SKKN Một số phương pháp hướng dẫn học sinh Lớp 10 rèn luyện kỹ năng viết Báo cáo nghiên cứu một vấn đề Bài 4 "Sức sống của sử thi" - Ngữ Văn 10

Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một trong những hoạt động mang lại ý nghĩa vô cùng lớn cho cộng đồng xã hội, đồng thời là sân chơi để học sinh nâng cao khả năng tư duy, thỏa đam mê sáng tạo phát triển bản thân học sinh. NCKH có vai trò quan trọng đối với học sinh THPT trong việc giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống, đồng thời nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh; khơi dậy tiềm năng và phát huy tư duy sáng tạo, phát triển năng lực của HS. Có thể những nội dung nghiên cứu của HS không lớn như các nhà khoa học nhưng nó vẫn thể hiện được sự sáng tạo trong quá trình vận dụng kiến thức phổ thông vào đời sống thực tiễn. Do đó hiện nay, trong các trường THPT xuất hiện nhiều cuộc thi, nhiều sân chơi trí thức bổ ích, giúp học sinh bộc lộ khả năng nghiên cứu của mình như: cuộc thi khoa học kĩ thuật (KHKT), báo cáo dự án dạy học, báo cáo một chuyên đề trong hội thảo khoa học cấp trường, cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Viết báo cáo nghiên cứu vốn là một hoạt động của NCKH, là hoạt động thực hành giúp học sinh phát triển kỹ năng tìm hiểu, khám phá về đời sống xã hội và tự nhiên (con người, sự kiện, địa điểm, môi trường,...) qua tư liệu thu thập được và trình bày kết quả tìm hiểu, khám phá đó. Chương trình Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 - Chương trình GDPT 2018 rất đề cao việc học tập nghiêng về nghiên cứu của học sinh THPT. Vì thế trong cuốn sách Chuyên đề học tập môn Ngữ văn có hẳn một chuyên đề: “Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học dân gian”. Còn trong Sách giáo khoa Ngữ văn (Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) ở bài 4 “Sức sống của Sử thi” có phần rèn luyện kĩ năng Viết “Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề”. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của việc hướng dẫn học sinh tập nghiên cứu và viết báo cáo nghiên cứu đối với học sinh lớp 10 THPT. Tuy nhiên việc nghiên cứu trong sách Chuyên đề đang dừng lại ở việc tập nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian chứ chưa hướng đến nghiên cứu một vấn đề trong đời sống. Hơn nữa, không phải tất cả các lớp đều chọn học Chuyên đề học tập môn Ngữ văn. Do đó trong quá trình dạy học, giáo viên cần mở rộng hướng dẫn học sinh nghiên cứu một vấn đề trong đời sống. Đây chính là cách nhận diện khả năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn của học sinh không chỉ ở lĩnh vực Văn học mà có thể ở những lĩnh vực khác như Lịch sử, Địa lý, Hóa học, Vật lý…

pdf 73 trang Trang Lê 13/05/2025 70
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số phương pháp hướng dẫn học sinh Lớp 10 rèn luyện kỹ năng viết Báo cáo nghiên cứu một vấn đề Bài 4 "Sức sống của sử thi" - Ngữ Văn 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số phương pháp hướng dẫn học sinh Lớp 10 rèn luyện kỹ năng viết Báo cáo nghiên cứu một vấn đề Bài 4 "Sức sống của sử thi" - Ngữ Văn 10

SKKN Một số phương pháp hướng dẫn học sinh Lớp 10 rèn luyện kỹ năng viết Báo cáo nghiên cứu một vấn đề Bài 4 "Sức sống của sử thi" - Ngữ Văn 10
viên đề nghị các học sinh khác nhận xét về cách trình bày đề cương của 
bạn. 
+ GV chuẩn bị câu hỏi đặt vấn đề và các câu hỏi gợi mở giúp HS giải quyết vấn 
đề. 
B2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS huy động kiến thức để trả lời 
B3. Báo cáo kết quả và thảo luận: 
+ HS trả lời nhanh 
 B4. Kết luận, nhận định 
+ GV nhận xét về kiến thức, thái độ của học sinh: Hướng học sinh đến sự lịch sự, 
tự tin, nhanh tay nhanh mắt, tương tác tốt với người nghe. 
* GV giới thiệu bài mới: Trình chiếu mục tiêu bài học và nhiệm vụ học tập 
Bước 3. Hoạt động hình thành kiến thức mới 
2.1. Xác định nội dung và mục tiêu thực hiện 
a. Mục tiêu: 
+ Học sinh nắm được cấu trúc của một bài báo cáo nghiên cứu, hiểu được quy 
trình, cách thức viết một báo cáo nghiên cứu, biết sử dụng trích dẫn, cước chú 
trong bài viết, hiểu được những quy định về quyền sở hữu trí tuệ để tránh đạo văn 
và biết vận dụng các phương tiện hỗ trợ cho việc biểu đạt thông tin trong báo cáo 
nghiên cứu. 
+ Hình thành các kĩ năng cần đạt được sau khi học 
b. Nội dung: 
* GV đưa ra những yêu cầu và nhiệm vụ học tập của học sinh khi tìm hiểu bài học: 
- Phân tích Bài viết tham khảo trong Sách giáo khoa. 
- Giáo viên đặt câu hỏi cho các nhóm học sinh đã chuẩn bị bài ở nhà: Để hoàn 
thành đề tài trên, các em đã thực hiện như thế nào? Nêu các bước để hoàn thành 
đề tài nghiên cứu? 
- Trên cơ sở đó GV cho HS so sánh hai sản phẩm: một là của học sinh đã 
chuẩn bị ở nhà, hai là Bài tham khảo trong Sách giáo khoa. Từ đó thống nhất cách 
viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian. 
- Giáo viên căn cứ vào cách trả lời của học sinh và kiến thức ở phần “Thực 
hành viết” để thống nhất các bước thực hiện: Lựa chọn đề tài; Thu thập thông tin; 
Xây dựng đề cương; Viết; Hoàn thiện. 
* GV chia lớp thành 04 nhóm. Mỗi nhóm cử 01 nhóm trưởng điều hành nhóm thảo 
luận vấn đề. HS suy nghĩ, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ 
c. Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của HS. 
d. Tổ chức thực hiện 
 B1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV nêu câu hỏi, vấn đề thảo luận, yêu cầu các nhóm tiến hành trao đổi, thảo luận 
và tranh biện. Yêu cầu HS ghi kết quả thảo luận, xác định quan điểm chung của 
mỗi nhóm, mỗi HS đều phải đưa ra luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng để bảo vệ cho quan 
điểm chung của nhóm. 
B2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS thực hiện trao đổi, thảo luận và hoàn thành 
nhiệm vụ được giao. 
B3. Báo cáo kết quả và thảo luận 
+ GV xem sản phẩm của HS. Yêu cầu HS báo cáo kết quả. 
- Dự kiến sản phẩm HS: 
B4. Kết luận, nhận định: 
GV đánh giá, góp ý riêng cho từng nhóm để hoàn thiện nội dung của nhóm. 
2.2. Xác định các phương pháp và phương tiện thực hiện 
- Phương pháp trực quan, trao đổi, vấn đáp, thảo luận nhóm, thông tin – phản hồi, 
mảnh ghép, 
a. Mục tiêu: Hướng đến mục tiêu Biết thu thập và làm rõ các thông tin liên quan 
đến vấn đề, biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề. 
b. Nội dung: 
+ GV chuẩn bị câu hỏi: Hãy xác định và tìm các phương pháp, phương tiện phù 
hợp với phần thảo luận của nhóm. 
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. 
d. Tổ chức thực hiện: 
B1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV nêu câu hỏi, yêu cầu các nhóm thực hiện. 
B2. Thực hiện nhiệm vụ học tập 
HS thảo luận. 
B3. Báo cáo kết quả và thảo luận: 
GV đến từng nhóm, gọi bất kì HS trong nhóm để nghe ý kiến và kết quả thảo 
luận. 
GV yêu cầu HS trả lời lí do tại sao chọn những phương tiện, phương pháp này. 
B4. Kết luận và nhận định 
GV góp ý riêng cho từng nhóm để hoàn thiện nội dung của từng nhóm. 
2.3 Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM 
Hướng dẫn HS tìm hiểu lí thuyết 
B1. GV giao nhiệm vụ: 
Cả lớp: Nêu rõ khái niệm, yêu cầu 
của viết báo cáo nghiên cứu về một 
vấn đề? 
B2. HS suy nghĩ trao đổi và trả lời. 
B3: HS báo cáo kết quả thực hiện 
nhiệm vụ 
B4. GV Kết luận, nhận định 
I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT 
1. Khái niệm 
- Báo cáo nghiên cứu là văn bản trình bày 
kết quả nghiên cứu về một vấn đề dựa trên 
các dữ liệu khách quan, chính xác, đáng tin 
cậy. Viết báo cáo nghiên cứu là một hoạt 
động thực hành giúp bạn phát triển kĩ năng 
tìm hiểu, khám phá về đời sống xã hội và 
tự nhiên (con người, sự kiện, đa điểm, môi 
trường,...) qua tư liệu thu thập được và 
trình bày kết quả tìm hiểu, khám phá đó. 
- Vấn đề nghiên cứu có thể là một vấn đề 
đời sống hoặc một vấn đề gợi ra từ tác 
phầm văn học mà bạn đã đọc. 
2. Yêu cầu 
- Nêu được đề tài và vấn đề nghiên cứu 
được đặt ra trong báo cáo. 
- Trình bày được kết quả nghiên cứu thông 
qua hệ thống các luận điểm sáng rõ, thông 
tin xác thực. 
- Khai thác được các nguồn tham khảo 
chính xác, đáng tin cậy; sử dụng các trích 
dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ phù 
hợp, thể hiện sự minh bạch trong việc kế 
thừa những kết quả nghiên cứu đã có. 
- Có danh mục tài liêhu tham khảo ở cuối 
báo cáo. 
Hướng dẫn HS thực hành 
B1. GV giao nhiệm vụ: 
Nhóm 1: Thực hiện bước chuẩn bị và 
lập ý, lập dàn ý cho bài viết. 
B2. HS suy nghĩ trao đổi và trả lời. 
B3. HS báo cáo kết quả thực hiện 
nhiệm vụ 
B4. GV Kết luận, nhận định 
III. Thực hành 
a. Chuẩn bị viết 
- Lựa chọn đề tài 
- Thu nhập thông tin 
b. Xây dựng đề cương: theo bố cục 4 
phần 
- Đặt vấn đề 
- Giải quyết vấn đề 
- Kết luận 
- Tài liệu tham khảo 
* Đề cương tham khảo: SGK 
Hướng dẫn HS thực hành 
B1. GV giao nhiệm vụ: 
Nhóm 3: Thực hiện bước viết theo 
dàn ý. 
B2. HS suy nghĩ trao đổi và trả lời. 
B3. HS báo cáo kết quả thực hiện 
nhiệm vụ 
B4. GV Kết luận, nhận định 
c. Viết 
- HS tiến hành viết bài theo dàn ý đã lập. 
* GV có thể đọc một bài viết tham khảo 
của HS nếu đã hoàn thành 
Hướng dẫn HS thực hành 
B1. GV giao nhiệm vụ: 
Nhóm 4: So sánh hai sản phẩm: một 
là của học sinh đã chuẩn bị ở nhà, hai 
là Bài tham khảo trong Sách giáo 
khoa. Từ đó thống nhất cách viết báo 
cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học 
dân gian. 
B2. HS suy nghĩ trao đổi và trả lời. 
B3. HS báo cáo kết quả thực hiện 
nhiệm vụ 
B4. GV Kết luận, nhận định 
d. Chỉnh sửa, hoàn thiện 
Tự rà soát lại báo cáo nghiên cứu của mình 
theo các tiêu chí sau đây: 
- Phần giới thiệu nêu rõ được vấn đề 
nghiên cứu, gây được sự chú ý và hấp dẫn 
đối với người đọc 
- Các luận điểm chính đã được làm sáng tỏ 
qua những dữ liệu, bằng chứng xác thực, 
đáng tin cậy 
- Các phần được sắp xếp theo trật tự logic, 
có sự liên kết chặt chẽ, không có sự trùng 
lặp 
- Không có các thông tin thừa, không liên 
quan trực tiếp đến đề tài 
- Bài viết đảm bảo tuân thủ các quy định 
về chính tả, không mắc lỗi từ ngữ và câu 
Bước 4: Hoạt động Luyện tập 
- Mục tiêu: Hướng đến mục tiêu Hs biết HS biết vận dụng những kiến thức đã 
học về nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian đến nghiên cứu một vấn đề trong 
đời sống. 
- Nội dung: Giáo viên giao nhiệm vụ 
- Tìm hiểu một đề tài nghiên cứu về một vấn đề trong đời sống và lập đề 
cương thật ngắn gọn cho đề tài ấy. GV có thể gợi ý một số đề tài: 
+ Hiện tượng bạo lực gia đình ở vùng nông thôn hiện nay. 
+ Quan điểm trái chiều trong việc giáo dục con cái trong thời đại Công nghệ 
4.0 
+ Hiện tượng sạt lở, xoáy lốc ở miền núi Nghệ An. 
* GV yêu cầu HS thảo luận và thuyết trình theo 04 nhóm đã chia như trước. GV 
chọn một nhóm thuyết trình. Các nhóm còn lại nhận xét nhóm đã trình bày. 
- Sản phẩm: Phần tranh biện của HS với lí lẽ dẫn chứng thuyết phục 
- Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM 
Hướng dẫn học sinh luyện tập 
B1. GV chia nhóm và giao nhiệm vụ 
Ví dụ: HS chọn đề tài 
- Giữ nguyên các nhóm đã chia 
- Nội dung thảo luận: Lập đề cương 
cho bài viết theo chủ đề: Hiện tượng 
bạo lực gia đình ở vùng nông thôn 
hiện nay. 
B2. HS thực hiện nhiệm vụ 
- HS: Suy nghĩ trao đổi và trả lời. 
B3. HS báo cáo kết quả thực hiện 
nhiệm vụ. 
Các nhóm còn lại nhận xét 
B4. GV nhận xét, đánh giá khả năng 
thuyết trình và chốt lại kiến thức 
Hiện tượng bạo lực gia đình ở vùng nông 
thôn hiện nay. 
1. Đặt vấn đề: 
Bao lực gia đình đang là vấn đề nhức 
nhối của nhiều vùng nông thôn hiện nay 
2. Giải quyết vấn đề: 
2.1. Thực trạng: Nêu số liệu cụ thể về vấn 
nạn bạo lực gia đình 
- Trung bình mỗi năm, nước ta xảy ra hơn 
31.500 vụ bạo lực gia đình, mỗi ngày có 
64 phụ nữ, 10 trẻ em là nạn nhân của hành 
vi bạo lực. 
- Tỉnh Nghệ An từ 2010-2020 có đến 
8.400 vụ bạo lực gia đình với nhiều hậu 
quả khác nhau. 
- Ở huyện Thanh Chương tính từ năm 
2008 đến năm 2022, cả huyện thống kê 
được 33 vụ bạo lực gia đình. 
 2.2. Nguyên nhân 
- Ở nông thôn vẫn còn tư tưởng trọng nam 
khinh nữ 
- Rượu chè, ghen tuông, tệ nạn xã hội và 
nhận thức của các đối tượng về hành vi 
bảo vệ hạnh phúc gia đình. 
- Người phụ nữ khi bị bạo lực thường có 
tâm lí bao che, sợ hãi, không dám tố cáo. 
2.3. Hậu quả: 
- Hạnh phúc gia đình tan vỡ, con cái hư 
hỏng 
- Tổn thương về tinh thần cho cả gia đình 
- Người bị bạo hành chịu thương tật, tàn 
tật suốt đời 
2.4. Giải pháp 
- Cần sự đấu tranh quyết liệt của chính đối 
tượng bị bạo hành 
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp 
luật 
- Nâng cao khả năng nhận thức về quyền, 
kỹ năng cho phụ nữ 
- Các địa phương có phương án triển khai 
các mô hình phòng chống bạo lực gia đình 
3. Kết thúc vấn đề: 
Vấn đề bạo lực không còn là vấn đề 
riêng của phụ nữ mà là nỗi đau chung của 
xã hội, cần phải được loại bỏ. 
Bước 5: Hoạt động Vận dụng 
- Mục tiêu: Hướng đến mục tiêu HS biết vận dụng những kiến thức đã học về 
nghiên cứu một vấn đề trong đời sống đến nghiên cứu một vấn đề mang tính khoa 
học. 
- Nội dung: Giáo viên giao nhiệm vụ mới: 
Kết thúc tiết học (hoạt động Vận dụng) giáo viên định hướng, mở rộng hướng 
dẫn học sinh tìm hiểu nghiên cứu, biết báo cáo một số đề tài mang tính khoa học. 
HS về nhà hoàn thành bài báo cáo (dạng đề cương) và trình bày ở tiết học sau đó 
(tiết Thuyết trình kết quả nghiên cứu) 
+ Bảo tồn và phát huy giá trị dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh ở trường THPT 
trên địa bàn huyện Thanh Chương. 
+ Một số giải pháp nâng cao ý thức về trang phục học đường cho học sinh 
trường THPT Nguyễn Sỹ Sách. 
- Sản phẩm: Đề cương bài nghiên cứu của HS 
- Tổ chức thực hiện: Vào tiết học sau, HS trình bày trước lớp hoặc HS gửi sản 
phẩm qua zalo cho GV nhận xét và trả kết quả vào tiết học sau. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM 
Hướng dẫn học sinh thực hiện bài 
tập vận dụng 
B1. GV giao nhiệm vụ 
B2. HS thực hiện nhiệm vụ 
GV định hướng, mở rộng hướng dẫn 
học sinh tìm hiểu nghiên cứu, biết báo 
cáo một số đề tài mang tính khoa học. 
HS về nhà hoàn thành bài báo cáo 
(dạng đề cương) và trình bày ở tiết 
học sau đó. 
+ Bảo tồn và phát huy giá trị dân ca 
Ví, Giặm Nghệ Tĩnh ở trường THPT 
trên địa bàn huyện Thanh Chương. 
+ Một số giải pháp nâng cao ý thức 
về trang phục học đường cho học sinh 
trường THPT Nguyễn Sỹ Sách. 
B3. HS báo cáo kết quả thực hiện 
nhiệm vụ của mình vào tiết học sau 
B4. GV nhận xét, đánh giá khả năng 
trình bày của HS. 
Ví dụ: HS chọn đề tài Một số giải pháp 
nâng cao ý thức về trang phục học đường 
cho học sinh trường THPT Nguyễn Sỹ 
Sách. 
I. Đặt vấn đề 
- Trang phục học đường là một nét đẹp văn 
hóa của nhiều trường học, tạo nên bộ mặt 
trang trọng, hài hòa, đoàn kết của nhà 
trường. 
- Trang phục học đường hiện nay đang bị 
biến dạng một cách không thương tiếc do 
sự thiếu ý thức của nhiều học sinh. 
II. Giải quyết vấn đề: 
1. Khái niệm về trang phục, trang phục 
học đường và ý thức về trang phục 
a. Trang phục 
b. Trang phục học đường 
c. Ý thức về trang phục 
2. Ý nghĩa của trang phục học đường: 
+ Tạo được nét khác biệt và thương hiệu 
riêng cho nhà trường. 
+ Giúp học sinh rèn luyện thói quen chấp 
hành nội quy của nhà trường. 
+ Tạo ra sự bình đẳng, thân thiện giữa học 
sinh với học sinh, xóa bỏ ranh giới giàu 
nghèo, sang hèn trong tư tưởng của học 
sinh. 
+ Tiết kiệm chi phí cho gia đình vì giá 
thành đồng phục rẻ hơn các loại trang phục 
khác. Tránh được tình trạng đua đòi, chơi 
trội 
3. Thực trạng về trang phục học đường 
của học sinh trường THPT Nguyễn Sỹ 
Sách 
3.1. Mặt tích cực: 
- Học sinh trên địa bàn huyện Thanh 
Chương nói chung, trường thpt Nguyễn Sỹ 
Sách nói riêng cơ bản đều thực hiện đồng 
phục với áo trắng sơ mi và quần tây đen 
vào những ngày do nhà trường quy định, 
vào mùa đông có thêm áo ấm đồng phục. 
- Trong những ngày không quy đinh mặc 
đồng phục thì học sinh vẫn mặc áo có cổ 
và quần tây hợp với thuần phong mĩ tục, 
không phản cảm. 
3.2. Mặt tiêu cực 
- Một số ngày nhà trường không quy định 
đồng phục, học sinh thoải mái hơn trong 
cách ăn mặc nên có rất nhiều hiện tượng 
phản cảm đã diễn ra. Học sinh nữ mặc áo 
quá ngắn, quần quá sát, để lộ hết nhược 
điểm cơ thể; học sinh nam mặc quần bò xé 
rách phần ống quá nhiều, te tua như quần 
rách, hoặc phần ở đầu gối bị xé rách quá 
rộng. Những chiếc áo quá mỏng, quá hở, 
áo thun in hình ảnh đầu lâu phản cảm hoặc 
những dòng chữ tối nghĩa, tục tĩu là hiện 
tượng chúng ta có thể bắt gặp trong sân 
trường học đường. 
- Thậm chí có nhiều học sinh học theo, bắt 
chước cách ăn mặc của các ngôi sao, idol 
Kpop biểu diễn trên sân khấu, trang phục 
ấy mặc ngoài đời trông rất lập dị, bụi bặm 
không phù hợp. 
4. Một số giải pháp nâng cao ý thức về 
trang phục học đường cho học sinh 
trường THPT Nguyễn Sỹ Sách. 
4.1. Giải pháp đã thực hiện trong nhà 
trường: 
- Qua tiết chào cờ, nhà trường giáo dục, 
tuyên truyền cho học sinh hiểu ý nghĩa và 
vai trò của trang (trang phục có kèm logo 
nhà trường) và niềm tự hào khi mặc trang 
phục truyền thống của nhà trường. 
- Đưa vào nội quy của nhà trường quy định 
về đồng phục để mọi học sinh đều chấp 
hành tốt, tạo ra nét đẹp học đường cho 
trường học. 
4.2. Giải pháp cần tiếp tục thực hiện để 
nâng cao ý thức về trang phục cho học 
sinh trường thpt Nguyễn Sỹ Sách. 
- Thông qua các hoạt động ngoài giờ, hoạt 
động trải nghiệm, giáo viên tích hợp, lồng 
ghép vào trong các môn học và các hoạt 
động giáo dục trải nghiệm ý thức chấp 
hành quy định về trang phục học đường 
(tiết chào cờ, tiết sinh hoạt, tiết học trải 
nghiệm hướng nghiệp) 
- Tăng thêm số ngày quy định đồng phục 
trong tuần (buối sáng và buổi chiều 
- Tổ chức các cuộc thi tuyên truyền nhằm 
nâng cao ý thức chấp hành trang phục học 
đường. 
- Đoàn trường cần tổ chức các cuộc thi tài 
năng nhằm phát huy năng lực, sở trường 
của học sinh như: cuộc thi tìm kiếm tài 
năng, cuộc thi thiết kế đồ họa học đường 
(có ứng dụng CNTT), thiết kế mẫu thời 
trang  
- Cần tổ chức sưu tầm, trưng bày, giới 
thiệu các sản phẩm về trang phục đẹp do 
học sinh tự thiết kế trên các trang mạng xã 
hội (hoặc trang facebook Đoàn trường) 
III. Kết luận: 
- Tóm lại, việc nâng cao ý thức về trang 
phục học đường là việc làm rất cần thiết 
cho mọi trường học. 
- Nếu như các nhà trường tổ chức tốt các 
hoạt động trên, việc giáo dục ý thức về 
trang phục học đường trong nhà trường sẽ 
đạt được kết quả như mong muốn. 
IV. Tài liệu tham khảo 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_phuong_phap_huong_dan_hoc_sinh_lop_10_ren_luyen.pdf