SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đọc hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn Lớp 6
Cố tổng thống Nam Phi Nelson Mandela đã khẳng định: “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta sử dụng để thay đổi cả thế giới”. Và sự thật, nhân loại đã chứng minh về sức mạnh của giáo dục đối với sự sống còn và phát triển kinh tế xã hội, sự vững bền của một đất nước. Điều đó cho thấy vai trò và tầm quan trọng của nền giáo dục đối với mỗi con người nói riêng và cả sự phồn thịnh của một đất nước nói chung. Có một sự thật không thể phủ nhận đó là, trên thế giới, những nước nào có nền kinh tế phát triển vượt bậc thì đó là những đất nước có nền giáo dục phát triển vững vàng. Giáo dục giống như chiếc chìa khóa vạn năng để có thể mở ra mọi cơ hội, giúp cho đất nước phát triển toàn diện về văn hóa, khoa học, chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng…
Lịch sử đã có những bước chuyển mình vì sự thay đổi và phát triển của thời đại. Việt Nam cũng đã tiến hành đổi mới đất nước trên nhiều phương diện để phù hợp với sự phát triển của thế giới. Trong dòng chảy đó, việc đổi mới toàn diện nền giáo dục là một nhiệm vụ và yêu cầu bức thiết. Đó là lý do mà Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành đổi mới giáo dục phổ thông nhằm tạo ra một nguồn lực con người mới với những năng lực và phẩm chất thiết yếu, đáp ứng được nhu cầu lao động trí tuệ theo kịp sự phát triển của thời đại công nghệ 4.0 Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản toàn diện, nghị quyết số 29 NQ/TW ngày 4/11/2013 đã nhấn mạnh: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiểu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phát triển khả năng sáng tạo tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Đồng thời áp dụng hình thức dạy học mới như công văn số 5555/ BGDĐT ngày 8/10/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn và cụ thể hóa những yêu cầu trong đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tích cực của học sinh: “hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú của học sinh”.
Ngữ văn là môn học đang đáp ứng đầy đủ, kịp thời về đổi mới toàn diện nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, tạo ra những thế hệ người học có trí thức có năng lực đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của xã hội ngày càng phát triển. Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,...
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đọc hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn Lớp 6

c thi làm tập san: Nội dung mà tôi yêu cầu các em thực hiện trong tập san bao gồm hiểu biết về tác giả, hiểu biết về bài thơ, cảm xúc của em về bài thơ, trang âm nhạc, góc mỹ thuật, góc sáng tạo. Làm tập sang chính là sự tổng hợp của các nội dung học tập và những hoạt động sáng tạo để giúp các em em có cơ hội tổng hợp và trải nghiệm về nội dung bài học ở nhiều góc độ khác nhau. - Diễn một đoạn kịch ngắn: Việc thực hiện diễn một đoạn kịch ngắn sẽ tạo ra rất nhiều điều thú vị và hấp dẫn đối với học sinh. Diễn kịch không chỉ giúp các em nắm vững được nội dung của văn bản mà còn rèn luyện cho học sinh nhiều năng lực cần thiết như giao tiếp, tự tin, sáng tạo, hợp tác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Nhờ những đoạn kịch ngắn đã giúp cho hoạt động đọc hiểu trở nên mới mẻ hơn, sinh động hơn và cuốn hút hơn Ví dụ khi học bài thơ Chuyện cổ tích về loài người tôi đã thực hiện khởi động bằng một đoạn ngắn cuộc trò chuyện giữa Hoàng tử bé và cô bé trong bài thơ để kết nối bài học cũ với bài học mới. 1/Với trích đoạn kịch đã chuẩn bị trước ở nhà, diễn một đoạn đối thoại giữa Hoàng tử bé và cô bé (2 phút) 2/ Qua đoạn kịch bạn diễn, em thấy thế giới loài người bắt đầu xuất hiện khi nào? (1 phút) Học sinh 1: Hoàng tử bé Học sinh 2: Một cô bé Học sinh 3: Người dẫn lời kịch Người dẫn lời kịch: sau khi chia tay cáo, Hoàng tử bé đang ngồi một mình thì có một cô bé từ thế giới loài người xuất hiện. Cô bé: xin chào cậu, cậu là ai mà lại ngồi đây? Hoàng tử bé: chào cô bé, ta là Hoàng tử bé đến từ hành tinh hoa hồng. Cô bé: ồ, tớ rất thích hoa hồng. Mẹ tớ gọi tớ là thiên thần. Hoàng tử bé: chào thiên thần, bạn là người ở trái đất này sao? Chỗ của bạn thật đẹp, không như mình chỉ có mỗi bông hoa hồng là bạn. Cô bé: ồ đúng rồi, loài người trên trái đất này sống rất vui vẻ và hạnh phúc. Người dẫn lời kịch: nói rồi cô bé chỉ cho Hoàng tử bé nhìn thấy cả một vườn hoa, những nụ cười từ mái ấm gia đình, những người bà tuyệt vời, những dòng sông, đàn chimmọi thứ đều kì diệu. (chiếu slide) Hoàng tử bé: sao chỗ mình không có những điều ấy nhỉ? Cô bé: bà mình bảo trước đây khi chưa có trẻ con, trái đất cũng tối om à, không có gì cả luôn ấy. Nhưng may mà trẻ con ra đời, rồi ánh sáng, hoa thơm, rồi loài người dần xuất hiện bạn ạ. ( chiếu slide) Hoàng tử bé: ước gì thế giới của tớ cũng có đầy đủ như thế giới của bạn. Cô bé: vậy cậu đến thế giới của chúng tớ đi, bà tớ kể chuyện rất hay, bố mẹ tớ rất yêu tớ, yêu cả cậu nữa. Hihi Hoàng tử bé: ta đi một chuyến nhỉ! Người dẫn lời kịch: thế là Hoàng tử bé và cô bé dắt tay nhau về thế giới loài người. Với thơ chúng ta vẫn có thể thực hiện thành những đoạn kịch thì đối với văn bản điều đó lại càng trở nên dễ dàng hơn. Chỉ cần giáo viên có sự kiên trì và học sinh sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ thì mọi hoạt động đều thuận lợị. * Giải pháp 2: Khâu chuẩn bị ở nhà Có câu nói rất hay rằng: Không chuẩn bị chính là chuẩn bị cho sự thất bại. Chính vì thế khâu chuẩn bị ở nhà của học sinh và giáo viên trước khi tiếp cận bài học mới là một việc làm hết sức cần thiết. Thực tế lâu nay học sinh và giáo viên cũng đã có thao tác chuẩn bị ở nhà trước khi lên lớp nhưng chúng ta còn chưa chú trọng đến việc làm thế nào để tạo ra hứng thú cho học sinh vì vậy khâu chuẩn bị ở nhà của giáo viên và học sinh chưa thực sự mang lại hiệu quả rõ rệt. Bản thân tôi đã thực hiện như sau: + Phía giáo viên: Tích cực soạn và dạy bài giảng điện tử. Bên cạnh việc sử dụng giáo án word thì ngày nay, nhờ điều kiện cơ sở vật chất ngày càng phát triển nhà trường đã cung cấp đầy đủ về thiết bị tivi kết nối mạng internet, bảng tương tác. Giáo viên đã tích cực soạn và dạy bằng giáo án điện tử (powerpoint). Cách thức dạy học hiện đại này mang đến hiệu quả thiết thực trong việc truyền tải nội dung kiến thức, được đánh giá cao và khuyến khích sử dụng. Giáo án soạn trên nền tảng PowerPoint sử dụng nhiều công cụ như video, hình ảnh, âm thanh, giúp buổi học thêm sinh động, hấp dẫn hơn, khơi gợi hứng thú học tập của các em. Quá trình thiết kế giáo án theo định hướng phát triển năng lực giáo viên cần tích cực ứng dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học mới nhằm hướng đến đối tượng học sinh để giúp các em được hoạt động nhiều hơn với các em vừa nắm vững kiến thức vừa rèn luyện được những năng lực. Giáo viên cố gắng thiết kế những hoạt động sôi nổi như ứng dụng phần mềm trò chơi, tạo ra các các trò chơi linh hoạt, những cuộc thi nho nhỏ để giúp các em được trải nghiệm phát triển và ngày thêm yêu thích môn học. Hình 13: Một số hình ảnh trò chơi trong phần Luyện tập sau khi học xong văn bản Thánh Gióng *Phía học sinh: Thứ nhất: giáo viên cần định hướng cho các em rằng trước khi chuẩn bị học một bài nào đấy, nhất là văn bản các em phải có động thái tìm hiểu thông tin về bài thơ, bài văn, tác giả để không khỏi bỡ ngỡ khi tiếp cận trên lớp. Sau khi được định hướng, các em có thể tìm tất cả thông tin, trong tất cả các lĩnh vực thông qua internet (vì các em đã được tiếp cận môn tin học, biết các thao tác lên mạng tra cứu thông tin). Nhờ đó, việc học của các em được chủ động hơn, tăng cường khả năng tự học và giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Điều này góp phần nâng cao khả năng thực hành sau này của các em. Một số trang và group Ngữ văn hỗ trợ cho học sinh khám phá thêm, giúp ích cho việc tiếp cận văn bản. Thứ hai: có một nhiệm vụ không kém phần quan trọng nữa đó là việc hoạt động chuẩn bị bài ở nhà của phân môn văn bản là trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn đọc hiểu văn bản sách giáo khoa. Đó là những câu hỏi sát sườn cho việc khai thác chi tiết nội dung của bài học. Đối với chương trình mới, bên cạnh việc đọc văn bản đã có những câu hỏi gợi dẫn trong quá trình đọc; vì vậy học sinh sẽ dựa vào đó để đọc và hình dung được những hoạt động nối tiếp của văn bản. Ngoài ra, giáo viên cần có giải pháp cụ thể để hướng dẫn các em ở bước chuẩn bị bài ở nhà. Bản thân tôi sử dụng phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp dự án để giao việc cho các em và bắt buộc phải có sản phẩm khi đến lớp. Vậy học sinh sẽ phải làm việc theo nhóm có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng phát huy được tính tích cực. Ví dụ: Đối với phần tìm hiểu tác giả tác phẩm của các văn bản giáo viên có thể sử dụng hoạt động dự án giao việc về nhà cho học sinh chuẩn bị trước khi đến lớp. Giáo viên sẽ yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm của mình trong giờ đọc – hiểu văn bản bên cạnh viết vào vở bài tập ở nhà. Phần lớn kiến thức của phần tác giả tác phẩm thường đã được sách giáo khoa cung cấp và nếu giáo viên hướng dẫn kỹ học sinh cách khai thác tìm kiếm thông tin trong các tài liệu khác và trên mạng internet thì học sinh sẽ bổ sung được khá nhiều thông tin cho nhiệm vụ này. Giáo viên cần hướng dẫn kỹ cho học sinh đối với việc khai thác thông tin về tác giả thì sẽ chú ý đến: tên gọi, năm sinh, quê quán, sự nghiệp, cuộc đời phong cách văn chương. Đối với tác phẩm thì sẽ tìm hiểu về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của bài, thể loại bố cục và ý nghĩa nhan đề (nếu có) Trong quá trình tạo ra sản phẩm giáo viên có thể khuyến khích học sinh bổ sung thêm hình ảnh hoặc sử dụng bút màu để vẽ, tô làm cho sản phẩm sinh động hơn bắt mắt hơn. Các em vừa có được kiến thức vừa thể hiện được sự sáng tạo. Hình 14: Sản phẩm (tranh vẽ) chuẩn bị ở nhà của học sinh Trong quá trình đọc, giáo viên yêu cầu học sinh khai thác những từ ngữ khó để viết vào một cuốn sổ tay nhỏ vừa giúp các em hiểu được nghĩa của từ vừa giúp các em có một vốn từ khó phong phú để khi tiếp cận những văn bản khác vẫn có thể dễ dàng hiểu được. Những từ đã được sách giáo khoa chú thích thì các em đã hiểu còn những từ các em cảm thấy khó mà trong sách giáo khoa không chú thích thì giáo viên hướng dẫn học sinh tra từ điển. Hoạt động này cũng thật sự cần thiết để giúp các em cắt nghĩa được những từ ngữ quan trọng để có thể thấu hiểu được nội dung của đoạn văn của câu chuyện. Như vậy nội dung bài học vẫn đảm bảo và đã kích thích được sự tích cực, chủ động và sáng tạo của các em trong quá trình tiếp nhận nhiệm vụ và tạo ra sản phẩm. II. KẾT LUẬN 1. Kết quả đạt được - Học sinh hứng thú đón nhận tiết học. Các biện pháp dạy học đã hỗ trợ giáo viên bao quát được học sinh hơn. Các em được làm việc nhiều hơn, tích cực hơn và không có học sinh nào bị “lãng quên”. - Giáo viên bước vào tiết dạy hứng thú hơn. Học sinh tiếp thu bài tốt và thực hành hiệu quả hơn. - Không khí lớp học được duy trì mức độ sáng tạo, chú ý cao. Giờ Ngữ văn hay được nói là giờ ru ngủ học sinh vì giáo viên giảng, học sinh ghi chép khiến các em nhanh nhàm chán nay đã được cải thiện. - Học sinh được rèn luyện chủ động, tích cực, nhanh nhẹn, tăng cường khả năng hợp tác nhóm, làm việc có sự gắn kết cao. Bảng 2. Kết quả chất lượng bộ môn Ngữ văn đối với học sinh lớp 6 sau khi áp dụng giải pháp (học kì 1, năm học 2022-2023) Lớp Tổng số học sinh Tốt Khá Đạt Chưa đạt Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 6 107 15 14,0 50 46,7 35 32,7 07 6,6 Bảng 3. Bảng đối chiếu kết quả học tập của học sinh trước và sau khi áp dụng sáng kiến Thời điểm Tốt Khá Đạt Chưa đạt SL % SL % SL % SL % Trước khi áp dụng sáng kiến 05 6.2 29 35.8 33 40.7 14 17.3 Thông qua bảng khảo sát sau khi áp dụng sáng kiến, ta thấy kết quả học tập cũng đã thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn. Với việc vận dụng các giải pháp mà tôi vừa trình bày ở trên, học sinh được chủ động học tập, chiếm lĩnh và làm chủ kiến thức. Bằng cách này, các em được lôi cuốn vào hoạt động học tập, được say mê tìm tòi và hứng thú trong mỗi tiết học hơn.Từ đó kết quả học tập môn học ngày được cải thiện và nâng cao. Ngoài ra rèn luyện được cho các em những năng lực cần thiết mà chương trình đổi mới theo định hướng phát triển năng lực cần phải hướng đến đó chính là năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự chủ, trách nhiệm và hợp tác. 1. Phạm vi áp dụng - Những giải pháp mà sáng kiến đưa ra hoàn toàn phù hợp với quá trình tổ chức dạy học tại nhà trường, với đối tượng học sinh trong nhà trường. - Giải pháp hoàn toàn có thể thực hiện ở phần đọc hiểu văn bản đối với tất cả các học sinh ở các khối lớp học khác nhau chứ không chỉ riêng khối lớp 6. - Giải pháp cũng đã được áp dụng có hiệu quả tại một số trường trong huyện. - Đối với đề tài này, có thể áp dụng dễ dàng cho những buổi dạy trực tiếp và các buổi dạy trực tuyến (online). 2. Kết luận và kiến nghị Nhà giáo dục người Nga đã từng nói: “Người thầy trung bình chỉ biết nói Người thầy giỏi biết giải thích Người thầy xuất chúng biết minh họa Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng” Quả thực việc truyền cảm hứng (gây hứng thú) học tập cho học sinh là điều cực kì quan trọng và cần thiết. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là một cách để truyền cảm hứng cho các em, tạo ra sự tích cực, chủ động và sáng tạo. Từ đó giúp các em say mê, yêu thích môn học. Và quan trọng hơn, Ngữ văn sẽ góp phần không nhỏ vào việc nuôi dưỡng và bồi đắp thế giới tâm hồn các em. Sáng kiến này chính vì vậy nó có ý nghĩa to lớn đối với giáo dục và dạy học. Sáng kiến đã đưa ra một hướng đi mới, giảm bớt đi những gì lúng túng khó khăn của giáo viên khi chạm đến trái tim và trí tuệ của học trò. Dẫu biết rằng có rất nhiều cách để để giúp học sinh đặt trái tim mình vào giữa những vần thơ, áng văn nhưng những gì tôi đã thực hiện tôi tin chắc rằng mỗi giờ học ít nhiều tôi đã chạm đến được mục tiêu tôi đề ra trong sáng kiến. Có thể nói, những biện pháp mà tôi trình bày trên đây đã được đúc kết từ quá trình tôi trực tiếp đứng lớp giảng dạy, được công tác trong một môi trường làm việc nghiêm túc và cụ thể là trên thực tế kết quả giảng dạy học sinh của lớp mình. Với việc vận dụng các giải pháp mà tôi vừa trình bày ở trên, học sinh được chủ động học tập, chiếm lĩnh và làm chủ kiến thức. Bằng cách này, các em được lôi cuốn vào hoạt động học tập, được say mê tìm tòi và hứng thú trong mỗi tiết học đọc hiểu văn bản. Từ đó kết quả học tập môn học ngày được cải thiện và nâng cao. Ngoài ra, thông qua sáng kiến, rèn luyện được cho các em những năng lực cần thiết mà chương trình đổi mới theo định hướng phát triển năng lực cần phải hướng đến đó chính là năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự chủ, trách nhiệm và hợp tác. Thắp lên ngọn lửa đam mê yêu thích các môn học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng là một nhiệm vụ cần thiết, cấp bách, nhất là trong thời đại hiện nay, khi học sinh đang bị “quyến rũ” bởi rất nhiều yếu tố phía bên ngoài thì nhiệm vụ của mỗi giáo viên, đặc biệt là giáo viên Ngữ văn lại nặng nề hơn bao giờ hết. Vì vậy tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau: *Đối với Tổ/ nhóm chuyên môn: Tăng cường tổ chức các chuyên đề, báo cáo giải pháp về đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn để giáo viên có cơ hội học tập, bổ sung thêm kiến thức và kỹ năng tổ chức dạy học. Giáo viên thường xuyên dự giờ, rút kinh nghiệm để góp phần nâng chất lượng giảng dạy bộ môn. * Đối với nhà trường và Phòng Giáo dục: Đầu tư thêm trang thiết bị cơ sở vật chất. Trên đây là những kinh nghiệm của cá nhân đã được áp dụng có hiệu quả đối với bộ môn Ngữ văn 6 tại trường Trung học cơ sở Tịnh Giang, Trung học cơ sở Tịnh Hiệp và Trung học cơ sở Phạm Kiệt. Nó có thể chưa thật sự hoàn hảo nhưng tôi mong rằng, những kinh nghiệm này sẽ được sự ghi nhận và nhân rộng để cho đồng nghiệp khác cũng có thêm một lựa chọn trên hành trình hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản trong quá trình dạy học của mình. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng đọc hiểu văn bản nói riêng và học tập bộ môn Ngữ văn nói chung. Hơn nữa góp phần làm thức dậy tình yêu của người học đối với môn Ngữ văn.Tuy nhiên, trí tuệ cá nhân không thể nào bằng trí tuệ tập thể, chắc chắn sẽ có những sai sót và những chỗ chưa hợp lí trong sáng kiến tôi trình bày trên đây. Bản thân tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học, cùng quý thầy (cô) đồng nghiệp để đề tài này được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tịnh Giang, ngày 10 tháng 10 năm 2022 XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Người thực hiện Lý Thị Mỹ Dung II. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 6, tập 1,2- bộ Kết nối tri thức với cuộc sống Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam năm 2021. 2. Nhiều tác giả, Tổng tập văn học tuổi trẻ 2019, 2020 Nhà xuất bản Giáo dục. 3. Nguyễn Thị Hồng Vân, Đỗ Thu Hà, Bùi Thị Diễn, Dạy học môn Ngữ văn cấp THCS theo hướng phát triển năng lực, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội. 4. Trần Hải Châu, Nguyễn Trọng Hoàn, Vũ Nho, Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn Ngữ văn, Nhà xuất bản Giáo dục . 5. Nguyễn Thúy Hồng, Nguyễn Quang Vinh, Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn THCS, Nhà xuất bản Giáo dục. 6. Một số trang WEB như: - (bách khoa toàn thư Việt Nam) mục Văn học. - Trang web: Cẩm nang và chiến lược dành cho người học. NHẬN XÉT, XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG .. .. .. , ngày.tháng ..năm 2023 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG NHẬN XÉT, XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO SƠN TỊNH .. .. .. , ngày.tháng ..năm 2023 CẤP CƠ SỞ HUYỆN SƠN TỊNH . .. .. . .. . .
File đính kèm:
skkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_doc_hieu_van_ban_tro.docx