SKKN Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh trong môn Ngữ Văn 7

Trước thực trạng đạo đức hiện nay của học sinh trường THCS có chiều hướng giảm sút nghiêm trọng, việc giáo dục đạo đức cho học sinh là đòi hỏi cấp bách của xã hội để xây dựng hoàn thiện những giá trị cơ bản của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế tri thức. Để chuẩn bị cho hành trang vào đời, các em học sinh không chỉ mang theo vốn kiến thức được học mà phải là người có đạo đức tốt, xứng đáng cương vị là một người có ích cho xã hội, hay nói đúng hơn “trước khi thành tài thì phải thành nhân”. Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã từng nói: “có tài mà không có đức thì là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm gì cũng khó” qua đó cũng đủ hiểu Người coi trọng như thế nào về đạo đức lối sống.

Mục đích của việc học môn văn là nhằm giáo dục đạo đức, nhân cách, tư tưởng thông qua những hình tượng văn học giàu cảm xúc, hình ảnh. Khi mọi người đã lớn lên và thấm nhuần các tác phẩm văn học, từ văn học dân gian, văn học hiện thực phê phán, đến văn học hiện đại, bất kì ai cũng hiểu rõ “văn học là nhân học” và học văn chính là học cách làm người. Thông qua mỗi tác phẩm văn học, những bài học về đạo đức, ý thức trách nhiệm, lối sống được nâng lên những tầm mới để phù hợp từng giai đoạn phát triển tâm hồn của học sinh.

Với tư cách là một giáo viên giảng dạy bộ môn ngữ văn tôi luôn trăn trở làm thế nào để hướng học sinh vào việc “Học văn là học làm người ” .Vì thế tôi chọn “Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh trong môn Ngữ văn 7” nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho môn Ngữ văn.

docx 12 trang Trang Lê 26/04/2025 40
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh trong môn Ngữ Văn 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh trong môn Ngữ Văn 7

SKKN Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh trong môn Ngữ Văn 7
 của em dành cho mẹ, vị trí đặc biệt của mẹ trong tâm hồn em. Đồng thời, bài thơ còn khắc họa một cách chân thực, cảm động hình ảnh người mẹ tần tảo, lam lũ vì mưu sinh, và vì con. Bài học giáo dục học sinh tình cảm gia đình. Đó là tình cảm thiêng liêng nhất của mỗi con người.
Tình cảm gia đình không chỉ là tình mẫu tử thiêng liêng sâu nặng, tình cảm anh em thắm thiết mà đó là tình cảm đối với người bà người kính yêu. Đọc văn bản “Hương khúc”, tác giả Nguyễn Quang Thiều. (Bài 8: Nét đẹp văn hóa Việt, tiết 97-98, PPCT) Sức hấp dẫn của bánh khúc được tạo nên từ vẻ đẹp của sản vật quê hương, tình yêu tha thiết dành cho quê hương, gia đình... từ cách làm bánh tỉ mỉ đong đầy yêu thương của bà, từ sự háo hức trông ngóng của một đứa trẻ chờ đợi món quà tuổi thơ...
Giáo viên giúp học sinh cảm nhận về tình cảm bà cháu, dạy các em biết vâng lời ông bà, cha mẹ biết cố gắng học thật tốt mai sau giúp ích cho quê hương, đất nước.
2. Giáo dục học sinh lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ thiên nhiên:
Trong SGK Ngữ văn 7 có một số văn bản giáo dục đạo đức các em thiên về tình cảm đối với thiên nhiên, vạn vật quanh em ; Bài 1: Tiếng nói của vạn vật, văn bản Lời của cây( tiết 123-PPCT) Qua bài học, giáo viên dạy các em biết yêu thiên nhiên, có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên. Hãy lắng nghe lời của cỏ cây, loài vật để biết yêu thương, nâng đỡ sự sống ngay từ khi sự sống ấy mới là mầm sống.
Qua mỗi tiết học văn bản, giúp các em hiểu thêm về mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên.Từ đó, đề ra những việc làm thiết thực để bảo vệ thế giới tự nhiên. Biết sống hòa hợp, thân thiện với thiên nhiên. Có ý thức chăm sóc, bảo vệ các con vật có ích.
3. Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước:
Tình yêu thiên nhiên còn được thể hiện qua nét văn hóa ẩm thực mang đậm chất văn hóa vùng miền. Đến với Bài 4: Quà tặng của thiên nhiên, Văn bản 1: Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát của tác giả Y Phương.(Tiết 49-50 PPCC) Văn bản đã giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của đặc sản, thiên nhiên của Trùng Khánh - Cao Bằng. Đó là thứ hạt dẻ thơm ngon mang đậm hình bóng quê hương cùng rừng dẻ với những sắc thái khác nhau. Tất cả làm nổi bật lên tình yêu sản vật quê hương, xa hơn là tình yêu những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc của tác giả - trân trọng, nâng niu và tự hào.
Rời vùng quê xứ bắc, những trang sách hay lại đưa chúng ta đến với tác phẩm Mùa phơi sân trước qua hình ảnh giàn phơi đặc biệt phong phú vào tháng Chạp của một miền quê ở Nam Bộ. Qua bài học, giáo viên giáo dục học sinh tình yêu quê hương, tự hào với sản vật quê mình.
II. Qua tiết học Viết:
1. Trong bài văn biểu cảm:
Trong bài văn biểu cảm bao giờ người viết cũng để lại dấu ấn chủ quan. Dấu ấn ấy chính là cách biểu lộ thái độ, tình cảm riêng của mỗi người đối với đối tượng được nhắc đến trong bài viết
1.1 Cảm nghĩ về sự việc: Làm thế nào để viết bài văn trình bày tình cảm, cảm xúc về con người, sự việc? Viết thế nào để khơi gợi được sự đồng cảm của người đọc về những tình cảm của em gởi gắm. Đó là khoảnh khắc học sinh ghi lại tình cảm khi cả nhà cùng quây quần bên mâm cơm gia đình, hay niềm vui háo hức khi cả gia đình được trải nghiệm một chuyến về quê thăm ông bà...
1.2 Cảm nghĩ về người : ( tình cảm của bản thân HS dành cho ông, bà, cha, mẹ, anh chị em, bạn bè, thầy cô giáo.) Người viết phải có tình cảm với mọi người xung quanh mình mới tạo nên trang văn giàu cảm xúc, GV giáo dục các em biết trân trọng tình cảm đối với gia đình, đối với thầy cô, đối với bạn bè...
1.3 Cảm nghĩ về quê hương, về loài cây em yêu: Đối với đề bài này qua tranh ảnh minh họa, GV giúp HS cảm nhận cây cối xung quanh mình là bạn bè có thể chia s ẻ buồn vui, cây không phải là vật vô tri vô giác nữa, cây rất gần gũi, thân thiện với con người, cây cối cũng giống như con người (Giáo dục HS lòng yêu thiên nhiên, yêu cảnh vật xung quanh mình)
VD: Hoa học trò thả những cánh son xuống cỏ, đếm từng giây phút xa các bạn học sinh! Hoa phượng rơi, rơi. Hoa phượng mưa. Hoa phượng khóc. Trường tẻ ngắt, không tiếng trống, không tiếng người....Hoa phượng đẹp với ai khi học sinh đi rồi. (Xuân Diệu)
VD: Cây bàng già sừng sững, uy nghi như một người lính gác canh giữ cho khu vườn được bình yên.
VD: Ôi quê mẹ nơi nào cũng đẹp! nơi nào cũng rực rỡ chiến tích, kì công. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mù khói rạ, thơm vị mía lùi và trắng xóa sương mù sau Tết, yêu cả tiếng chuông chùa ngân thăm thẳm canh khuya....( tản văn Mai Văn Tạo). GV giáo dục học sinh tình yêu quê hương qua tình yêu những sự vật rất bình dị, gần gũi: đồng lúa, cánh diều tuổi thơ, cánh cò trắng, con thuyền, dòng sông....
2. Trong bài văn nghi luân:
Nghị luận xã hội rèn luyện phẩm chất đạo đức con người: Từ việc đưa ra vấn đề bàn bạc, giải quyết sẽ đưa ra hai mặt trái - phải, tốt - xấu để các bạn học sinh nhận thức được những điều sai trái, không đúng đắn và đồng thời cũng học được cách sống tốt đẹp, phẩm chất đẹp và không bị vấy bẩn bởi sự xấu xa của cái ác. Khi bàn luận về một vấn đề tốt thì học sinh cần học tập và làm theo để tu dưỡng đạo đức, còn những vấn đề tiêu cực, độc hại thì không nên làm để không trở thành một người xấu, ảnh hưởng đến xã hội chung. Khi viết nghị luận xã hội, không chỉ là chứng minh, làm rõ vấn đề được đưa ra mà đồng thời các bạn cũng đưa ra câu trả lời cho bản thân mình về cách sống trong cuộc đời. “Văn học là nhân học”.
2.1 Bài văn nghị luân về câu tục ngữ hay danh ngôn:
Qua bài viết, GV hướng dẫn hs tìm hiểu, cách viết các bài văn theo đề ở SGK. HS tự rút ra bài học cho bản thân.
VD: Đề bài: Nêu suy nghĩ của em về lời dạy của ông cha ta qua câu tục ngữ:
“Có chí thì nên”.
Qua bài viết: GV giúp HS liên hệ về việc rèn luyện ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống sự kiên trì, nhẫn nại sẽ thành công: Bất cứ việc gì, dù đơn giản (học ngoại ngữ, rèn chữ viết, tập phát âm chuẩn.) Nhưng ta không kiên trì, không có ý chí thì liệu ta có làm được không? Huống chi ở đời phải đương đầu với muôn ngàn khó khăn! Nếu gặp khó khăn mà nản lòng thì làm sao đạt kết quả được. Như lời Bác dạy:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”.
VD: Đề bài: Nêu suy nghĩ của em về lời dạy của ông cha ta qua câu tục ngữ:
“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy.
GV liên hệ giáo dục HS: Dân tộc Việt Nam ta là những người có chung tổ tiên. Chúng ta được sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ, là con rồng cháu tiên cùng chung một nguồn gốc. Vì vậy mà chúng ta phải biết yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau.
Từ khi sinh ra cho đến lúc trưởng thành, Ta bị vấp ngã, hay mắc phải sai lầm, ta gặp thất bại cũng là điều không thể tránh khỏi. Vì lẽ đó mà chúng ta phải biết cảm thông với những người có hoàn cảnh rủi ro, không may gặp trắc trở trong cuộc sống. Con người sống là để yêu thương lẫn nhau. Khi bạn biết chia s , quan tâm đến người khác thì dù có thể bạn không nhận được gì, thế nhưng niềm vui, sự hạnh phúc sẽ đến với bạn.
2.2 Bài văn nghi luân về môt hiên tượng trong đời sống :
Cho đề văn: Hiện nay, môi trường của chúng ta đang bị ô nhiễm nặng nề, hãy viết đoạn văn (khoảng 100 chữ) nêu suy nghĩ của em về nguyên nhân và biện pháp bảo vệ môi trường.
Qua đề bài, giáo viên dẫn dắt, gợi ý cho học sinh nguyên nhân môi trường sống của chúng ta bị ô nhiễm và những biện pháp bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường là bảo về chính cuộc sống của của mỗi chúng ta. Đó không phải là trách nhiệm của riêng ai mà là của tất cả mọi người. Mỗi người hãy chung tay để trái đất xanh hơn, sạch hơn, trong lành hơn.
Cho đề văn: Hãy nêu suy nghĩ của em về bạo lực học đường.
Qua đề bài, giáo viên giáo dục học sinh : Bạo lực học đường là hiện tượng không tốt đối với học sinh và gây ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội. Việc ngăn chặn, phòng chống, đấu tranh loại bỏ bạo lực học đường rất thiết thực và cần thiết. Hãy cùng chung tay để “Nói không với bạo lực học đường”.Xây dựng một môi trường giáo dục văn minh và nhà trường sẽ là nơi để học, để phát triển nhân cách, kỹ năng trong mỗi cá nhân.
III. Qua tiết học : Nói và nghe:
Giao bài tập:
Đề 1: Giáo viên đưa ra một số câu hỏi:
1. Tình bạn là gì?
2. Tình bạn có vai trò gì với chúng ta? ( trong cuộc sống, trong học tập,...)?
Làm thế nào để gìn giữ, vun đắp một tình bạn đẹp.
Qua tiết học: học sinh có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được vào học tập và đời sống hằng ngày, biết suy nghĩ đúng đắn về một tình bạn đẹp, biết cách chọn bạn mà chơi. Biết cách xây dựng, vun đắp tình bạn. Biết chọn bạn mà chơi.
Đề 2: Giáo viên giao cho học sinh phiếu học tập, hướng dẫn các em thực hành vào phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP
Lợi ích của trò chơi điện tử:
- Lợi ích đầu tiên theo tôi là...
- Tôi cho rằng lợi ích lớn nhất của trò chơi điện tử là	
	Bởi vì	
- Một lợi ích khác của trò chơi điện tử là	Sở dĩ tôi
cho là như vậy vì	
Tác hại của trò chơi điện tử:
- Bên cạnh những lợi ích nêu trên, tôi nhận thấy, tác hại lớn nhất của trò chơi điện tử
là	
Điều này được thể hiện rõ ràng bằng những hình ảnh/ số liệu sau:
- Tác hại thứ nhất là	
- Tác hại thứ hai là	
Sau tiết học, học sinh nhận thức được những ích lợi và tác hại của trò chơi điện tử, từ đó biết cách sắp xếp việc học tập và vui chơi một cách hợp lí.
Không ai có thể phủ nhận, vai trò của môn văn là bồi dưỡng xây đắp tâm hồn con người, làm cho cuộc sống của chúng ta đẹp hơn, ta cảm thấy yêu đời, yêu cuộc sống, ghét cái xấu, cái ác. Học sinh nhận ra: “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”
Học văn để các em sống tốt hơn. Trên đây là những giải pháp mà tôi đã vận dụng trong quá trình giảng dạy.Tôi nhận thấy học sinh có nhiều tiến bộ trong nhận thức về môn học. Kết quả cụ thể như sau:
C. PHẦN KẾT THÚC:
I. Những kết quả đạt được:
- Sau một thời gian vận dụng SKKN này,tôi nhận thấy kĩ năng viết bài văn, niềm đam mê học văn của các em tiến bộ rõ.
- Học sinh có hứng thú tìm tòi, tích lũy kiến thức qua bài học để vận dụng vào cuộc sống.
- Qua tranh ảnh minh họa và việc hướng vào “giáo dục tâm hồn” người giáo viên dễ dàng giúp học sinh hiểu được những điều bổ ích trong tiết học.
- Sau khi vận dụng phương pháp giáo dục “ Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức” Tôi nhận thấy thái độ, tình cảm của các em có sự chuyển biến rõ rệt:
+ Đối với ông bà, cha mẹ và người thân trong gia đình: Sau những lần họp phụ huynh nhà trường nghe sự khen ngợi của phụ huynh về con cháu mình: các em biết ngoan hơn, biết vâng lời người lớn, biết giúp đỡ ông bà, cha mẹ những việc nhỏ trong gia đình.
+ Đối với bạn bè: Các em biết quan tâm giúp đỡ bạn, có tinh thần đoàn kết.
+ Đối với thầy cô: Các em có thái độ lễ phép, biết xưng hô dạ, thưa, biết cúi đầu chào thầy cô.
Kết quả: qua các lần kiểm tra đánh giá tôi thấy kết quả học sinh yếu kém giảm rõ rệt qua từng thời điểm cụ thể:
Thời điểm
Lớp
Sĩ số
Trung bình trở lên
Tỉ lệ
Kiểm tra lần 1
7A1
31
27/31
87%
7A2
33
27/33
81,8%
Kiểm tra lần 2
7A1
31
30/31
96,7%
7A2
33
32/33
96,9%
Kiểm tra lần 3
7A1
31
31/31
100%
7A2
33
33/33
100%

II. Bài học kinh nghiệm:
l. Đối với người giáo viên:
- Làm sao giúp học sinh không ngại mà yêu thích học môn văn là một việc làm quan trọng thuộc về người thầy. Nó đòi hỏi người làm công tác giảng dạy phải có tâm huyết và có tinh thần yêu mến trẻ , yêu nghề thì mới thực hiện được nhiệm vụ cao cả của mình.
- Giáo viên phải chuẩn bị bài, tư liệu thật chu đáo để tạo sự thu hút, hứng thú của các em trong tiết học: “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”.
- Sử dụng tranh minh họa trong tiết dạy kết hợp với nhiều phương pháp để nâng cao hiệu quả giảng dạy. Với người giáo viên ngoài những phẩm chất đạo đức, lối sống mà mỗi giáo viên cần có thì các giáo viên cũng cần có trách nhiệm với những học trò của mình. Trong quá trình giảng dạy kiến thức cho học sinh thì giáo viên cần chỉ dạy cho các em những kỹ năng, những phẩm chất, đạo đức cần có của mỗi con người.
- Vì vậy giáo viên cần có những trách nhiệm như sau để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh:
+ Quan tâm đến từng học sinh của lớp mình giảng dạy để nắm bắt những suy nghĩ, tâm tư của học sinh.
+ Thường xuyên tổ chức những hoạt động nhằm giáo dục học sinh về đạo đức, lối sống.
- Phát hiện ra trường hợp sai lệch về đạo đức cần có biện pháp để chỉ dạy kịp thời
+ Phối hợp với những bậc phụ huynh để uốn nắn học sinh về đạo đức, lối sống
+ Phối hợp với nhà trường để có biện pháp khuyên dạy cho con em tốt nhất.
Với sự phối hợp linh hoạt và giảng dạy nhịp nhàng thì việc giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh không còn quá khó khăn. Và giáo viên cũng biết được trách nhiệm lớn lao của mình trong sự nghiệp trồng người. Hơn nữa qua những biểu hiện đó cũng thấy được phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của một giáo viên khi mà vận dụng được những phẩm chất đó vào giảng dạy cho học sinh của mình.
2. Đối với người học sinh:
- Học sinh phải chuẩn bị bài trước ở nhà, chủ động quan sát, nhận xét thế giới xung quanh mình. Phải đọc thêm sách, tư liệu tham khảo.
- Muốn tự mình hoàn thiện nhân cách thì mỗi người phải thường xuyên tự soi mình, tự sửa mình để tự giác, tự xây dựng kế hoạch, đề ra mục tiêu, thời gian sửa chữa khuyết điểm; tích cực học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, nhân cách và đó phải là quá trình rèn luyện, phấn đấu thường xuyên, liên tục thì mới thành công
- Với phương pháp dạy thiên về bài học “ Xây đắp tâm hồn” học sinh sẽ thích học môn văn bởi lẽ vì các em học để làm người.
III. Khả năng nhân rộng:
Việc giáo dục đạo đức học sinh qua môn Ngữ văn được giáo viên áp dụng ở các khối lớp ở bậc THCS (6, 7, 8 và 9) và cả bậc THPT .Muốn làm được điều này người giáo viên phải nắm vững kiến thức cơ bản về trọng tâm bài học, nội dung chính cần truyền đạt trong tiết học và vận dụng những phương pháp đổi mới trong giảng dạy giúp các em học sinh tiếp thu bài tốt và hơn ai hết, các em nhận ra rằng: Học để biết, học để hiểu, và học để làm người có ích cho xã hội.
IV. Kiến nghi
- Mỗi thầy cô phải có tinh thần trách nhiệm, tích cực sáng tạo trong đổi mới phương pháp dạy học, tạo hứng thú cho học sinh học tập tích cực hơn để bồi đắp, nuôi dưỡng tâm hồn của các em ở từng nội dung bài học.
- Giáo viên nên đặt câu hỏi vào tình huống có vấn đề giúp học sinh suy nghĩ, hóa thân vào nhân vật trong tác phẩm để tự rút ra bài học cho bản thân.
D. KẾT LUẬN
Học văn là học làm người, qua mỗi tiết học, các em đã thể hiện khả năng quan sát, nhận xét tinh tế về thế giới xung quanh, khả năng liên tưởng, thể hiện tình cảm của mình. Các em chính là người chủ động tìm hiểu, tiếp thu, lĩnh hội kiến thức thì mới đạt kết quả cao trong học tập. Đây là những kinh nghiệm của cá nhân tôi tích lũy qua nhiều năm giảng dạy, tuy nhiên sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy rất mong được sự được sự đóng góp ý kiến chỉ đạo của cấp trên và của các quý đồng nghiệp trong tổ chuyên môn để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hựu Thành, ngày 15 tháng 04 năm 2023
Duyệt của Tổ chuyên môn	Người thực hiện
Nguyễn Anh Trung	Nguyễn Thị Thanh Thoảng
DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Thị Trần Lê

File đính kèm:

  • docxskkn_nang_cao_hieu_qua_giao_duc_dao_duc_hoc_sinh_trong_mon_n.docx
  • pdfSKKN Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh trong môn Ngữ Văn 7.pdf