SKKN Một số giải pháp thu hút và tạo hứng thú cho học sinh khi học phần đọc – hiểu văn bản môn Ngữ văn Lớp 9 tại Trường THCS Cửa Nam
Đất nước đang bước vào giai đoạn phát triển mới, đặt ra những yêu cầu mới về phát triển con người và nhân lực. Do đó, đổi mới giáo dục trong đó có đổi mới chương trình môn Ngữ văn trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính thời đại. Dạy học theo hướng truyền thụ kiến thức cũ gây ra sự nhàm chán đối với học sinh.
Do đó, việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học hiện đại, đổi mới theo hướng phát triển phẩm chất năng lực cho người học trong các chủ đề ở chương trình GDPT 2018 trở thành rất cần thiết, quan trọng. Việc áp dụng các phương pháp dạy học này trong môn Ngữ văn 9 sẽ: Nhằm khơi gợi sự hứng thú của học sinh làm cho giờ học diễn ra sôi nổi hơn, học sinh ham học hơn, không còn cảm thấy mệt mỏi, nặng nề khi đến giờ học Ngữ văn. Tăng cường các hoạt động thực hành trải nghiệm, các kĩ năng cho HS. Phát huy tư duy sáng tạo của HS trong môn học Ngữ văn, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của chương trình Giáo dục phổ thông. Tăng cường dạy học phân hóa học sinh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp thu hút và tạo hứng thú cho học sinh khi học phần đọc – hiểu văn bản môn Ngữ văn Lớp 9 tại Trường THCS Cửa Nam

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: Một số giải pháp thu hút và tạo hứng thú cho học sinh khi học phần đọc – hiểu văn bản môn Ngữ văn lớp 9 Tác giả: Ngô Thị Quang Đơn vị: Trường THCS Cửa Nam I. Đặt vấn đề - Đất nước đang bước vào giai đoạn phát triển mới, đặt ra những yêu cầu mới về phát triển con người và nhân lực. Do đó, đổi mới giáo dục trong đó có đổi mới chương trình môn Ngữ văn trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính thời đại. - Dạy học theo hướng truyền thụ kiến thức cũ gây ra sự nhàm chán đối với học sinh. - Do đó, việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học hiện đại, đổi mới theo hướng phát triển phẩm chất năng lực cho người học trong các chủ đề ở chương trình GDPT 2018 trở thành rất cần thiết, quan trọng. Việc áp dụng các phương pháp dạy học này trong môn Ngữ văn 9 sẽ: + Nhằm khơi gợi sự hứng thú của học sinh làm cho giờ học diễn ra sôi nổi hơn, học sinh ham học hơn, không còn cảm thấy mệt mỏi, nặng nề khi đến giờ học Ngữ văn. + Tăng cường các hoạt động thực hành trải nghiệm, các kĩ năng cho HS + Phát huy tư duy sáng tạo của HS trong môn học Ngữ văn, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của chương trình Giáo dục phổ thông. + Tăng cường dạy học phân hóa học sinh. II. Nội dung nghiên cứu 1. Cơ sở lý luận 2. Cơ sở thực tiễn 3. Các phương pháp dạy học phát triển phẩm chất năng lực, thu hút và tạo hứng thú: 3.1 Tạo không khí thoải mái, thân thiện, tích cực khi bước vào giờ học. - Khái niệm, cách tiến hành, điều kiện sử dụng - Ví dụ: + Quan tâm tâm tư tình cảm, cảm xúc của HS từ việc hỏi thăm bằng các câu hỏi. + Động viên, khen - chê đúng mực và ghi nhận sự nỗ lực, cố gắng của HS bằng các điểm thưởng và lời khen ngợi. + Kích thích sự sáng tạo, tư duy bằng cách đưa ra các kênh hình, kênh chữ... 3.2 Thay đổi hình thức, phương pháp và kĩ thuật dạy học: 3.2.1. Hướng dẫn học sinh tạo sơ đồ tư duy cho bài học. - Khái niệm, cách tiến hành, điều kiện sử dụng - Ví dụ: Khi dạy tác phẩm: Truyện Kiều của Nguyễn Du (Ngữ văn 9, tập 1) hay văn bản: “Chiếc lược ngà” (Ngữ văn 9, tập 1)... Bước 1: Giao nhiệm vụ để HS khám phá: Tác giả, tóm tắt tác phẩm (ý chính), nhân vật, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm Gv hướng dẫn cho HS Bước 2: HS khám phá bằng hình thức chia nhóm, cho học sinh vẽ sơ đồ tư duy hoàn thành nội dung trên giấy A0 Bước 3: Nhóm trình bày Bước 4: Gv nhận xét, chốt ý. 3.2.2. Tạo sự yêu thích môn học thông qua các dự án học tập: - Khái niệm, cách tiến hành, điều kiện sử dụng - Ví dụ : Khi dạy văn bản: Đồng chí (Ngữ văn 9, tập 1) và văn bản: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Ngữ văn 9, tập 1) + Tuần 4: Giáo viên khảo sát dự án + Tuần 5: Giới thiệu và triển khai việc thực hiện dự án (khoảng 15 phút) + Tuần 6: Tiến hành dự án với các yêu cầu: Chia học sinh thành 3 nhóm Nhóm 1: Chọn lọc và viết bài thuyết trình, hùng biện về hình tượng người lính (trong kháng chiến, trong thời bình, trong cuộc chiến chống Covid-19) Nhóm 2: Vẽ và sưu tầm thêm các hình ảnh về người lính (trong kháng chiến, trong thời bình, trong cuộc chiến chống Covid-19) Nhóm 3: Sáng tác và hát những bài hát về người lính (trong kháng chiến, trong thời bình, trong cuộc chiến chống Covid-19) + Tuần 7,8: HS trình bày sản phẩm dự án (lồng ghép phần GD ANQP) 3.2.3. Tổ chức các trò chơi học tập phù hợp trong tiết học: - Khái niệm, cách tiến hành, điều kiện sử dụng - Ví dụ: Khi dạy tác phẩm: Truyện Kiều của Nguyễn Du (Ngữ văn 9, tập 1) hay khi dạy văn bản: “Chiếc lược ngà” (Ngữ văn 9, tập 1) Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV chia Hs thành các đội, phổ biến quy tắc trò chơi “Ai nhanh hơn” (Khi dạy tác phẩm: “Truyện Kiều của Nguyễn Du”) hoặc trò chơi “Vượt chướng ngại vật” (Khi dạy văn bản: “Chiếc lược ngà”) Bước 2: Gv hướng dẫn HS thực hiện các nhiệm vụ : GV đọc một số câu hay một đoạn ngắn (trong số các đoạn trích học) phát hiện câu, đoạn đó thuộc tác phẩm nào; Hỏi một số câu hỏi phát hiện (Khi dạy tác phẩm: “Truyện Kiều của Nguyễn Du”). GV xây dựng một hệ thống câu hỏi như phần thi “Vượt chướng ngại vật” của chương trình đường lên đỉnh Olympia để tìm ra từ khóa cuối cùng là nhà văn Nguyễn Quang Sáng (Khi dạy văn bản: “Chiếc lược ngà”). Bước 3: HS thực hiện nhiệm vụ: HS trong đội mình lần lượt trả lời bằng cách ghi lên bảng nội dung trả lời câu hỏi tóm tắt và lần lượt các bạn trong đội nối tiếp thực hiện (yêu cầu nhanh và chính xác) Bước 4: Gv nhận xét, cho điểm. 3.3 Tăng cường giới thiệu sách và khơi dậy thói quen đọc sách, rèn luyện kỹ năng tự học cho HS: - Khái niệm, cách tiến hành, điều kiện sử dụng - Ví dụ: GV tìm hiểu ở thư viện trường những tài liệu liên quan đến bài học, những tác phẩm hoàn chỉnh rồi tư vấn, giới thiệu cho HS mượn đọc; cung cấp những đường link, những websize chuyên về văn học giúp HS tra cứu, tìm hiểu thông tin; giới thiệu cho các em những quyển sách hay, những tài liệu tham khảo có giá trị ... 3.4 Tích hợp kiến thức Tin học vào bài dạy và hướng dẫn, tổ chức cho học sinh báo cáo, thuyết trình các đề tài liên quan đến bài học - Khái niệm, cách tiến hành, điều kiện sử dụng - Ví dụ 1: Khi dạy văn bản: “Chuyện người con gái Nam Xương” (Ngữ văn 9, tập 1) Bước 1: Giao nhiệm vụ để HS khám phá: HS ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng các bức tranh theo diễn biến câu chuyện. Gv gợi ý cho HS (Sử dụng ứng dụng trình chiếu Power point) Bước 2: HS khám phá bằng hình thức chia nhóm để hoàn thành nhiệm vụ Bước 3: Nhóm trình chiếu và kể tóm tắt chuyện theo cách tư duy của mình Bước 4: Gv nhận xét, chốt ý. Ví dụ 2: Khi dạy văn bản: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” – Ngữ văn 9 tập 1. Bước 1: Khởi động. Gv cho HS xem 1 đoạn video (2-3 phút) “Tôi người lái xe” sau đó đặt câu hỏi, dẫn dắt tiếp vào bài để học sinh bước đầu hình dung về tác phẩm Bước 2: Gv hướng dẫn HS thực hiện các nhiệm vụ Bước 3: HS thực hiện các nhiệm vụ học tập Bước 4: Gv nhận xét, chốt ý. 4. Kết quả, tác dụng sau khi áp dụng đề tài III. Kết luận PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP. VINH ----------h&g---------- ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH KHI HỌC PHẦN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 Giáo viên: Ngô Thị Quang Trường: Trường THCS Cửa Nam Tháng 12/2021
File đính kèm:
skkn_mot_so_giai_phap_thu_hut_va_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_k.docx