SKKN Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)

Dạy học theo hướng tăng cường trải nghiệm sáng tạo cho học sinh là một trong những định hướng đổi mới giáo dục đang được quan tâm. Thông qua hoạt động trải nghiệm để giúp học sinh củng cố kiến thức, kĩ năng; đồng thời học sinh vận dụng được kiến thức vào đời sống. Hoạt động trải nghiệm luôn đem lại những bài học quý cho các em học sinh chuẩn bị hành trang bước vào cuộc sống sau này.

Văn học là tấm gương phản chiếu tâm hồn suy nghĩ của con người và thời đại. Những vẻ đẹp của tác phẩm văn học sẽ được lưu giữ, khắc sâu trong tâm hồn khi độc giả được trực tiếp trải nghiệm thực tế. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học Ngữ văn nói chung và các đọc hiểu văn bản văn học nói riêng sẽ tích cực hóa được hoạt động của học sinh. Học sinh, với tư cách là một độc giả, sẽ được cùng đồng sáng tạo với tác giả. Đọc văn bằng các trải nghiệm là một cách đọc sáng tạo. Đó là cách đọc “ trả tác phẩm về cho học sinh” để các em tự khám phá thế giới nghệ thuật của người nghệ sĩ. Bởi vì, tác phẩm văn học luôn là một cấu trúc mở, mời gọi người đọc.

Nam Cao là nhà văn lớn, những tác phẩm của ông luôn được người đọc yêu quý đặc biệt là tác phẩm Chí Phèo. Việc dạy học tác phẩm Chí Phèo được nhiều giáo viên yêu thích. Tuy vậy, giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới hình thức dạy học và học sinh vẫn còn thụ động, phương pháp chủ yếu vẫn là thầy đọc – trò chép; học sinh tiếp nhận văn bản một chiều, gây nhàm chán. Với mong muốn đổi mới hình thức, phương pháp dạy học tác phẩm theo hướng tích cực hóa hoạt động học sinh, tăng cường tính trải nghiệm thực hành trong dạy học môn Ngữ văn, tôi chọn đề tài “ Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)”

docx 17 trang Trang Lê 16/03/2025 200
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)

SKKN Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
. Giao nhiệm vụ các nhóm: Nhóm Chí Phèo thực hiện báo cáo theo chủ đề: “ Nỗi khổ đau của Chí Phèo sau khi ra tù”; nhóm Thị Nở thực hiện báo cáo vấn đề “ Chí Phèo và khát vọng làm người lương thiện”; nhóm Bá Kiến thực hiện báo cáo vấn đề: “Chí Phèo và câu hỏi Ai cho tao lương thiện?; nhóm dân làng Vũ Đại: Tìm hiểu về thực trạng và hậu việc lạm dụng bia rượu ở địa phương em.
+ Thiết kế bài học; chuẩn bị phòng để học sinh diễn tiểu phẩm kịch.
- Chuẩn bị học sinh:
+ SGK Ngữ văn 11, tập 1; bút, vở; chủ động đọc văn bản và ôn lại kiến thức về Nam Cao, tìm hiểu về truyện ngắn Chí Phèo từ các nguồn thông tin khác nhau.
+ Đóng vai: nhà văn Nam Cao; phỏng vấn; phiên tòa xét xử.
+ Hoàn thành dự án theo nhóm; chuyển thể văn bản thành kịch bản; chuẩn bị trang phục, luyện tập; đạo cụ biểu diễn.
Bước 2. Thiết kế tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
 Đọc văn: Chí Phèo ( Nam Cao)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- Bức tranh đời sống của người nông dân ở nông thông Việt Nam trước Cách mạng. Thông điệp của nhà văn Nam Cao về số phận của người nông dân dưới chế độ thực dân nửa phong kiến.
- Những điểm độc đáo về nghệ thuật trần thuật linh hoạt, mới mẻ của tác phẩm
2. Kĩ năng: 
- Hình thành kĩ năng làm việc nhóm, xử lí thông tin, viết báo cáo.
- Kĩ năng đóng vai, thảo luận, thuyết trình.
3. Thái độ:
- Có ý thức, trách nhiệm, nghiêm túc với công việc được giao.
- Bồi dưỡng cho học sinh ý thức, khát vọng vươn đến cái đẹp, cái thiện trong cuộc sống. Biết yêu thương, chia sẻ với những người khó khăn ở xung quanh.
- Biết đấu tranh với cái xấu, cái ác để xây dựng môi trường sống tốt đẹp.
4. Định hướng năng lực hướng tới:
- Phát triển cho học sinh năng lực tự học, sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp.
- Phát triển cho học sinh năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề.
- Phát triển các năng lực cá nhân như viết kịch bản, đóng kịch, tranh luận.
II. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra công tác chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới. Tổ chức các hoạt động
* Hoạt động 1: Khởi động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức, kĩ năng cần đạt
– GV tổ chức trò chơi “ Ai nhanh hơn?”. Bốn nhóm chia làm 4 đội, trong thời gian quy định 2 phút, lần lượt mỗi thành viên trong nhóm lên bảng ghi các thông tin theo yêu cầu giáo viên. Đội nào ghi được nhiều thông tin, đúng, đội đó giành chiến thắng.
- Giáo viên chia bảng thành 4 ô, tổ chức trò chơi. Đọc câu hỏi “ Hãy kể tên các tác phẩm của nhà văn Nam Cao”.
- Giáo viên kiểm tra kết quả và trao thưởng.
Học sinh tham gia trò chơi
Kể tên các tác phẩm của Nam Cao 
 
* Hoạt động 2: Tổ chức các hoạt động trải nghiệm qua đóng vai, dự án học tập, trải nghiệm hình ảnh.
- Mục đích: Hiểu được giá trị nhân đạo, hiện thực sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm Chí Phèo. 
- Phương pháp và hình thức: đóng vai, dự án học tập, trải nghiệm hình ảnh
- Năng lực hướng tới: Cảm thụ thẩm mĩ; hợp tác nhóm; năng lực chuyển thể văn bản; ngôn ngữ trong giao tiếp
- Tiến trình thực hiện:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Kiến thức, kĩ năng cần đạt
Học sinh làm việc theo nhóm đôi, thời gian 5 phút
- Gv mời 02 Hs lên đóng vai về trò chuyện với nhà văn yêu quí: 01 học sinh đóng vai Nam Cao, 01 học sinh dẫn chuyện
– Gv yêu cầu các học sinh khác đánh giá việc nhập vai của các bạn và bày tỏ ý kiến của bản thân.
Tổ chức trải nghiệm việc cho học sinh xem một cảnh Chí Phèo say rượu trong phim “ Làng Vũ Đại ngày ấy”
Tổ chức trải nghiệm qua dự án của nhóm Chí Phèo
- Giáo viên mời nhóm Chí Phèo lên báo cáo kết thực hiện dự án “ Nỗi đau khổ của Chí Phèo sau khi ra tù”
Tổ chức trải nghiệm đóng vai phiên tòa xét xử vụ án “ Chí Phèo kiện Bá Kiến”.
- GV tổ chức nhận xét về việc đóng vai.
- Gv đặt câu hỏi học sinh thảo luận: Trong phần bào chữa cho Bá Kiến, luật sư có cho rằng Chí Phèo cũng phải chịu trách nhiệm về sự tha hóa của mình. Theo các em, ý kiến này có cơ sở không? Vì sao? Từ vấn đề tha hóa của Chí Phèo, nhà văn Nam Cao muốn truyền đi thông điệp gì?
- Gv tổng kết những vấn đề cơ bản.
Tổ chức trải nghiệm qua dự án nhóm Thị Nở với vấn đề “Chí Phèo và khát vọng làm người lương thiện”
- Gv tổ chức học sinh nhận xét về báo cáo.
- Chiếu trích phim “ Làng Vũ Đại ngày ấy” cảnh Thị Nở chăm sóc Chí Phèo
Tổ chức trải nghiệm qua dự án nhóm Bá Kiến với vấn đề “ Chí Phèo và câu hỏi Ai cho tao lương thiện?”
- Chiếu đoạn trích phim “ Làng Vũ Đại ngày ấy” cảnh Chí Phèo đến nhà Bá Kiến lần cuối.
Tổ chức trải nghiệm dự án nhóm làng Vũ Đại với vấn đề: Thực trạng, hậu quả và hướng giải quyết việc lạm dụng bia rượu ở địa phương em.
Giáo viên nhận xét, đánh giá và định hướng một số vấn đề về tác hại của việc lạm dụng rượu bia; hướng giải quyết thực trạng này.
- Gv hướng dẫn tổng kết bài học
- Trải nghiệm qua hình thức đóng vai trò chuyện với nhà văn Nam Cao
- Trải nghiệm qua xem phim một trích đoạn phim “ Làng Vũ Đại ngày ấy”
- Nhóm Chí Phèo tổ chức trình bày báo cáo bằng văn bản, hình ảnh.
- Nhóm học sinh đóng vai phiên tòa xét xử vụ án “ Chí Phèo kiện Bá Kiến”(theo trình tự mục 4.1)
- Học sinh thảo luận, phản biện ý kiến luật sư Bá Kiến.
- Đại diện nhóm Thị Nở trình bày báo cáo. Sản phẩm minh họa.
- Trải nghiệm hình ảnh phim truyện cảnh Thị Nở chăm sóc Chí Phèo
- Đại diện nhóm Bá Kiến trình bày báo cáo.
- Trải nghiệm hình ảnh phim truyện cảnh Chí Phèo đến nhà Bá Kiến lần cuối
- Nhóm làng Vũ Đại báo cáo kết quả điều tra, hình ảnh hậu quả lạm dụng rượu bia, các hình ảnh tuyên truyền
I. Tìm hiểu chung:
1. Hoàn cảnh sáng tác:
- Tác phẩm xuất bản 1941.
- Bối cảnh thời đại ra đời tác phẩm
2. Nhan đề tác phẩm:
- Những lần đổi tên: Cái lò gạch cũ -> Đôi lứa xứng đôi -> Chí Phèo
II. Đọc hiểu văn bản
1. Đọc sáng tạo
2. Tìm hiểu tác phẩm
2.1 Nỗi đau khổ của Chí Phèo sau khi ra tù
- Quá trình tha hóa về về ngoại hình và tính cách trở thành con quỷ dữ làng Vũ Đại.
- Nỗi cô đơn, bị xúc phạm về danh dự, nhân phẩm.
- Thông điệp của Nam Cao: Thực trạng người nông dân tha hóa trước cách mạng; thương xót cho người nông dân; băn khoăn về nhân phẩm, danh dự con người bị hủy hoại.
2.2. Chí Phèo và khát vọng làm người lương thiện.
- Cuộc gặp gỡ với Thị Nở: thay đổi tính cách, tâm hồn của Chí Phèo
- Bát cháo hành thị Nở thức tỉnh lương tri Chí Phèo
- Giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ tác phẩm2.3. Chí Phèo và câu hỏi Ai cho tao lương thiện?
- Ý thức nỗi đau khi bị Thị Nở từ chối tình yêu.
- Bản tính hung dữ lại nổi lên.
- Hành động giết Bá Kiến và tự sát: ý thức được kẻ thù của mình; không chấp nhận cuộc sống thú vật; không được xã hội chấp nhận là người; phản ánh mâu thuẫn căng thẳng giữa nông dân với địa chủ.
III. Tổng kết
1. Giá trị tác phẩm: Giá trị nhân đạo và hiện thực sâu sắc, mới mẻ
2. Giá trị nghệ thuật: miêu tả phân tích tâm lí, xây dựng nhân vật điển hình
* Hoạt động 3 : Tổ chức trải nghiệm thi sân khấu hóa một đoạn trích từ tác phẩm “ Chí Phèo” và xem phim truyện, tư liệu
- Mục đích: 
+ Học sinh hiểu được không gian văn hóa hình thành tác phẩm. Hiểu đực giá trị nhân đạo, hiện thực sâu sắc tác phẩm Chí Phèo
+ Học sinh chuyển thể được một số đoạn trích tác phẩm “ Chí Phèo” bám sát với văn bản gốc; đồng cảm được với tâm trạng, cảm xúc của các nhân vật.
- Phương pháp: Sân khấu hóa một đoạn trích tác phẩm
- Hình thức tổ chức: Thi sân khấu hóa; trải nghiệm qua phim truyện, phim tư liệu
- Năng lực hướng tới: Cảm thụ thẩm mĩ; hợp tác nhóm; năng lực chuyển thể văn bản; ngôn ngữ trong giao tiếp
- Tiến trình thực hiện:
 * Phần thi sân khấu hóa tác phẩm Chí Phèo:
Bước 1. Phân lớp 4 tổ thành 4 nhóm và đặt tên nhóm lần lượt là nhóm Chí Phèo, Bá Kiến, Thị Nở, làng Vũ Đại. Giao nhiệm vụ cho các nhóm thi chuyển thể đoạn Chí Phèo và Thị Nở thành vở kịch ngắn. Thành lập ban giám khảo ( chọn 4 học sinh) và xây dựng thang điểm chấm thi.
Bước 2. Học sinh xây dựng kịch bản, tự luyện tập. Giáo viên kiểm tra công việc chuyển thể văn bản và luyện tập của các nhóm.
Bước 3. Tiến hành tổ chức thi: nêu thể lệ cuộc thi; ban giám khảo làm việc; các nhóm thực hiện tiểu phẩm ( kich bản phụ lục 2); giáo viên nhận xét, đánh giá và trao thưởng
* Phần tổ chức xem phim “ Làng Vũ Đại ngày ấy” và phim tài liệu “ Làng Vũ Đại ngày ấy – bây giờ”. Quy trình thực hiện như mục 4.3.2 ở trên đã trình bày.
6. Kết quả thực hiện và nhận xét, đánh giá:
Trong quá trình tổ chức thực hiện dạy học đọc hiểu văn bản “ Chí Phèo” theo hướng tổ chức cho học sinh trải nghiệm sáng tạo đã thu được những kết quả tốt hơn so với phương pháp đọc hiểu truyền thống. Chúng tôi tiến hành khảo sát với câu hỏi: Em có yêu thích hoạt động dạy học bài Chí Phèo không?. Hãy đánh dấu vào một lựa chọn sau: 
 1. Yêu thích	 2. Không yêu thích 
 3. Bình thường 4. Ý kiến khác	
Kết quả khảo sát thu được như sau:
Nhóm

Lớp
Sĩ số
Kết quả kiểm tra
Yêu thích
Không yêu thích
Bình thường
Ý kiến khác
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Thực nghiệm
11B5
30
26
86,6
2
6,6
2
6,6
0
0
Đối chứng
11B7
30
10
33,3
15
50
3
10
2
6,6

Thật vậy, dạy học bài Chí Phèo theo hướng vận dụng, kết hợp với các phương pháp động đóng vai, diễn kịch, dự án, xem phim thì học sinh chủ động, tích cực hơn trong hoạt động học tập. Bên cạnh học sinh vừa nắm được nội dung, nghệ thuật của bài học, thì các em còn được trải nghiệm thực tiễn, bộc lộ được cảm xúc của bản thân. Một số học sinh có khả năng nhập vai tốt tạo được ấn tượng. Hoạt động trải nghiệm linh hoạt tạo được bầu không khí học tập sôi nổi, hứng thú, không nhàm chán. Kết hợp các biện pháp trải nghiệm khi tổ chức dạy đọc hiểu văn bản văn học có ý nghĩa tích cực hóa hoạt động của học sinh.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Đổi mới dạy học Ngữ văn theo hướng kết hợp với các hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một hình thức dạy học sinh động, hấp dẫn. Tăng cường sự tương tác giữa học sinh với nhau, đưa văn học gắn liền với cuộc sống. Dạy học đọc hiểu văn bản văn học gắn liền với hoạt động trải nghiệm đánh thức được những rung động về tâm hồn của học sinh. Dạy đọc hiểu tác phẩm Chí Phèo theo hướng kết hợp với các hoạt động trải nghiệm như đóng vai kết hợp thảo luận, dự án, thi sân khấu hóa, xem phim có ý nghĩa tích cực hơn so với cách đọc hiểu trước đây. Khi đóng vai, học sinh có cơ hội bộc lộ được suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về nhân vật, tình huống tác phẩm. Giáo viên giao học sinh thực hiện nhiệm vụ bằng các dự án về tác phẩm thì học sinh có điều kiện tự nghiên cứu, tự học về các vấn đề tác phẩm. Các hình thức thi sân khấu hóa một đoạn trích tác phẩm, xem phim “ Làng Vũ Đại ngày ấy” là một cách đọc hiểu sáng tạo về tác phẩm Chí Phèo. 2. Để hình thức dạy học đọc hiểu tác phẩm Chí Phèo kết hợp với HĐTN có kết quả cần chú ý một số điểm: Cần có kế hoạch chuẩn bị chu đáo về các khâu phân chia nhóm; hướng dẫn học sinh chuyển thể văn bản thành kịch ngắn. Kiểm tra việc thực hiện của học sinh, cần điều chỉnh những điểm không phù hợp với tác phẩm. Cần kết hợp giữa đọc hiểu văn bản và tổ chức trải nghiệm. Có các hình thức khen thưởng, khuyến khích cho những nhóm làm việc tích cực. Chủ động đề xuất với nhà trường kế hoạch thực hiện bài dạy.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), “ Dự thảo chương trình giáo dục tổng thể phổ thông”
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo ( 2015), “ Kĩ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường phổ thông”
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), “Ngữ văn 11”, Tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. Nguyễn Viết Chữ (2010), “ Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường”, NXB Giáo dục
5. Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh ( 2004), “ Phương pháp dạy học Văn”, NXB Đại học sư phạm
6. Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông, ThS Bùi Ngọc Diệp, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
7. Các dạng thức của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Ngữ văn trung học phổ thông, ThS Lê Khánh Tùng, Trường Đại học sư phạm Huế.
8. Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1, NXB Giáo dục, 2007.
PHỤ LỤC 1
Kịch bản : “Trò chuyện cùng nhà văn yêu quí”
Học sinh ( Thu Trang): Xin trân trọng kính chào nhà văn Nam Cao. Hôm nay, cháu rất vui khi được gặp và trò chuyện với bác. Thưa bác! Trong sự nghiệp sáng tác của bác thì tác phẩm Chí Phèo được đánh giá là một tác phẩm xuất sắc. Vậy, bác có thể nói đôi nét về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm như thế nào?
Nhà văn Nam Cao (Bảo) : Hôm nay, bác cũng rất vui khi được trò chuyện với các cháu về bối cảnh ra đời tác phẩm Chí Phèo. Truyện Chí Phèo được sáng tác năm 1941. Trong hoàn cảnh xã hội thực dân nửa phong kiến, đặc biệt tình cảnh cuộc sống của người nông dân ở nông thôn Việt Nam cơ cực, một bộ phận nông dân muốn tồn tại phải tha hóa. Từ hiện thực cuộc sống của người nông dân làng Đại Hoàng của quê hương mà bác đã xây dựng lên những hình tượng như Bá Kiến, Chí Phèo trong tác phẩm.
Học sinh ( Thu Trang): Bác hãy cho biết ý nghĩa của những lần thay đổi nhan đề tác phẩm, ban đầu có tên “Cái lò gạch cũ” rồi “ Đôi lứa xứng đôi” và cuối cùng chọn tên “ Chí Phèo”.
Nhà văn Nam Cao ( Bảo) : Đối với tác phẩm văn học, nhan đề đã nói lên nội dung tư tưởng của tác phẩm. Tên gọi “Cái lò gạch cũ” gắn với nơi sinh Chí Phèo là bị bỏ rơi ở cái lò gạch cũ, còn tên gọi “Đôi lứa xứng đôi’’ muốn nói đến mối tình Chí Phèo – Thị Nở và cuối cùng lấy tên gọi nhân vật Chí Phèo đặt tên cho tác phẩm cho gần gũi, giản dị nhưng sâu sắc.
Học sinh ( Thu Trang): Trước khi tác phẩm Chí Phèo ra đời, trên văn đàn lúc ấy đã có nhiều tác phẩm viết về người nông dân thành công và ngay cả bản thân nhà văn cũng đã có nhiều tác phẩm viết về nông dân. Vậy, đâu là điểm mới mà bác muốn viết về người nông dân qua truyện Chí Phèo?
Nhà văn Nam Cao ( Bảo): Đúng vậy, đề tài người nông dân đã có nhiều tác giả viết thành công như Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng hay bản thân bác cũng đã viết trong một số truyện. Chí Phèo là kiểu người nông dân bần cùng dẫn đến lưu manh hóa. Nỗi đau của Chí Phèo không phải vì sưu cao thuế nặng, hay cái đói và miếng ăn mà là nỗi đau vì bị xã hội cướp đi quyền làm người lương thiện.
Học sinh ( Thu Trang) : Xin trân trọng cảm ơn bác đã có buổi trò chuyện để chúng cháu hiểu thêm về hoàn cảnh ra đời tác phẩm Chí Phèo
PHỤ LỤC 2
Kịch bản “ Chí Phèo và Thị Nở”
 Cảnh Chí Phèo sau trận ốm 
Phát âm thanh: tiếng chim, tiếng cười nói, tiếng mái chèo
Chí Phèo (Tỉnh dậy sớm, mệt mỏi, buồn): Hình như ở ngoài kia có nhiều âm thanh vui vẻ quá. Hình như một thời ta đã có mơ ước về một gia đình nho nhỏ.
Thị Nở (Bước vào) : Thôi chết rồi ốm đến nơi rồi ông tướng ạ.
Chí Phèo (cười): Hãy giúp tôi trở về làm lại cuộc đời nhé!
Thị Nở : Gớm. Ốm rồi lại nghĩ vớ vẩn. Để tôi đi nấu bát cháo hành . Ốm thế này có bát cháo hành ăn là khỏi ngay ấy mà ( bước đi)
Chí Phèo (độc thoại ): Cảm ơn Nở. Đời tôi chưa bao giờ được ăn cháo hành. Có ai cho mà ăn đâu.
Thị Nở (bước vào, tay bưng bát cháo): Này ăn đi cho nóng. Cho mồ hôi vã ra là khỏi bệnh ngay.
Chí Phèo (đỡ lấy bát cháo, nhìn Thị Nở âu yếm): Cháo hành thơm thật đấy.
Thị Nở (nhìn Chí Phèo): Ăn đi cho nóng.
Chí Phèo (nhìn Thị Nở): Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ. Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui.
Thị Nở (cười): Gớm. Để về hỏi bà cô xem đã (Bước đi)
Chí Phèo (nhìn theo): Đi nhanh rồi về nhé.
Hạ màn

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_hinh_thuc_to_chuc_hoat_dong_trai_nghiem_sang_tao.docx