SKKN Một số phương pháp giúp học sinh Lớp 12 ôn thi trung học phổ thông Quốc gia môn Ngữ Văn

Những năm gần đây nền giáo dục phổ thông nước ta đang từng bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học, nghĩa là chuyển từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra đánh giá đánh giá năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề.

Bên cạnh đó, một thực trạng đáng lo ngại là nhiều học sinh không những không còn đam mê với môn văn mà các em còn hiểu sai ý nghĩa của môn học. Học văn không đơn thuần chỉ để phục vụ cho các kì thi mà văn học còn là món ăn tinh thần giúp các em làm đẹp tâm hồn, sống hữu ích, biết rung động trước cuộc đời và biết yêu thương đồng loại. M. Goorki đã từng nói: Văn học là nhân học. Không đơn thuần học sinh học tốt bộ môn Văn chỉ để phục vụ cho các kỳ thi, mà văn học chính là một món ăn tinh thần giúp các em làm đẹp tâm hồn mình, sống vui vẻ, hữu ích và biết yêu thương con người.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT đang đến gần, làm thế nào để vừa giúp các em yêu thích môn văn đồng thời có thể nâng cao kết quả học tập và chất lượng ôn thi tốt nghiệp THPT quả là một vấn đề quan trọng. Nhất là khi thời gian gần đây Bộ giáo dục và đào tạo ra quyết định số 1656/BGDĐT-KTKĐCLGD về việc hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2014 theo tinh thần đổi mới, thì quả thật đây vừa là cơ hội nhưng đồng thời cũng là thách thức lớn đối với cả giáo viên và học sinh bởi thời gian quyết định đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá và ngày thi tốt nghiệp quá cận kề.

Vậy làm thế nào để trong vòng thời gian ngắn có thể giúp học sinh vừa nắm vững kiến thức, kĩ năng môn học, đồng thời có thể tiếp nhận nhanh nhất cách thức đổi mới trong cách kiểm tra đánh giá nhằm giúp các em đạt được kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014? Chính điều đó đã thôi thúc người viết quyết định lựa chọn đề tài Một số phương pháp giúp học sinh lớp 12 ôn thi trung học phổ thông Quốc gia môn Ngữ Văn.

docx 19 trang Trang Lê 16/03/2025 210
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số phương pháp giúp học sinh Lớp 12 ôn thi trung học phổ thông Quốc gia môn Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số phương pháp giúp học sinh Lớp 12 ôn thi trung học phổ thông Quốc gia môn Ngữ Văn

SKKN Một số phương pháp giúp học sinh Lớp 12 ôn thi trung học phổ thông Quốc gia môn Ngữ Văn
à trong những giờ sinh hoạt 15 phút, cho học sinh đọc báo hoặc những mẫu chuyện về những nhân vật tiêu biểu nhằm giúp học sinh phần nào đó hình dung được vấn đề.
  Văn nghị luận xã hội khác với nghị luận văn học ở chỗ nó là những kiến thức được tích lũy và lấy ra từ cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, học sinh cần tìm kiếm, học hỏi và nắm bắt thông tin nhanh chóng. Muốn vậy học sinh cần khai thác thông tin trên báo, đài; ghi chép lại những nhân chứng, bài học, tình huống hay và có ý nghĩa trong cuộc sống để làm tư liệu dẫn chứng cho bài làm. Với dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống xã hội thì thường đề cập tới nhiều vấn đề trong cuộc sống hằng ngày và mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người như: gian lận trong thi cử, vấn đề tai nạn giao thông, bạo lực học đường, quan điểm về sống thử, văn hóa thần tượng, Có thể nói, đây là dạng chung mà nhiều năm gần đây Bộ Giáo dục đã hướng đến để học sinh tiếp cận. Để làm dạng bài này đạt kết quả cao, đòi hỏi thí sinh phải có vốn hiểu biết nhất định về đời sống xã hội để vận dụng vào bài làm.
Điều quan trọng là các em phải biết chọn lọc thông tin tiêu biểu để nhuần nhuyễn vận dụng vào bài làm, linh hoạt trong từng dạng đề bài.
3.3.2.3 Một số lưu ý
Kiểu bài nghị luận xã hội là kiểu bài bắt buộc trong chương trình thi, nhưng lại không có những bài học sẵn như nghị luận văn học, để làm tốt câu hỏi này học sinh lưu ý cần phải nắm vững các vấn đề sau:
- Phải biết phát huy mọi loại kiến thức, trong nhà trường cũng như trong cuộc sống để so sánh, phát triển, vận dụng vào bài viết sao cho phong phú, sâu sắc, đầy đủ, cô đúc nhất.
-  Phải chủ động, mạnh dạn trong khi viết bài, vì không giống với nghị luận văn học, bài nghị luận xã hội hoàn toàn buộc người viết phải chủ động đề xuất chính kiến của mình, có thể đúng hay chưa đúng, được số đông chấp nhận hay không chấp nhận, miễn là nó thuyết phục được người đọc bằng những lí lẽ xác đáng.
- Dạng câu hỏi nghị luận xã hội chỉ được cho tối đa 3 điểm, nên dung lượng bài viết cũng không nên quá dài. Trong yêu cầu cụ thể, đề thi có thể ghi rõ bài viết không vượt quá 600 từ, nghĩa là với khổ giấy thi được sử dụng chính thức như hiện nay, chỉ cần không quá 2 trang, viết ngắn quả là khó hơn viết dài, nên các em cần phải chú ý làm bài sao cho phù hợp, tránh viết dài dòng, sa vào kể lể, giải thích vấn đề không cần thiết. Trên cơ sở dàn ý, học sinh cần viết và trình bày  ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu và có tính thuyết phục cao.
Cuối cùng của bài văn nghị luận xã hội, cũng là điều quan trọng, học sinh cần bày tỏ chứng kiến của mình, có lập trường vững vàng trước những vấn đề xã hội nhạy cảm, nóng hổi. Và hơn hết, thông qua bài làm văn đó em rút ra được thông điệp gì từ cuộc sống để từ đó liên hệ với bản thân trong cuộc sống hiện nay.
 3.3.3 Với dạng đề nghị luận văn học
 Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn, Bộ Giáo dục đổi mới đề thi môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT. Ngoài đổi mới dạng câu hỏi đọc – hiểu thì phần nghị luận văn học cũng được quan tâm.  
Nội dung thi vẫn nằm trong chương trình sách giáo khoa, tuy nhiên câu hỏi được ra dưới dạng “mở” và tích hợp chứ không “đóng” như đề thi các năm. Với cách ra đề thi như thế này thật sự sẽ giúp các em có thể phát huy khả năng sáng tạo, tưởng tượng của các em và thông qua đó giáo viên cũng có thể kiểm tra được năng lực của học sinh.
Để làm tốt phần nghị luận văn học này, các em cần chú ý đến những dạng đề mở bên cạnh đó nắm được tinh thần chung của các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 12. 
3.3.3.1 Một số dạng đề nghị luận văn học
Đầu tiên, các em cần xác định được tuy là đổi mới, là mở, nhưng học sinh cũng phải bám vào nội dung chính của tác phẩm văn học. Nói cách khác vẫn là thứ rượu cũ nhưng được thay bằng một chiếc bình mới. Chiếc bình đó chính là sự thay đổi về hình thức, cách thức hỏi. Thay vì trước đây, trước một tác phẩm văn học người ta thường yêu cầu các em phân tích văn bản, thì giờ thao tác phân tích được thay bằng cảm nhận, suy nghĩ để học sinh có thể thuận tiện bày tỏ cảm nhận, suy nghĩ riêng của mình.
Vậy, để giải quyết tốt dạng đề mới này học sinh cần hiểu được chương trình học. Xác định đúng thời kì của từng tác phẩm và trong thời kì đó những tác phẩm nào cùng chung một chủ đề. Giải quyết tốt phần kiến thức cơ bản đó, nắm được chủ đề chính của văn bản các em sẽ dễ dàng nhận diện được tác phẩm khi đọc xong đề bài.
TPVH thời kì chống Pháp
TPVH thời kì chống Mĩ
Sau năm 1975
Tây Tiến (Quang Dũng), Việt Bắc (Tố Hữu): Vẻ đẹp tâm hồn của người lính và nhân dân trong kháng chiến. 
Sóng (Xuân Quỳnh): Tiếng lòng của người phụ nữ đang yêu.
Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu): Đề tài đời tư, thế sự, mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc đời.
Đất nước (Đọc thêm của Nguyễn Đình Thi): Ca ngợi đất nước trong niềm vui chiến thắng
Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm): Hình tượng đất nước, tư tưởng mới mẻ: Đất Nước của nhân dân.
Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ): Quan điểm sống tích cực, tiến bộ.
Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Vợ nhặt (Kim Lân): Thân phận của con người, niềm tin của con người vào cuộc đời mới.
Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi): Vẻ đẹp anh hùng của con người trong chiến tranh chiến đấu.
Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo): Hình tượng Lor-ca, tiếng đàn, người nghệ sĩ tranh đấu cho tự do và nghệ thuật.
Việc xác định được thời gian ra đời của văn bản sẽ giúp các em tránh được sự lúng túng khi gặp những dạng đề mở sau:
Vẻ đẹp của con người Việt Đề bài 1:Nam trong tác phẩm văn học được ở chương trình Ngữ văn 12. Với đề bài này, học sinh có thể tự do lựa chọn tác phẩm mình yêu thích để thể hiện tài năng sáng tạo của mình. Đề bài cũng không yêu cầu một tác phẩm nên học sinh phải biết kết hợp, tích hợp kiến thức khi cảm nhận hai hay nhiều nhân vật, tác phẩm. Về vẻ đẹp của con người Việt Nam thì các em dễ dàng xác định qua bảng thống kê trên. Đó là vẻ đẹp anh hùng của con người trong chiến tranh các em có thể chọn trong số những tác phẩm sau: Tây Tiến, Việt Bắc, Rừng xà nu, Những đứa con trong gia đình để cảm nhận. Ngoài ra, đó còn là vẻ đẹp của con người trong đời sống lao động thường ngày, các em có thể lựa chọn vẻ đẹp của tình mẫu tử với người đàn bà hàng chài, bà cụ Tứ; hoặc vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật Thị; sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị.
Đề bài 2: Một tác phẩm anh/chị yêu thích trong kháng chiến chống Pháp. Đề bài này lại khác, yêu cầu một tác phẩm trong thời kì kháng chiến chống Pháp, với bảng thống kê trên thì các em có thể dễ dàng lựa chọn: Tây Tiến của Quang Dũng hoặc là Việt Bắc của Tố Hữu
Đề bài 3: Về một nhân vật/ một tác phẩm anh chị yêu thích trong chương trình Ngữ văn 12. Đề bài này thì các em có thể chọn bất cứ nhân vật nào, tác phẩm nào thuộc chương trình Ngữ văn 12 mà các em yêu thích. Các em cũng tiến hành làm bài như bình thường, tuy nhiên các em cần lí giải được nguyên nhân vì sao mình yêu thích nhân vật, tác phẩm đó (có thể là em ấn tượng, phải lòng, ngưỡng mộ hoặc có thể là giá trị nhân sinh, nhân văn mà nhân vật, tác phẩm đưa lại); bên cạnh đó thông qua nhân vật, tác phẩm đó em rút ra được bài học gì cho bản thân và muốn gửi đến bức thông điệp gì cho người đọc.
Nếu đề bài yêu cầu học sinh hóa thân vào nhân vật để kể lại câu chuyện cuộc đời mình thì các em cần chú ý đến ngôi kể. Lúc này người kể chuyện xưng tôi. Để làm tốt đề bài này thì trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể đổi mới cách kiểm tra bài cũ. Thay vì yêu cầu các em lên bảng tóm tắt lại tác phẩm, thì có thể khiến các em hứng thú với văn bản văn học bằng cách cho các em hóa thân vào nhân vật các em yêu thích để kể về cuộc đời của nhân vật chính nào đó trong truyện. Ví dụ khi kể về cuộc đời Mị trong Vợ chồng A Phủ, không nhất thiết các em phải hóa thân vào Mị mói có thể kể lại cuộc đời của nhân vật này, các em có thể hóa thân thành nhân vật A Sử, A Phủ. Sự tươi mới ở những điểm nhìn khác nhau có thể tạo ra được món ăn lạ để kích thích các em nhớ lâu cốt truyện và đam mê văn học. Hoặc tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, các em có thể nhập thân vào gã đàn ông, chánh án Đẩu, nghệ sĩ Phùng để kể về cuộc đời người đàn bà hàng chài. Chắc chắn, với góc nhìn khác nhau của từng nhân vật các em sẽ có những cách lí giải riêng, hợp lí khác nhau để thể hiện cách nhìn của mình về nhân vật được nói đến.
Bên cạnh đó, đề bài có thể là đưa ra những nhận xét, đánh giá, bình luận của những nhà nghiên cứu phê bình và yêu cầu học sinh trình bày suy nghĩ. Với đề bài này, các em cần bám sát vào yêu cầu của đề bài và lời nhận xét, đánh giáđể từ đó trình bày suy nghĩ của mình.
Chỉ cần các em tỉnh táo đọc kĩ đề, nắm chắc cốt truyện và chú ý trong kĩ năng diễn đạt, trình bày thì các em thừa sức để sáng tạo trong dạng đề mở này.
3.3.3.2 Một số lưu ý
Viết được bài văn nghị luận văn học hay không phải là chuyện một sớm một chiều. Thao tác này được các em rèn luyện, bổ túc xuyên suốt những cấp học, tự bản thân đúc rút kinh nghiệm sau mỗi giờ trả bài, tự hình thành phương pháp khi đọc nhiều sách tham khảo. Bên cạnh đó, để làm tốt bài văn này các em cần lưu ý những điểm sau:
- Nghiêm túc dành thời gian cho thao tác đọc đề. Cần tìm ra những từ chìa khóa, yêu cầu của đề bài. Bởi đó sẽ quyết định cách viết, cách vào bài ấn tượng như thế nào. Mỗi đề bài đều có một bối cảnh riêng, các em phải đọc kĩ đề và tưởng tượng ra bối cảnh đề bài yêu cầu để tránh trường hợp xa đề. Chẳng hạn với đề bài thế này: “Trong buổi sinh hoạt câu lạc bộ văn học với chủ đề 60 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, em hãy hóa thân vào một nhân vật trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ để kể lại cuộc đời đầy biến cố, thăng trầm của Mị”.  Như vậy, bối cảnh của đề bài chính là trong buổi sinh hoạt câu lạc bộ văn học với một chủ đề cụ thể. Các em phải tưởng tượng ra, mình là thành viên của câu lạc bộ rồi từ đó xác định được cách dẫn chuyện thế nào cho hấp dẫn và cuốn hút người nghe, người đọc.
- Nắm chắc cốt truyện. Việc các em nắm được cốt truyện chẳng khác gì các em bị lạc trong sa mạc nhưng gặp được một vũng nước mát, các em có thể làm bài mà không lo tới việc xuyên tác tác phẩm. Muốn nắm được cốt truyện các em cần đọc kĩ tác phẩm, nhân vật, chi tiết quan trọng.
- Thuộc lòng thơ. Đây là thao tác mà học sinh chủ quan nhất. Bởi trong dạng đề thi cũ, người ra đề thường cho một đoạn thơ và ghi luôn đoạn thơ đó trên đề. Chính vì vậy học sinh chủ quan, lơ là và bỏ qua việc chiếm lĩnh văn bản thơ. Nhưng với dạng đề mở, các ra đề khác, nếu đề bài là Về một bài thơ em yêu thích thì đòi hỏi các em phải thuộc lòng thơ mới làm tốt đề bài này. Muốn vậy, trong quá trình học giáo viên phải bất chợt kiểm tra, Bài cũ, không nhất thiết là bài học của ngày hôm qua mà có thể những tác phẩm đã học rồi. Hoặc trong tiết ôn tập Văn học giáo viên có thể kiểm tra nội dung này.
- Ghi chép. Là hoạt động quan trọng. Không đợi giáo viên ghi bảng học sinh mới ghi bài. Giáo viên cần hình thành kĩ năng ghi bài cho các em. Ghi những ý các em thấy quan trọng, thích thú trong bài giảng của giáo viên hay khi đọc tài liệubởi bộ não của con người không thể lưu trữ tất cả các thông tin.
- Mạnh dạn đổi mới cách viết văn. Với những em học khá, giáo viên nên động viên, khuyến khích các em có những cách làm bài phong phú. Trải nghiệm nhiều cách viết bằng những góc độ khác nhau kết hợp với khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng chắc chắn sẽ có bài văn để đời.
4. Kết quả của đề tài được áp dụng
Kết quả của đề tài bên dưới không phải là kết quả so sánh của đề tài thực nghiệm. Bởi thời gian Bộ Giáo dục đổi mới cách kiểm tra đánh giá và đưa vào thực thi quá gấp rút, nên tôi mạnh dạn lấy kết quả thi học kỳ II của cả khối học sinh 12 để thấy được sự khả quan, không chỉ trong kết quả ôn thi một thời gian ngắn mà còn ở cách ra đề mở của Bộ Giáo dục Đào tạo. 
Khối 12
Xếp loại
(số lượng và tỉ lệ %)
≥ 8
5 – 7,5
< 5
102 học sinh
24 – 23,5%
60 – 58,8%
18 – 17,7%
 C. KẾT LUẬN CHUNG
1. Đánh giá các phương pháp nghiên cứu
    - Dạy học sinh 12 khó nhất vẫn là làm thế nào để nâng cao chất lượng thi tốt nghiệp THPT. Nhất là khi năm 2014, Bộ Giáo dục Đào tạo quyết định đổi mới cách ra đề thi tốt nghiệp THPT. Với một thời gian ngắn mà giúp học sinh làm quen được với cấu trúc mới quả là không dễ dàng. Vì vậy, trong quá trình ôn tập, ngoài thao tác đầu tiên là giới thiệu cho các em biết cấu trúc đề thi, cho học sinh làm quen với dạng đề mới thì giáo viên cần giao bài tập bằng cách ra đề thi cho học sinh tự cảm nhận về nhà dưới sự định hướng của giáo viên. Bên cạnh đó kết thúc chương trình ôn thi giáo viên cần tổ chức thi thử nhằm kiểm tra kết quả ôn thi của các em.
- Đề đọc hiểu thực chất không kén chọn học sinh, bởi đề thi không đánh đó. Học sinh cũng không cần học quá nhiều, chỉ cần khả năng nắm bắt thông tin nhanh nhạy, kĩ năng tích lũy kiến thức là có thể ăn điểm. Vì thế với đề tài này tôi đã mạnh dạn đề xuất một số phương pháp nhỏ cũng như những lưu ý để các em linh hoạt thích nghi với kiểu bài mở này. 
- Qua quá trình nghiên cứu và ứng dụng vào dạy học, bản thân tôi vẫn thấy những phương pháp đưa ra chưa phải là tốt nhất, nên cũng mong người đọc, đồng nghiệp có những ý kiến đánh giá khách quan, góp ý để có thể nâng cao chất lượng dạy học văn, đặc biệt là chất lượng thi tốt nghiệp THPT.
2. Ý nghĩa kinh nghiệm và đề xuất
* Kinh nghiệm:
Để ôn thi tốt nghiệp THPT đạt hiệu quả cao, đòi hỏi giáo viên cần áp dụng các phương pháp giảng dạy linh hoạt với từng đối tượng học sinh, với từng dạng văn bản, dạng đề thi; bản thân người giáo viên cần tích cực tìm tòi, nghiên cứu tài liệu để không chỉ có cái nhìn sâu rộng về tác phẩm mà hiểu bản chất của việc đổi mới đề thi, cấu trúc thitrên cơ sở đó từng bước định hướng học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo, đổi mới trong cách tiếp cận một văn bản thực thụ. Thành công của giờ dạy không chỉ là kết quả đạt được cuối cùng của kì thi mà quan trọng hơn những tác phẩm văn học đó đã có sự tác động sâu sắc đến tâm hồn, tình cảm của học sinh như thế nào.
* Đề xuất: 
- Về phía nhà trường:
+ Thư viện nhà trường nên bổ sung nguồn tài liệu mới về những tác phẩm văn học của những nhà văn, nhà thơ khác nhau, đa dạng về thể loại.
+ Một số sách tham khảo chuyên về ôn thi tốt nghiệp THPT.
+ Sách kĩ năng viết bài văn nghị luận.
+ Đầu tư thêm cơ sở vật chất, trang bị phòng máy riêng dành cho học sinh tìm hiểu thông tin xã hội và giám sát hoạt động của học sinh bằng hệ thống máy chủ.
- Về phía giáo viên: Tích cực đổi mới hơn trong khâu kiểm tra, đánh giá bài học trên lớp thông qua hoạt động kiểm tra bài cũ hoặc thể hiện trong các tiết kiểm tra.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đức Hùng – Cẩm năng ôn luyện môn văn – Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013.
2. Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Song Mai Thy - Bộ đề thi môn văn tốt nghiệp THPT – Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013.
3. Nguyễn Viết Chữ - Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương – Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2013.
4. Dịch giả Đỗ Hữu Châu – Nghệ thuật và khoa học dạy học – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2012.
5. Báo Kênh tuyển sinh 247 – Tổng hợp các dạng đề thi thử tốt nghiệp THPT.
6. Mạng Internet với các trang báo: Dân trí, Báo Thanh niên, Hocmai.vn

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_phuong_phap_giup_hoc_sinh_lop_12_on_thi_trung_ho.docx