SKKN Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn ở Trường THCS Cổ Bi

Lúc sinh thời cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là một nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Người giáo viên khi đã chọn nghề giáo là đã thể hiện lòng yêu nghề. Người dạy học là kỹ sư xây đắp tâm hồn và mục tiêu quan trọng là đào tạo ra những học sinh giỏi, những tài năng tương lai cho đất nước. Nhưng một trong những niềm vui sướng vinh dự, hạnh phúc nhất trong cuộc đời người giáo viên là đào tạo và bồi dưỡng được những học sinh giỏi. Để có được học sinh giỏi thì ngoài năng lực, tố chất của học sinh còn cần có công lao bồi dưỡng của người thầy là điều không thể phủ nhận được. Là một giáo viên văn đứng lớp giảng dạy nhiều năm và đã từng tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi qua một số năm học, tôi đã cảm nhận được điều đó. Mỗi môn học trong nhà trường, việc học và dạy đều có đặc thù riêng của nó. Môn Ngữ Văn cũng không nằm ngoài lệ đó. Phương pháp dạy và học Văn đã được nói và bàn luận rất nhiều từ trước đến nay. Học như thế nào cho tốt? Dạy như thế nào cho thật sự có hiệu quả? Đó là điều băn khoăn trăn trở của mỗi giáo viên dạy môn Ngữ Văn khi đứng lớp. Một tiết dạy bình thường trên lớp cũng cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng mới có thể dạy tốt được và mang lại hiệu quả cao. Nhưng một tiết dạy bồi dưỡng học sinh giỏi còn có yêu cầu cao hơn rất nhiều. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ nặng nề nhưng cũng rất đỗi vinh dự cho người giáo viên khi tham gia bồi dưỡng. Câu hỏi mà bất cứ ai khi tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi cũng luôn đặt ra là làm thế nào cho thật sự đạt kết quả tốt nhất? Làm sao để mang lại niềm vinh dự cho bản thân của các em và thành tích của nhà trường? Nỗi băn khoăn đó luôn thường trực trong suy nghĩ của tôi trong những năm qua.

Bằng tất cả mọi nỗ lực của mình trong suy nghĩ, tìm tòi, trao đổi, thảo luận với các đồng nghiệp trong trường và các đồng nghiệp khác trong ngành giáo dục cùng với việc cọ sát thực tế trong thực tiễn trải nghiệm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi văn qua một số năm học, tôi mạnh dạn chia sẻ một số ý kiến. suy nghĩ của mình. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là khá quan trọng và rất nặng trong thực tiễn giảng dạy. Mỗi giáo viên có một phương pháp, cách thức riêng của mình. Bản thân tôi cũng đã lắng nghe, suy ngẫm và trao đổi với một số thầy cô về công tác này. Nhưng đây là cái nhìn có những điểm giống và chưa giống với ý kiến của một số đồng nghiệp khác. Và thực tế đây chính là vấn đề cũng quan trọng nhưng chưa nhiều những sáng kiến kinh nghiệm đề cập tới. Vì vậy tôi mạnh dạn trình bày ý kiến của mình với hy vọng là chia sẻ cùng nhau để góp phần trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau. Bằng những trải nghiệm của bản thân qua thực tiễn giảng dạy, tôi mạnh dạn viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn ở trường THCS Cổ Bi”

docx 21 trang Trang Lê 16/03/2025 220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn ở Trường THCS Cổ Bi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn ở Trường THCS Cổ Bi

SKKN Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn ở Trường THCS Cổ Bi
 văn cao đẹp (nêu biểu hiện và chứng minh. Thường trả lời các câu hỏi như: Tại sao? Thế nào?).
b. Tuy nhiên bên cạnh những ý nghĩa nhân văn cao đẹp đã phân tích ở trên ta còn thấy nhiều tư tưởng trái ngược cần lên án: (nêu biểu hiện, chứng minh).
2.3. Từ việc phân tích ở trên mỗi cá nhân cần rút ra cho mình bài học nhận thức và hành động.
- Về nhận thức, ta thấy đây là một (...) đúng cần học tập và noi theo.
- Về hành động, chúng ta cần: học tập và rèn luyện nhân cách, sống cao
đẹp... (tự suy nghĩ và viết tiếp).
3. Kết bài
Tóm lại, (...) là một tư tưởng đúng có nhiều tác dụng và ý nghĩa cao đẹp. Mỗi chúng ta cần ý thức được vai trò cảu mình trong đời sống. Cần rèn luyện bản thân có lối sống thật chuẩn mực, có nhân cách phẩm giá để sống cho đúng danh nghĩa con người.
Ví dụ: Về dạng đề bàn về những vấn đề mang tính tác hại ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách con người.
Thói dối trá, lối sống ích kỷ, phản bội, ghen tị, vụ lợi cá nhân... Đề thi thường ra dưới dạng một ý kiến, một câu nói, tục ngữ, ngạn ngữ...
*Ta làm bài theo cấu trúc sau:
1. Mở bài.
Nêu nội dung của ý kiến (hoặc câu nói, hoặc câu) rồi dẫn ý kiến vào.
Ví dụ: 
Đề ra: Viết một bài văn nghị luận (khoảng 300 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về câu nói của Nam Cao: “Cầu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương”.
Ta có mở bài như sau: (Tạo đối lập trong mở bài).
Trong bất kỳ công việc nào, chúng ta làm việc có tâm, có trách nhiệm thì bao giờ công việc cũng thành công. Còn nếu chúng ta làm việc một cách hời hợt, vội vàng, thiếu trách nhiệm thì bao giờ công việc cũng sẽ đổ bể gây thiệt hại cho bản thân và người khác. Có lẽ cũng chính là ý nghĩa của câu nói mà Nam Cao muốn gửi đến tất cả chúng ta: “Cầu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương”.
Đọc kỹ đề, gạch chân đề thi thuộc dạng nào? Chứng minh một nhận định hay phân tích một hình tượng, một đoạn thơ, một bài thơ?... hay so sánh đối chiếu giữa các tác phẩm với nhau nhưng từ ngữ quan trọng trong ae. Xác định
VD: Với tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương chúng ta có thể bắt gặp các dạng đề nghị luận: Các nhân vật trong tác phẩm; giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của tác phẩm; nghệ thuật miêu tả tâm lí và khắc họa nhân vật; nghệ thuật xây dựng tình huống truyện... Ở mỗi dạng đề cần định hướng được cách làm và nắm được các luận điểm chính.
Thao tác 3: Lập dàn bài chi tiết cho từng dạng đề ở mỗi tác phẩm.
- Sau khi xác định đúng đề thi thì tiến hành lập dàn ý. Lập dàn ý là cách tốt nhất để không viết sót ý khi làm bài.
* Với đề phân tích nhân vật.
- Giáo viên hướng dẫn các em phải đặc biệt chú ý chính là ngoại hình và tính cách. Bên cạnh đó một số yếu tố như: ngôn ngữ, hành động, cử chỉ, nội tâm mối quan hệ với các nhân vật khác... Tất cả các yếu tố này bổ trợ và làm nổi bật lên tính cách của nhân vật. Song song với phân tích nội dung giáo viên cần hướng các em đến phân tích các thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật.
2. Thân bài.
* Giải thích (trước hết ta cần hiểu ý kiến trên có ý nghĩa như thế nào). Nếu 2 vế thì: giải thích vế 1, vế 2 rồi giải thích cả câu.
Ví dụ: Trước hết ta cần hiểu câu nói “Cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương” có ý nghĩa gì? “Cẩu thả” có nghĩa là làm việc thiếu trách nhiệm, làm vội vàng, làm dối, làm hời hợt, qua loa... “Bất lương” là không có lương tâm. Như vậy, cả câu có ý nghĩa là: làm việc gì mà thiếu trách nhiệm, thiếu ý thức thì đồng nghĩa với việc không có lương tâm, không có đạo đức.
* Bàn luận.
a.Theo cách giải thích ở trên ta thấy đây là một (ý kiến, câu nói...) có nhiều ý nghĩa vì nó đã chỉ ra được những tác hại của (...) nêu biểu hiện và chứng minh.
b. Tuy nhiên bên cạnh những biểu hiện tiêu cực đã phân tích ở trên ta thấy còn có nhiều biểu hiện trái ngược tốt đẹp cần tuyên dương (nêu biểu hiện). 
* Từ việc phân tích ở trên mỗi cá nhân cần rút ra cho mình bài học nhận thức và hành động.
- Về nhận thức, ta thấy đây là một vấn đề xấu nhiều tác hại mà mỗi chúng ta cần đấu tranh và loại bỏ ra khỏi bản thân mình và xã hội.
Về hành động, chúng ta cần: học tập và rèn luyện nhân cách, sống cao đẹp... (tự duy nghĩa và viết tiếp).
3. Kết bài
Tóm lại,...
2.2 Đối với phần nghị luận văn học.
Là một phần quan trọng chiếm số điểm cao nhất nên giáo viên cần lưu tâm và dành nhiều thời gian nhất cho phần này. Để làm tốt, giáo viên cần hướng dẫn học sinh kỹ năng làm bài.
a. Phân loại.
Kiểu bài văn nghị luận văn học được chia làm hai loại: Nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
b. Khái niệm.
Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày, những nhận xét đánh giá của mình về nhân vật ,sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật một tác phẩm cụ thể.
Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày những nhận xét,đánh giá của mình về nội dung hay nghệ thuật của đoạn thơ hay bài thơ ấy.
c. Một số thao tác cần lưu ý khi làm bài thuộc kiểu nghị luận một tác phẩm văn học.
+ Hầu hết các nhân vật trong tác phẩm văn học mang tính chất hình tượng , đại diện cho một tầng lớp, một thế hệ nên sau quá trình phân tích ngoại hình và tính cách các em cần rút ra được thong điệp mà nhà văn muốn gủi gắm qua tác phẩm đó (khái quát bình diện văn học ).
+ Trong mỗi ý lớn như vậy sẽ có thêm nhiều ý nhỏ hơn ,giáo viên hướng dẫn học sinh hãy dung một mũi tên cho một ý để sơ đồ hóa dàn bài của mình và ở mỗi ý nhỏ ,học sinh cần tìm ra những dẫn chứng phù hợp minh chứng cho đạc điểm đó . Dẫn chứng chính là những đoạn trích trong tác phẩm , các em phải học thuộc một số câu văn tiêu biểu để minh chứng cho những ý kiến đánh giá của mình trong bài viết. Qua phân tích những dẫn chứng đó nhân vật sẽ hiện lên với đầy đủ tính cách chân thực và sống động .
*Đối với dạng đề tổng hợp nghị luận về một vấn đề văn học, chúng ta cần đi từ vấn đề bao quát nhất. VD: Đề phân tích giá trị nhân đạo trong các tác phẩm của Nam Cao. Ta cần triển khai như sau: 
+ Nhân đạo: Nhân đạo là gì ?
+ Biểu hiện của tinh thần nhân đạo: Yêu thương con người , cảm thông sâu sắc vớ những nỗi đau của con người , thông cảm với hoàn cảnh sống của nhân vật ( nhiều khi tinh thần nhân đạo được phản ánh ngay trong những giá trị hiện thực ), hướng con người một cuộc sống tốt đẹp hơn .đều là những biểu hiện của tinh thần nhân đạo trong tác phẩm của tinh thần nhân đạo .
+ Tinh thần nhân đạo trong tác phẩm của Nam Cao :
Khái quát về các tác phẩm của Nam Cao, các đề tài chính đời sống của người nông dân và trí thức nghèo)
Tinh thần nhân đạo thể hiện trong tác phẩm của Nam Cao như thế nào? bằng những hình ảnh gì? Trong tác phẩm nào? Vấn đề tác giả đặt ra trong tác phẩm là gì ? 
Lần lượt bạn tự đặt ra những câu hỏi và trả lời cho câu hỏi của chính mình. Điều này sẽ giúp học sinh vạch được cho mình những ý chính thật đầy đủ. Sau khi có những ý chính thì mới triển khai các ý phụ . Thêm vào đó có thể tham khảo các bài văn hay đẻ bổ xung ý cần thiết. Bằng cách sơ đồ hóa dàn bài bằng những giá trị đầu dòng, mũi tên sẽ giúp các em thấy rõ các ý mà mình định triển khai.
*Đối với dạng để phân tích nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Cần làm nổi bật được nội dung, nghệ thuật của truyện có phân tích chứng minh, bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực, căn cứ vào từng tác phẩm để có cách triển khai cụ thể. Cần liên hệ với các đề tài, cùng giai đoạn để người đọc người nghe hiểu sâu hơn về tác phẩm mình đang nghị luận. 
3. Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh thực hành, luyện tập
Sau khi đã trang bị kiến thức đầy đủ cho học sinh tôi luôn ra đề cho học sinh làm bài trên lớp, kể cả ở nhà. Yêu cầu học sinh viết theo thời gian ấn định giáo viên chấm bạn chữa bài, phải chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của mỗi bài, giúp học sinh phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu.
 4. Giải pháp 4: Luôn theo sát, động viên, khích lệ
Giáo viên phải thường xuyên quan tâm, động viên học sinh, gần gũi học sinh bằng tình cảm chân thành, khích lệ các em cố gắng.
5. Giải pháp 5. Chia sẻ kinh nghiệm làm bài thi môn Văn đạt kết quả cao 
Trước khi học sinh đi thi giáo viên gặp gỡ, truyền đạt kinh nghiệm đi thi sao cho đạt kết quả cao.
IV. Kết quả
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tiễn bồi dưỡng học sinh giỏi ở Trường THCS Cổ Bi từ 2019-2020 đến nay thì kết quả thay đổi rõ rệt. Học sinh chủ động và lạc quan khi tham gia vào đội tuyển, học sinh sôi nổi có hứng thú và tin tưởng vào kết quả khi làm bài. Chủ động tích cực trong việc học tập, nghiên cứu với sự giúp đỡ hướng dẫn của giáo viên bồi dưỡng. Hàng năm có từ 2-3 em tham gia vào đội tuyển đều đạt kết quả rất khả quan.
Nhờ áp dụng kinh nghiệm này, trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi Văn trường đã đạt được kết như sau.
Năm học
Số HS dự thi cấp huyện
Số HS sinh đạt giải
Số HS dự thi và đạt giải 
cấp TP
2019-2020
03
02
01
2020-2021
02
02
01
2021-2022
03
02
01
2022-2023
02
02
01
PHẦN III
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. Kết luận
 Dạy học là một nghệ thuật. Người giáo viên khi đã chọn nghề dạy học là phải có tâm yêu nghề, đặc biệt là mục tiêu hướng tới và là niềm hạnh phúc nhất trong cuộc đời của người thầy là đào tạo bồi dưỡng được thật nhiều học trò giỏi. Đó là tâm nguyện của tôi cũng như bao nhiêu đồng nghiệp khác. Tuy nhiên để có được kết quả thành công tốt đẹp thì mỗi người giáo viên luôn tìm tòi, sáng tạo, trăn trở và nỗ lực không ngừng với nhiều cách thức và phương pháp tối ưu nhất của mình để giảng dạy, bồi dưỡng cho các em.
 Phương pháp giảng dạy thì phong phú, kiến thức văn chương thì mênh mông rộng lớn vô cùng, nhất là kiến thức gắn với yêu cầu đề thi của học sinh giỏi. Vì vậy trong giới hạn của chuyên đề này, tôi chỉ khiêm tốn đưa ra một vài suy nghĩ về kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả của mình. Đó là những điều mà tôi đã trải nghiệm qua thực tế giảng dạy nhiều năm, đặc biệt là những suy nghĩ trăn trở rất nhiều trong thực tiễn công tác bồi dưỡng học sinh giỏi qua các năm học. Hy vọng rằng những nội dung trong đề tài này sẽ là những thông tin để các đồng nghiệp trao đổi, thảo luận, mong rút ra được những kinh nghiệm thực sự quý báu trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi – một công tác rất đỗi nặng nề nhưng rất vinh dự của người giáo viên.
Do thời gian có hạn mà kiến thức và sự cảm nhận văn học thì vô cùng nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Người viết rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô, nhất là những thầy cô trong cùng bộ môn. 
II. Khuyến nghị
- Đối với giáo viên:
+ Khi chọn đội tuyển không được ép buộc học sinh, phải để học sinh tự chọn môn học mà mình yêu thích và có năng khiếu về môn đó.
+ Những giáo viên được phân công giảng dạy bồi dưỡng phải có kế hoạch, chương trình cụ thể, tránh dạy chay, thích gì dạy nấy.
+ Phải thật sự nhiệt tình say mê, tận tụy với học sinh.
- Đối với nhà trường:
+ Phải quan tâm nhiều hơn công tác này, động viên kịp thời những giáo viên trực tiếp dạy bồi dưỡng đội tuyển. Nên cho giáo viên dạy học sinh từ lớp 6 để nắm bắt theo dõi và bồi dưỡng học sinh đạt kết quả cao hơn.
+ Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho giáo viên: Tài liệu, sách tham khảo...
+ Cần tạo điều kiện để giáo viên có điều kiện giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với giáo viên trường khác ở thành phố, tỉnh...để giáo viên có điều kiện học hỏi những phương pháp tốt, góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy và học cho nhà trường nói riêng, cho ngành giáo dục nói chung.
Gia Lâm, ngày 15 tháng 3 năm 2023
Người viết
Nguyễn Thị Kim Anh
 Xác nhận của BGH
.
Tài liệu tham khảo
1. Đỗ Ngọc Thống - Bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn THCS quyển 1,2,3,4. NXB Giáo Dục.
2. Ths Lê Xuân Soạn - Những điều cần biết về bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ Văn theo cấu trúc mới nhất của Bộ Giáo dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
3. Đặng Quốc Bảo – Đinh Thị Kim Thoa, Cẩm nang nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên , NXB Lý luận chính trị, 2007.
4. Trần Hoàng Hảo, “Những suy nghĩ về sự thay đổi thang giá trị đạo đức trong sự nghiệp CNH – HĐH ở Việt Nam hiện nay” tạp chí Triết học, 2005.
5. Đỗ Long, “Định hướng giá trị và sự phát triển của thế hệ trẻ”, tạp chí Tâm lý học, 2006.
6. Nguyễn Quang Uẩn, Giá trị - Định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị, Đề tài cấp Nhà nước KX-07-04, Hà Nội, 1995.
Nội dung
Trang
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
II. Mục đích và yêu cầu của đề tài 
III. Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài
IV. Phương pháp nghiên cứu

1
2
2
2
PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. Cơ sở lí luận	
II. Cơ sở thực tiễn
III. Các giải pháp khoa học
IV. Kết quả

3-5
6
6-17
17
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Khuyến nghị

18
19
TƯ LIỆU THAM KHẢO MINH CHỨNG

MỤC LỤC
TRƯỜNG THCS CỔ BI
TỔ KHXH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do - Hạnh phúc
------------------
 
 Cổ Bi, ngày 23 tháng 03 năm 2023
BIÊN BẢN HỌP TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI
V/v đánh giá chất lượng giáo dục môn Ngữ Văn
Thời gian: 14h ngày 23 tháng 3 năm 2023
Địa điểm: Trường THCS Cổ Bi
Thành phần: Thành viên tổ Khoa Học Xã Hội – trường THCS Cổ Bi
Sĩ số:18. Có mặt: 17. Vắng: 01 (Đ.c Nguyễn Thị Vân nghỉ chế độ)
Chủ tọa: Đ.c Nguyễn Thị Thu Hà. Tổ phó
Thư kí: Đ.c Nguyễn Thị Tâm. Tổ viên
Nội dung: 
1. Đ.c chủ tọa nêu mục đích yêu cầu: Đánh giá về việc dạy học sinh giỏi môn Ngữ Văn của đ.c Nguyễn Thị Kim Anh trong 4 năm trở lại đây
2. Các đ.c tham dự họp trao đổi ý kiến về các nội dung:
- Hồ sơ.
- Đổi mới phương pháp giảng dạy
- Chất lượng giảng dạy bộ môn
3. Đ.c chủ tọa tóm tắt các ý kiến và đi đến thống nhất
- Về hồ sơ: Đầy đủ, ghi chép khoa học, đảm bảo yêu cầu.
- Về đổi mới phương pháp: Luôn đổi mới phương pháp dạy học sinh giỏi môn Ngữ Văn, chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo, khai thác triệt để các đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
+ Với học sinh giỏi Ngữ Văn lớp 8, 9: đồng chí áp dụng hiệu quả các phương pháp:
1. Giải pháp 1. Lập kế hoạch bồi dưỡng đội tuyển bồi dưỡng
2. Giải pháp 2. Xác định nội dung kiến thức bồi dưỡng
3. Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh thực hành, luyện tập
4. Giải pháp 4: Luôn theo sát, động viên, khích lệ
5. Giải pháp 5. Chia sẻ kinh nghiệm làm bài thi môn Văn đạt kết quả cao
- Về kết quả: 
Năm học
Số HS dự thi cấp huyện
Số HS sinh đạt giải
Số HS dự thi và đạt giải cấp TP
2019-2020
03
02
01
2020-2021
02
02
01
2021-2022
03
02
01
2022-2023
02
02
01
4. Biểu quyết: 100% thành viên dự họp nhất trí nội dung trên. 
Cuộc họp kết thúc lúc 17h cùng ngày.
 Cổ Bi, ngày 23 tháng 3 năm 2023
 Chủ tọa Thư kí
 Nguyễn Thị Thu Hà Nguyễn Thị Tâm
Xác nhận của BGH
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van.docx