SKKN Một số giải pháp phát huy năng lực đọc hiểu Văn bản Thơ Đường Luật cho học sinh Lớp 8 (Chương trình giáo dục phổ thông 2018)

Chương trình GDPT 2018 là chương trình giáo dục tiếp cân theo hướng phát triển năng lực người học. Chương trình không chỉ cung cấp kiến thức cho học sinh mà chú trọng nhiều hơn đến việc tiến hành các biện pháp, cách thức hoạt động linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả nhằm khơi dậy khả năng tìm kiếm, giải quyết vấn đề của người học, giúp người học biết vận dụng những kiến thức đã học gắn liền với cuộc sống để giải quyết các tình huống. Bên cạnh đó, do đặc thù bộ môn, học sinh tiếp cận kiến thức văn học phải gắn liền với khả năng cảm thụ văn học. Để làm được điều đó, chúng ta phải hình thành và nâng cao ở học sinh năng lực đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại nói chung và văn bản thơ (thơ Đường luật) nói riêng.

Trong thực tế, việc dạy học đọc hiểu văn bản trong nhà trường từ phía người dạy lẫn người học đều có những mặt tích cực. Nhưng, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều bất cập khác. Dễ thấy nhất là về phía người học vẫn còn tình trạng học thụ động, thiếu sáng tạo vì hoàn toàn chưa hình thành tốt năng lực đọc hiểu văn bản văn học theo đặc trưng thể loại. Hoặc học sinh không biết tự học vì để hổng kiến thức căn bản của bộ môn, hay là học tập thiếu sự tương tác giữa thầy và trò, giữa trò và trò dẫn đến học sinh bị hạn chế các kỹ năng đọc hiểu cần thiết. Trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở, học sinh được tiếp cận thể loại thơ với các tiểu loại khác nhau như: thơ lục bát; thơ có yếu tố tự sự, miêu tả; thơ bốn chữ, năm chữ; thơ sáu, chữ bảy chữ; thơ tự do; thơ Đường luật… cùng nhiều văn bản thơ hấp dẫn, lí thú mang tính thẩm mĩ, tính giáo dục cao. Để phát triển được năng lực đọc hiểu văn bản thơ (thơ Đường luật) cho học sinh, giáo viên cần vận dụng linh hoạt, khéo léo hợp lí các phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp. Trong đó việc xây dựng hệ thống câu hỏi đọc hiểu theo đặc trưng thể loại từ đọc hiểu hình thức, đọc hiểu nội dung đến liên hệ, so sánh, kết nối là vô cùng quan trọng.

pdf 27 trang Trang Lê 20/04/2025 90
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp phát huy năng lực đọc hiểu Văn bản Thơ Đường Luật cho học sinh Lớp 8 (Chương trình giáo dục phổ thông 2018)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp phát huy năng lực đọc hiểu Văn bản Thơ Đường Luật cho học sinh Lớp 8 (Chương trình giáo dục phổ thông 2018)

SKKN Một số giải pháp phát huy năng lực đọc hiểu Văn bản Thơ Đường Luật cho học sinh Lớp 8 (Chương trình giáo dục phổ thông 2018)
h Con người yêu thiên nhiên, cuộc sống 
8. Đối tượng trữ tình Cuộc sống, thiên nhiên của người cán bộ 
cách mạng tại Việt Bắc. 
Câu 2: Điền thông tin vào các ô sau (theo mẫu 1.) 
 Câu hỏi tư duy, thông hiểu – đánh giá 
Câu 1: 
- Vẻ đẹp của cảnh rừng Việt Bắc được gợi ra bởi từ ngữ, hình ảnh: Vượn hót, chim 
kêu; Non xanh, nước biếc. 
- Ngôn ngữ giàu hình ảnh, âm thanh khiến bài thơ như bức họa bằng ngon từ. 
- Vẻ đẹp của cảnh rừng Việt Bắc đẹp như bức tranh: bao la, sinh động, thi vị bởi 
muôn vàn âm thanh, màu sắc của lá cây núi rừng, của nước non 
Câu 2: 
- Cuộc sống ở nơi đây gắn liền với : Vượn hót, chim kêu; Non xanh, nước biếc và 
những món ĕn bình bị ngô nếp nướng, thịt rừng quay, rượu ngọt, chè tươi. 
 Tận hưởng sản vật thiên nhiên, sống hòa hợp, gắn bó với thiên nhiên bình yên. 
ĐỌC HIỂU THƠ 
2. Hai câu thực 
Cuộc sống thú vị nơi núi rừng 
3. Hai câu luận 
Cảnh sắc thiên nhiên say đắm lòng người 
4. Hai câu kết 
Tinh thần lạc quan, tin vào tương lai 
1. Hai câu đề 
Cảm xúc trước cảnh rừng 
19 
- Những từ ngữ: mời, chén, tha hồ dạo, mặc sức diễn tả trạng thái cảm xúc tự 
do, phóng khoáng, ung dung, tự tại của con người. 
 Trong câu thơ thứ 4 Bác dùng chữ chén thay cho chữ ĕn. Nghe thân mật mà 
có nét cười. 
 Câu thơ thứ 5 càng thể hiện rõ sự ung dung, thư thái, dạo gót ngắm cảnh thiên 
nhiên non xanh nước biếc. 
Câu 3: 
- Nghệ thuật đối: là chính đối (mỗi câu trình bày một sự việc nhưng nói lên một ý). 
+ Thiên nhiên ban tặng cho con người: Non xanh, nước biếc – rượu ngọt, chè tươi. 
+ Con người đón nhận, tận hưởng: Tha hồ dạo – mặc sức say. 
 Con người thư thái tận hưởng, ung dung, say đắm ngắm nhìn cảnh sắc thiên 
nhiên tươi đẹp, giàu có. 
Câu 4: 
- Trĕng xưa, hạc cũ xuân này: Bài thơ dùng bút pháp tả thực và hình ảnh ước lệ 
Trĕng xưa, hạc cũ khiến cho khung cảnh Việt Bắc vừa hiện thực, sinh động vừa đầy 
chất thơ, sức gợi. 
- Kết thúc thi tứ lại càng tươi vui và bay bổng. Nghĩ đến ngày kháng chiến thành 
công, Bác dự cảm trở lại Việt Bắc sẽ gặp lại trĕng rừng núi, xuân rừng núi như cố 
nhân gặp lại chim hạc – loài chim huyền ảo gợi cảnh thần tiên. 
Câu 5: 
- Nghệ thuật đối ngẫu trong thơ Đường thất ngôn bát cú ở 2 câu luận. 
- Ngôn ngữ thơ giàu sức gợi. 
- Dùng hình ảnh ước lệ cuối bài. 
- Mối quan hệ giữa tình và cảnh: Cảnh vật tươi đẹp giàu sức sống, con người hòa 
hợp với thiên nhiên, ung dung, tự tại, lạc quan. Bài thơ thể hiện rõ đặc điểm của thơ 
Đường, tình và cảnh luôn tồn tại song song biểu hiện cụ thể tâm trạng con người 
trong mối quan hệ không gian và thời gian. 
 Câu hỏi vận dụng, so sánh, kết nối 
Câu 1: 
- Cuộc sống được tác giả Hồ Chí Minh phản ánh trong bài thơ còn được ưa 
chuộng ở thời nay. Vì ở bất cứ nơi đâu, con người luôn hướng tới lối sống hòa hợp 
với thiên nhiên. 
20 
- Bởi con người được vận động, tận hưởng không gian cuộc sống trong lành, từ 
đó con người sẽ biết cách tôn trọng, bảo vệ thiên nhiên. 
Câu 2: 
- Bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc được Bác Hồ viết vào mùa xuân nĕm 1947, sau 
một nĕm quân ta tạm rút khỏi thủ đô Hà Nội để lên núi rừng bạt ngàn Việt Bắc, lập 
cĕn cứ làm cuộc trường kỳ kháng chiến thần thánh chín nĕm chống thực dân Pháp. 
Đây là lần thứ hai, Bác Hồ và Trung ương Đảng sống, làm việc tại cĕn cứ địa Việt 
Bắc để lãnh đạo cách mạng. Hoàn cảnh gặp muôn vàn khó khĕn, thử thách. 
- Nhưng bài thơ không có dòng nào nói về khó khĕn, thử thách. Chúng ta chỉ 
thấy bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp cùng con người đang say ngắm chúng với thái 
độ sống lạc quan 
Câu 3: 
- Viết về cảnh thiên nhiên núi rừng nơi cĕn cứ địa cách mạng, trong cảnh kháng 
chiến đầy gian khổ. 
- Cuộc sống vật chất giản dị, thiếu thốn. 
- Phong thái ung dung, tự tại, tinh thần lạc quan. 
Câu 4: Từ cảm nhận của em sau khi đọc hiểu vĕn bản trên, hãy vẽ một bức tranh 
“Cảnh rừng Việt Bắc”. 
Vĕn bản 2: 
HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ 
Tác giả: Hạ Chi Trương 
Câu 1: Đọc và điền thông tin chính: 
Các yếu tố chính Biểu hiện (tóm tắt, dẫn chứng tiêu biểu) 
1. Đề tài Quê hương 
2. Thể loại Thơ Đường luật (Thất ngôn tứ tuyệt) 
3. Nhân vật trữ tình Tác giả - người yêu quê hương sâu nặng 
4. Cảm hứng chủ đạo Buồn, cô đơn 
Câu 2: Điền thông tin vào các ô sau (theo mẫu 1.) 
21 
 
Câu hỏi tư duy, thông hiểu – đánh giá 
Câu 1: Tìm hiểu hai câu thơ đầu (Điền thông tin vào bảng sau cho hợp lí). 
 Thiếu tiểu ly gia, lão đại hồi, 
 Hương âm vô cải, mấn mao tồi. 
Các yếu tố chính Biểu hiện trong bài thơ 
a. Tác giả kể chuyện gì? Câu chuyện về thĕm quê 
b. Xác định từ trái nghĩa 
và thông tin từ những 
cặp từ đó. 
Thiếu (trẻ) >< hồi (về) 
 Rời quê đi khi còn trẻ, nay trở về đã già 
Vẫn thế >< Đã rụng 
 Giọng quê (tiếng quê) không thay đổi con người 
đã thay đổi (già tóc rụng) 
c. Cảm xúc của tác giả 
khi về tới quê. 
Khoảng thời gian xa quê của nhân vật trữ tình là rất dài. 
Đồng thời thể hiện sự day dứt, nuối tiếc khi gần đến cuối 
cuộc đời mới có thể trở về quê. 
d. Nhận xét tình cảm tác 
giả dành cho quê hương 
Suốt nhiều nĕm bôn ba nơi đất khách quê người, tuổi tác 
có thể làm thay đổi vẻ bên ngoài (mái tóc bạc) nhưng 
những gì thuộc về gốc gác quê hương (giọng nói, tấm 
lòng) vẫn không hề thay đổi. Đó chính là tình cảm thủy 
chung, son sắt của nhà thơ dành cho quê hương. 
Khái quát nội dung và nghệ thuật của hai câu thơ đầu: Với ngôn từ hàm súc, giàu 
sức gợi, nghệ thuật đối. Hai câu đầu đã khái quát được quãng thời gian đằng đẵng 
xa quê của nhà thơ. Đồng thời bộc lộ nỗi niềm xót xa, nhớ mong của nhân vật trữ tình. 
ĐỌC HIỂU THƠ 
2. Thừa 
Tuổi già đi nhưng giọng quê, hồn quê vẫn còn mãi 
3. Chuyển 
Tình huống trớ 
trêu: đám trẻ 
trong làng coi tác 
giả là khách lạ. 
4. Hợp 
Hỏi: khách nơi nào đến. Tâm trạng của tác giả: ngạc nhiên, buồn tủi, ngậm ngùi, xót xa bởi mình đã trở thành khách, trở thành người lạ trên chính quê 
hương của mình 
1. Khởi - mở bài, gợi mở ý thơ. 
Về chuyến hồi hương 
22 
Câu 2: Tìm hiểu hai câu thơ cuối (Điền thông tin vào bảng sau cho hợp lí). 
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức, 
Tiếu vấn, khách tòng hà xứ lai? 
a. Nhân vật trữ tình gặp điều gì ở 
quê hương mình? 
Về quê mình mà trẻ nhỏ không nhận ra, chúng 
cười hỏi ông là khách từ phương nào đến? 
b. Hãy chỉ ra điều không bình 
thường khi nhân vật trữ tình gặp 
trẻ em quê mình. 
Sau nhiều nĕm trở về quê hương, đáng lẽ ra 
nhân vật trữ tình phải nhận được sự chào đón 
của những người dân quê. Nhưng thực tế hoàn 
toàn ngược lại, không ai nhận ra. 
c. Thái độ của những đứa trẻ 
khiến nhân vật trữ tình nhận ra 
thực tế nào? 
Thời gian qua đi, giờ đây những bạn bè, người 
thân cũ không còn tin tức nữa. Khi trở về chỉ 
gặp những đứa trẻ, mình về quê mình nhưng đã 
thành người lạ. 
d. Em hãy suy đoán cảm xúc, tâm 
trạng nhà thơ trước thực tế ấy. 
Buồn, chua xót vì: Một người con của quê 
hương, sau bao nhiêu nĕm mới trở về đã trở 
thành con người xa lạ. Dường như con người ấy 
đã trở nên lạc lõng ngay chính trên mảnh đất 
gắn bó máu thịt của mình. 
Khái quát nội dung và nghệ thuật của hai câu thơ cuối: gợi ra khung cảnh, tình cảnh 
của nhân vật trữ tình. Đầy hóm hỉnh mà cũng thật xót xa: trẻ ngây thơ cười hỏi, 
khiến người già cười buồn, xót xa. 
Câu 3: 
- Yếu tố tự sự trong bài thơ: Bài thơ như một câu chuyện nhỏ, kể về chuyến 
thĕm quê của nhà thơ Hạ Tri Chương: Rời quê ra đi còn trẻ, đến khi già mới trở về. 
Tóc đã bạc và rụng, chỉ có giọng quê là không thay đổi. Về tới quê bọn trẻ không 
nhận ra và hỏi ông ở nơi nào tới chơi. 
- Yếu tố tự sự đối với việc bộc lộ cảm xúc của nhà thơ: đây là cơ sở để nhân 
vật trữ tình bộc lộ cảm xúc, tâm trạng: buồn, chua xót bởi về quê mà không ai nhận 
ra. Bên cạnh đó là tình yêu quê hương sâu sắc, tha thiết (xa quê nhiều nĕm nhưng 
vẫn giữ giọng nói quê hương). 
Câu 4: Câu thơ nào thể hiện rõ nhất tình cảm của thi sĩ dành cho quê hương? Vì sao 
em chọn câu thơ đó? 
 HS tự trả lời theo quan điểm cá nhân (cần có 2 lí do trở lên). 
 Câu hỏi vận dụng, so sánh, kết nối 
23 
Câu 1: So sánh tình cảm quê hương được thể hiện qua hai bài thơ Tĩnh dạ tứ và Hồi 
hương ngẫu thư. 
Giống nhau: Lí Bạch và Hạ Chi Trương là hai người bạn vong niên và hai bài 
thơ Tĩnh dã tứ, Hồi hương đều bộc lộ tình cảm tha thiết, sâu nặng của họ với quê 
hương mình 
Khác nhau: 
- Bài Tĩnh dạ tứ được viết khi Lí Bạch đang xa quê hương, trong đêm khuya 
thanh vắng, ánh trĕng sáng đã gợi nỗi nhớ khắc khoải về quê hương. Đó là cách 
biểu lộ tình cảm trực tiếp của Lí Bạch bằng ngôn từ chắt lọc, nhẹ nhàng và thấm 
thía nỗi niềm nhớ quê. 
- Còn Hồi hương ngẫu thư, được viết khi tác giả đặt chân về quê hương sau bao 
nĕm xa quê. Tình cảm với quê hương được biểu lộ gián tiếp qua lời kể, miêu tả của 
nhà thơ. Giọng thơ vừa hóm hỉnh vừa chân thực đã thể hiện một tình yêu quê hương 
tha thiết. 
Câu 2: Bài thơ giúp em nhận thức được điều gì? Hãy viết cảm nhận của em từ bài 
thơ bằng một đoạn vĕn có độ dài từ 6-8 câu. 
 HS tự cảm nhận. 
Câu 3: Viết đoạn vĕn khoảng 8-10 câu về đặc sắc nghệ thuật và cảm xúc được thể 
hiện trong bài thơ. 
HS tự thực hiện. 
PHẦN BA: HIỆU QUẢ MANG LẠI 
 Sau khi áp dụng những biện pháp trên vào việc dạy đọc hiểu thơ cho học sinh 
lớp 8, tôi đã có được kết quả cụ thể như sau: 
Kết quả trước thực nghiệm (học kì I): 
 Nĕm học Sĩ số HS 
Trả lời đúng các 
câu hỏi nhận biết 
Trả lời đúng các 
câu hỏi thông hiểu 
Trả lời tốt các 
câu hỏi vận dụng 
TS % TS % TS % 
2023-2024 32 28 87.5% 18 56.3% 15 46.9% 
Kết quả sau thực nghiệm (đến tháng 4/2024): 
 Nĕm học Sĩ số HS 
Trả lời đúng các 
câu hỏi nhận biết 
Trả lời đúng các 
câu hỏi thông hiểu 
Trả lời tốt các 
câu hỏi vận dụng 
TS % TS % TS % 
2023-2024 32 32 100% 26 81.3% 22 68.8% 
24 
* Đối với giáo viên: Bản thân tôi nhận thấy các đồng nghiệp trong nhóm Ngữ 
vĕn đã thường xuyên sử dụng sáng kiến khi dạy đọc hiểu vĕn bản thơ Đường luật 
hoặc ôn tập vĕn bản thơ Đường luật. Qua một số tiết hội giảng có áp dụng sáng 
kiến, giờ dạy được tổ nhóm chuyên môn đánh giá cao, phát huy được tính tích cực, 
chủ động của HS. 
* Đối với học sinh: Việc sử dụng hệ thống bảng biểu và phiếu bài tập theo 
đặc trưng thể loại giúp học sinh dễ tiếp thu bài và hiểu bài nhanh hơn, gây hứng thú, 
phát huy được nĕng lực đọc hiểu vĕn bản thơ Đường luật cho học sinh. Qua đó, sẽ 
bồi đắp tình yêu các em dành cho môn học, kích thích khả nĕng sáng tạo và ghi nhớ 
kiến thức cho các em. 
Dạy học đọc hiểu nói chung và đọc hiểu thơ Đường luật nói riêng là hoạt 
động vô cùng quan trọng trong chương trình GDPT 2018. Là giáo viên trực tiếp 
giảng dạy, tôi nhận thấy: Đọc hiểu vĕn bản vĕn học là tiếp xúc với vĕn bản, hiểu 
được nghĩa hiển ngôn, nghĩa hàm ẩn, các biện pháp nghệ thuật, thông hiểu các 
thông điệp tư tưởng, tình cảm của người viết và giá trị tự thân của hình tượng nghệ 
thuật. Bên cạnh đó đọc hiểu vĕn bản vĕn học còn hướng tới mục đích cao hơn là 
trau dồi vốn vĕn học, phát triển tư duy, mở rộng hiểu biết của học sinh về cuộc 
sống, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn cho học sinh. 
Qua sáng kiến, bản thân tôi đã cố gắng đề ra một số giải pháp để đạt được 
mục đích đó. Theo tôi, có một số phương pháp cơ bản để giúp người học phát huy 
nĕng lực, nâng cao nĕng lực đọc – hiểu vĕn bản thơ Đường luật cho HS lớp 8. Đó là 
xây dựng các dạng câu hỏi theo đặc trưng thể loại, xây dựng hệ bảng biểu hiện thực 
hóa các dạng câu hỏi nhằm phát triển nĕng lực đọc hiểu thơ Đường luật cho HS lớp 
8. Bởi lẽ, thực tế giảng dạy cho chúng tôi kinh nghiệm rằng: hứng thú của học sinh 
thường gắn liền với cái mới lạ, gây tò mò và kích thích tư duy. Cho nên giải pháp 
này vừa là khơi gợi tính tích cực chủ động của học sinh, lại còn phá vỡ đi mô hình 
giảng dạy khuôn mẫu – kinh nghiệm đã tồn tại trong nhà trường phổ thông lâu nay. 
Vấn đề có thể chưa dừng lại ở đây, nhưng đó là những quan điểm cơ bản nhất của 
vấn đề hình thành và phát triển nĕng lực người học từ phương diện lý luận gắn liền 
với thực tiễn dạy đọc - hiểu vĕn bản vĕn học. Và nó còn là điểm mấu chốt để quá 
trình dạy học bộ môn Ngữ vĕn thành công trên tinh thần của Đề án đổi mới chương 
trình và sách giáo khoa. 
Các biện pháp nêu trên không chỉ rèn luyện cho học kiến thức, thói quen mà 
đã thực sự trở thành kỹ nĕng cho học sinh trong các giờ học đọc hiểu vĕn bản thơ 
Đường luật theo đặc trưng thể loại. Trong mỗi giờ dạy, giáo viên là người định 
hướng, điều khiển quá trình dạy học, tổ chức để học sinh chủ động, sáng tạo tự tìm 
ra con đường chiếm lĩnh tri thức. 
25 
Một số khuyến nghị: 
* Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 
Phòng GD&ĐT nên thường xuyên có các chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn 
về dạy học phát huy nĕng lực đọc hiểu vĕn bản cho đội ngũ giáo viên các trường 
THCS. Những tài liệu này mang tính cập nhật và thiết thực với thực tế thực hiện 
nhiệm vụ dạy - học của giáo viên THCS. 
Đội ngũ giáo viên đều được tham dự chuyên đề và trực tiếp được bồi dưỡng 
các chuyên đề về phát huy nĕng lực đọc hiểu vĕn bản cho HS. 
* Đối với các trường Trung học cơ sở trong Quận 
Nhà trường cần khuyến khích GV, tạo cơ hội cho các giáo viên các trường 
THCS được học tập, chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ nhau cùng nhau trao đổi chia 
sẻ kinh nghiệm cùng nhau qua hội thảo, chuyên đề; áp dụng các sáng kiến của đồng 
nghiệp vào thực tế giảng dạy. 
* Đối với GV: 
GV nên chủ động, mạnh dạn vận dụng một số giải pháp được nêu ở sáng kiến 
trong quá trình thiết kế kế hoạch bài dạy cũng như thực tế giảng dạy. Không chỉ áp 
dụng trong những bài đọc hiểu thơ Đường luật mà ngay cả trong các tiết dạy đọc 
hiểu các tiểu loại khác của thơ chúng ta cũng có thể vận dụng. 
Khuyến khích HS vận dụng kĩ nĕng trả lời câu hỏi theo đặc trưng thể loại ở các 
mức độ khác nhau khi đọc bất kì một vĕn bản thơ ngoài chương trình. 
 PHẦN BỐN: ĐÁNH GIÁ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA SÁNG KIẾN 
Có hiệu quả trong phạm vi đơn vị áp dụng 
Đã được chuyển giao, nhân rộng việc áp dụng ra phạm vi Quận/ Huyện/ Sở/ 
Ngành/ Tập đoàn/ Công ty... (có minh chứng đính kèm) 
Đã phục vụ rộng rãi người dân hoặc người tiêu dùng trên địa bàn Thành phố 
hoặc đã được chuyển giao, nhân rộng việc áp dụng trên địa bàn Thành phố 
Đã phục vụ rộng rãi người dân hoặc người tiêu dùng tại Việt Nam hoặc đã 
được chuyển giao, nhân rộng việc áp dụng tại nhiêu tỉnh thành theo minh chứng 
đính kèm 
 Hoàng Mai, Ngày 06 tháng 4 nĕm 2024 
Người viết 
 Phạm Trâm Anh 
26 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Đề án đổi mới chương trình và sách giáo 
khoa giáo dục phổ thông sau nĕm 2015. 
2. Hà Minh Đức (2003), Lí luận vĕn học, Nhà xuất bản Giáo dục 
3. Nguyễn Thị Hậu (2022), Luyện kỹ nĕng đọc hiểu theo đặc trưng thể loại, 
Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội. 
4. Đào Phương Huệ (2022), Phát Triển Kĩ Nĕng Đọc - Hiểu Và Viết Vĕn Bản 
Theo Thể Loại Môn Ngữ Vĕn 6, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. 
5. Adam Khoo, Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, Nhà xuất bản Phụ nữ, (quý III - 
2008). Tài liệu tham khảo trên Internet 
6. 
7. 
8. www.google.com.vn 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_giai_phap_phat_huy_nang_luc_doc_hieu_van_ban_tho.pdf