hợp cho những giờ dạy văn bản. Việc cung cấp cho học sinh những hình ảnh tiêu biểu trong văn bản hay để các em chìm lắng vào trong những giai điệu âm nhạc thiết tha, trữ tình sẽ là một cách thú vị để các em thăng bằng cảm xúc, tạo những rung động thẩm mỹ thu hút các em vào nội dung bài học. Khi dạy văn bản Sông nước Cà Mau, sách Ngữ văn 6, tập 2. Gv trình chiếu cho HS xem một số hình ảnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đặc điểm giao thông, kênh rạch, những món ăn đặc trưng của vùng khi mùa nước nổiđể HS dễ theo dõi. Dạy văn bản Đêm nay Bác không ngủ, sách Ngữ văn 6, tập 2, GV cũng cần cung cấp cho HS đoạn phim tư liệu và những hình ảnh về Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950, 1 số hình ảnh của Bác Hồ trong giai đoạn này để HS dễ cảm nhận nội dung của VB.Dạy bài Thánh Gióng, sách Ngữ văn 6, tập 1, GV cung cấp hình tượng nhân vật Thánh Gióng, yêu cầu HS miêu tả hành động của Thánh Gióng trong 2 hình ảnh và nêu suy nghĩ về nhân vật Thánh Gióng; Hoặc yêu cầu HS xác định người trong 2 bức tranh là ai, có liên quan gì đến sự kiện Hội khỏe Phù Đổng tổ chức ngày 9/4 hàng năm trên đất nước ta? Hình ảnh 1. Roi sắt gãy, Thánh Gióng nhổ bụi tre bên đường quật vào quân giặc. Hình ảnh 2. Sau khi đánh tan giặc Ân xâm lược, Gióng bay về trời 3. Biện pháp khởi động bằng các câu ca dao tục ngữ, thơ bài hát và câu hỏi tình huống Các câu hỏi trong phần khởi động có thể chỉ là một tình huống để cho học sinh phát hiện hay huy động vốn hiểu biết của mình để giải quyết tình huống ấy. Các vấn đề hay câu hỏi được đưa ra sẽ giúp học sinh phát triển tư duy, xâu chuỗi vấn đề một cách mạch lạc đồng thời tạo hứng thú cho học sinh vào tiết học mới để khám phá vấn đề còn đang bỏ ngỏ. Hay việc sử dụng các câu ca dao tục ngữ, thơ bài hát quen thuộc. Ví dụ 1: GV đưa ra câu hỏi tình huống Khi nhìn thấy những người khuyết tật có điểm dị thường về ngoại hình thái độ của em như thế nào? Hoặc chiếu một tình huống về một cậu bé khuyết tật vượt lên số phận và trưởng thành. Trở thành người có ích trong cuộc sống. HS tiếp nhận câu hỏi và đưa ra các ý kiến. GV tổng hợp dẫn đắt vào bài (bài 7. Thơ có yếu tố tự sự và miêu tả: Thực hành đọc hiểu Gấu con chân vòng kiềng) Ví dụ 2: Giáo viên cho HS cùng nghe bài hát Bác Hồ một tình yêu bao la của nhạc sĩ Thuận Yến. Sau khi nghe bài hát GV đặt câu hỏi; ? Ngoài bài hát trên em còn biết bài hát, bài thơ nào viết về Bác Hồ, hãy chia sẻ? ? Theo em, các bài hát, bài thơ viết về Bác có điểm chung nào? Sau khi HS kể tên các bài hát, bài thơ mà các em biết về Bác GV giúp các em nhận thấy đặc điểm chung của các tác phẩm này, Đều thể hiện tình cảm kính trọng yêu thương da diết dành cho Bác. Trên cơ sở đó, GV giới thiệu bài thơ. IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN: Qua việc áp dụng phương pháp trò chơi cho học sinh trong một số tiết học Ngữ Văn tôi thấy đã đạt được một số kết qủa sau: 1. Đối với giáo viên: - Biết được một cách rõ ràng mục đích của kĩ thuật tổ chức dạy học và thực hiện một cách có chủ đích. - Hiểu được sự liên kết giữa hoạt động khởi động với các hoạt động trong bài học và với cả những bài học hôm trước. - Không mất quá nhiều thời gian chuẩn bị, thời gian của tiết dạy mà giáo viên và học sinh vẫn đảm bảo được nội dung kiến thức bài học hoàn thành được bài tập sách giáo khoa. - Tạo được tình huống có vấn đề rất sinh động và hấp dẫn để giáo viên khắc sâu kiến thức. Từ đó làm cho không khí lớp học thoải mái, kich thích được tinh thần học tập của học sinh, đặc biệt với những em sức học yếu, chậm, nhút nhát. - Nâng cao trình độ sử dụng công nghệ thông tin của giáo viên trong dạy và học. - Giáo viên thực hiện được việc đổi mới phương pháp một cách sáng tạo, hiệu quả. 2. Đối với học sinh: - Rèn luyện tư duy, tác phong nhanh nhạy biết xử lí tình huống linh hoạt - Học sinh thích thú do đó tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn. Tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, tâm thế thoải mái, hưng phấn vào đầu giờ học - Các em có điều kiện cùng chuẩn bị, chủ động trong học tập - Hứng thú, yêu thích môn học hơn. Với việc áp dụng “Một số biện pháp tổ chức kĩ thuật học tập tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học thực hành đọc hiểu Ngữ văn 6 bộ sách Cánh Diều”. Bằng việc khảo sát chất lượng bộ môn Ngữ văn, sự hứng thú, yêu thích bộ môn Ngữ văn của học sinh lớp mình phụ trách của năm học trước và đầu năm học này, tôi nhận thấy có sự thay đổi tương đối rõ nét. Cụ thể Kết quả khảo sát bài sự hứng thú của học sinh đối với môn Ngữ văn 6 đầu học kì II - năm học 2021 – 2022 Lớp Sĩ số Hứng thú học Không hứng thú Thái độ khác 6A3 40 22 13 5 Kết quả khảo sát bài sự hứng thú của học sinh đối với môn Ngữ văn 6 học kì I, tháng 1, 2, 3 của học kì II năm học 2022 – 2023 Lớp Sĩ số Hứng thú học Không hứng thú Thái độ khác 6A6 42 39 1 2 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. Kết luận Qua thực tiễn dạy học, có thể thấy rằng kĩ thuật dạy học có vai trò quan trọng trong giờ dạy học. Nhưng để hoạt động này có ý nghĩa thì giáo viên cần linh hoạt, nhạy bén trong cách tổ chức và thực hiện. Việc đa dạng hóa hoạt động kĩ thuật dạy học là rất cần thiết để tạo nên sự hứng khởi trong tâm lí học sinh. Khi áp dụng tổ chức kĩ thật dạy học cho tất cả các tiết học ở các lớp thì giáo viên nên lưu ý: Kế hoạch hoạt động đã xây dựng cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm học sinh của từng lớp; tránh việc xây dựng 1 tình huống cố định dùng chung cho tất cả các lớp trong cùng một khối. Phương án xây dựng tình huống giữa các tiết, các bài học nên có sự đổi mới về hình thức, phương pháp; tránh sự nhàm chán cho học sinh khi tiết học nào cũng tổ chức hoạt động theo kiểu “đến hẹn lại lên” với các bước tuần tự như nhau. II. Khuyến nghị + Với các cấp quản lí giáo dục: - Tổ chức học tập nghiệp vụ về chuyên đề cụ thể tập trung theo nhóm trường hoặc cả huyện. - Tổ chức hội thi làm chuyên đề. Tổng kết khen thưởng kịp thời – Nhân mô hình để học tập. - Kịp thời trang bị đầy đủ thiết bị và đồ dùng dạy học, sách tham khảo có chất lượng cho các trường. - Quan tâm đến chế độ chính sách khi giáo viên có nguyện vọng học tập nâng cao nghiệp vụ. + Với nhà trường: - Thường xuyên tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy lẫn nhau, nhất là phương pháp giảng dạy đổi mới theo tinh thần SGK mới. - Thay đổi hình thức họp chuyên môn không đơn thuần là dự giờ – góp ý, mà tổ chức hội thảo bằng chuyên đề cụ thể. - Cần đầu tư thêm tài liệu tham khảo về môn văn, sắp xếp để các em học sinh có điều kiện tham khảo, nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Gia Lâm, ngày 15 tháng 3 năm 2023 Người viết Đỗ Thị Mai Tài liệu tham khảo 1. Những nguyên tắc đạo đức trong giáo dục. Của tác giả John Dewey. 1. Đặng Quốc Bảo – Đinh Thị Kim Thoa, Cẩm nang nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên , NXB Lý luận chính chị, 2007. 2. Bùi Ngọc Diệp – Bùi Phương Nga – Bùi Thanh Xuân, Cẩm nang giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học (Dành cho giáo viên trung học). NXB Giáo dục Việt Nam, 2010. 3. Trần Hoàng Hảo, “Những suy nghĩ về sự thay đổi thang giá trị đạo đức trong sự nghiệp CNH – HĐH ở Việt Nam hiện nay” tạp chí Triết học, 2005. 4. Đỗ Long, “Định hướng giá trị và sự phát triển của thế hệ trẻ”, tạp chí Tâm lý học, 2006. 5. Nguyễn Quang Uẩn, Giá trị - Định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị, Đề tài cấp Nhà nước KX-07-04, Hà Nội, 1995. 6. Huỳnh Khái Vinh, Một số vấn đề về lối sống, đạo đức ,chuẩn giá trị xã hội, NXB Chính trị Quốc gia, 2001. 7. Nguyễn Thị Mỹ Lộc – TS. Đinh Thị Kim Thoa – TS Đặng Hoàng Minh, Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống ( Cho học sinh trung học cơ sở). Tài liệu dùng cho giáo viên THCS. 8. Kỹ năng công tác Giáo viên chủ nhiệm, NXB Lao động. 9. Nguyễn Thị Minh Phương, Cẩm nang phương pháp sư phạm, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Minh chứng 1 PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH TRƯỚC VÀ SAU KHI ÁP DỤNG SKKN Họ và tên: Lớp: ... PHIẾU THĂM DÒ .(Học sinh có thể không ghi tên) Đánh dấu vào ô thích hợp: 1.Thái độ của em khi học một tiết học Ngữ Văn. A. Rất hứng thú o B.Hứng thú o C. Bình thường o D. Mệt mỏi, căng thẳngo 2.Trong giờ học Ngữ văn em có hợp tác với bạn bè khi giải quyết nhiệm vụ học tập không? A. Hợp tác tích cực o B. Hợp tác o C. Ít hợp tác o D. Không hợp tác o 3. Em có nắm được kiến thức sau mỗi giờ học môn Ngữ Văn không? A. Nắm được kiến thức và nhớ lâu o B. Nắm được kiến thức nhưng nhanh quên o C. Nắm kiến thức lơ mơ o D. Không nắm được kiến thức o 4. Trong giờ học Ngữ Văn, em có phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo không? A. Có o B. Ít o 5. Em có thích giáo viên vận dụng trò chơi vào giảng dạy môn Ngữ Văn không? A. Rất thích o B. Thích o C. Bình thường o D. Không thích o Minh chứng 2 Kết quả Bảng kết quả khảo sát về học tập của học sinh trước khi áp dụng SKKN Lớp Sĩ số Hứng thú học Không hứng thú Thái độ khác 6A3 40 22 13 5 Bảng kết quả khảo sát về học tập của học sinh sau khi áp dụng SKKN Lớp Sĩ số Hứng thú học Không hứng thú Thái độ khác 6A6 42 39 1 2 Minh chứng 3 TRƯỜNG THCS CỔ BI TỔ KHXH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập -Tự do - Hạnh phúc ------------------ Cổ Bi, ngày 23 tháng 03 năm 2023 BIÊN BẢN HỌP TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI V/v đánh giá chất lượng giáo dục đổi mới phương pháp dạy học Thời gian: 14h ngày 23 tháng 3 năm 2023 Địa điểm: Trường THCS Cổ Bi Thành phần: Thành viên tổ Khoa Học Xã Hội – trường THCS Cổ Bi Sĩ số:18. Có mặt: 17. Vắng: 01 (Đồng chí Nguyễn Vân nghỉ chế độ) Chủ tọa: Đồng chí Nguyễn Thị Kim Anh. Tổ trưởng Thư kí: Đồng chí Nguyễn Thị Tâm. Tổ viên Nội dung: 1. Đ.c chủ tọa nêu mục đích yêu cầu: Đánh giá tính hiệu quả về SKKN “Một vài phương pháp tổ chức tạo hứng thú cho học sinh trong giờ thực hành đọc hiểu ngữ văn 6” của đ.c Đỗ Thị Mai trong học kì II năm học 2021 - 2022 học kì I, tháng 1, 2, 3 của học kì II năm học 2022 – 2023 2. Các đ.c tham dự họp trao đổi ý kiến về các nội dung: - Hồ sơ. - Đổi mới phương pháp dạy học. 3. Đồng chí chủ tọa tóm tắt các ý kiến và đi đến thống nhất: - Về hồ sơ: Đầy đủ, ghi chép khoa học, đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình thức. - Về đổi mới phương pháp: Luôn đổi mới phương pháp dạy học, chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo cho các giờ học thực hành đọc hiểu, khai thác triệt để các phương pháp kĩ thuật đặc biệt là tổ chức trò chơi tạo sự hấp dẫn cho HS. Tạo cho HS tâm thế thoải mái, học mà chơi – chơi mà học. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. + Với lớp 6A3 học kì II năm học 2021 – 2022 và lớp 6A6 học kì I, tháng 1, 2, 3 của học kì II năm học 2022 – 2023 đồng chí áp dụng hiệu quả các phương pháp: Giải pháp 1. Tổ chức kĩ thuật học tập dưới dạng trò chơi Giải pháp 2. Một số biện pháp khởi động sử dụng tranh ảnh, video, có liên quan đến nội dung bài học Giải pháp 3. Biện pháp khởi động bằng các câu ca dao tục ngữ, thơ bài hát và câu hỏi tình huống - Về kết quả: Đối với giáo viên: - Biết được một cách rõ ràng mục đích của kĩ thuật tổ chức dạy học và thực hiện một cách có chủ đích. - Hiểu được sự liên kết giữa hoạt động khởi động với các hoạt động trong bài học và với cả những bài học hôm trước. - Không mất quá nhiều thời gian chuẩn bị, thời gian của tiết dạy mà giáo viên và học sinh vẫn đảm bảo được nội dung kiến thức bài học hoàn thành được bài tập sách giáo khoa. - Tạo được tình huống có vấn đề rất sinh động và hấp dẫn để giáo viên khắc sâu kiến thức. Từ đó làm cho không khí lớp học thoải mái, kich thích được tinh thần học tập của học sinh, đặc biệt với những em sức học yếu, chậm, nhút nhát. - Nâng cao trình độ sử dụng công nghệ thông tin của giáo viên trong dạy và học. - Giáo viên thực hiện được việc đổi mới phương pháp một cách sáng tạo, hiệu quả. Đối với học sinh: - Rèn luyện tư duy, tác phong nhanh nhạy biết xử lí tình huống linh hoạt - Học sinh thích thú do đó tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn. Tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, tâm thế thoải mái, hưng phấn vào đầu giờ học - Các em có điều kiện cùng chuẩn bị, chủ động trong học tập - Hứng thú, yêu thích môn học hơn. 4. Biểu quyết: 100% thành viên dự họp nhất trí nội dung trên. Cuộc họp kết thúc lúc 17h cùng ngày. Cổ Bi, ngày 23 tháng 3 năm 2023 Chủ tọa Thư kí Nguyễn Thị Kim Anh Nguyễn Thị Tâm Xác nhận của BGH
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_tron.docx