SKKN Một số giải pháp tổ chức hoạt động đọc mở rộng hiệu quả cho học sinh trong dạy học môn Ngữ Văn Lớp 10 tại Trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Hưng nguyên

Đối với nền giáo dục Việt Nam nói chung, việc xây dựng và triển khai Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 là một bước ngoặt lớn, kèm theo sự thay đổi mạnh mẽ trong nội dung dạy học và phương pháp dạy học, giúp học sinh phát triển hài hòa cả về năng lực và phẩm chất. Ở môn Ngữ văn, mục tiêu đề ra: “Chương trình lấy việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học, đáp ứng yêu cầu của chương trình định hướng phát triển năng lực và đảm bảo tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục trong tất cả các cấp học, lớp học”. Những kĩ năng giao tiếp này là nền tảng của bất kì một ngôn ngữ nào, dân tộc nào trên thế giới. Với việc đề ra trọng tâm dạy học xoay quanh trục kĩ năng, khả năng ngôn ngữ của người học sẽ phát triển toàn diện, có chiều sâu và là tiền đề quan trọng để hình thành và phát triển năng lực đặc thù bên cạnh năng lực chung. Nhìn vào trình tự sắp xếp các kĩ năng giao tiếp cũng như thực tế cho thấy, đọc được xem là kĩ năng đầu tiên, quan trọng nhất trong dạy học môn Ngữ văn.

Đọc là hoạt động giải mã văn bản, tìm nghĩa, kiến tạo nghĩa, hơn thế, còn là quá trình đối thoại của người đọc, người học với tác giả và cộng đồng diễn giải. Đọc gắn với hiểu nên là đọc hiểu. Yêu cầu về kĩ năng đọc tương đối nhiều, từ kĩ thuật đọc đến những quy trình đọc cụ thể như đọc hiểu nội dung; đọc hiểu hình thức; liên hệ, so sánh, giữa các văn bản; kết nối văn bản với bối cảnh, với trải nghiệm của người đọc; đọc mở rộng... Đọc mở rộng là một yếu tố quan trọng, góp phần tạo nên thành công của hoạt động đọc, từ đó, tác động tới các hoạt động khác của môn Ngữ văn. Tuy nhiên, về phía giáo viên cũng như học sinh, nhiều người chưa quan tâm đến đọc mở rộng đúng mức. Đọc mở rộng mới chỉ được xem là hình thức, không thường xuyên, ít được đưa vào kiểm tra, đánh giá, trong khi đây lại là một khâu quan trọng của hoạt động dạy học môn Ngữ văn.

Là giáo viên Ngữ văn cấp Trung học phổ thông, qua thực tiễn dạy học, chúng tôi nhận thấy việc phát triển kĩ năng đọc mở rộng cho HS vô cùng cần thiết. GV, vì quá nhiều việc phải làm, nhiều khi “quên” giao nhiệm vụ đọc mở rộng cho HS. Vì nghĩ đây là hoạt động nâng cao, bổ sung nên HS thờ ơ trước các văn bản mới. Hậu quả là vốn kiến thức của HS chỉ quẩn quanh ở những văn bản trong sách giáo khoa, tư duy so sánh, liên hệ kém. GV cũng lúng túng trước việc giúp HS rèn luyện kĩ năng đọc mở rộng... Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài Một số giải pháp tổ chức hoạt động đọc mở rộng hiệu quả cho học sinh trong dạy học môn Ngữ văn lớp 10 tại trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên với mong muốn góp phần vào đổi mới tổ chức hoạt động đọc mở rộng nói riêng, và phương pháp dạy học bộ môn Ngữ văn nói chung, từng bước hiện đại hoá đáp ứng yêu cầu của xã hội.

pdf 80 trang Trang Lê 13/05/2025 80
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp tổ chức hoạt động đọc mở rộng hiệu quả cho học sinh trong dạy học môn Ngữ Văn Lớp 10 tại Trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Hưng nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp tổ chức hoạt động đọc mở rộng hiệu quả cho học sinh trong dạy học môn Ngữ Văn Lớp 10 tại Trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Hưng nguyên

SKKN Một số giải pháp tổ chức hoạt động đọc mở rộng hiệu quả cho học sinh trong dạy học môn Ngữ Văn Lớp 10 tại Trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Hưng nguyên
 Các đội chơi nhấn chuông giành quyền trình bày hiểu biết của đội mình về bức 
tranh theo hai mức độ : Gọi tên bức tranh, biết và hiểu về bức tranh. 
+ Trong quá trình lật mở các mảnh ghép các đội có thể nhấn chuông giành quyền 
trả lời về bức tranh. Khi bức tranh được gọi đúng tên thì các đội khác mất quyền 
lật mở các mảnh ghép còn lại. Nếu trả lời sai thì đội đó mất quyền chơi tiếp. Phần 
thi này cơ hội giành cho các đội khác 
+ Điểm tối đa khi trả lời đúng 1 mảnh ghép là 10 điểm. thời gian là 20 giây 
+ Điểm tối đa cho phần nhận diện bức tranh ở mức độ 1 là 20 điểm, mức độ 2 là 
30 điểm. Thời gian là 60 giây. 
2.2.. Hình thức 2. “Nhớ nhanh đoán tài” 
- Thể lệ: 
+ Một người được nhìn trên màn hình gợi ý cho bạn đoán ra các từ ngữ, hình ảnh, 
nhân vật dân giannhưng không được dùng tiếng nước ngoài, tiếng lóng, nói lái. 
Người còn lại phải quay mặt xuống khán giả và trả lời. 
+ Phần chơi có 10 ẩn số hiện lên trên màn hình. Mỗi đội cử ra hai người chơi ăn ý. 
Đội chơi có thể bỏ qua nếu không tìm được câu trả lời đúng và có quyền quay lại 
nếu có thời gian. 
+ Mỗi đội có 15 giây trước khi bắt đầu phần thi và trả lời trong thời gian 4 phút. 
+ Điểm: Số điểm của phần thi phụ thuộc vào số câu trả lời đúng (1 điểm /1 câu trả 
lời đúng) 
3. Phần thi năng khiếu: 
Các đội thể hiện năng khiếu của đội mình qua nhiều hình thức: Vẽ tranh, kể chuyện, 
hát, diễn kịch 
- Thời gian: Tối đa 5 phút/ đội 
Điểm tối đa: 30 điểm 
4. Giao lưu với khán giả 
+ Kiểm tra những kiến thức về Văn học dân gian thông qua hình thức thi Trả lời 
có lựa chọn 
+ BTC chuẩn bị 10 câu hỏi. Hình thức câu hỏi có thể là trắc nghiệm, câu đố 
+ Cách hỏi: Dẫn chương trình đọc câu hỏi và các đáp án để HS lựa chọn (Nếu là 
câu hỏi trắc nghiệm), đọc câu hỏi và HS trả lời đáp án, (Nếu là câu đố) 
+ Trả lời: Đại diện các đội chơi chọn đáp án đúng nhất. 
+ Điểm: Mỗi câu đúng được một phần quà. Thời gian trả lời câu hỏi không quá 10 
giây. 
5. Thử tài thuyết trình 
 - Các đội sẽ thể hiện tài năng hùng biện, thuyết trình của mình để trình bày một 
vấn đề VHDG mà mình nghiên cứu và thấy tâm đắc. 
- Hình thức: Thuyết trình, có thể minh họa qua tranh ảnh, cử chỉ, điệu bộ, âm nhac 
- Thời gian: Tối đa 3 phút 
Điểm tối đa: 30 điểm 
6. Công bố giải thưởng 
IV. Yêu cầu 
- Để cuộc thi diễn ra tốt đẹp, có chất lượng, hiệu quả, yêu cầu các đội chơi chuẩn bị 
nghiêm túc, công phu (tìm hiểu trước các chủ đề do BTC đưa ra). 
- Các phần thi mang tính năng khiếu cần phải chuẩn bị tập luyện trước (màn chào 
hỏi, hùng biện). 
V. Thời gian tổ chức 
Trải nghiệm sân khấu hóa tác phẩm VHDG dự kiến được tổ chức vào tháng 3 
năm 2023, tại Trường THPT Nguyễn Trường Tộ. 
Hưng Nguyên, ngày 25 tháng 9 năm 2022 
 Người lập kế hoạch 
 Tổ trưởng 
 Phạm Thị Bá Tuyết 
Phụ lục 6: Một số hình ảnh về hoạt động trải nghiệm SKH tác phẩm VHDG 
 Hoạt động 1: Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, chủ đề hoạt động 
Hình ảnh MC : Thu Hoài – Phương Thảo 
Hình ảnh Cô Phạm Thị Bá Tuyết – TT tổ Ngữ văn phát biểu khai mạc 
 Hoạt động 2: Màn chào hỏi của các đội: 
Một ông hai bà Xã trưởng, mẹ đốp Thị Mầu lên chùa 
 Hoạt động 3: Hiểu biết về VHDG 
Hình ảnh HS tham gia 
 Hoạt động 4: Giao lưu với khán giả : Văn nghệ- Bần hát ghẹo 
 Thanh Loan hát đối – Khán giả đáp ; Loan - Tiệp hát đối đáp 
Hình ảnh HS tham gia phần Giao lưu với khán giả 
 Hoạt động 5: Phần thi tài năng 
Hình ảnh kịch: Đăm săn đi tìm ánh sáng của Đội Sử thi 
 Hình ảnh múa Hò chèo thuyền của đội DCVD 
Hình ảnh ca kịch “Nỗi oan hại chồng” (Quan âm thị Kính) 
 Hoạt động 6: Phần thi thuyết trình 
Hình ảnh HS các đội thi thuyết trình 
*Hoạt động 7: Công bố giải thưởng, trao giải, kết thúc chương trình 
Hình ảnh BGH trao giải thưởng cho các đội thi 
Phụ lục 7: Biểu đồ khảo sát GV về tính cấp thiết và tính khả thi của giải pháp 
trên Google form 
Phụ lục 8: Biểu đồ khảo sát HS về tính cấp thiết và tính khả thi của giải 
pháp trên Google form 
Phụ lục 9: Phụ lục giáo án thực nghiệm 
9.1. Kho ngữ liệu đọc mở rộng văn bản sử thi 
+ Nguồn Ngữ liệu lấy từ SGK, SGV: 
1. Chiến thắng Mtao Mxây (Sử thi Đăm săn) 
2. Ra ma buộc tội (Sử thi Ra ma ya na - Ấn Độ) 
3. Uy lít xơ trở về (Sử thi Ô đi xê - Hôm – me - rơ) 
 +Nguồn ngữ liệu gợi dẫn từ chương trình GDPT 2018 
1.Gặp Ka - rip và Xi - la (Sử thi Ô đi xê) 
2.Xing nhã trả thù nhà (Sử thi Xing nhã) 
+ Nguồn ngữ liệu mới từ Internet: 
1. Các tác phẩm văn học viết Việt Nam: Chiếc lược ngà, Những ngôi sao xa xôi, 
Rừng xà nu, Người mẹ cầm súng, Dáng đứng Việt Nam 
2. Các ca khúc cách mạng: Đất nước lời ru, Linh thiêng Việt Nam, Dòng máu lạc 
hồng 
3. Ca khúc đậm chất Tây Nguyên: Đi tìm lời ru mặt trời, Trăng soi nguồn cội 
4. Ca kịch: Chuyện chàng dũng sĩ (Nhà hát Tuổi trẻ) 
5. Phim hoạt hình Đăm săn 
chinh phục nữ thần mặt trời 
6. Khan Đăm săn – Sử thi Ê đê 
7. Sử thi Tây Nguyên 
8. Huyền thoại và hiện thực 
sử thi Tây Nguyên qua góc nhìn của người hiện đại | Hành trình văn hóa Việt 
9.2.Một số hình ảnh của tiết học 
9.3. Bảng kiểm và rubic đánh giá hoạt động 
*Bảng đánh giá kỹ năng đọc của học sinh: 
Tiêu chí Xuất hiện 
1. Đọc trôi chảy 
2. Tốc độ đọc vừa phải 
3. Âm lượng đọc vừa phải 
4. Có sự diễn cảm khi đọc 
*Bảng đánh giá phần nhật kí của học sinh 
Phương 
diện 
Nội dung cần đạt Đạt/ Chưa đạt 
Nội dung Nêu đầy đủ nội dung chính của văn bản 
Hình thức Sáng tạo, trình bày tự tin 
Thái độ học 
tập 
Tham gia tích cực 
Có sự thay đổi tích cực sau khi hoàn thành nhật kí 
*Bảng đánh giá phần sân khấu hoá tác phẩm của học sinh 
Tiêu chí 
Mức độ 
Mức 1 
(Giỏi) 
Mức 2 
(Khá) 
Mức 3 
(Đạt) 
Mức 4 
(CĐ) 
Thời gian hoàn thành sản 
phẩm 
Hoàn thành 
đúng thời 
gian 
Trễ không 
nhiều 
Trễ 
nhiều 
Không có 
sản phẩm 
Kịch bản thể hiện 
được chủ đề tư tưởng 
của tác phẩm văn học 
Thể hiện 
rõ nét, có 
sáng tạo 
Thể hiện 
rõ nét 
nhưng 
chưa sáng 
tạo 
Thể hiện ở 
mức độ ít 
Chưa thể 
hiện 
được 
Chất lượng của tiết mục 
biểu diễn trên sân khấu 
Diễn xuất tự 
nhiên; trang 
phục đẹp, 
phù hợp; đạo 
cụ sân khấu 
sáng tạo 
Diễn xuất tự 
nhiên; trang 
phục đẹp, 
đạo cụ sân 
khấu chưa 
sáng tạo 
Diễn xuất tự 
nhiên; trang 
phục đẹp, 
nhưng chưa 
phù hợp 
Diễn xuất 
chưa tự 
nhiên, trang 
phục chưa 
phù hợp 
*Bảng đánh giá phần Thuyết trình của học sinh 
Tiêu chí 
Mức độ 
Mức 1 
(Giỏi) 
Mức 2 
(Khá) 
Mức 3 
(Đạt) 
Mức 4 
(CĐ) 
Thời gian hoàn thành 
sản phẩm 
Hoàn thành 
đúng thời 
gian 
Trễ không 
nhiều 
Trễ 
nhiều 
Không có 
sản phẩm 
Nội dung thuyết 
trình 
Đầy đủ, 
sâu sắc 
Đầy đủ, 
nhưng 
chưa sâu 
sắc 
Chưa đầy 
đủ 
 Còn sơ sài 
Bản minh hoạ 
(Powerpoint) 
Đầy đủ thông 
tin, màu sắc 
hấp dẫn, hình 
ảnh liên quan, 
cấu trúc khoa 
học, phông 
chữ phù hợp 
Quá nhiều 
thông tin, 
màu sắc hấp 
dẫn, cấu trúc 
hài hoà 
Chỉ có ý 
chính trong 
mỗi slide, 
phông chữ 
phù hợp, 
màu sắc 
đơn giản, 
hình ảnh 
liên quan 
Chỉ có ý chính 
trong mỗi slide, 
phông chữ ko 
phù hợp, màu 
sắc đơn điệu, 
hình ảnh ít liên 
quan 
Phong cách thuyết 
trình 
Tự tin, lôi 
cuốn, có sức 
thuyết phục 
Tự tin 
nhưng chưa 
có sức 
thuyết phục 
Chưa thoát 
li được văn 
bản 
Còn thiếu tự tin 
*Bảng đánh giá video review tác phẩm của học sinh 
Tiêu chí 
Mức độ 
Mức 1 
(Giỏi) 
Mức 2 
(Khá) 
Mức 3 
(Đạt) 
Mức 4 
(CĐ) 
Thời gian hoàn thành 
sản phẩm 
Hoàn thành 
đúng thời 
gian 
Trễ không 
nhiều 
Trễ 
nhiều 
Không có 
sản phẩm 
Nội dung review 
Đầy đủ, 
sâu sắc 
Đầy đủ, 
nhưng chưa 
sâu sắc 
Chưa đầy 
đủ 
 Còn sơ sài 
Hình ảnh, âm nhạc, 
chất lượng âm thanh 
Hình ảnh 
phong phú, 
âm nhạc phù 
hợp, giọng 
rõ ràng, 
truyền cảm 
Hình ảnh 
phong phú, âm 
nhạc phù hợp, 
giọng rõ ràng 
Hình ảnh 
chưa 
phong 
phú, âm 
nhạc phù 
hợp, 
giọng đọc 
to, rõ 
ràng 
Hìn ảnh chưa 
phong phú, 
giọng đọc nhỏ, 
chưa có âm 
nhạc 
Phong cách trình bày 
Tự tin, lôi 
cuốn, có sức 
thuyết phục 
Tự tin nhưng 
chưa có sức 
thuyết phục 
Chưa 
thoát li 
được văn 
bản 
Còn thiếu tự tin 
 Phụ lục 10: Đề và đáp án bài kiểm tra cuối kì I, năm học 2022 -2023 
Phụ lục 11: Danh sách văn bản gợi dẫn từ chương trình GDPT 2018 môn Ngữ 
văn. 
 Phụ lục 12: 
 Link video chương trình trải nghiệm Sân khấu hoá VHDG 
w-FO-avBTB?usp=sharing 
 Link google form: 
 Link padlet: 
MỤC LỤC 
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................1 
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................................. 1 
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................................... 2 
3. Tính mới của đề tài .............................................................................................................. 2 
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................................... 2 
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................... 2 
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU................................................................................. 3 
1. Cơ sở lí luận ......................................................................................................................... 3 
1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ ............................................................................................ 3 
1.2. Vai trò của đọc mở rộng trong dạy đọc – hiểu văn bản trong nhà trường phổ thông.. 3 
1.3. Các nguyên tắc tổ chức hoạt động đọc mở rộng ............................................................ 5 
1.3.1. Đảm bảo mục tiêu và yêu cầu cần đạt của hoạt động đọc mở rộng theo Chương 
trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 ........................................................................ 5 
1.3.2. Lựa chọn ngữ liệu đọc phù hợp và hấp dẫn ................................................................ 5 
1.3.3. Chú trọng phương pháp đọc hiệu quả ......................................................................... 5 
2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................................... 6 
2.1. Thực trạng tổ chức hoạt động đọc mở rộng trong dạy học môn Ngữ văn lớp 10 ở 
trường phổ thông nói chung hiện nay .................................................................................... 6 
2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động đọc mở rộng trong dạy học môn Ngữ văn lớp 10 ở 
trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên .............................................................. 7 
3. Một số giải pháp tổ chức hoạt động đọc mở rộng hiệu quả cho học sinh trong dạy 
học môn Ngữ văn lớp 10 tại trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên ......... 9 
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ................................................................................................... 9 
3.2. Các giải pháp cụ thể ....................................................................................................... 10 
3.2.1. Xây dựng kế hoạch đọc mở rộng cụ thể, linh hoạt ................................................... 10 
3.2.2. Tạo “kho ngữ liệu” đọc phong phú, hấp dẫn ............................................................ 13 
3.2.3. Tổ chức hoạt động đọc mở rộng kết hợp hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ... 16 
3.2.4. Đa dạng hóa hình thức kiểm tra, đánh giá đọc mở rộng .......................................... 26 
4. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất ................................... 30 
4. 1. Mục đích khảo sát ......................................................................................................... 30 
4.2. Nội dung và phương pháp khảo sát .............................................................................. 30 
4.2.1. Nội dung khảo sát ....................................................................................................... 30 
4.2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá .................................................................. 30 
4.3. Đối tượng khảo sát: ........................................................................................................ 31 
4.3.1 Kết quả khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất ................... 31 
5. Thực nghiệm ...................................................................................................................... 36 
5.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................................... 36 
5.2. Đối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm ................................................................... 36 
5.3. Nội dung thực nghiệm ................................................................................................... 36 
5.4. Phương pháp thực nghiệm ............................................................................................ 36 
5.5. Giáo án thực nghiệm ..................................................................................................... 36 
5.6. Kết quả thực nghiệm ...................................................................................................... 44 
5.6.1. Kết quả về nhận thức ............................................................................................. 44 
5.6.2. Kết quả về hành động ................................................................................................. 46 
PHẦN 3: KẾT LUẬN .......................................................................................................... 49 
1. Tính hiệu quả của đề tài .................................................................................................... 49 
2. Tính khoa học .................................................................................................................... 49 
3. Những kiến nghị, đề xuất .................................................................................................. 50 
3.1. Về phía quản lí ............................................................................................................... 50 
3.2.Về phía giáo viên ............................................................................................................ 50 
3.3. Về phía học sinh ............................................................................................................. 50 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHỤ LỤC 
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 
TT Từ viết tắt Từ đầy đủ 
1 DCVD Dân ca ví dặm 
2 GDPT Giáo dục phổ thông 
3 GV Giáo viên 
4 HS, Hs Học sinh 
5 CĐ Chưa đạt 
6 KH Kế hoạch 
7 GDPT Giáo dục phổ thông 
8 GV Giáo viên 
9 SGK Sách giáo khoa 
10 SGV Sách giáo viên 
11 SKH Sân khấu hoá 
12 SL Số lượng 
13 THPT Trung học phổ thông 
14 TPVH Tác phẩm văn học 
15 VB Văn bản 
16 VHDG Văn học dân gian 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_giai_phap_to_chuc_hoat_dong_doc_mo_rong_hieu_qua.pdf