SKKN Nâng cao chất lượng học tập môn Ngữ Văn cho học sinh Lớp 7 bằng hình thức tổ chức hoạt động thuyết trình
Môn Ngữ Văn có một vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình của cấp học THCS. Ngoài việc cung cấp kiến thức, môn Ngữ Văn còn góp phần to lớn trong việc bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho các em học sinh, dạy các em biết hướng tới những giá trị tinh thần cao đẹp và bước đầu giúp các em có năng lực cảm thụ các tác phẩm có giá trị nhân văn cao cả. Tuy nhiên, học Văn là cả một quá trình tích luỹ lâu dài, vì thế ta cần tạo cho học sinh cơ hội khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, biết đồng cảm, có ý thức về cội nguồn và bản sắc dân tộc, góp phần gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa Việt Nam. Ngoài việc phát triển những năng lực chung, môn Ngữ Văn còn giúp học sinh phát triển những năng lực cần thiết và quan trọng đối với xã hội hiện đại như năng lực giao tiếp, năng lực thẩm mỹ, góp phần hình thành và phát triển con người mới, có đầy đủ phẩm chất, năng lực để đáp ứng nhu cầu của thời đại.
Xuất phát từ tình hình thực tế, vẫn còn tồn tại số đông học sinh chưa thực sự yêu thích bộ môn, dẫn đến chất lượng môn Văn qua các kì kiểm tra, đánh giá còn chưa đạt yêu cầu. Đặc biệt là trong lúc giao thoa giữa phương pháp dạy học mới với phương pháp dạy học hiện nay thì vấn đề làm thế nào để nâng cao chất lượng môn mình giảng dạy, có lẽ đó là điều trăn trở không chỉ của riêng bản thân tôi mà là của tất cả những thầy cô giáo đang đứng trên bục giảng. Có thể thấy, vừa đứng trước yêu cầu đổi mới, vừa chú trọng kế thừa và phát huy những ưu điểm của các chương trình Ngữ văn đã có, đặc biệt là chương trình hiện hành, mỗi giáo viên cần có phương pháp giáo dục phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng học tập theo tình hình mới.
Là một giáo viên dạy văn, bản thân tôi luôn trăn trở trước mỗi bài làm của các em. Bởi trong thực tế, tình hình học văn hiện nay còn nhiều vấn đề rất đáng lo ngại. Đa số học sinh rất sợ học Văn, viết bài môn Văn. Các em chưa định hướng được mình phải viết gì, viết như thế nào cũng như khá thụ động trong việc hình thành ý tưởng và trình bày cả ở dạng nói và viết. Điều đó xuất phát trực tiếp từ việc các em chưa nắm vững tác phẩm, chưa tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành vốn tri thức của bản thân. Để có một giờ dạy hiệu quả, người dạy cần có phương pháp, hoạt động dạy học sao cho kích thích được sự sáng tạo tìm tòi và niềm say mê học tập của người học. Trong giờ học, giáo viên sử dụng nhiều hoạt động trong đó có hoạt động thuyết trình. Đây là một hình thức học tập có vai trò phát huy được sự chủ động, tích cực của người học, từ đó tạo được hiệu quả cao trong quá trình học tập và chiếm lĩnh tri thức.
Qua kinh nghiệm của bản thân và tìm hiểu thực tế dạy - học môn Ngữ Văn ở trường sở tại, tôi mạnh dạn đề ra chuyên đề: “Nâng cao chất lượng học tập môn Ngữ Văn cho học sinh lớp 7 bằng hình thức tổ chức hoạt động thuyết trình”.Thiết nghĩ đó là giải pháp cần thiết và khả thi, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn đồng thời đưa môn Ngữ văn trở lại đúng với vị trí của nó.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Nâng cao chất lượng học tập môn Ngữ Văn cho học sinh Lớp 7 bằng hình thức tổ chức hoạt động thuyết trình

ong hoạt động thuyết trình giáo viên cần tổ chức cho học sinh. Sau khi các nhóm đã trình bày xong, cần có sự nhận xét, đóng góp từ các thành viên nhóm khác về bài thuyết trình của nhóm. - Hoạt động 4: Nhóm thuyết trình tự nhận xét và rút kinh nghiệm. Nhóm cần nhìn lại quá trình làm việc của mình từ khâu chuẩn bị, phân chia công việc, bài báo cáo, trả lời câu hỏi, tinh thần hợp tác của các thành viên trong nhóm, chỉ ra được những thuận lợi cũng như hạn chế của nhóm trong suốt quá trình làm việc. Nhóm thuyết trình phải biết tự điều chỉnh, biết khắc phục những hạn chế từ những góp ý của các nhóm khác thì mới có thể ngày một tiến bộ hơn. - Hoạt động 5: Giáo viên sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá về ưu khuyết điểm của bài thuyết trình (kĩ năng, thao tác thuyết trình). Lời nhận xét về ưu khuyết điểm là cơ sở để mỗi học sinh tự nhìn nhận, tự đánh giá và điều chỉnh sao cho phù hợp với yêu cầu mà môn học đề ra. Như vậy, lời nhận xét cuối phần thuyết trình của mỗi nhóm là một hoạt động cần thiết và quan trọng. Buổi thuyết trình thành công hay thất bại, học sinh có hứng thú trong việc tìm hiểu các tri thức tiếp theo hay không một phần là nhờ thái độ, cách thức nhận xét, đánh giá của giáo viên. Chính vì tính chất quan trọng này nên mỗi giáo viên cần tự trang bị cho mình một vốn kiến thức vững vàng và sâu rộng, có cách nhận xét, đánh giá công bằng, khách quan, chính xác. Giáo viên cũng cần có cách nhìn nhận, đánh giá dựa trên cơ sở mỗi học sinh là người học đồng sáng tạo, không nên áp đặt học sinh phải theo đúng suy nghĩ, cách nhìn nhận, đánh giá của mình. Bước 4: Nhận xét, đánh giá, rút ra quy trình Sau khi học sinh thực hiện hoạt động thuyết trình, giáo viên nhận xét ngắn gọn về bài thuyết trình của các em. Sau đó, giáo viên sẽ giúp đỡ học sinh rút ra quy trình thực hiện hoat động thuyết trình. Đây là một cách rèn luyện và phát triển năng lực thuyết trình cho học sinh. 3.2 Thiết kế các dạng bài tập nhằm phát triển năng lực thuyết trình trong dạy học Ngữ Văn. Việc giảng dạy Ngữ văn nhằm rèn luyện cho học sinh 4 kĩ năng nghe - nói - đọc - viết vốn là định hướng và mục tiêu mà chương trình giáo dục phổ thông 2018. Chính vì vậy, tôi đã đi vào tìm hiểu và thiết kế các dạng bài tập có thể sử dụng ở phân môn Đọc hiểu Văn bản và Tập làm văn vốn phù hợp để tổ chức hoạt động thuyết trình. Tuy nhiên để đảm bảo tính sư phạm, việc lựa chọn các bài tập để phát triển năng lực thuyết trình vẫn phải phù hợp với nội dung, chương trình dạy học và phải có tính gần gũi, thực tế với học sinh lớp 7. 3.2.1 Đối với giờ dạy Đọc hiểu Văn bản * Thuyết trình về đặc trưng thể loại: - Do học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng của việc khai thác về đặc trưng thể loại dẫn đến tìm hiểu và cảm nhận các giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm còn hạn chế. Vì vậy, tôi thiết kế các bài tập này với mục đích làm cơ sở cho việc cảm nhận tác phẩm, rèn luyện kĩ năng nói và năng lực giao tiếp cho học sinh. - Thời điểm sử dụng: khi tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài mới, phần Tri thức Ngữ văn. Tôi giao trước cho học sinh, xem như một dạng bài tập về nhà và được báo cáo trong tiết học mới. - Thời gian sử dụng: đây là phần nhỏ trong tiến trình dạy bài mới, học sinh chỉ cần chuẩn bị bài thuyết trình ngắn, dung lượng khoảng 5-6 phút. - Hình thức thuyết trình: học sinh tự chuẩn bị trước khi lên lớp, 2-3 học sinh xung phong thuyết trình sản phẩm. - Về phong cách thuyết trình: giọng to, rõ ràng, truyền cảm, biết cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể, có phong thái tự tin, chủ động, linh hoạt. Ví dụ khi học Tri thức Ngữ văn: Tản văn và tùy bút, Văn bản: Cốm vòng, Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát tôi thiết kế cho học sinh thuyết trình về đặc trưng thể loại tản văn, tùy bút. Học sinh thuyết trình khái niệm dựa vào SGK và tìm kiếm từ sách, mạng Internet về tản văn, tùy bút, chất trữ tình, cái tôi, ngôn ngữ. Từ am hiểu sâu về phần vừa thuyết trình trên là cơ sở để học sinh khai thác phần tiếp theo: Chất trữ tình, cái tôi, ngôn ngữ trong “Cốm Vòng”. Chất trữ tình Thể hiện tình cảm yêu quý, say mê, trân trọng của tác giả đối với vẻ đẹp của cốm, của văn hóa ẩm thực. Những tình cảm đó được bộc lộ gián tiếp qua cách miêu tả, đồng thời bộc lộ trực tiếp bằng những từ cảm thán. Cái tôi Cái tôi của người viết tùy bút hiện ra rõ nét qua tình cảm, thái độ, suy nghĩ của tác giả. Ngôn ngữ Ngôn ngữ văn bản giản dị, sống động, mang hơi thở đời sống, giàu hình ảnh và chất trữ tình. Tương tự trong bài Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát tôi cũng sẽ cho học sinh thảo luận nhóm để thuyết trình: Chất trữ tình, cái tôi, ngôn ngữ trong “Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát” Chất trữ tình Thể hiện sự say mê, tự hào của tác giả đối với hạt dẻ, rừng dẻ, bộc lộ qua cách miêu tả chi tiết màu sắc, hình dáng, mùi vị của hạt dẻ. Cái tôi Thể hiện qua tình cảm, thái độ, suy nghĩ của tác giả Ngôn ngữ Sử dụng khẩu ngữ, từ láy, văn phong gợi hình, gợi cảm, Khai thác các yếu tố từ bảng trên giúp ta thấy sự say mê, tự hào của tác giả đối với hạt dẻ, rừng dẻ bộc lộ qua cách miêu tả chi tiết màu sắc, hình dáng, mùi vị của hạt dẻ. Qua đó, làm bật nổi tình cảm, thái độ, suy nghĩ của tác giả về tác phẩm cũng như nhận ra việc sử dụng khẩu ngữ, từ láy, văn phong gợi hình, gợi cảm, Chuẩn bị của giáo viên: Cần có nhiều tư liệu về tản văn, tùy bút và sau phần thuyết trình của nhóm, tôi có thể nhận xét, đánh giá, bổ sung để học sinh có cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn tri thức. * Thuyết trình về một phần của bài học Giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị thuyết trình về một phần của tác phẩm bằng cách sử dụng phiếu học tập gợi ý cho học sinh hoạt động theo nhóm, tìm hiểu trước bài mới và trình bày trong tiết học sẽ hiệu quả hơn. - Thời điểm sử dụng: khi giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài mới. - Thời gian sử dụng: tùy vào bài học, dung lượng cụ thể của tiết học mà tôi linh hoạt trong việc phân bố thời gian thuyết trình. - Hình thức thuyết trình: cho học sinh thảo luận trên lớp, gọi 2 học sinh đại diện 2 nhóm thuyết trình sản phẩm của mình. - Về phong cách thuyết trình: giọng to, rõ ràng, truyền cảm, biết cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp, tự tin khi trình bày. Tương tự như khi dạy Những tình huống hiểm nghèo, học sinh sẽ thực hiện thuyết trình “Nhân vật trong văn bản Chó sói và chiên con” theo bảng sau: Diễn biến Lời chó sói Lời chiên con Nhận xét 1 Sao dám làm đục nguồn nước uống của mình? Chiên đang ở phía cuối dòng không thể làm đục phía đầu dòng. Đối đáp cho thấy lời kết tội của sói là vô lí, chiên con vô tội. 2 Sao dám nói xấu sói năm ngoái? Năm ngoái chiên chưa ra đời. Đối đáp cho thấy lời kết tội của chó sói là bịa đặt. 3 Anh của chiên đã nói xấu sói. Chiên không hề có anh. Đối đáp cho thấy lời kết tội của sói là vu khống. 4 Kẻ nào đó thuộc giống nhà chiên, giống chó, giống người, đã nói xấu sói. Lập tức bị sói lôi vào rừng ăn thịt, “chẳng cầu đôi co”. Lời kết tội vu vơ cuối cùng phơi bày dã tâm, bản chất của sói. Trong hoạt động này, các nhóm có thể dùng hình ảnh, sơ đồ tư duy và tranh vẽ về hai thế lực mạnh yếu để minh họa. Chó sói là hiện thân cho kẻ mạnh, kẻ bạo tàn; để thỏa mãn nhu cầu (cơn đói) của mình sẵn sàng bịa đặt, vu khống, bắt nạt, giết hại kẻ yếu. Còn Chiên con là hiện thân cho sự vô tội, sự thật, lẽ phải, nhưng là kẻ yếu, bị kẻ mạnh ức hiếp, vùi dập, hãm hại. Thông qua đó sẽ là một bài học giáo dục đạo đức cho học sinh về vấn đề đối nhân xử thế giữa con người với nhau. 3.2.2 Đối với giờ dạy Tập làm văn Tự sự vốn là một kiểu bài quen thuộc với học sinh THCS, việc phát triển năng lực tạo lập văn bản tự sự được xem là một việc làm cần thiết, đáp ứng mục tiêu đề ra của chương trình giáo dục. Chính vì thế khi dạy các tiết làm văn đặc biệt là Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử, tôi thiết kế cho học sinh thuyết trình chủ này. - Chủ đề: Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. - Thời điểm sử dụng: khi tôi hướng dẫn học sinh cách làm bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. - Thời gian sử dụng: đây là một phần quan trọng đối với mỗi bài dạy làm văn vì là cơ hội để các em rèn luyện cách trình bày, trải nghiệm kể lại cho giáo viên và các bạn trong lớp cùng nghe (chuẩn bị một bài thuyết trình có dung lượng tương đối dài, trình bày trong khoảng 10 - 15 phút). - Thời gian chuẩn bị: 1 tuần - Hình thức thuyết trình: tôi tiến hành tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm, sau đó cho các em báo cáo sản phẩm của mình trước lớp. - Về phong cách thuyết trình: giọng to, rõ ràng, truyền đạt được cảm xúc, biết cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp văn kể, cần nhất là sự tự tin khi trình bày. - Sau phần thuyết trình của nhóm, giáo viên có thể nhận xét, đánh giá để học sinh có đầy đủ tri thức và hiểu biết toàn diện về bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. Tương tự, nghị luận văn học cũng là một kiểu bài cần rèn luyện rất nhiều ở học sinh khối lớp 7, đặc biệt là Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học tôi đã thiết kế cho học sinh bài tập này để thuyết trình. Chủ đề: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học. - Thời điểm sử dụng: ôn tập học kỳ 1 và thực hành viết bài văn nghị luận văn học. - Thời gian sử dụng: yêu cầu học sinh chuẩn bị một bài thuyết trình có dung lượng tương đối dài, trình bày trong khoảng 10 -15 phút. - Thời gian chuẩn bị: 1 tuần - Hình thức thuyết trình: tôi tiến hành tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm, sau đó cho các em báo cáo sản phẩm của mình trước lớp. - Về phong cách thuyết trình: luôn tự tin, giọng to rõ, truyền đạt được cảm xúc, biết cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp với nghị luận văn học. - Sau phần thuyết trình của nhóm, giáo viên có thể nhận xét, đánh giá, bổ sung để học sinh có đầy đủ tri thức và hiểu biết toàn diện, sâu sắc hơn về bài nghị luận văn học. Trên đây là những thiết kế bước đầu dựa vào nguyên tắc, mục đích thiết kế dựa trên đặc trưng thể loại của bộ môn Ngữ văn. Khi thực hiện, tùy vào nội dung bài học cụ thể để thiết kế các chủ đề thuyết trình cho phù hợp, góp phần tác động đến sự phát triển năng lực của người học, giúp các em vận dụng tốt vốn tri thức và khả năng tìm tòi, sáng tạo của bản thân để chiếm lĩnh cách đơn vị nội dung bài học. 4. Tiết dạy minh họa “Nói và nghe: Thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi” 4.1 Tiến trình thực hiện Bốn nhóm thuyết trình về 4 chủ đề đã chuẩn bị ở nhà (mỗi nhóm 7-8 học sinh thuyết trình 1 chủ đề đã được bốc thăm từ tiết trước, các em đã được hướng dẫn của giáo viên về kĩ năng, phương pháp làm việc nhóm, phân công công việc cụ thể và nội dung chính để chuẩn bị thuyết trình). Chủ đề 1: Cha mẹ có quyền quyết định nghề nghiệp tương lai của con cái? Chủ đề 2: Có nên cấm học sinh sử dụng điện thoại trong nhà trường? Chủ đề 3: Cải lương, đờn ca tài tử Nam Bộ dần bị lãng quên trong thế hệ trẻ? Chủ đề 4: Nên hay không nên mua trang phục, đồ đạc trên mạng Internet? - Nhóm thuyết trình cử một đại diện để trình bày sản phẩm thảo luận hoặc mỗi thành viên trong nhóm sẽ luân phiên trình bày (mỗi nhóm có 10 phút để thuyết trình và tranh luận phản biện). Ở đây học sinh tự do lựa chọn đưa số liệu, video tranh ảnh minh họa, sơ đồ tư duy, hình vẽ, dùng tivi để trình chiếu khi thuyết trình Lưu ý: nhóm xung phong thuyết trình trước sẽ nhận được phần quà của giáo viên. - Thảo luận, sau khi nhóm thuyết trình xong, các nhóm khác sẽ đặt câu hỏi (có nội dung đồng tình, không đồng và ý kiến khác) và các thành viên trong nhóm sẽ thảo luận, thống nhất và phân công trả lời (lưu ý: trong quá trình phản biện sẽ có những câu hỏi và câu trả lời hay, giáo viên khuyến khích cho điểm cộng học sinh). - Nhận xét, đánh giá của các nhóm khác về bài bài thuyết trình của nhóm. - Nhóm thuyết trình tự nhận xét và rút kinh nghiệm, phải biết tự điều chỉnh và khắc phục hạn chế từ những góp ý để tiến bộ hơn. - Giáo viên sẽ đưa ra nhận xét ngắn gọn ưu khuyết điểm của bài thuyết trình. Đây cơ sở để mỗi học sinh tự nhìn nhận, tự đánh giá và điều chỉnh sao cho phù hợp với vấn đề nhóm trình bày (giáo viên luôn trong tâm thế vững vàng về kiến thức, nghiêu cứu sâu các vấn đề gây tranh cãi để đưa ra lời nhận xét thuyết phục nhất). Phần nhận xét cuối cùng của giáo viên giúp hoàn thiện sản phẩm của nhóm, nó được xem là kiến thức, tài liệu tham khảo cho các em khi làm bài nghị luận xã hội. Lưu ý: tùy vào tình huống, giáo viên linh hoạt điều khiển các nhóm thuyết trình đạt hiệu quả, tuyên dương các nhóm làm tốt, khích lệ tất cả các em được cộng 1 điểm vào cột kiểm tra thường xuyên. 4.2 Kết quả mong muốn đạt được - Học sinh biết thiết kế tự do sản phẩm thuyết trình bằng giấy A4, giấy Goki, tranh ảnh, sơ đồ tư duy, hình vẽ, trình chiếu sản phẩm trên tivi tạo điểm nhấn cho bài làm của nhóm. - Học sinh hiểu sâu hơn và có cảm nhận, cách lý giải riêng các vấn đề gây tranh cãi trong thực tế cuộc sống, linh hoạt trong việc đưa ra các ý kiến đồng tình, không đồng tình hay các ý kiến khác. - Học sinh thấy tự tin khi trình bày một vấn đề hay trả lời câu hỏi được đặt ra trong giờ học, có nhiều em còn có cách trả lời hay, sáng tạo trong lúc tranh luận phản biện, khi đó giờ học Ngữ văn trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. - Sản phẩm cuối cùng của các nhóm làm cơ sở, tài liệu tham khảo tốt nhất cho các em khi làm bài nghị luận xã hội. - Học sinh sẽ quen với phương pháp học tập lấy học sinh làm trung tâm, trở nên tự tin trước đám đông và giao tiếp - một năng lực quan trọng, rất cần thiết trong đời sống hiện đại. PHẦN III: KẾT LUẬN Phương pháp thuyết trình là một trong những phương pháp dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, hoạt động thuyết trình sẽ góp phần làm tăng hứng thú học tập cho học sinh, nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng học tập sáng tạo đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy và học đối với môn Ngữ văn ở trường THCS. Sau khi vận dụng hình thức tổ chức hoạt động thuyết trình vào việc giảng dạy bộ môn, tôi khẳng định rằng việc vận dụng phương pháp thuyết trình vào dạy học Ngữ văn ở trường THCS là hiệu quả và mang tính khả thi cao. Với phương pháp này, học sinh không chỉ được học kiến thức từ sách vở mà còn có thể vận dụng kiến thức đã học một cách linh hoạt, sáng tạo vào những vấn đề có liên quan đến đời sống thực tiễn. Nói chung, bất cứ một phương pháp dạy học nào cũng có những ưu điểm và hạn chế vì vậy giáo viên cần phải hiểu rằng: phương pháp thuyết trình không nhằm thay thế cho các phương pháp dạy học khác mà nó chính là một trong những phương pháp dạy học hiện đại, tích cực để giáo viên có thể lựa chọn, sử dụng làm phong phú thêm cho các hoạt động giảng dạy và học tập, góp phần tạo hứng thú, cải thiện và nâng cao hiệu quả học tập của học sinh và chất lượng giáo dục của nhà trường. Trên đây là những giải pháp mà tôi đã vận dụng để thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng học tập môn Ngữ văn cho học sinh lớp 7 bằng hình thức tổ chức hoạt động thuyết trình”. Kính mong quý lãnh đạo, quý đồng nghiệp sẽ bổ sung, góp ý để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Tân An Thạnh, ngày 05 tháng 11 năm 2023 Người viết Văn Minh Thệ
File đính kèm:
skkn_nang_cao_chat_luong_hoc_tap_mon_ngu_van_cho_hoc_sinh_lo.docx