SKKN Một số kinh nghiệm trong việc ứng dụng công nghệ thông tin khi giảng dạy phần văn học dân gian - Truyện truyền thuyết và cổ tích Ngữ Văn 6
Ngữ văn là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, có vai trò quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm của học sinh. Môn Ngữ văn được tích hợp bởi ba phân môn Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn. Ba phân môn này có mối liên hệ hết sức chặt chẽ, phụ thuộc vào nhau. Trong đó, phân môn Văn học có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm cũng như những đặc trưng về thể loại văn chương, đồng thời khơi dậy trong tâm hồn học sinh những khả năng cảm thụ thơ văn.
Trong chương trình Ngữ văn lớp 6, phần văn học dân gian chiếm một vị trí quan trọng, bao gồm các thể loại truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười. Văn học dân gian là những tác phẩm truyền miệng, là sản phẩm mang tính tập thể của quần chúng nhân dân. Văn học dân gian là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ của nhiều thế hệ qua mọi thời đại. Những câu chuyện dân gian luôn hấp dẫn với học sinh, gây hứng thú học tập cho các em, nhất là với học sinh lớp 6. qua những câu chuyện đó, học sinh sẽ hiểu hơn những truyền thống, những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta, biết ứng xử có văn hóa, biết cảm nhận những cái hay, cái đẹp của các tác phẩm dân gian.
Để học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp đó thì người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học. Một trong những phương pháp đổi mới đó là ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn. Trong những năm gần đây, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ và đi vào mọi lĩnh vực của đời sống. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy là một trong những biện pháp đem lại hiệu quả cao, nhằm tăng tính trực quan và thực hành. Giáo viên vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Ngữ văn sẽ tạo được sự hấp dẫn, lôi cuốn học sinh bởi các tư liệu, tranh ảnh, video... Giờ học Ngữ văn sẽ sôi nổi hơn, sinh động hơn.
Chúng tôi luôn trăn trở làm thế nào để học sinh hiểu bài, làm thế nào để học sinh tiếp thu bài tốt hơn. Chính vì thế, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số kinh nghiệm về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giảng dạy phần văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn lớp 6, với mong muốn góp phần đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm trong việc ứng dụng công nghệ thông tin khi giảng dạy phần văn học dân gian - Truyện truyền thuyết và cổ tích Ngữ Văn 6

o dưới đây được dùng với nghĩa gốc? A. Mặt hàng này đang ăn khách. B. Hai chiếc tàu lớn đang ăn than. C. Chị ấy rất ăn ảnh. D. Cả nhà đang ăn cơm. Câu 2: Câu nào sau đây mắc lỗi dùng từ? A. Sau nhiều năm bôn ba, Bác đã trở về. B. Bức tranh thủy mạc thật đẹp. C. Nhiều bạn còn bàng quang trong học tập. D. Ngày mai, lớp em đi tham quan. Câu 3: Dòng nào sau đây là cụm danh từ? A. Một lâu đài to lớn. B. Đang nổi sóng mù mịt. C. Không muốn làm nữ hoàng. D. Lại nổi cơn thịnh nổ. Câu 4: Trong các từ sau đây, từ nào là từ thuần Việt? A. Sông núi; B. Giang sơn. C. Sơn hà. D. Sơn thủy. Câu 5: Trong câu “Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi.” có mấy cụm động từ? A. Một cụm động từ. B. Ba cụm động từ. C. Hai cụm động từ. D. Bốn cụm động từ. Câu 6: Từ “mười tám”trong câu: “Họ hội binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh.” thuộc từ loại nào? A. Động từ: B. Danh từ; C. Tính từ; D. Số từ. Câu 7: Trong câu thơ sau có mấy chỉ từ? “ Của ta trời đất đêm ngày Núi kia, đồi nọ, sông này của ta.” (Trích “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” – Tố Hữu) A. Một chỉ từ. B. Hai chỉ từ. C. Ba chỉ từ. D. Bốn chỉ từ. Câu 8: Dòng nào sau đây chưa phải là một cụm tính từ có đầy đủ cấu trúc ba phần? A. Vẫn còn khỏe mạnh lắm; B. Rất chăm chỉ làm lụng; C. Còn trẻ; D. Đang sung sức như thanh niên. PHẦN II: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (3,5 ĐIỂM) Em hãy đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “ Nghe chuyện, vua lấy làm mừng lắm. Nhưng, để biết chính xác hơn nữa, vua cho thử lại. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm saocho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không cả làng phải tội.” ( Ngữ văn 6 – tập một, NXB Giáo dục) Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại truyện dân gian nào? Hãy kể tên một truyện dân gian cùng tên mà em biết. Câu 2: Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? Phương thức biểu đạt là gì? Câu 3:Cho biết nội dung đoạn trích trên? Từ đoạn trích trên tác giả dân gian muốn đề cao vấn đề gì trong cuộc sống? Câu 4: Với sự phát triển của xã hội ngày nay, theo em chỉ cần trí thông minh đã đủ chưa?Từ đó em có suy nghĩ như thế nào trong việc học tập chuẩn bị cho tương lai? PHẦN III: TẬP LÀM VĂN (4,5 ĐIỂM) Em đã từng làm một việc khiến thầy giáo (cô giáo) buồn mà em ân hận và nhớ mãi. Em hãy kể lại câu chuyện đó. PHÒNG GD – ĐT HẢI HẬU ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017 – 2018 MÔN: NGỮ VĂN 6 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề kiểm tra này gồm 01 trang) PHẦN I: TIẾNG VIỆT(2,0 điểm) Trả lời các câu hỏi sau bằng cách chọn chữ cái in hoa ở đầu câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Nghĩa của từ tráng sĩ dưới đây được giải thích bằng cách nào? Tráng sĩ: là người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn. A. Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích. B. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích. C. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. D. Cả A và B dều đúng. Câu 2: Từ mũi ở câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc? A. Con chó có cái mũi rất thính. B. Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau. B. Cái mũi này rất nhọn. D. Chúng ta đánh bằng ba mũi tấn công. Câu 3: Trong các từ sau từ nào là từ mượn? A. Tay lái; B. Bàn đạp. C. Ghi công. D. Chắc bùn. Câu 4: Dòng nào sau đây không phải là cụm danh từ? A. Quyển vở màu xanh. B. Một mùa xuân. C. Mưa đã tạnh hẳn. D. Anh thanh niên ấy. Câu 5: Số từ trong các câu nào dưới đây chỉ số lượng? A. Nó về nhất khi thi chạy 60m ở trường. B. Phần thưởng năm nay là mười cuốn vở. C. Lan đạt giải nhì môn Toán. D. Trong lớp,Nga ngồi bàn thứ hai. Câu 6: Trong các câu văn sau, chỉ từ giữ chức vụ ngữ pháp gì? “Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng” ( Sự tích Hồ Gươm, SGK Ngữ văn 6, tập 1) A. Chủ ngữ: B. Vị ngữ; C. Phụ ngữ; D. Trạng ngữ. Câu 7: Trong các từ sau từ nào không phải từ ghép? A. Bố mẹ. B. Làng xã. C. Quần áo. D. Cà phê. Câu 8: Trong các từ sau từ nào không phải từ láy? A. Đo đỏ; B. Xuân xanh; C. Tim tím ; D. Trăng trắng. PHẦN II: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm) Em hãy đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “ .....Giặc đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy,người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ...” (Thánh Gióng, trang 20, SGK Ngữ văn 6, Tập một) Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong phần trích trên? Câu 2: Xác định nội dung chính của đoạn trích trên? Câu 3: Hãy chỉ ra chi tiết kì ảo hoang đường trong đoạn trích trên? Nêu ý nghĩa của chi tiết đó? Câu 4: Qua hình tượng Thánh Gióng, em có suy nghĩ như thế nào về ý thức và trách nhiệm của mỗi người dân trong công cuộc bảo vệ tổ quốc hiện nay? PHẦN III: TẬP LÀM VĂN (5,0) Hãy kể lại kỉ niệm đáng nhớ nhất của em với người thân trong gia đình em. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018 – 2019 MÔN: NGỮ VĂN 6 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề kiểm tra này gồm 01 trang) PHẦN I: TIẾNG VIỆT (2,0 điểm) Ghi chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi vào tờ giấy kiểm tra. Câu 1: Từ nào dưới đây là từ ghép? A. Mếu máo. B. Liêu xiêu. C. Nức nở. D. Mỏi mệt. Câu 2: Từ “cổ” ở câu nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển? A. Bạn Nam đi đôi giày cao cổ. B. Bé ôm choàng lấy cổ mẹ. C. Chú chó có cái cổ thật dài. D. Em bị đau cổ họng. Câu 3: Từ nào sau đây là từ mượn? A. Bàn học. B. Khán giả C. Ăn uống. D. Cha mẹ. Câu 4: Câu nói nào sau đây mắc lỗi dùng từ không đúng nghĩa? A. Cô ấy nói năng nhỏ nhẹ. B. Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập vào ngày 02/09/1945. C. Chúng ta có nhiệm vụ phải giữ gìn những cái tinh tú của văn học dân tộc. D. Mặc dù còn một số nhược điểm, nhưng so với năm học cũ, lớp 6B đã tiến bộ vượt bậc. Câu 5: Trong câu văn sau, chỉ từ giữ chức vụ ngữ pháp gì? “Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương.” (Con Rồng cháu Tiên) A. Chủ ngữ. B. Vị ngữ. C. Trạng ngữ. D. Phụ ngữ. Câu 6: Nghĩa của từ chăm chỉ được giải thích bằng cách nào? Chăm chỉ: Siêng năng, cần cù. A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. B. Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích. C. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích. D. Cả B và C đều đúng. Câu 7: Trong câu: “Các nhà hảo tâm ấy đang giúp đỡ những đứa trẻ mồ côi cùng những nạn nhân chất độc màu da cam” có mấy cụm danh từ? A. Một cụm danh từ. B. Hai cụm danh từ. C. Ba cụm danh từ. D. Bốn cụm danh từ. Câu 8: Câu nào sau đây có cụm động từ? A. Chúng tôi đang chơi trong công viên. B. Những con mèo có bộ lông rất đẹp. C. Tất cả những em học sinh đều rất chăm ngoan. D. Làng ấy có cảnh rất đẹp. PHẦN II: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (3,5 điểm) Em hãy đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Vua họp mọi người lại nói: - Bánh hình tròn là tượng Trời, ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông là tượng Đất, các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài, ta đặt tên là bánh chưng. Lá bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. Lang Liêu đã dâng lễ vật hợp với ý ta. Lang Liêu sẽ nối ngôi ta, xin Tiên Vương chứng giám.” (Trích truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”) Câu 1. Xách định phương thức biểu đạt chính và ngôi kể của đoạn văn trên. Câu 2. Nêu nội dung của đoạn văn bản. Câu 3. Theo em vì sao vua Hùng lại truyền ngôi vua cho Lang Liêu? Câu 4. Nêu ý nghĩa của phong tục ngày tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy. PHẦN III: TẬP LÀM VĂN(4,5 điểm) Em hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc thời thơ ấu.4. Sản phẩm: Bài viết của học sinh kể về các câu chuyện dân gian (2 bài) Họ tên: Ngô Thị Anh Thư Lớp: 6 A Đề bài: Vào vai Sơn Tinh kể lại truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh”. Bài làm Chào các cô, các cậu học trò lớp 6! Ta là Sơn Tinh - thần núi Tản Viên trong câu chuyện “Sơn Tinh Thủy Tinh” đây. Hiện tại ta đang sống rất hạnh phúc bên nàng công chúa Mỵ Nương xinh đẹp. Nhưng để có được cuộc sống như hiện tại ta đã phải trải qua cuộc giao tranh ròng rã mấy tháng trời cùng với Thủy Tinh. Các cô cậu có muốn nghe về cuộc chiến đấu đó không? Bây giờ ta sẽ kể lại cho các cô cậu nghe nhé! Hồi ấy Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mỵ Nương, nàng xinh đẹp như hoa, tính cách hiền dịu, nết na. Hùng Vương hết mực yêu thương nàng và muốn kén cho nàng một người chồng thật ưng ý. Khi nghe tin ấy ta tức tốc từ núi Tản Viên đến ngay, nghĩ rằng mình sẽ là người đến đầu tiên, nhưng không, đến cùng ta còn có một người nữa tên là Thủy Tinh. Sau khi vào yết kiến nhà vua ta bắt đầu thể hiện tài năng của mình cho vua xem: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bão, vẫy tay về phía tây phía tây nổi lên những dãy núi trùng điệp Còn về đối thủ của ta là Thủy Tinh có tài năng cũng không kém phần thần thông. Chàng ta gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Vua Hùng tỏ ra rất hài lòng với tài năng của chúng ta nhưng con gái yêu của ngài chỉ có một, biết gả cho ai bèn mời các Lạc hầu đến để bàn bạc đưa ra phương án. Cuối cùng vua cho gọi ta và Thủy Tinh vào phán: - Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết chọn ai? Biết từ ai? Thôi thì sáng mai ai mang sính lễ đến trước thì ta sẽ gả con gái cho người ấy. Ta và Thủy Tinh tâu hỏi nhà vua xem sính lễ cần có những gì. Nhà vua phán: - Sính lễ đó là: một trăm vạn cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao mỗi thứ phải đủ một đôi. Nghe xong ta mừng thầm trong lòng vì tất cả những đồ sính lễ đều là những sản vật có ở núi rừng của ta, có thể kiếm được một cách dễ dàng. Ta quay sang Thủy Tinh thấy chàng ta đang đăm chiêu suy nghĩ. Sáng hôm sau, tờ mờ sáng, ta đã mang đầy đủ sính lẽ đến và rước được Mỵ Nương về núi Tản Viên. Nhưng vừa đi được nửa đường thì bỗng thấy ở đâu dông bão ầm ầm kéo đến, mưa trút xuống ào ào. Thì ra đó chính là Thủy Tinh. Vì đến chậm hơn ta một bước nên không cưới được Mỵ Nương nên hắn đùng đùng nổi giận và đem quân đuổi đánh ta để cướp lại Mỵ Nương. Hắn hô mưa, gọi gió làm thành dông bão. Hắn còn dâng nước lên lênh láng làm ngập đồng ruộng, nhà cửa, hoa màu, nước ngập trắng lưng đồi, sườn núi. Cả thành Phong Châu như ngập trong một biển nước. Binh tôm, tướng cua của Thủy Tinh ầm ập đến làm cho nhân dân vô cùng sợ hãi, hoang mang. Thấy vậy, ta không hề sợ hãi mà dùng những phép thần của mình dời từng dãy núi, bốc từng quả đồi, đắp thành một con đê vững chắc để ngăn chặn dòng nước lũ điên cuồng của Thủy Tinh. Ta và hắn đánh nhau ròng rã suốt mấy tháng trời. Lúc này sức Thủy Tinh đã yếu và sức ta vẫn vững vàng. Vì vậy nên Thủy Tinh đành phải rút quân về. Nhưng vẫn chưa dừng lại ở đó. Hằng năm, cứ đến dịp này là lòng oán thù của Thủy Tinh lại nổi lên, hắn lại đem quân dâng nước lên để đánh lại ta hòng trả mối thù năm xưa. Nhưng ta biết trước được ý định của hắn nên đã cùng nhân dân xây dựng những con đê kiên cố và lần nào cũng vậy Thủy Tinh đều thua cuộc và phải rút quân về. Họ tên: Nguyễn Thị Thùy Dương Lớp: 6A Đề bài: Em hãy kể lại truyện “Thánh Gióng” bằng lời văn của mình. Bài làm Lên lớp 6, em được cô giáo giảng dạy nhiều thể loại truyện khác nhau như: cổ tích, truyền thuyết, truyện cười, truyện ngụ ngôn. Thể loại truyện nào cũng hay và hấp dẫn cũng hấp dẫn và để lại ấn tượng sâu sắc trong em. Một trong những câu truyện truyền thuyết làm em nhớ mãi đó là truyền thuyết “Thánh Gióng”. Vào đời Vua Hùng thứ mười sáu, tại làng Gióng có hai vợ chồng ông lão rất chăm chỉ làm ăn và có tiếng là hiều lành. Hai vợ chồng không có con và họ ước rằng có được một mụn con. Một hôm, bà lão đi làm đồng và thấy có một vết chân rất lớn. Bà thấy rất ngạc nhiên vì chưa từng nhìn thấy vết chân như thế bao giờ. Bà bèn lại gần và ướm thử bàn chân mình vào vết chân đó. Sau đó bà đi về nhà như bình thường và có kể cho chồng mình nghe về chuyện đó. Rồi một thời gian sau bà có thai nhưng kì lạ thay đến mười hai tháng sau bà mới sinh được một câu con trai khôi ngô, tuấn tú. Hai vợ chồng vô cùng mừng rỡ và sung sướng. Nhưng lạ thay dù vẫn khỏe mạnh nhưng lên ba mà đứa trẻ vẫn chưa biết nói, biết đi, cứ đặt đâu là nằm đó. Bấy giờ, giặc Ân đến xâm chiếm nước ta, thế giặc mạnh nên nhà vua rất lo lắng nên đã sai sứ giả đi loan tin khắp nơi để tìm người tài đứng ra cứu giúp đất nước. Khi nghe thấy sứ giả loan tin, thật kì lạ cậu bé bỗng nói với mẹ rằng: “mẹ hãy ra mời sứ giả vào đây cho con”. Người mẹ vô cùng ngạc nhiên vì bỗng dưng con mình nói được, nhưng cũng làm theo lời con bảo. Khi sứ giả đến, cậu bé nói với sứ giả: “Ông hãy về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, một roi sắt ta sẽ đánh tan lũ giặc này”. Nghe thấy thế mọi người đều lấy làm ngạc nhiên. Khi sứ giả về tâu với vua, nhà vua vô cùng mừng rỡ cho người đi làm ngay như yêu cầu của cậu bé. Sau khi sứ giả đi, lạ lùng thay, cậu bé ấy lớn nhanh như thổi, ăn không biết no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ. Hai vợ chồng ông lão làm ra bao nhiêu cũng không đủ cho Gióng ăn nên đành nhờ bà con làng xóm giúp đỡ. Vì mọi người ai cũng muốn Gióng lớn nhanh để đánh giặc cứu nước nên đều vui lòng giúp đỡ. Giặc đã tràn đến chân núi, thế nước rất nguy, ai ai cũng lo sợ, hoảng hốt. Vừa lúc ấy, sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến cho Gióng. Lúc này Gióng đứng dậy vươn vai bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước đến vỗ vào mông ngựa, ngựa hí vang đất trời. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt leo lên lưng ngựa. Tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc và đánh cho chúng chết hết lớp này đến lớp khác. Roi sắt gẫy, tráng sĩ bèn nhổ bụi tre bên đường để đánh quân giặc, quân giặc tan vỡ, còn tên nào còn sống thì đạp lên nhau mà chạy thoát thân. Tráng sĩ đánh đuổi quân giặc đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến đây, tráng sĩ cưỡi ngựa lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt, một người một ngựa bay về trời. Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay tại quê nhà. Hiện nay, vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng hay còn gọi là làng Gióng. Hằng năm, cứ vào tháng tư âm lịch người làng lại mở hội to lắm. Người ta còn kể rằng nhưng bụi tre đằng ở thôn Gia Bình vì bị ngựa phun lửa nên ngả màu như thế, còn những ao hồ liên tiếp là những vết chân ngựa, hay còn ngựa phun cháy cả một ngôi làng nên làng ấy giờ gọi là làng Cháy. Hình tượng Thánh Gióng đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc về cậu bé dù nhỏ tuổi nhưng có ý chí, sức mạnh tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc, đồng thời cũng thể hiện quan niệm của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước. Em vô cùng tự hào về những anh hùng dân tộc. Thật hạnh phúc khi chúng em được sống trong hoà bình. Chúng em sẽ luôn luôn cố gắng học tập tốt, chăm ngoan, vâng lời cha mẹ, ông bà, thầy cô để góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
File đính kèm:
skkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_viec_ung_dung_cong_nghe_thong.doc