SKKN Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy tích hợp tại Trường THCS Thịnh Liệt
Năm học 2017-2018 là năm thứ tám thực hiện chương trình thay sách giáo khoa và được triển khai đại trà trên toàn quốc. Trong bổi cảnh ngành Giáo dục và Đào tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Phương pháp dạy học được coi là cách thức hoạt động của giáo viên khi tố chức các hoạt động học tập, nhằm giúp học smh đạt được các mục tiêu dạy học, để thực hiện công cuộc đổi mới giáo dục đòi hỏi phải có sự đầu tư quan tâm thích đáng từ nhiều mặt. Chương trình ngữ văn của THCS được xây dựng theo nguyên tắc tích hợp. Theo chương trình này, ba phân môn: Văn - Tiếng Việt và Tập làm văn được thống nhất lại thành một môn học, gọi là môn Ngữ vãn. Coi trọng tính thực hành, sách giáo khoa Ngữ Văn đã tập trung theo hướng phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập, trong đó phần Tiếng Việt và lí thuyết Tập làm văn đã được coi trọng. Qua thực tế giảng dạy, tôi đã nhận thức rõ: Tiếng Việt là phân môn nền tảng, là công cụ giao tiếp quan trọng trong đời sống và là cơ sở cho các môn học trong hệ thống trường phố thông. Từ sự vận dụng Tiếng Việt trong việc lý giải vẻ đẹp và hiệu quả của nghệ thuật ngôn từ trong tác phẩm văn học, trong Tập Làm Vàn và giao tiếp hằng ngày. Học sinh sẽ tự nâng cao các tri thức Tiếng Việt và Văn học để tạo lập các kiểu văn bản nói và văn bản viết. Như vậy sản phẩm của Tập Làm Vàn là căn cứ cơ bản đê đánh giá kết quả việc học Tiếng Việt và Văn học của học sinh để hướng tới kỳ năng cơ bản: đọc, nói, viết mà chương trình đã đặt ra. Chính từ việc nhận thức được tầm quan trọng như trên, tôi xin đóng góp một vài ý kiến về việc giảng dạy tích họp đối với môn Ngữ văn . Dạy học theo nguyên tắc tích hợp ở Ngữ văn có một sự liên hệ chặt chẽ với những kiến thức đã học ở bậc Tiểu học: từ thực tiễn giảng dạy, tôi nhận thấy sự tiếp thu kiến thức và khả năng thực hành của học sinh khi học ở THCS còn nhiều hạn chế. Do vậy khi đua những câu hỏi tích hợp từ kiến thức ở Tiểu học để hình thành, củng cố, khắc sâu kiến thức cho học sinh.
Tích hợp là một vấn đề rất lớn không riêng gì đối với môn Ngữ văn. Tuy nhiên, môn Ngữ văn có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện trước một bước. Văn học - Tiếng Việt và Tập làm văn đều có một yếu tổ chung là Tiếng Việt, dù dạy văn học, Tiếng Việt hay Tập làm văn thì tất cả đều do một giáo viên đảm nhiệm và người giáo viên đó do một khoa đào tạo. Dĩ nhiên, việc cải tiến chương trình Ngữ Văn theo hướng tích hợp có vận dụng kinh nghiệm của nhiều nuớc, song trước hết là xuất phát từ thực tiễn giáo dục của Việt Nam. Hướng phấn đấu bao quát cuả việc thực hiện chương trình môn Ngữ văn theo tinh thần tích hợp là làm sao kết hợp được thật tốt việc hình thành các kĩ năng: Nghe, nói, viết Chương trinh viết không nhằm mục đích riêng cho từng phân môn mà chỉ viết mục tiêu chung cho môn Ngữ văn chính là vì thế. Đổ giải quyết một điểm nào đó trong yêu cầu của chương trình đều phải có sự đóng góp hợp lực của cả 3 phân môn. không nên quan điểm “Tích hợp là phương pháp dùng để rút bớt môn học hoặc biện pháp nhằm giảm tải” dẫu rằng đó là những hệ quả có thể xảy ra do việc thực hiện phương hướng “Tích hợp”. Trên nền giáo dục hiện đại, tích họp là phương pháp nhằm phối họp một cách tối ưu các quá trình học tập riêng rẽ các môn học. Phân môn khác nhau nhằm đáp ứng những mục tiêu, mục đích và yêu cầu cụ thể khác nhau. Tích hợp được xem là nguyên tắc tổng hợp của việc xây dựng cả hệ thong chương trình.
Dạy tích hợp, người đứng lớp phải biết thực hiện mọi yêu cầu một cách linh hoạt, sáng tạo mà mấu chốt của sự sáng tạo là luôn suy nghĩ và mục tiêu của bộ môn Ngữ văn nói chung đe tìm ra những yếu tố đồng quy giữa 3 phần phân môn, tích hợp trong từng thời điểm theo từng vấn đề. Quan điểm tích hợp phải quán triệt trong mọi khâu kể cả khâu đánh giá. Có thể có những bài tập riêng cho từng phân môn, song chúng ta cần đánh giá cao những học sinh biết sử dụng những kiến thức của phân môn khác. Đó chính là những thói quen, cơ sở ban đầu đế sau này học lên, các em sẽ có điều kiện tiếp thu và vận dụng dễ dàng hơn phương pháp nghiên cứu cũng như khi vào đời, các em có khả năng giải quyết dễ dàng hơn các vấn đề thực tiễn vì mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống bao giờ cũng là tình huống tích hợp. Tích hợp phải phát huy tối đa tính tích cực, tính sáng tạo của học sinh, chủ thề học tập ở tất cả mọi khâu: từ việc chuẩn bị bài, suu tập tu liệu trong tô, nhóm, tự đáng giá và đánh giá bạn, tham gia, hoạt động thực tiễn theo quan điểm đặc trưng bộ môn. Xuất phát từ việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh nên tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “ Một số vẩn đề về phương pháp giảng dạy tích hợp đổi với mân Ngữ văn
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy tích hợp tại Trường THCS Thịnh Liệt

: Khái quát tình hình lịch sử nước ta vào thời điểm này như sau: Nửa cuối XVIII, nửa đầu XIX, xã hội Việt Nam có nhiều biến động lịch sử: sự khủng hoảng của chế độ phong kiến, mưu đồ của kẻ xâm lược năm 1788 quân Thanh mượn cớ sang giúp nhà Lê xâm lược nước ta. Nguyễn Huệ ra Bắc lần 3 đánh tan và lên ngôi hoàng đế. GV: (Toàn truyện gồm 17 hồi, đầu hồi là 2 câu thơ bảy tiếng, mỗi câu tóm tắt mộ sự kiện chủ yếu sẽ kể trong hồi, kết hồi thường là 2 câu thơ và câu: Muốn biết việc sau thế nào xin xem hồi sau sẽ rõ. Có nguồn gốc từ Trung Quốc và chịu ảnh hưởng cách viết của Tam quốc chí, Thủy Hử..) ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (35) GV : Hướng dẫn HS đọc (Giọng đọc 2 câu thơ mở đầu, lời nói của quần thần, vua..) Nhận xét giọng đọc của học smh. GV: Dựa vào phần chú thích, giải thích ngắn gọn các từ khó (GV-HS:Cùng giải thích) GV: Em hãy tóm tắt ngắn gọn nội dung đoạn trích? GV: (Liên hệ kiến thức Lịch sử): Như đã nói trên, đây là một cuồn tiêu thuyết lịch sử có quy mô lớn, phản ảnh những biến động lịch sừ nước nhà từ cuối XVIII -> những năm đầu XIX, sự kiện lịch sử có thật được đưa vào tác phẩm không chỉ có tỉnh chân thực, sinh động nùi còn gựi lên được không khí thời đại cũng như những xúc động chân thành và sâu xa nhất trong lòng bạn đọc về một thời quả khứ hòa hùng của (lân tộc? Vậy đó là những sự kiện lịch sử nào? GV: Nhận xét về bố cục của văn bản? HS : Trình bày ý kiến. GV nhận xét HẾT TIẾT 24 CHUYỂN TIÊT 25: (40) *HS: Đọc đoạn 1 (Từ đầu->“Năm Mậu Thân”) GV: Khi nhận được tin cấp báo của Đô đốc Nguyễn Vàn Tuyết, giặc đã tràn sang thì Nguyễn Huệ đã có phản ứng gì? Sau đó ông đã làm gì? Điều đó cho thấy ông là người như the nào ? HS thảo luận nhóm 5 phút - 4 nhóm Các nhóm nhận xét. GV chốt ý *HS: Đọc đoạn 2 (Tiếp...“kéo vào thành”) GV: Cuộc hành quân thần tốc diễn nhu thế nào? Qua đó ta thấy ông là người như thế nào? HS Tìm kiếm trả lời GV: Qua những lời phủ dụ của vua Quang Trung trong buổi duyệt binh lớn ở Nghệ An với bọn Sở, Lân, Ngô Thì Nhậm và cuộc trò chuyện với cống sĩ La Sơn chửng tỏ nhà vua còn có phẩm chất gì? Gv: Lờ trích ngắn gọn: Đánh cho đe dài tóc. Đánh cho để đen răng. Đánh cho nó chích luân bat phạt. Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn. Đánh cho sử tri nam quốc anh hùng tn hữu chủ. GV: LỜI phủ dụ với các quan tướng cận thần chứng tỏ ông là người lãnh đạo ra sao? (Từ đấu đến cuối Nguyễn Huệ luôn tỏ ra là con người có hành động mạnh mẽ, nhanh nhẹn, quả quyết, xông xáo và có chủ đích rõ ràng, nhưng không phải là xốc nổi và độc đoán, mà có tính toán trước sau, có tham khảo ý kiến những cộng sự, những người giúp việc) GV: Tìm những chi tiết chứng tỏ tài dùng binh và chỉ huy của vua Quang Trung trong trận chiến năm Kỉ Dậu? HS : suy nghĩ trả lời. GV chốt GV: Hình ảnh vua Quang Trung trong chiến trận được miêu tả như thế nào? -ỳ Qua tất cả những phân tích trên và dựa vào những hiêu biết của mình về quân đội, những vị tưởng lĩnh, lãnh tụ trong lịch sử dân tộc... thì Nguyễn Huệ là một vị tướng như thế nào? * HS : Đọc đoạn 2 Dựa vào những hiểu biết của em về văn hóa - phong tục tập quán của người Việt, hãy nêu ỷ nghĩa của hành động Nguyễn Huệ cho quân ăn tết sớm? GV: Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong các lê hội truyền thống của Việt Nam, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Tet Nguyên Đán Việt Nam có ỷ nhĩa nhân văn vô cùng sâu sắc, thể hiện sự trường tồn cuộc song, khao khát của con người về sự hài hòa Thiên — Địa — Nhân. Tết Nguyên Đản là sự biêu hiện của moi quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong tình thần văn hóa nông nghiệp; với gia tộc và xóm làng trong tính cộng đồng dân tộc; với niềm tin thiêng liêng, cao cả trong đời sống tâm linh... Vĩ thế, hành động của Nguyễn Huệ đã thể hiện ông không chi là một vị tướng, thủ lĩnh tài ba mà còn là một con người sâu sắc, thau hiếu lẽ đời và quan tâm chân thành, tinh tế nhất với quân sĩ: một hành động nhỏ mà có ý nghĩa lớn đổi vái việc động viên quan sĩ, khích lệ tinh thần chiến đẩu và đoàn kết, tăng sức mạnh quân đội... Dựa vào những kiến thức quân sự và văn học của mĩnh cùng với những hiểu biết thực tế, em hiểu thế nào là “Nghệ thuật quân sự" và nghệ thuật này có được Nguyên Huệ áp dụng không? Áp dụng như thế nào? -ỳ Nghệ thuật quân sự là hệ thống các quan điểm về quân sự và các vẩn đề liên quan đến vấn đề về Chiến lược, chiến thuật, chiến dịch trong hoạt động quân sự của một tồ chức, tập đoàn quân. Nguyên Huệ đã thê hiện tài năng, sự nhạy bén cũng như những cảm quan quân sự tuyệt vởi của mình trong một nghệ thuật điều binh hoàn hảo: - Dựa vào sức mạnh dân tộc, cộng đồng - Mini lược quân sự khôn khéo (kế nghi binh) - Cho HS xem sư đồ trận đánh (SGK Lịch sử) (GV: Liên hệ kiến thức lịch sử ]ớp 7, bài 25 đế nam rõ diễn biến trận đánh) GV: Hình ảnh Tôn Sĩ Nghị được miêu tả như thế nào? GV: Số phận triều đình bán nước (vua Lê ) như thế nào? HS : tìm kiếm chi tiết và trả lời GV: Em có nhận xét như thế nào về lời kể, tả của tác giả ở đoạn văn này? GV: Tai sao tác giả vốn trung thành với nhà Lê, không mấy cảm tình với Tây Sơn thậm chí xem Tây Sơn như giặc mà tác giả vẫn viết về Quang Trung và những chiến công của đoàn quân áo vải một cách cảm tình đầy hào hứng? (GV: Đó là sự thật lịch sử mà các tác giả đã được chứng kiến trực tiếp, là những người trí thức có lương tâm, những người có tâm huyết và tài năng, nên các ông không thể không tôn trọng lịch sử. Mặt khác, các ông cũng thấy rõ sự thổi nát, kém cỏi, hèn mạt của vua, chùa thời Lê - Trịnh) GV: Từ đó có thể khái quát chủ đề tư tưởng và nghệ thuật của văn bản? GV: Qua việc tìm hiểu tác phẩm, em rút ra đưẹ nành những điều gì quan trọng và ý nghĩa? - Tình yêu nước, tự hòa dân tộc - Tình yêu lịch sử dân tộc - Lòng biết ơn với những anh hung dân tộc - Cố gắng học tập, rèn luyện sức khỏe, tu phúc đức... góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước HƯỚNG DẪN Tự HỌC (5) GV gợi và hướng dẫn HS hiểu và dùng được một số từ Hán Việt thông dụng được sử dụng trong văn bản: - Đốc xuất đại binh: Chỉ huy, cổ vũ đoàn quân lớn. - Chính vị hiệu: làm cho cương vị rõ ràng - Thụ phong: nhận sắc I. GIỚI THIỆU CHUNG: 1. Tác giả: Ngô Gia Vãn Phái gồm những tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì - dòng họ nổi tiếng về văn học lúc bấy giờ - ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai (nay thuộc Hà Nội) - Có hai tác giả chính: Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du 2. Tác phẩm: a. Xuất xứ: trích trong hồi thứ 14/17 hồi “Hoàng Lê nhất thống chí”: ghi chép về sự việc thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh - Đoạn trích là hồi thứ 14/17 hồi b. Thể loại tiểu thuyết chương hồi, viết bằng chữ Hán. -> Là cuốn tiểu thuyết lịch sử có quy mô lớn, phản ánh những biến động lịch sử nước nhà từ cuối XVIII -> những năm đầu XIX II. ĐỌC - HIẺU VÃN BẢN: l. Đọc - Tìm hiếu từ khó: *Tóm tắt: Quân Thanh kéo vào chiếm nước ta một cách dễ dàng, được tin cấp báo. Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế và thân chinh đánh giặc (mùa xuân 1789). Cuộc tiến quân thần tốc và những thắng lợi vẻ vang. Sự thất bại thảm hại của bọn xâm lược và lũ bán nước Lê Chiêu Thống. Sự kiện lịch sử chính: Trịnh Sâm lên ngôi chúa Tây Sơn 3 lần tiến quân ra Bắc Trận đại phá quan Thanh của Nguyễn Huệ Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Ánh lên ngôi lập nên triều Nguyễn -ỳ Bộ mặt vua chú, quan lại, tướng tá; cuộc sống người của nhan dân thời Lê mạt - cuộc sống không có trật tự, không an toàn, không ấm no trước nạn binh hỏa và nạn đói; thái độ lịch sử với nhà Tây Sơn 2.Tìm hiểu văn bản: a.Bố cục: 3 phần: + Pl: Quân Thanh kéo vào Thăng Long -> Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế và cầm quân dẹp giặc. + P2: Tiếp...“kéo vào thành” -> Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung. + P3: Còn lại -> Sự đại bại của quân tướng nhà Thanh và tình trạng thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống. b.Phân tích: b1. Hình ảnh vua Quang Trung - Nguyễn Huệ: *Khi nghe tin quân Thanh đến Thăng Long: Bắc Bình Vương giận lắm, họp các tướng sĩ, định cầm quân đi ngay , mọi người khuyên Ngày 20,22,24/11, Nguyễn Huệ cho lập đàn tế cáo trời đất và lên ngôi hoàng đế, xuất quân ra Bắc (ngày 25 /12 năm Mậu Thân - 1788) -> Hành động nhanh nhẹn, mạnh mẽ, quả quyết *Cuộc hành quân thẩn tốc: - Tiến quân ra Bắc, gặp Nguyễn Thiếp Hành quân thần tốc với phương tiện thô sơ (hai người khiên một người - vừa đi vừa chạy), tuyển mộ binh lính, duyệt binh, phủ dụ tướng sĩ: + Lời dụ ở trấn Nghệ An: Ngắn gọn, hào hùng, kích động tinh thần tướng sỹ quyết tâm đánh giặc. + Lời phủ dụ với quan tướng thân cận: Ỏng là người lãnh đạo độ lượng, công minh. ->Ông là người có tính toán trước sau, có tham khảo ý kiến cộng sự, thông minh, biết thu phục lòng người Vua Quang Trung là một tống chỉ huy thực thụ, một tấm gương đáng tự hào trong nghệ thuật chỉ huy: Định ra kế hoạch, cách tiến đánh từng trận cụ thể, tổ chức hành quân bất chấp nguy hiểm *Diễn biến trận chiến năm Kỉ Dậu (1789) đại phá 20 vạn quân Thanh - Cho quân ăn tết truớc, tiến đánh làm địch không kịp trở tay - Dùng kế nghi binh (reo hò của tướng sĩ..), sử dụng tấm ván chắn bằng tẩm nước... .tiến thẳng vào chiếm Ngọc Hồi - Đống Đa => Hình ảnh thật oai phong lẫm liệt. Ỏng là nhà chỉ huy quân sự cực kỳ sắc xảo - nhà chính trị có cách nhìn nhạy bén, tự tin. b2. Hình ảnh bọn cướp nước và bán nước: * Tổng đốc Tôn Sỹ Nghị: - Tôn Sĩ Nghị: mưu cầu lợi riêng, bất tài, kiêu căng, chủ quan. - Bị đánh bất ngờ: hốt hoảng, sợ mất mật, không kịp mặc áo giáp, đóng yên ngựa, vội vã bỏ chạy... - Bọn giặc xâm lược kiêu căng, tự mãn, chủ quan khinh địch, hoảng loạn xéo mà chết -> Thảm bại nhục nhã, đớn hèn, xấu hổ. * Hình ảnh vua quan Lê Chiêu Thống: ng<dậo cạnh Tôn Sĩ Nghị - txdụmg sổ phận thảm hại Tháo thân bỏ chạy và bỏ xác nơi xứ người. - Chịu nỗi sỉ nhục của kẻ đầu hàng, bù nhìn, đê hèn. -> Đoạn văn tả chân thực. Giọng văn có phần ngậm ngùi, thương cảm của bề tôi cũ. 3. Tổng kết: * Nghệ thuật: - Lựa chọn trình tự kể theo diễn biến các sự kiệnl lịch sử - Khắc họa nhấn vật lịch sử với ngôn ngữ kể , tả chân thật, sinh động - Giọng điệu trần thuật thể hiện thái độ của tác giả với vương triều Lê, với chiến thắng của dân tộc với bọn cướp nước. * Ý nghĩa văn bản: Ghi lại hiện thực lịch sử hào hùng của dân tộc và hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến thắng mùa xuân năm Kỉ Dậu1789 III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Nắm diễn biến các sự kiện lịch sử trong đoạn trích - Cảm nhận và phân tích một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích - Hiểu và dùng được một số từ Hán Việt thông dụng được sử dụng trong văn bản - Học và nắm nội dung(hình ảnh Quang Trung, bọn giặc, vua Lê Chiêu Thống..), thể loại tiểu thuyết chương hồi.... - Chuẩn bị: “Truyện Kiều của Nguyễn Du” RÚT KINH NGHIỆM: 4. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống: Việc kết hợp các kiến thức hên môn như Lịch sử, Địa lý vào môn Ngữ văn rất quan trọng, giúp cho bài làm văn bao quát, đầy đủ ỷ hơn. Từ đó bài làm có sức thuyết phục hơn nhất là đối với việc dạy vãn. Ngoài ra còn tích họp Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn... Như vậy, kiến thức liên môn tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo; giáo dục thêm những hiểu biết về quê hương; giúp học sinh ý thức hơn việc học phải đi đôi với hành; rèn luyện các kĩ năng giải quyết tình huống trong cuộc sống. IV. Kết quả cụ thể: Toàn bộ nội dung kinh nghiệm này đã được tôi áp dụng và giảng dạy trong nhà trường có kết quả khách quan của tổ văn. Kết quả khi dạy sáng kiến như sau: Khi chưa áp dụng sáng kiến: Lớp dạy Số học sinh Kết quả Điểm 8 – 10 Điểm 6,5 – 7,5 Điểm 5 - 6 Dưới 5 Điểm 0 6A 41 8 20 15 8 0 8D 35 11 12 7 5 0 9A 39 12 7 11 9 0 Sau khi áp dụng sáng kiến như sau: Lớp dạy Số học sinh Kết quả Điểm 8 – 10 Điểm 6,5 – 7,5 Điểm 5 - 6 Dưới 5 Điểm 0 6A 41 16 25 10 0 0 8D 35 16 19 0 0 0 9A 39 20 8 11 0 0 Gần tám năm thực hiện chương trình thay sách giáo khoa mới, tôi đã nhận thấy rằng việc vận dụng phương pháp giảng dạy tích hợp là việc cần thiết đối với giáo viên giảng dạy Ngữ văn. Vận dụng được phương pháp này, phát huy được trí thông minh của học sinh. Học sinh tiếp nhận kiến thức một cách dễ dàng và rất sâu. Vì kiến thức được lồng ghép cả 3 phân môn trong từng cụm bài. về phía giáo viên: + Không còn lúng túng khi soạn bài. + Bài giảng lôgic, chặt chẽ, hợp lí nhờ biết xác định điểm đồng quy. + Kiến thức được vận dụng một cách nhuẩn nhuyễn. + Hạn chế tình trạng cháy giáo án. - Về phía học sinh: Bước đầu hình thành kĩ năng tự học, tự tìm hiểu tư duy gioá dục. Học sinh có tâm thế tốt hơn khi tiếp nhận kiến thức bài học. Học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản và sâu. Vì kiến thức ôn luyện đều ở các phân môn. áp dụng phương pháp này phát huy được tính chủ động, sáng tạo cho học sinh. C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận: Để thực hiện tốt tinh thần đối mới phương pháp dạy học theo phương pháp tích hợp mà cốt yếu là tính thực hành thì hệ thống cân hỏi phải gắn kết dược kiến thức cả 3 phân môn cho dù không thủ tiêu bản sắc của cả 3 phân môn. Quan trọng hơn cả là lấy yêu cầu bài học làm mục đích thiết kế hệ thống câu hỏi với những kiến thức cần đạt được the hiện quan điếm thực hành tích hợp của chương trình Ngữ vàn . Dạy học theo nguyên tắc tích hợp ở Ngữ văn có một sự liên hệ chặt chẽ với những kiến thức ở bậc Tiểu học, từ thực tế giảng dạy tôi thấy việc tiếp thu kiến thức là khả năng thực hành của học sinh khi học THCS còn nhiều hạn chế. Do vậy khi đưa những câu hỏi tích hợp còn có một số học sinh thực hiện chưa tốt, có sự bỡ ngỡ hoặc không thực hiện được. Do vậy chủng tôi đề nghị sự chỉ đạo đồng bộ trong việc thực hiện chương trình thay sách, các cụm bài. Việc lồng ghép kiến thức tích hợp cần rõ hơn và học sinh thực hiện phương pháp tích hợp tốt hơn. Trên đây là một sớ vấn đề về phương pháp giảng dạy tích hợp, tôi nghĩ rằng: Chương trình sách giáo khoa mới với việc chuẩn bị giáo án để có thể tổ chức một chương trình Ngữ Vãn theo tinh thần đã nêu ở trên. Đó là một việc làm rất mới mẻ, cần thiết của một giáo viên giảng dạy trên lớp. Công việc thực hiện phương pháp này gặp không ít những khó khăn, thử thách. Qua bài viết này tôi xin được mạnh dạn trao đổi ý kiến của mình và mong được sự góp ý đế tích luỹ cho mình nhiều bài học quý báu trong công tác giảng dạy hơn nữa. 2. Khuyến nghi: Để học sinh ngày càng yêu văn học, tôi mong các đồng nghiệp hãy nhận thức, nâng cao hơn nữa vấn đề giảng dạy tích hợp trong giảng dạy vãn. Mong Ban giám hiệu nhà trường, Phòng giáo dục và đào tạo mở thêm những lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sâu hơn cho giáo viên, tạo điều kiện hơn nữa về tư liệu dạy vãn trong quá trình giảng dạy văn học. Đẻ giáo viên thuận tiện hơn trong quá trinh tự nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Có thể nói, trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc giảng dạy học sinh hiểu văn thơ. Tôi rất mong nhận được sự góp ỷ chỉ bảo chân thành của HỘI đồng khoa học, các thầy cô giáo có kinh nghiệm đế ngày càng hoàn thiện tri thức và phương pháp giảng dạy của mình. Nơi nhận: - Phòng Văn hóa và Thông tin; - Lưu VT. NGƯỜI VIẾT Thịnh Liệt, ngày.tháng ...năm 2019 Nguyễn Thị Ngoan THỦ TRƯỞNG ĐƠN VI
File đính kèm:
skkn_mot_so_van_de_ve_phuong_phap_giang_day_tich_hop_tai_tru.docx
SKKN Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy tích hợp tại Trường THCS Thịnh Liệt.pdf