SKKN Nghệ thuật thuyết phục trongvăn bản nghị luận cho học sinh THPT qua dạy học “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”

Năm 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình Bồi dưỡng thường xuyên cho GV các cấp trong đó đặc biệt chú trọng nội dung“Dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh”. Nghị quyết 29 của Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 8 (khóa XI) cũng đã nêu rõ yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam, trong đó, xác định “việc đổi mới giáo dục phổ thông được coi là khâu đột phá. Nội dung trọng tâm của việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông là sự phát triển năng lực người học”. Đối với xu thế hiện nay, dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh là yêu cầu thiết yếu, cơ bản hàng đầu của hoạt động dạy học trong nhà trường nhằm đáp ứng mục tiêu “giáo dục và đào tạo những công dân toàn cầu”.

Ngữ văn là môn học đặc thù vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính khoa học, vừa tác động vào tư duy vừa tác động vào cảm xúc của con người. Vì lẽ đó dạy học Ngữ văn cũng là một họat động đặc biệt có chức năng đặc biệt trong việc giáo dục con người. Dạy học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực cho học sinh càng trở nên cần thiết, quan trọng. Năng lực thẩm mĩ và tạo lập văn bản là những năng lực đặc thù của bộ môn Ngữ văn, tuy nhiên lâu nay chúng ta vẫn nói đến năng lực thẩm mĩ một cách khá trừu tượng, còn năng lực tạo lập văn bản chủ yếu được hình thành từ những giờ lí thuyết làm văn. Làm thế nào để cụ thể hóa được năng lực thẩm mĩ để có thể “nhìn” thấy hiệu quả rõ rệt hơn của giờ đọc văn?. Làm thế nào để học sinh có thể tạo lập được một văn bản thẩm mĩ có tính thuyết phục với sự hứng thú, say mê không phải từ lí thuyết khô khan? Đó là những câu hỏi khiến chúng tôi không nguôi trăn trở.

Văn bản “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”của Thân Nhân Trung với các phương pháp tích cực phù hợp sẽ giúp phát triển được rất nhiều năng lực của người học, đặc biệt là năng lực thẩm mĩ và năng lực tạo lập văn bản nghị luận có tính thuyết phục, nhưng đó cũng là một thử thách không nhỏ đối với giáo viên khi mà đối tượng chúng ta hướng đến chỉ mới là học sinh lớp 10. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn thực hiện chuyên đề: Nghệ thuật thuyết phục trongvăn bản nghị luận cho học sinh THPT qua dạy học “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”sau khi đã có sự thực nghiệm trong quá trình dạy học của chính mình.

doc 16 trang Trang Lê 14/04/2025 120
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nghệ thuật thuyết phục trongvăn bản nghị luận cho học sinh THPT qua dạy học “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Nghệ thuật thuyết phục trongvăn bản nghị luận cho học sinh THPT qua dạy học “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”

SKKN Nghệ thuật thuyết phục trongvăn bản nghị luận cho học sinh THPT qua dạy học “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”
danh tiến sĩ sẽ thành truyền thống về sau.
3. Xuất xứ đoạn trích
- Hiền tài là nguyên khí của quốc gia là một đoạn trích trong bài văn bia nói trên. Trước đoạn này, tác giả nêu chủ trương bồi dượng, trọng dụng hiền tài của các triều vua Lê. Sau là danh sách 33 vị đỗ tiến sĩ khoa Nhâm Tuất (1442)
HOẠT ĐỘNG 2: TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN (ĐỌC VÀ CẢM NHẬN CHUNG)
a. Mục tiêu: 
- HS biết cách đọc, tìm hiểu từ khó và có những cảm nhận ban đầu về đoạn trích 
b. Nội dung hoạt động: 
- HS đọc, quan sát SGK và tìm thông tin.
- GV hướng dẫn HS đọc văn bản và đặt câu hỏi.
c. Sản phẩm: 
- Câu trả lời đã hoàn thiện của cá nhân và nhóm.
d. Tổ chức thực hiện hoạt động.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
(1) GV hướng dẫn cách đọc: 
- Đọc với giọng điệu khoan thai, trang trọng, có thể nhấn giọng ở những câu hoặc cụm từ cuối mỗi đoạn vì ở đó, sắc thái biểu cảm của văn bản thường được bộc lộ rõ nét.
- GV đọc mẫu một đoạn.
- GV gọi 1-2 HS đọc văn bản
- HS chú ý các câu hỏi gợi ý ở bên phải văn bản, thử trả lời nhanh các câu hỏi đó.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ HS đọc VB.
+ GV quan sát, khích lệ HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 
+ HS đọc bài
+ HS khác nhận xét phần đọc của bạn
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 
- GV nhận xét cách đọc của HS.
- GV hướng dẫn HS chú thích SGK để hiểu chính xác văn bản.
(2) GV hướng dẫn HS cảm nhận chung về đoạn trích
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV : Giao nhiệm vụ
- Đoạn trích được viết theo thể loại gì? 
- Xác định bố cục của đoạn trích?
- Nhan đề của đoạn trích là do ai đặt? Nhan đề đó gợi cho em suy nghĩ gì?
- Chỉ ra luận đề và luận điểm của văn bản ?
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ: 
+ Tổ chức cho HS thảo luận.
+ GV quan sát, khích lệ HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 
+ HS trao đổi, trình bày nội dung đã thảo luận.
+ HS nhận xét lẫn nhau.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV tổng hợp ý kiến, chuẩn kiến thức kĩ năng.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc và tìm hiểu cước chú
a. Đọc
- Xác định giọng đọc: khoan thai, trang trọng, nhấn giọng ở những câu hoặc cụm từ cuối mỗi đoạn.
b. Tìm hiểu chú thích
2. Cảm nhận chung
a. Thể loại: Văn bia
- Văn bia là loại văn khắc trên bia đá, gồm nhiều thể loại khác nhau, rất phổ biến ở thời trung đại, thường ghi chép những sự kiện quan trọng hoặc tên tuổi, sự nghiệp của những người có công đức lớn để lưu truyền hậu thế. 
- Bài văn bia là những áng văn nghị luận độc đáo, giàu hình tượng, chứa đựng giá trị tư tưởng, nhân văn sâu sắc.
b. Bố cục: 5 phần (SGK đã đánh số)
c. Nhan đề
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
- Hiền tài: người tài giỏi, có phẩm chất cao quý nổi bật, là thành phần ưu tú của xã hội.
- Nguyên khí: chất làm nên cơ sở tồn tại và phát triển của một hiện tượng sống cụ thể/đất nước, xã hội. 
- Quốc gia: đất nước (thiên nhiên, con người 
" Người tài giỏi, có phẩm chất cao quý là cơ sở tồn tại và phát triển của một đất nước.
Nhan đề khẳng định vai trò của hiền tài đối với đất nước.
d. Luận đề, luận điểm của văn bản 1
- Luận đề: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
- Luận điểm: 
+ Vai trò của hiền tài đối với vận mệnh quốc gia và chính sách khuyến khích người hiền tài.
+ Trách nhiệm của hiền tài đối với đất nước.

Hoạt động 3: Khám phá nội dung (Đọc hiểu văn bản) 
a. Mục tiêu: 
- Nhận biết những đoạn văn chứa luận điểm, phân tích được ý nghĩa các từ ngữ quan trọng, rút ra ý nghĩa của câu văn, làm rõ luận điểm
b. Nội dung hoạt động: HS làm việc cá nhân, hoạt động nhóm theo bàn.
c. Sản phẩm: Câu trả lời, phiếu học tập đã hoàn thiện của cá nhân và nhóm.
d. Tổ chức thực hiện hoạt động.
(Sử dụng phiếu học tập)
PHIẾU HỌC TẬP : Tìm hiểu luận điểm 1 trong bài viết
Tách các câu văn trong đoạn trích phân tích theo hướng sau:
Đoạn/câu
Phân tích nghĩa của các từ ngữ quan trọng
Rút ra ý nghĩa của câu văn
Nhận xét về hiệu quả diễn đạt của câu văn
Đoạn 1
Câu 1...................
Câu 2...................
.............................
............................
Đoạn 1
.............................
.............................
.............................
.............................
Đoạn 1
.............................
.............................
..............................
..............................
Đoạn 1
.............................
.............................
.............................
.............................
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
(3) GV hướng dẫn HS tìm hiểu về đoạn trích số 2+3
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV : Giao nhiệm vụ
- Cách đặt vấn đề của tác giả như thế nào?
- Hãy nhận xét cách lập luận, cách dùng từ ngữ, giọng điệu và nét riêng trong lối viết của tác giả?
THẢO LUẬN THEO BÀN:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
+ Đọc thầm văn bản 
+ Thảo luận nhóm bàn- thời gian 5 phút: 
Hoàn thành phiếu HT 
Tìm hiểu luận điểm 1 trong bài viết.
- Đoạn/ câu
- Phân tích nghĩa các từ ngữ quan trọng
- Rút ra ý nghĩa của câu văn
- Nhận xét về hiệu quả diễn đạt của câu văn
Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ: 
+Tổ chức cho HS thảo luận.
Các nhóm tổng hợp lại ý kiến
+ GV quan sát, khích lệ HS.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ Tổ chức trao đổi, trình bày nội dung đã thảo luận.
+ HS nhận xét lẫn nhau.
Bước 4: Kết luận: GV tổng hợp ý kiến, sửa lỗi sai, chốt kiến thức vào bảng tổng hợp chung
4) GV hướng dẫn HS tìm hiểu về đoạn trích số 4+5
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV : Giao nhiệm vụ
- Cách đặt vấn đề của tác giả như thế nào?
- Hãy nhận xét cách lập luận, cách dùng từ ngữ, giọng điệu và nét riêng trong lối viết của tác giả?
Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ: 
+ Tổ chức cho HS nghiên cứu.
+ GV quan sát, khích lệ HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 
+ HS trao đổi, trình bày nội dung đã nghiên cứu.
+ HS nhận xét lẫn nhau.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV tổng hợp ý kiến, chuẩn kiến thức kĩ năng.
1. Luận điểm 1: (Đoạn văn số 2 + 3)
a. Đoạn văn 2
- Câu mở đoạn: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”
=> Câu văn chứa đựng luận đề của văn bản: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Luận đề được khẳng định và làm rõ hơn bằng lí lẽ: nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp.
- Câu văn: Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên đã mở ra mạch ý lớn thứ hai trong luận điểm 1 là: sự trọng đãi người tài của các triều đại. Khi xem hiền tài là nguyên khí của quốc gia, các đấng thánh đế minh vương ai cũng lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ là việc làm đầu tiên để vun trồng nguyên khí quốc gia.
- Các câu văn tiếp theo: Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở tháp Nhạn, ban danh hiệu Long hổ, bày tiệc Văn hỉ.
Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất biểu hiện thái độ trọng dụng hiền tài của các thánh đế, minh vương: quý chuộng, yêu mến, đề cao, ban ân rất lớn, nêu tên ở tháp Nhạn, ban danh hiệu Long hổ, bày tiệc Văn hỉ. Các câu văn được kết nối bằng nghệ thuật liệt kê tăng tiến, thể hiện sự trọng đãi người hiền tài hết mực của các đấng thánh đế minh vương.
b. Đoạn văn 3
Nay thánh minh lại cho rằng, chuyện hay việc tốt tuy có một thời lừng lẫy, nhưng lời khen tiếng thơm chưa đủ lưu vẻ sáng lâu dài, cho nên lại dựng đá để danh đặt ở cửa Hiền Quan, khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua. Há chỉ là chuộng văn suông, ham tiếng hão mà thôi đâu.
=> Đoạn 3 có mối quan hệ chặt chẽ với đoạn 2, các câu văn trong đoạn 3 bổ sung thêm nội dung chi tiết cho ý lớn: sự trọng đãi của triều đình đối với bậc hiền tài, đã được triển khai trong đoạn văn số 3. Những dẫn chứng được nêu thêm như: vua cho xây dựng đá để danh đặt ở cửa Hiền Quan. Đây là sự bổ sung cần thiết vì nó giúp chuyền mạch lập luận từ chỗ bàn về nguyên lí chung đến những việc cụ thể như dựng bia.
*Tiểu kết:
Các lí lẽ, dẫn chứng, lập luận khéo léo đã làm rỏ vấn đề vinh danh người hiền tài, khẳng định vai trò to lớn của họ trong xây dựng và phát triển đất nước.
2. Luận điểm 2 (Đoạn văn số 4 + 5)
a. Đọan văn 4
Ôi kẻ sĩ chốn trường ốc lều tranh, phận thật nhỏ mọn mà được triều đình đề cao rất mực như thế, thì họ phải làm thế nào để tự trọng tấm thân mà ra sức báo đáp?
Đoạn văn được kết cấu là một câu hỏi tu từ, giống như một lời tự vấn của kẻ sĩ trước sự tôn vinh và kì vọng của triều đình, của nhân dân. Hoặc có thể, câu hỏi là một lời khích lệ, động viên người hiền tài tiếp tục ra sức báo đáp. Trong mạch lập luận của toàn bài, đoạn 4 có vai trò chuyển mạch lập luận để đi vào nội dung đoạn 5 tự nhiên.
b. Đoạn văn 5
- Các câu văn: Hãy đem họ tên những người đỗ khoa này mà điểm lại. Có nhiều người đã đem văn học, chính sự ra tô điểm cho cảnh trị bình suốt mấy chục năm, được quốc gia tin dùng. Cũng không phải không có những kẻ vì nhận hối lộ mà hư hỏng, hoặc rơi vào hàng ngũ bọn gian ác, có lẽ vì lúc sống họ chưa được nhìn tấm bìa này đề cập đến hai đối tượng chính-tà khi tham gia vào sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước, từ đó khẳng định ý nghĩa của việc dựng bia vinh danh người hiền tài.
Các câu tiếp: Ví thử hồi đó được mắt thấy thì lòng thiện tràn đầy, ý xấu bị ngăn chặn, đâu còn dám nảy sinh như vậy được? Thế thì việc dựng tấm bia đá này lợi ích rất nhiều: kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà cố gắng, dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, vừa để rèn giũa danh tiếng sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho nhà nước. Thánh thần đặt ra đâu phải vô dụng chỉ ra ý nghĩa của việc dựng bia và hướng tới đích là răn bảo kẻ sĩ. Cách sử dụng câu hỏi tu từ liên kết ý, cùng phép liệt kê những giá trị từ việc dựng tấm bia... giúp cho các nội dung triển khai vừa logic và đầy đủ.
*Tiểu kết:
Khi viết bài văn bia, tác giả thống nhất hai tư cách (người truyền đạt thánh ý và kẻ sĩ tự trọng) giúp cho cách triển khai luận điểm trong bài uyển chuyển, linh hoạt. Luận điểm triển khai vừa mang màu sắc rắn rỏi, dứt khoát của thánh ý, lại vừa tha thiết, giàu cảm xúc của người hiền tài được trọng dụng, luôn suy nghĩ về việc báo đáp.
IV. TỔNG KẾT
3.3 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu hoạt động: Viết đoạn văn khoảng 150 chữ nêu suy nghĩ của em về sự cần thiết của việc trọng dụng nhân tài.
HS thực hành viết kết nối đọc theo hướng dẫn của GV 
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập 
Giáo viên giao nhiệm vụ
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thực hiện bài làm viết kết nối đọc 
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
Học sinh trình bày phần bài làm của mình 
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV chốt lại các chia sẻ, lựa chọn các chia sẻ tốt để cả lớp tham khảo 

Bài làm mẫu 
 Trần Nhân Trung từng nói: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Quốc gia hưng hay thịnh phụ thuộc vào tư tưởng, trí tuệ của hiền tài, bởi vậy mà việc trọng dụng hiền tài là rất cần thiết. Hiền tài là những con người có học thức, có trí tuệ, giỏi giang hơn người khác và quan trọng là có nhân cách tốt đẹp. Người vừa có tài, có khả năng hoàn thành mọi công việc; vừa có đức, có phẩm chất đạo đức biết sống hết mình vì mọi người, biết cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, mới là hiền tài chân chính, là người được quốc gia trọng dụng, đưa đất nước phát triển về mọi mặt. Việc trọng dụng nhân tài, hiền tài là không thể thiếu trong quá trình dựng nước và giữ nước. Từ xưa các bậc đế vương đã biết kêu gọi hiền tài, đề ra những chính sách hấp dẫn nhân tài, đưa ra những ích lợi, phần thưởng cho hiền tài và Hồ chủ tịch cũng đã bao lần kêu gọi hiền tài góp sức cho đất nước trong các cuộc kháng chiến, đề cao việc trọng dụng hiền tài. Dưới sự kêu gọi của Người, rất nhiều những nhân tài, hiền tài đã đứng lên đóng góp tài năng và trí tuệ của mình: các bậc trí thức tân tiến tài giỏi như Vũ Đình Tụng, Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Minh Giám, Trần Văn Giàu,  Dưới sự đóng góp của họ, đất nước ta đã chiến thắng các cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ, đất nước tiến dần với nền độc lập, hòa bình. Nếu hiền tài không được kêu gọi, không được trọng dụng thì đất nước sẽ không thể tiến lên, không có sự hưng thịnh như ngày nay. Vì vậy, noi theo tấm gương của các bậc đế vương và Hồ chủ tịch, Đảng và Nhà nước ta hiện nay vấn đề cao vai trò của việc trọng dụng hiền tài, kêu gọi hiền tài đóng góp công sức cho đất nước mình.
3.4 HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu hoạt động: Liên hệ thực tế: Hiện nay, các tập đoàn lớn tuyển dụng nhân tài như thế nào?
b. Nội dung thực hiện: HS thực hiện một bài luận ngắn về một trong các chủ đề cho sẵn 
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập 
Giáo viên giao nhiệm vụ
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thực hiện bài luận ngắn 
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
Học sinh trình bày phần bài làm của mình 
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV chốt lại các chia sẻ, lựa chọn các chia sẻ tốt để cả lớp tham khảo 
HS sáng tạo theo hiểu biết và trí tưởng tượng của cá nhân 
Gợi ý cho HS thực hiện 
Tham khảo phụ lục
III. Báo cáo kết quả thực nghiệm: 
Mục đích yêu cầu:
1. Về năng lực tạo lập văn bản: Tạo lập được bài văn nghị luận đúng cấu trúc, xác định đúng vấn đề nghị luận, có hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, có lập trường riêng.
2.Về năng lực thẩm mĩ: Hs cảm nhận được vẻ đẹp giá trị tư tưởng của đoạn trích
Mức điểm
Nhóm 1
Nhóm 2
8,0 -10
6,4%
25%
6,5 – 8,0
25,3%
56,5%
5,0 – 6,0
58%
18,5%
< 5,0
10,3%
0,0%

Kết quả thống kê đã phán ánh được tính hiệu quả của đề tài.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Đề tài đã khảo sát và thực nghiệm với một văn bản trích từ đó hoàn thiện tương đối và cụ thể hóa các khái niệm về năng lực thẩm mĩ, năng lực tạo lập văn bản, phương pháp tích cực, dạy học theo năng lực, xác định các yêu cầu cơ bản đói với việc phát triển từng năng lực, cách thức vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực vào việc phát triển năng lực có hiệu quả cho tất cả các tác phẩm nghị luận thuộc chương trình Ngữ văn trong nhà trường THPT.
 	Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi rút ra được một số kinh nghiệm sau:
Trong dạy học Ngữ văn, việc phát triển năng lực thẩm mĩ và năng lực tạo lập văn bản là một quá trình song hành. Với dạy học đọc hiểu các văn bản nghị luận, chúng ta không nên tách rời việc phát triển hai năng lực thành hai quá trình riêng biệt.
 	Phát triển năng lực thẩm mĩ và tạo lập văn bản luôn phải gắn liền với các phương pháp dạy học tích cực.
Năng lực thẩm mĩ và năng lực tạo lập văn bản không phải có thể tạo nên từ một hay hai bài học cụ thể, mà đó là một quá trình tích lũy kiến thức và kĩ năng trong từng bài học thuộc hệ thống chương trình Ngữ văn THPT. Vì thế với mỗi bài dạy, người giáo viện phải luôn có ý thức về mục đích phát triển năng lực bộ môn này cho học sinh để mỗi giờ dạy học Ngữ văn đều là một giờ phát triển năng lực thẩm mĩ và tạo lập văn bản .

File đính kèm:

  • docskkn_nghe_thuat_thuyet_phuc_trongvan_ban_nghi_luan_cho_hoc_s.doc