SKKN Một số kinh nghiệm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn ở những Trường THPT có chất lượng đầu vào thấp
Chất lượng học sinh giỏi và chất lượng mũi nhọn của một trường góp phần không nhỏ tạo nên thương hiệu của ngôi trường đó nói riêng và thương hiệu của ngành GD địa phương đó nói chung. Nó góp phần tạo động lực học tập cho các thế hệ học sinh và đặc biệt là tạo nên sự tin tưởng, niềm tin yêu của phụ huynh và xã hội vào ngôi trường đó và nền GD của địa phương để từ đó họ yên tâm gửi gắm con em mình cho nhà trường.
Đối với các huyện miền núi cao như Kỳ Sơn, Tương Dương việc thu hút được học sinh, đặc biệt là những học sinh có tố chất vào học cấp THPT gặp vô vàn những khó khăn, thách thức. Vấn đề cấp thiết đặt ra đó là, những người làm GD, các thầy cô giáo vùng cao ngoài nhiệm vụ vận động thu hút học sinh đến trường thì còn cần phải chứng minh được rằng học sinh khi đến trường sẽ được học tập tốt nhất, hiệu quả cao và đạt được chất lượng thật sự. Và còn phải chứng minh được lợi ích bền vững và lâu dài của việc học tập từ đó dần dần tạo được niềm tin để phụ huynh yên tâm gửi gắm con em mình ở lại học tập góp phần giảm gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội, góp phần nâng cao dân trí và nâng cao vị thế, uy tín của các nhà giáo nói riêng và ngành GD nói chung.
Bồi dưỡng HSG là vấn đề không mới, đặc biệt là đối với các trường trọng điểm CLC ở miền xuôi, nhưng đó lại là vấn đề không hề dễ và là bài toán khó mà nhiều thế hệ quản lí và giáo viên các trường có điểm đầu vào thấp như Tương Dương, Kỳ Sơn loay hoay mãi mà chưa tìm ra đáp án hiệu quả nhất. Ở đây không thể bê nguyên xi và áp dụng máy móc các phương pháp, kinh nghiệm của các trường miền xuôi được. Mà đòi hỏi các giáo viên phải vận dụng kết hợp và có những phương pháp, cách làm phù hợp, phải có lộ trình lâu dài, sự mạnh dạn, kiên trì thực hiện. Đồng thời còn cần có sự thấu hiểu, sẻ chia của các cấp quản lí để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường như đã nói đạt kết quả cao. Bởi vì người giáo viên ở đây nhiều lúc phải vừa dạy vừa dỗ, phải biết kích thích, khai mở, giải thích, vận động, phát hiện, động viên, hướng dẫn, bồi dưỡng, quan tâm sát cánh, đồng sức đồng lòng với học trò. Với những lý do trên bản thân tôi mạnh dạn đề xuất “Một số kinh nghiệm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn ở những trường THPT có chất lượng đầu vào thấp”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn ở những Trường THPT có chất lượng đầu vào thấp

hung - Về ý nghĩa của vấn đề: ý kiến của Nguyễn Đình Thi về một trong những đặc trưng bản chất của thơ không chỉ có tác dụng nhất thời mà ngày nay vẫn còn nguyên giá trị bởi ý nghĩa thời sự, tính chất khoa học đúng đắn. + Đối với người sáng tác: định hướng cho sự sáng tạo, làm thơ phải biết lựa chọn ngôn ngữ hàm súc, giàu sức gợi, có sức hấp dẫn, lôi cuốn... + Đối với người thưởng thức: định hướng tiếp nhận, đọc thơ không chỉ hiểu nghĩa câu chữ mà phải dựng dậy lớp nghĩa được gợi ra từ câu chữ. - Về bài thơ Sóng và Đàn ghi ta của Lor-ca. c. Nghị luận một tác phẩm văn xuôi: Đề thi thường gặp là nghị luận về một nhân vật văn học, tình huống truyện, thành công về nghệ thuật, tư tưởng nhân đạohoặc cũng có thể là một chi tiết đặc sắc trong tác phẩm. Đối với mỗi dạng đề, giáo viên cần hướng dẫn lại cho học sinh nắm được cách làm bài để tránh tình trạng kể lại tác phẩm, viết lan man không xác định đúng trọng tâm. Ví dụ 1: Khi phân tích tình huống truyện của một tác phẩm, các em cần phải đảm bảo những kiến thức cơ bản sau: - Tình huống truyện là gì? - Tình huống truyện trong tác phẩm được thể hiện như thế nào? - Ý nghĩa của tình huống truyện? Ví dụ 2. Phân tích giá trị nhân đạo, các em cần phải đảm bảo những kiến thức cơ bản sau: - Giá trị nhân đạo là gì? - Giá trị nhân đạo biểu hiện thông qua tác phẩm? + Thông cảm, đồng cảm sâu sắc với những nổi khổ đau, bất hạnh của con người + Trân trọng khát vọng được muốn được sống, được tự do của con người + Tố cáo những thế lực đen tối chà đạp, vùi dập con người + Phát hiện, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của con người - Đánh giá chung về tư tưởng nhân đạo Mặc dù đây chỉ là những kiến thức cơ bản nhưng đối với các học sinh miền núi như Tương Dương, giáo viên cần hướng dẫn học sinh nắm chắc vì chỉ khi có nền tảng kiến thức cơ bản các em mới có thể vận dụng để giải quyết những vấn đề cao hơn. 3.2. Kỹ năng viết đoạn văn, bài văn hay, độc đáo Một đoạn văn, bài văn hay là một đoạn, một bài văn vừa đúng vừa trúng, mà trước hết học sinh cần viết được đúng. Nghĩa là, học sinh phải nắm được một số yêu cầu cơ bản khi tạo lập văn bản như sau: 1, Xác định đúng yêu cầu của đề bài 2, Xây dựng được hệ thống luận điểm, luận cứ tốt 3, Lựa chọn các thao tác lập luận chính xác, phù hợp 4, Không mắc lỗi dùng từ, lỗi diễn đạt Thêm nữa, bài văn hay phải là bài văn trúng. Nghĩa là bài văn phải thể hiện được sự độc đáo, hấp dẫn, sáng tạo. Để đạt được điều đó học sinh cần lưu ý những điểm sau: + Sử dụng kiến thức lí luận văn học vào bài viết + Phát hiện được những vấn đề ngược lại với đề bài. Để có được đoạn văn, bài văn hay, độc đáo thì bản thân người viết phải có ý tưởng sáng tạo, sự bùng nổ. Một trong những cách đó là phản biện lại những vấn đề được đặt ra trong đề bài. Tất nhiên để làm được điều này không phải dễ mà đòi hỏi học sinh phải có vốn hiểu biết sâu, rộng, vốn từ ngữ và kỹ năng lập luận để làm sao lí giải vấn đề hợp tình hợp lí và thuyết phục được người đọc. + Diễn đạt hay. Một bài văn hay là bài văn có những câu văn hay. Trong bài làm của HSG không phải câu nào cũng phải hay, phải xuất sắc, đặc biệt là với đối tượng học sinh như ở THPT Tương Dương1. Nhưng trong một bài của các em đôi khi chỉ cần một vài câu diễn đạt xuất sắc thì coi như đã đạt rồi. Để diễn đạt hay tôi hướng dẫn các em một số kỹ năng sau: 1, Kỹ năng lựa chọn từ ngữ chính xác, linh hoạt 2, Kỹ năng viết câu linh hoạt 3, Kỹ năng tạo lập câu văn, đoạn văn giàu hình ảnh 4, Kỹ năng sử dụng phương pháp so sánh 5, Kỹ năng lập luận như một cuộc đối thoại 6. Kỹ năng dùng dẫn chứng và trình bày dẫn chứng 7. Kỹ năng tạo giọng văn biểu cảm Những kỹ năng trên là những kỹ năng không thể có trong một sớm, một chiều được mà đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì đồng hành chỉ bảo, kiểm tra, chỉnh sửa, góp ý, động viên học sinh rèn luyện kiên trì . Với quyết tâm và cách làm đúng thì nhất định học sinh sẽ viết được những bài văn khiến giáo viên hướng dẫn hài lòng. 3.3 Kỹ năng nhận diện đề thi Đối với học sinh gỏi kỹ năng này là không thể thiếu vì thực tế cho thấy có nhiều em có kiến thức, có kỹ năng viết tốt nhưng do chủ quan, vội vàng, hấp tấp nên đã bị lạc đề, nhầm đề. Vì vậy việc rèn luyện kỹ năng này đặc biệt là đối với các em ở THPT Tương Dương1 là rất cần thiết, nó sẽ giúp các em xác định đúng vấn đề, đúng con đường đi của mình, giống như người có kim chỉ nam, khi đó việc về tới đích là tất yếu. Thông thường đề thi HSG sẽ gồm hai phần: NLXH và NLVH, học sinh cần rèn luyện để nhận biết đề NLXH là thuộc dạng nào ( Nghị luận về một tư tưởng đạo lí hay Nghị luận về một hiện tượng đời sống), đề NLVH là thuộc dạng đề nào để từ đó có hướng làm bài đúng và hợp lí. Ví dụ: Cũng ra đề về tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân nhưng người ra đề có thể ra các đề khác nhau như: Đề 1: Đặc sắc của tình huống truyện trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân Đề 2: Diễn biến tâm trạng nhân vật Bà cụ Tứ khi Tràng đưa người vợ nhặt về. Đề 3: Giá trị hiện thực và nhân đạo qua truyện ngắn Vợ nhặt của Kim lân Khi tiếp cận đề học sinh cần đọc kỹ đề và gạch chân những từ ngữ, những ý quan trọng và xem đó là những từ khóa để xác định trọng tâm yêu cầu của đề, để từ đó vận dụng các thao tác lập luận: Giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận...để làm sáng tỏ vấn đề mà đề yêu cầu. 3.4. Kỹ năng phân bố thời gian hợp lý Trong thực tế dạy học tại trường THPT Tương Dương1 không hiếm gặp những trường hợp học sinh có học lực khá, tốt nhưng điểm bài thi không cao do các em bị cuốn theo cảm xúc mà không phân bố thời gian làm bài hợp lí, dành quá nhiều thời gian cho một câu trong khi không đủ thời gian làm bài cho phần khác. Vì vậy tôi luôn nhắc nhở và rèn luyện các em về ý thức và kỹ năng phân bố thời gian làm bài thi. Đối với mỗi đề thi cần xác định số phần và số câu hỏi cũng như số điểm của mỗi câu. Trong mỗi câu lại cần chú ý số luận điểm để phân bố thời gian phù hợp. Trong quá trình làm bài cần điều chỉnh linh hoạt quỹ thời gian. Nếu biết sử dụng thời hợp lí các em sẽ có tâm lí làm bài thoải mái hơn và chắc chắn bài thi sẽ hoàn thiện hơn và chắc chắn tổng điểm thi sẽ cao hơn Trong bất cứ lĩnh vực, hoàn cảnh nào, sự chủ động về thời gian đều có nhiều lợi thế. Chỉ cần một số mẹo nhỏ trên các em sẽ khắc phục được việc “cháy” hay “lụt” bài làm không đáng xảy ra. 3.5 Hướng dẫn học sinh làm bài, sửa bài, rút ra bài học kinh nghiệm Học tập mà không rèn luyện thì chẳng khác gì học bơi nhưng không bao giờ xuống nước. HSG môn Văn ngoài vốn kiến thức nhờ tích lũy, học hỏi thì cần phải thường xuyên rèn luyện kỹ năng viết, kỹ năng lập luận. Chỉ có thông qua quá trình trau dồi đó thì cách viết của các em mới trở nên sắc sảo, chặt chẽ và thuyết phục được. Thực tế giảng dạy ta vẫn thường bắt gặp những học sinh khi trên lớp phát biểu xây dựng bài rất tốt nhưng khi làm bài lại dễ làm giáo viên chấm bài thất vọng. Vì vậy trong quá trình bồi dưỡng HSG cần thường xuyên cho các em rèn luyện cách lập luận, cách viết thông qua các bài viết trên lớp hoặc bài tập về nhà để các em rèn luyện cách viết, trau dồi vốn từ, cách diễn đạt... Song song với rèn luyện cách viết bài là giúp học sinh sửa bài, theo tôi khâu này là rất quan trọng, nếu giáo viên vì lười mà chỉ làm qua loa thì học sinh mình khó mà tiến bộ được. Trong khi sửa bài cho học sinh tôi cố gắng tránh nhận xét chung chung mà đi sâu vào việc chỉ ra và phân tích nhữ từ ngữ dùng hay, đắt giá những câu văn, cách diễn đạt độc đáo, sắc sảo của học sinh cũng như chỉ ra các lỗi không được lặp lại, những lỗi cần tránh. Ngoài việc giáo viên sửa bài cho học sinh tôi còn mạnh dạn cho học sinh “ đóng vai giáo viên” để chấm bài của các bạn học sinh để các em có thêm kinh nghiệm, sau đó cho các em trao đổi, tranh luận để cùng nhau rút ra bài học kinh nghiệm. Quá trình này được thực hiện thường xuyên sẽ giúp các em nhanh chóng tiến bộ, giáo viên cũng sẽ đạt được kết quả mà mình mong muốn. Những phần kinh nghiệm trình bày ở trên, là những thao tác được tôi áp dụng trong quá trình dạy bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn và đã đạt được kết quả cao. 4. Kết quả đạt được 4.1. Đối với học sinh: Học sinh được quan tâm ngay từ những ngày mới bước chân vào trường, các em được gần gũi động viên, khuyến khích và có cơ hội bộc lộ hết phẩm chất, năng lực của mình. Có nhiều em khi học ở THCS chỉ là học sinh bình thường hoặc có những em chỉ đạt những giải thấp nhưng khi được áp dụng một số kinh nghiệm trên các em đã đạt được những thành tích cao hơn. Ví du; em Lô Thị Thúy ở xã Tam Thái ở THCS chỉ là học sinh bình thường, khi học ở THPT Tương Dương một đạt giải Ba học sinh giỏi Tỉnh; em Nguyễn Hoài Thương đạt giải khuyến khích cấp huyện môn văn THCS, khi học tại THPT Tương Dương1 em đạt giải Ba Học sinh giỏi Tỉnh... 4.2. Đối với giáo viên bồi dưỡng: Các kinh nghiệm trên có thể giúp các giáo viên, đặc biệt là những giáo viên mới có bước đi dài hơi và đầy đủ hơn để giải quyết bài toán khó, đặc thù của việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi ở những trường có chất lượng đầu vào thấp như ở THPT Tương Dương1. Với cá nhân tôi, Trong quá trình giảng dạy bản thân từng 4 lần được giao nhiệm vụ bồi dưỡng HSG và cả bốn lần học sinh đều đạt giải. Năm học 2003 - 2004, Bồi dưỡng HSG tại Trung tâm GDTX Tương Dương và đây là lần thứ 2 Trung tâm có HSG Tỉnh kể từ ngày thành lập. Tại trường THPT Tương Dương 1 bản thân ba lần được giao bồi dưỡng HSG. Lần 1: Năm học 2012 – 2013: HS đạt HSG Tỉnh Lần 2: Năm học 2016 – 2017: HS đạt HSG Tỉnh Lần 3: Năm học 2020 – 2021: HS đạt HSG Tỉnh Một số hình ảnh về thành tích của thầy và trò: Tác giả được Bí thư Huyện ủy và Chủ tịch UBND huyện tặng hoa và giấy khen trong lễ tuyên dương giáo viên có HSG cấp Tỉnh Nguyễn Kiều Trang HSG Tỉnh được Bí thư và Chủ tịch huyện tặng hoa và giấy khen Ban giám hiệu Trường THPT Tương Dương1 khen thưởng các em HSG Hiệu trưởng THPT Lê Viết Thuật tặng quà học sinh THPT Tương Dương1 trong chương trình “ Trường giúp trường” Ông: Vi Tân Hợi nguyên giáo viên trường THPT Tương Dương1, nguyên phó Chủ tịch huyện tặng sách cho học sinh nhà trường Hn giáoviên Học sinh trong đội tuyển HSG giảng bài cho các bạn trường THPT Tương Dư ơng1, Giấy khen của Chủ tịch UBND Huyện tặng năm 2013 Giấy khen của Chủ tịch UBND huyện tặng năm 2017 Giấy khen của Chủ tịch UBND Huyện tặng vì thành tích đóng góp cho sự phát triển của trường THPT Tương Dương1 Giấy khen của Chủ tịch UBND Huyện tặng năm 2021 Giấy khen của BCH Công đoàn nghành giáo dục tỉnh Nghệ An Phần III. KẾT LUẬN 1. Kết luận. Trường THPT Tương Dương1 là một cơ sở giáo dục ở vùng cao của Tỉnh Nghệ An. Mặc dù chất lượng mũi nhọn không thể sánh được với các trường ở vùng đồng bằng, thành phố nhưng lãnh đạo và giáo viên nơi đây không vì thế mà lơ là, buông bỏ nhiệm vụ tìm kiếm, phát hiện và bồi dưỡng HSG mà ngược lại các thế hệ nhà giáo nơi đây vẫn luôn đau đáu một khát khao làm sao từng bước nâng cao được chất lượng giáo dục của nơi được xem là khó khăn nhất này. Với kinh nghiệm chưa nhiều, thành tích đạt được chưa phải là lớn nhưng bản thân tôi luôn luôn cố gắng học hỏi và mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm về công tác phát hiện và bồi dưỡng HSG môn Ngữ văn ở những trường có chất lượng đầu vào thấp như ở THPT Tương Dương1 với hy vọng công tác phát hiện và bồi dưỡng HSG ở những vùng như nơi đây sẽ được quan tâm hơn và qua đó có thể có cơ hội được chia sẻ những gì bản thân học hỏi và trải nghiệm được, dù ít ỏi nhưng có thể có ích với các đồng nghiệp, nhất là các đồng nghiệp trẻ từ miền xuôi lên công tác miền ngược. Vì nội dung đề tài là rất rộng và sâu về chuyên môn trong khi hiểu biết và kinh nghiệm bản thân còn khá hạn hẹp nên cũng rất mong nhận được sự đồng cảm, sẻ chia, giúp đỡ và góp ý chân thành của các quý đồng nghiệp gần xa, đặc biệt là các giáo viên cốt cán, các thầy cô chuyên viên của sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đề cá nhân bản thân tôi cũng như các giáo viên Ngữ văn vùng cao có thêm cơ hội được trau dồi, học hỏi thêm. 2. Một số kiến nghị 2.1. Với phụ huynh: Cần là chỗ dựa cả về vật chất lẫn tinh thần cho các em, tạo điều kiện tốt nhất để con em mình phát huy hết những năng lực, phẩm chất của mình. Đồng thời giữ liên hệ thường xuyên với giáo viên và nhà trường để cùng giúp đỡ , giáo dục và bồi dưỡng các em. 2.2. Với nhà trường: Xây dựng được kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn cho việc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài nói chung và việc phát hiện bồi dưỡng đội ngũ học sinh giỏi nói riêng. Quan tâm đầy đủ và tạo điều kiện cả về tinh thần và cơ sở vật chất cho việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi. 2.3. Với địa phương: Do đặc thù vùng núi cao, vùng sâu vùng xa nên sự quan tâm vào của của các cấp chính quyền địa phương từ thôn bản đến xã, huyện cho công tác giáo dục nâng cáo dân trí là rất quan trọng. Các cấp địa phương cần thường xuyên liên hệ với nhà trường để tạo sự tương tác, hợp tác tích cực để cùng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chung. Trên đây là “ Một số kinh nghiệm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn ở những trường THPT có chất lượng đầu vào thấp” như Trường THPT Tương Dương1. Vì dung lượng kiến thức của lĩnh vực được đề cập đến rất rộng lớn, trong khi đó bản thân tác giả vẫn còn phải học hỏi nhiều và giới hạn của bản sáng kiến kinh nghiệm này không thể trình bày hết được những công việc cần làm trong công tác bồi dưỡng HSG ở những trường có chất lượng đầu vào thấp. Vì vậy rất mong nhận được sự đồng cảm, sẻ chia và góp ý của các quý đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Mục lục TT Nội dung Trang 1 Phần I. Đặt vấn đề 1 Lựa chọn đề tài 1 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 1 Đối tượng nghiên cứu đề tài 2 Phạm vi nghiên cứu đề tài 2 Phương pháp nghiên cứu đề tài 2 6. Tính mới của đề tài 2 2 Phần II. Nội dung nghiên cứu 4 Cơ sở khoa học 4 Cơ sở lí luận 4 2. Cơ sở thực tiễn 5 2.1 Thực trạng 5 2.2 Kết quả khảo sát tại trường THPT Tương Dương1 5 2.3 Nhận xét, đánh giá số liệu khảo sát 6 II. Kết quả nghiên cứu 7 1. Phát hiện và chọn học sinh tham gia đội tuyển HSG 7 2. Lập kế hoạch bồi dưỡng 8 3. Rèn luyện một số kỹ năng cho học sinh thi HSG môn văn 10 3.1 Kỹ năng làm bài Nghị luận văn học, Nghị luận xã hội 10 3.2 Kỹ năng viết đoạn văn hay, bài văn hay, độc đáo 16 3.3 Kỹ năng nhận diện đề thi 17 3.4 Kỹ năng phân bố thời gian hợp lí 18 3.5 Hướng dẫn học sinh làm bài, sửa bài, rút ra bài học KN 18 4. Kết quả đạt được 19 4.1 Đối với học sinh 19 4.2 Đối với giáo viên bồi dưỡng 19 3 Phần III. Kết luận 25 Kết luận 25 Một số kiến nghị 25 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 GD Giáo dục 2 THCS Trung học cơ sở 3 THPT Trung học phổ thông 4 CLC Chất lượng cao 5 HSG Học sinh giỏi 6 NLXH Nghị luận xã hội 7 NLVH Nghị luận văn học TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn (Đỗ Ngọc Thống, NXB GD, H, 2011). 2. Văn – bồi dưỡng học sinh giỏi (Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên, NXB GD, H, 2001). 3. Lý luận văn học (Phương Lựu chủ biên, NXB GD, H, 1997). 4. 18 chuyên đề văn phổ thông trung học (Nguyễn Thị Hòa, NXB ĐHQG, Tp.HCM, 1999). 5. Tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn THPT ( Phiên bản mới – Nhiều tác giả). Và các tài liệu khác
File đính kèm:
skkn_mot_so_kinh_nghiem_phat_hien_va_boi_duong_hoc_sinh_gioi.docx