SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Ngữ Văn hướng đến kì thi đánh giá năng lực cho học sinh Lớp 12 tại Trường THPT Hà Huy Tập, Thành phố Vinh

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, rất nhiều ngành nghề truyền thống bị mất đi và nhiều ngành nghề mới sẽ xuất hiện. Điều đó đòi hỏi các quốc gia phải có các chính sách đổi mới để chuẩn bị nguồn nhân lực phù hợp và chủ động thích nghi với những đòi hỏi của thế giới hiện nay và giáo dục có nhiệm vụ tiên phong trong đáp ứng yêu cầu này. Vì vậy, yêu cầu về phát triển năng lực nổi trội của mỗi cá nhân, đặc biệt là hình thành và phát triển năng lực tư duy, sáng tạo, hợp tác đang là nhiệm vụ cốt lõi trong đổi mới giáo dục hiện nay. Xuất phát từ yêu cầu trên, chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng theo định hướng tiếp cận năng lực thay vì tiếp cận kiến thức, kỹ năng như chương trình hiện hành nên yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với đội ngũ giáo viên đó là đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng này. Đổi mới phương pháp dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng qua đó hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.

Muốn đổi mới căn bản toàn diện chương trình, thì “mắt xích” cần phải tập trung, nỗ lực nhiều nhất chính là khâu đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá học sinh. Trước hết chúng ta phải hiểu kiểm tra đánh giá là bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học bởi đối với người giáo viên, khi tiến hành quá trình dạy học phải xác định rõ mục tiêu của bài học, nội dung và phương pháp cũng như kỹ thuật tổ chức quá trình dạy học sao cho hiệu quả. Muốn biết có hiệu quả hay không, người giáo viên phải thu thập thông tin phản hồi từ học sinh để đánh giá và qua đó điều chỉnh phương pháp dạy, kỹ thuật dạy của mình và giúp học sinh điều chỉnh các phương pháp học. Như vậy, kiểm tra đánh giá là bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học và có thể nói kiểm tra đánh giá là động lực để thúc đẩy.

Với những quan niệm trên, đánh giá kết quả học tập theo định hướng tiếp cận năng lực cần chú trọng vào khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. Hay nói cách khác, đánh giá theo năng lực là đánh giá kiến thức, kĩ năng và thái độ trong những bối cảnh có ý nghĩa. Đánh giá kết quả học tập của học sinh đối với các môn học và hoạt động giáo dục theo quá trình hay ở mỗi giai đoạn học tập chính là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học về kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực, đồng thời có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả học tập của học sinh.

Cũng xuất phát từ nhu cầu đó, những năm gần đây, nhiều trường đại học đã lựa chọn kết quả của kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh làm một trong những phương thức tuyển sinh đầu vào cho các ngành mà các trường đó đang đào tạo. Khác với các kỳ thi thông thường - yêu cầu thí sinh tham gia phải nắm được các kiến thức được cung cấp trong chương trình đào tạo, thì các kỳ thi đánh giá năng lực thường có xu hướng kiểm tra năng lực toàn diện của thí sinh. Cách thức và nội dung đề thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh công bố trong những năm qua cũng thể hiện rõ điều đó. Điều này mang lại nhiều lợi ích cho các thí sinh và các trường đại học có sử dụng kết quả của kỳ thi này. Các trường đại học - đặc biệt là các trường đào tạo đa ngành thì có thêm một phương thức để tuyển sinh bên cạnh các phương thức tuyển sinh truyền thống khác, và như vậy, cũng có nghĩa là mở ra cho thí sinh thêm cơ hội lựa chọn được trường, ngành mà họ yêu thích bên cạnh cơ hội được thử sức và có thêm minh chứng về năng lực, sở trường của bản thân.

Như vậy sớm hay muộn thì kì thi đánh giá năng lực cũng trở thành kì thi chính của các trường đại học trong cả nước. Điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên cần quan tâm đến vấn đề này và định hướng cách dạy học phù hợp với học sinh. Bộ môn Ngữ văn cũng không phải ngoại lệ. Chiếm tỉ lệ câu hỏi khá lớn trên tổng số câu hỏi trong đề thi đánh giá năng lực, môn Ngữ văn đã góp phần không nhỏ vào kết quả chung của thí sinh. Vậy làm thế nào để giúp học sinh lấy được điểm tuyệt đối của môn Ngữ văn? Trong những năm gần đây đã có một số trung tâm và thầy cô giáo tổ chức dạy học cho học sinh thi đánh giá năng lực, tuy nhiên vì đây là một vấn đề mới nên vẫn chưa có một tài liệu hoặc báo cáo nào hướng dẫn hoặc chia sẻ cách dạy học này. Trăn trở trước các vấn đề trên, chúng tôi xin đề xuất đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn hướng đến kì thi đánh giá năng lực cho học sinh khối 12 tại trường trung học phổ thông Hà Huy Tập, thành phố Vinh”. Đề tài này đã được chúng tôi áp dụng có hiệu quả trong quá trình dạy học môn Ngữ văn, được sự kiểm nghiệm của tổ chuyên môn, Hội đồng khoa học nhà trường. Chúng tôi hi vọng góp phần nhỏ bé vào công cuộc đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay, đáp ứng với mục tiêu giáo dục ở trường trung học phổ thông.

docx 44 trang Trang Lê 16/03/2025 310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Ngữ Văn hướng đến kì thi đánh giá năng lực cho học sinh Lớp 12 tại Trường THPT Hà Huy Tập, Thành phố Vinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Ngữ Văn hướng đến kì thi đánh giá năng lực cho học sinh Lớp 12 tại Trường THPT Hà Huy Tập, Thành phố Vinh

SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Ngữ Văn hướng đến kì thi đánh giá năng lực cho học sinh Lớp 12 tại Trường THPT Hà Huy Tập, Thành phố Vinh
hủ ngữ. 
C. thiếu vị ngữ. 	D. thiếu quan hệ từ
Ví dụ 4: “Em hãy tìm các ví dụ trong Chinh phụ ngâm, Truyện Kiều và Hồ Xuân Hương để chứng minh cho ý kiến trên”. Câu trên là câu: 
A. Có thành phần cùng chức không đồng loại.
B. Đúng. 
C. Sắp xếp sai vị trí các thành phần. 
D. Không đủ thành phần chủ ngữ - vị ngữ.
c. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống
Ví dụ:
Chọn từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Vòng tuần hoàn của nước là sự tồn tại và vận động của nước các trạng thái khác nhau trên mặt đất lòng đất và bầu khí quyển của Trái Đất. 
A. nhờ/ dưới 	B. theo/ dưới 	
C. dưới/ trong 	D. qua/ trong 
Để làm tốt kiểu câu hỏi này, giáo viên lưu ý học sinh:
- Cần đọc kĩ câu/ đoạn/ văn bản có chứa chỗ trống
- Xác định văn cảnh/ngữ cảnh của câu văn để loại trừ phương án sai
- Quan sát đáp án để nhận ra đặc điểm của từ cần điền
- Đọc kĩ từng phương án cần điền, giải nghĩa từ, xem xét cấu tạo từ để chọn ra từ phù hợp nhất.
- Đối với đoạn văn cần điền 02 từ/ cụm từ trở lên, cần nhìn thấy mối quan hệ giữa từ/ cụm từ đó và xác định rõ liên kết ý, liên kết hình thức của câu hoặc đoạn chưa các từ cần điền.
d. Xác định các phép liên kết hình thức được sử dụng trong văn bản:
Dạng câu hỏi yêu cầu xác định các phép liên kết được sử dụng trong văn bản
Ví dụ:
“Rõ ràng là bằng mắt phải anh vẫn thấy hiện lên một cánh chim én chao đi chao lại. Mùa xuân đã đến rồi.” (Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc, Nguyễn Trung Thành) 
Nhận xét về phép liên kết của hai câu văn trên. 
A. Hai câu trên sử dụng phép liên tưởng. 
B. Hai câu trên không sử dụng phép liên kết. 
C. Hai câu trên sử dụng phép liên kết đối. 
D. Hai câu trên sử dụng phép liên kết lặp.
Để làm tốt kiểu bài này, giáo viên định hướng học sinh:
- Nắm chắc lí thuyết về các phép liên hết hình thức của văn bản
- Tránh nhầm lẫn giữa các phép liên kết lặp và biện pháp tu từ điệp ngữ.
e. Xác định một từ/ cụm từ sai về ngữ pháp/ ngữ nghĩa/ logic/ phong cách
Ví dụ 1: Xác định một từ/ cụm từ SAI về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/ logic/ phong cách.
Dù viết về phong tục hay con người, trong tác phẩm của Kim Lân, ta vẫn thấy thấp thoáng cuộc sống con người của làng quê Việt Nam nghèo khổ, thiếu thốn mà vẫn yêu đời, thật thà chất phác mà thông thái, hóm hỉnh.
A. Chất phác	 B. Yêu đời C. Thông thái	 D. Thiếu thốn
Ví dụ 2:
Xác định một từ/ cụm từ SAI về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/ logic/ phong cách.
Đọc bài thơ Chiều tối, chúng ta không chỉ cảm nhận được dòng suy tư riêng tư của Người, mà còn hiểu được sâu sắc dòng tâm trạng của Nguyễn Ái Quốc trong bước lưu chuyển của vũ trụ, cuộc sống.
A. Người	B. Nguyễn Ái Quốc
C. Chúng ta	D. Dòng suy tư
Để làm tốt dạng câu hỏi này, giáo viên định hướng học sinh:
- Tập trung vào những từ/ cụm từ được gạch chân trong đề ra, xem xét mối quan hệ về ngữ pháp/ ngữ nghĩa/ logic/ phong cách với các yếu tố ngôn ngữ xung quanh
- Cần sử dụng phương pháp loại trừ để khoanh vùng những từ/ cụm từ sai
- Lưu ý những vấn đề thường hay ra: Sai về cấu trúc ngữ pháp, về logic (trình tự trước - sau, mối quan hệ nguyên nhân - kết quả).
IV. KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT 
1. Mục đích khảo sát
Chúng tôi tiến hành khảo sát nhằm khẳng định sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp được đề xuất, đem lại kết quả cao trong kì thi đánh giá năng lực ở trường THPT Hà Huy Tập.
2. Nội dung và phương pháp khảo sát 
2.1. Nội dung khảo sát 
Nội dung khảo sát tập trung vào 02 vấn đề chính sau: 
Nội dung 1: Các giải pháp được đề xuất có thực sự cấp thiết đối với vấn đề nghiên cứu hiện nay không? 
Nội dung 2: Các giải pháp được đề xuất có khả thi đối với vấn đề nghiên cứu hiện tại không? 
2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá 
Phương pháp được sử dụng để khảo sát là Trao đổi bằng bảng hỏi; với thang đánh giá 04 mức tương ứng với điểm số từ 1 đến 4 với các khoảng như sau: 
- Không cấp thiết, không khả thi: 1,00 đến 1,75 (Mức 1)
- Ít cấp thiết, ít khả thi: Từ trên 1,75 đến 2,50 (Mức 2)
- Cấp thiết, khả thi: Từ trên 2,50 đến 3,25 (Mức 3)
 - Rất cấp thiết, rất khả thi: Từ trên 3,25 đến 4,00 (Mức 4)
Tính điểm trung bình theo phần mềm thống kê SPSS. Cụ thể: Từ 1,00 đến 1,75 mức
3. Đối tượng khảo sát 
Nhằm khẳng định tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất trên, chúng tôi đã tiến hành trao đổi bằng bảng hỏi với 70 học sinh lớp 12 và 8 giáo viên bộ môn ngữ văn. Đối tượng khảo sát được chia thành 2 nhóm ở bảng 2 dưới đây:
Bảng 2: Tổng hợp các đối tượng khảo sát 
TT
Đối tượng
Số lượng
1 
 Giáo viên dạy môn ngữ văn năm học 2022-2023 ở trường THPT Hà Huy Tập
8
2 
 Học sinh lớp 12 năm học 2021-2022 và 2022-2023
70
 
å 
78

4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất 
4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất 
Bảng 3: Đánh giá sự cấp thiết của các giải pháp đề xuất
TT
Các giải pháp
Học sinh
Giáo viên

Mức 

Mức
1
Phân loại học sinh và phân loại dạng đề thi môn Ngữ văn trong bài thi đánh giá năng lực của các trường đại học
3,41
4
3,75
4
2
Bồi dưỡng cho học sinh năng lực đọc hiểu văn bản văn học, văn bản thông tin, văn bản nghị luận 
3,69
4
3,38
4
3
Tăng cường ra bài tập có tính vận dụng
3,53
4
3,50
4
4
Xây dựng ngân hàng câu hỏi theo các nhóm câu hỏi phù hợp với đề đánh giá năng lực hiện nay và hướng dẫn học sinh ôn luyện
3,54
4
3,65
4

Tổng 
3,55
4
3,57
4

Từ số liệu thu được ở bảng 3, ta thấy:
Thứ nhất, Ý kiến của học sinh và giáo viên đều nhận định các giải pháp đưa ra ở mức rất cấp thiết (mức 4) với điểm trung bình chung lần lượt là 3,55 và 3,57. Trong đó giáo viên đánh giá với điểm trung bình chung cao hơn học sinh.
Thứ hai, trong 4 giải pháp đề xuất, tất cả các giải pháp đưa ra đều được học sinh và giáo viên đánh giá ở mức rất cấp thiết (mức 4). Trong đó, học sinh đánh giá giá pháp 2 có điểm trung bình cao nhất với 3,69 điểm và thấp nhất là giải pháp 1 với 3,41 điểm. Còn giáo viên đánh giá cao nhất ở giải pháp 1 với điểm trung bình là 3,75 và thấp nhất ở giải pháp 2 với 3,38 điểm.
Như vậy, mặc dù có sự chệch lệch về điểm số, tuy nhiên cả học sinh và giáo viên đều đánh giá các giải pháp đưa ra đều rất cấp thiết, điều này cho phép các giải pháp đề xuất sẽ giải quyết được các tồn tại, hạn chế mà thực trạng đã chỉ ra.
4.2. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất 
Bảng 4: Đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất 
TT
Các giải pháp
Học sinh
Giáo viên

Mức 

Mức
1
Phân loại học sinh và phân loại dạng đề thi môn Ngữ văn trong bài thi đánh giá năng lực của các trường đại học
3,47
4
3,38
4
2
Bồi dưỡng cho học sinh năng lực đọc hiểu văn bản văn học, văn bản thông tin, văn bản nghị luận 
3,31
4
3,63
4
3
Tăng cường ra bài tập có tính vận dụng
3,24
3
3,50
4
4
Xây dựng ngân hàng câu hỏi theo các nhóm câu hỏi phù hợp với đề đánh giá năng lực hiện nay và hướng dẫn học sinh ôn luyện
3,57
4
3,65
4

Tổng 
3,40
4
3,54
4

Từ số liệu thu được ở bảng 4, ta thấy:
Thứ nhất, Ý kiến của học sinh và giáo viên đều nhận định các giải pháp đưa ra ở mức rất khả thi (mức 4) với điểm trung bình chung lần lượt là 3,40 và 3,54. Trong đó giáo viên đánh giá với điểm trung bình chung cao hơn học sinh.
Thứ hai, trong 4 giải pháp đề xuất, đại đa số các giải pháp đưa ra đều được học sinh và giáo viên đánh giá ở mức rất khả thi (mức 4). Trong đó, học sinh đánh giá ¾ giải pháp ở mức rất khả thi (mức 4) và 1 giải pháp ở mức khả thi (mức 3). Còn giáo viên đánh giá tất cả các giải pháp đề xuất đều ở mức rất khả thi (mức 4).
Như vậy, mặc dù có sự chệch lệch về mức đánh giá ở giải pháp 3, tuy nhiên cả học sinh và giáo viên đều đánh giá đại đa số các giải pháp đưa ra đều rất khả thi, điều này cho phép các giải pháp đề xuất sẽ thực hiện được.
	 Ngoài kết quả thăm dò bằng bảng hỏi, chúng tôi đã có những cuộc trò chuyện, trao đổi với các giáo viên bộ môn và các em học sinh, nhìn chung các ý kiến đều cho rằng các giải pháp được nghiên cứu, đề xuất và áp dụng là rất cấp thiết và có khả năng thực hiện cao. 
 Các giải pháp mà chúng tôi đề xuất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, vì vậy trong quá trình áp dụng các giải pháp cần được thực hiện kết hợp để đem lại hiệu quả cao nhất.
V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Qua việc áp dụng đề tài Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học ngữ văn hướng đến kì thi đánh giá năng lực cho học sinh lớp 12 tại trường THPT Hà Huy Tập, thành phố Vinh, chúng tôi đã đạt được một số kết quả như sau: 
1. Việc dạy học phù hợp với tình hình thực tiễn xét tuyển đại học hiện nay hơn, đáp ứng được nhu cầu của các em. Không còn tình trạng học một đường, thi một nẻo, học sinh uể oải, ngủ gật trong các giờ học tăng cường môn Ngữ văn mà ngược lại các em học tập chủ động và tích cực hơn.
2. Từ việc đổi mới trong mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức đánh giá kết quả dạy học môn Ngữ văn không chỉ học sinh được rèn luyện kĩ năng, ôn tập, thực hành chuẩn bị cho kì thi đánh giá năng lực mà còn là điều kiện để giáo viên tiếp cận với phương pháp dạy học mới của chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018.
3. Trong kì thi đánh giá năng lực vừa qua do trường Đại học quốc gia Hà Nội và trường Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, trường THPT Hà Huy Tập chúng tôi có nhiều học sinh đạt tổng số điểm cao trên 800 điểm, đặc biệt môn Ngữ văn có 25 em đạt 170/200 điểm. Điển hình em Bảo Nam, Thu Trang đạt 190/200 điểm. Đây là cơ hội lớn để các em xét tuyển vào các trường đại học chất lượng trong nước. Điều đó chứng tỏ các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Ngữ Văn hướng đến kì thi đánh giá năng lực học sinh bước đầu đã có hiệu quả.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Truyền thống giáo dục của ta từ trước đến nay là thi gì học nấy. Đó là lối học theo kiểu ứng thí - học để đáp ứng kỳ thi. Muốn giải quyết được điều này chúng ta phải có một kỳ thi trong đó bắt buộc học sinh phải học tất cả các môn, học gì thi nấy. Có thể thấy kì thi đánh giá năng lực do các trường đại học tổ chức đã hạn chế được ở mức cao nhất tình trạng học lệch, học tủ, học vẹt ở học sinh; đánh giá được một cách tổng quan những kiến thức mà học sinh đã học được trong những năm học phổ thông. Không thể để học sinh “tự bơi” trong một kì thi quan trọng, là những giáo viên trực tiếp giảng dạy các em, chúng tôi đã mạnh dạn đề xuất Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn hướng đến kì thi đánh giá năng lực cho học sinh nhằm giúp các em có kiến thức và kĩ năng chuẩn bị cho kì thi một cách tốt hơn.
1. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tính mới
- Kỳ thi đánh giá năng lực đã xuất hiện ở Việt Nam hơn 5 năm nhưng vẫn chưa có sự tác động ảnh hưởng nhiều tới việc dạy học ở các trường phổ thông. Ngoại trừ một số trung tâm mở lớp luyện thi cho học sinh (chủ yếu bằng hình thức trực tuyến), còn lại trong các trường THPT việc dạy học hướng tới kì thi tốt nghiệp THPT vẫn là nhiệm vụ cốt lõi. Một số giáo viên thậm chí còn không để ý đến kì thi đánh giá năng lực.
- Bên cạnh đó sách vở, tài liệu về việc dạy học hướng đến kì thi đánh giá năng lực học sinh hầu như không có. 
- Đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn hướng đến kì thi đánh giá năng lực cho học sinh khối 12 tại trường THPT Hà Huy Tập, thành phố Vinh”. đã đề xuất một số giải pháp bước đầu cụ thể, sát thực để nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn hướng đến kì thi đánh giá năng lực cho học sinh khối 12.
1.2. Tính khoa học
Sáng kiến của chúng tôi phù hợp với Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành trung ương (Khoá XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo tập trung đổi mới phương pháp dạy học, chú trọng vào giáo dục phẩm chất, năng lực cho học sinh.
Sáng kiến của tôi được triển khai trên cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc, có tính cụ thể, rõ ràng, chính xác, khách quan cao.
Sáng kiến của tôi được trình bày, giải quyết vấn đề với một hệ thống các đề mục rõ ràng, logic và mạch lạc. Mọi vấn đề đều được lập luận chặt chẽ, có cơ sở, có tính thuyết phục cao.
1.3. Tính hiệu quả
- Dạy học môn Ngữ văn hướng đến kì thi đánh giá năng lực khiến giờ học môn Ngữ văn bớt nặng nề vì đòi hỏi ghi nhớ máy máy móc mà trở nên sôi nổi, hào hứng và hiệu quả hơn
- Định hướng cho học sinh cách tư duy, đọc hiểu, phát triển ngôn ngữphát huy được năng lực của các em, hướng các em vận dụng kiến thức ngữ văn vào giải quyết các vấn đề cuộc sống. 
- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn.
- Học sinh được rèn luyện kĩ năng làm bài môn Ngữ văn trong các kì thi đánh giá năng lực.
1.4. Tính ứng dụng thực tiễn
Đề tài nghiên cứu được bản thân tích lũy trong nhiều năm công tác ở Trường THPT; được áp dụng vào công tác giảng dạy tại các lớp 12A3 (Năm học 2021 - 2022) và các lớp 12A1, 12D4 (Năm học 2022 - 2023) tại trường THPT Hà Huy Tập (như trường hợp áp dụng điển hình).
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này có khả năng áp dụng trong phạm vi rộng và dễ thực thi cho tất cả các nhà trường THPT trên phạm vi toàn tỉnh Nghệ An nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung trong thời đại hiện nay.
2. ĐỀ XUẤT HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI
Đây là đề tài được xuất phát từ ứng dụng thực tiễn và nhận thấy có hiệu quả cao vì vậy rất mong được nhà trường thường xuyên tổ chức học tập trao đổi kinh nghiệm để giáo viên có được nhận thức đúng đắn và áp dụng những giải pháp nhằm rèn cho học sinh những kĩ năng cần thiết, hữu ích để nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy trong nhà trường.
Đây là những đề xuất hoàn toàn mang tính cá nhân, bắt đầu từ việc nhận thức về thực trạng học và thi ở trường THPT mà chúng tôi đã công tác nói riêng và các trường THPT trên địa bàn nói chung. Ở các giải pháp bản thân đề xuất, chúng ta có thể có nhiều nghiên cứu để tìm hiểu và đưa ra được thêm nhiều cách cụ thể, hợp lý nữa. 
Trên đây là một số đề xuất của chúng tôi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của người giáo viên cấp THPT. Mặc dù đã rất cố gắng trong nghiên cứu, đúc rút, trình bày nhưng bản sáng kiến chắc chắn còn có nhiều điểm phải bàn. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và Hội đồng khoa học các cấp.
Vinh, tháng 3 năm 2023
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD&ĐT -Chương trình giáo dục phổ thông (tổng thể) và Chương trình môn Ngữ văn năm 2018.
2. Giới thiệu về kì thi đánh giá năng lực năm 2023. 
3. Thi đánh giá năng lực – tư duy 2023, nhiều điểm mới thí sinh cần lưu ý. 
4. Nguyễn Thị Quỳnh Trang, Phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh trung học cơ sở qua tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học ngữ văn. Tạp chí giáo dục số 437 kì 1- 9/2018.
5. Nguyễn Quang Cương, Phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học cho học sinh phổ thông trước yêu cầu mới. Tạp chí giáo dục số 266, kì 2-7/2011.
6. Môn ngữ văn và sự phát triển năng lực người học. Nguồn văn nghệ số 45, năm 2019.
7. Nguyễn Xuân Lạc , Phát triển năng lực người học qua môn ngữ văn, Báo Giáo dục và thời đại, 
8. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2001), Phương pháp dạy học văn, tập 1, NXB GD.
9. Nguyễn Minh Thuyết, Mục tiêu giáo dục của chương trình Ngữ văn hiện hành và đề xuất đổi mới trong chương trình sau 2015, NXB GD.
10. Nguyễn Thị Hồng Vân (2013), Phát triển chương trình GDPT môn Ngữ văn theo hướng tiếp cận năng lực, Kỷ yếu Hội thảo KHQG về DHNV ở trường PTVN, NXB ĐH SP.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc_ngu_van_hu.docx