SKKN Phát huy năng lực của học sinh qua giờ học nói và nghe trong môn Ngữ Văn Lớp 6 Trường THCS Hoàng Nông
Trong chương trình GDPT mới, tiết dạy nói và nghe của môn Ngữ văn lớp 6 là tiết học vô cùng quan trọng đối với học sinh. Qua tiết dạy nói và nghe giáo viên giúp cho học sinh mở rộng vốn từ, biết cách vận dụng từ ngừ, ngữ pháp để diễn đạt ý tưởng chính xác, rõ ràng, trong sáng. Hơn nữa giáo viên còn rèn luyện cho học sinh các mặt cụ thể về lời nói (phải rõ nghĩa, rõ ý), giọng nói (phải vừa nghe, vừa cố gắng truyền cảm) và tư thế nói (phải mạnh dạn, tự tin giúp cho lời nói có sức thuyết phục hơn). Đồng thời qua dạy nói và nghe góp phần củng cố các kiến thức (về phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận); kĩ năng (tìm hiểu đề, lập dàn ý, liên kết câu, liên kết đoạn...) đã và đang học trong chương trình. Nói và nghe tốt có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các em không chỉ trong thời gian học tập ở trường mà còn trong suốt thời gian sống và làm việc sau này.
Với chương trình Ngữ văn 2018, số tiết dành cho kỹ năng nói và nghe rất ít, chỉ 10% tổng số thời lượng (khoảng trên 10 tiết/năm). Số tiết 10% mà chương trình quy định được hiểu là dạy nói - nghe có nội dung theo đề tài, chủ đề bắt buộc. Cụ thể đề tài, chủ đề nói - nghe ấy phụ thuộc vào nội dung đọc và viết trong mỗi bài học. Đọc hiểu và viết nội dung gì thì nói - nghe sẽ tổ chức để học sinh rèn luyện theo nội dung ấy. Điều này vừa thực hiện tích hợp nội dung các kỹ năng, vừa góp phần củng cố nội dung đã học ở đọc và viết.
Hiện nay, về cơ bản, dạy tiết nói và nghe hiệu quả chưa cao trong việc phát huy năng lực giao tiếp của học sinh. Qua thực tế các tiết nói và nghe thực hiện ở lớp 6, tôi nhận thấy các em còn rụt rè, e ngại; ngôn ngữ giao tiếp khi nói trước lớp còn ấp úng, còn dùng nhiều từ ngữ thừa, nói dài dòng, tản mạn; nhiều học sinh do ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương nên còn nói ngọng, nói lắp; việc sử dụng từ ngữ còn chưa chính xác, chưa biết cách tạo câu, tạo lời.
Không chỉ thế, cách tổ chức tiết học nói và nghe hiện nay của nhiều giáo viên chưa đổi mới phương pháp dạy học, chưa phát huy được năng lực giao tiếp cho học sinh, học sinh vẫn còn nói và nghe thụ động, máy móc, chưa có sự mạnh dạn, tự tin, sáng tạo trong giao tiếp. Còn rập khuôn như cho học sinh chuẩn bị bài nói ở nhà rồi đọc thuộc sau đó lên nói trước lớp, cứ thế lần lượt các em lên nói khiến cho tiết học trở nên tẻ nhạt, học sinh chưa hào hứng học bài. Như vậy, giờ học chưa thể đảm bảo mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Nhận thấy tầm quan trọng của giờ học Nói và nghe đối với học sinh, tôi lựa chọn sáng kiến: “Phát huy năng lực của học sinh qua giờ học nói và nghe trong môn Ngữ văn lớp 6”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phát huy năng lực của học sinh qua giờ học nói và nghe trong môn Ngữ Văn Lớp 6 Trường THCS Hoàng Nông

i trường làm việc mà còn áp dụng vào đời sống gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Kỹ năng nghe giúp chúng ta xây dựng và phát triển mối qua hệ. Vì trong giao tiếp ai cũng muốn được người khác lắng nghe. Do đó, nếu bạn biết cách lắng nghe, khích lệ, ủng hộ đúng cách thì cuộc giao tiếp sẽ thành công hơn. Từ đó, mối quan hệ của bạn sẽ trở nên gắn bó và tin tưởng. NÓI LÀ GIEO, NGHE LÀ GẶT Kỹ năng lắng nghe hiệu quả: - Ngồi im lắng nghe. Nhìn thẳng vào mắt người đối diện. - Hòa mình vào cuộc đối thoại. - Khuyến khích người khác nói và đặt câu hỏi. - Nghe bằng trí óc chứ không nên nghe bằng cảm xúc - Không nên cắt ngang hay cướp lời - Thỉnh thoảng gật đầu và cười mỉm hoặc những tín hiệu bằng giọng nói hay thị giác. - Cần phải làm chủ những suy nghĩ của mình khi lắng nghe. - Cố gắng hiểu đâu là vấn đề quan trọng và cơ bản nhất. - Chắt lọc và tóm tắt thông tin người nói đề cập. - Trình bày lại mạch lạc với quan điểm của cá nhân. - Làm rõ và thông qua các vấn đề. Ưu điểm: Trước kia chương trình cũ chỉ đề cập đến kĩ năng nói mà không hề có hoạt động lắng nghe. Nhưng ở chương trình mới đã tách rõ hai hoạt động rõ ràng, học sinh được học thêm kĩ năng lắng nghe hiệu quả. Trong sách giáo khoa hoạt động này cũng chưa thể hiện tương đương với hoạt động nói. Giải pháp đã đưa ra được những tiêu chí để lắng nghe hiệu quả, giúp học sinh có kỹ năng lắng nghe. Hạn chế: Học sinh lắng nghe thường bị sót ý. Đề xuất: Giáo viên nên hướng dẫn học sinh lập sổ tay ghi chép, ghi nhanh lại những ý chính bạn nói, phác thảo những nhận xét nhanh nhất. * Giải pháp thứ bốn: Ứng dụng CNTT để học sinh luyện nói Tiết luyện nói và nghe thì 100% học sinh trong lớp đều được tham gia tuy nhiên vì thời lượng có hạn nên sẽ không tránh khỏi việc có nhiều học sinh không được tham gia. Với sự phát triển của CNTT thì việc các em có thể hiện bài nói của mình là điều có thể. Tôi đã ứng dụng các phần mềm như Zalo, mesenger, padlet để các em thỏa sức luyện tập và phát huy kỹ năng nói của mình. Trước khi thực hiện giờ luyện nói, tôi hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà. Dựa vào phần chuẩn bị các em luyện tập và thu lại video. Video có thể được gửi lên Padlet để cô giáo và các bạn xem rồi đóng góp ý kiến. Khi được góp ý thì bài nói của các em trở nên hoàn thiện hơn, các em sẽ trở nên tự tin và mạnh dạn hơn nói trước nhóm cũng như trước tập thể lớp. Việc được xem sản phẩm nói của các bạn cũng là cơ hội để các em tự chỉnh sửa và hoàn thiện cho mình. Nói và nghe là kỹ năng mềm vô cùng quan trọng nó quyết định đến sự thành công hay chi phối trong suốt quá trình thực hiện. Do vậy nếu chỉ thực hiện trong một vài tiết học thì hiệu quả chưa thực sự được khai thác hết, năng lực của các em thực sự chưa được bộc lộ hết. Giáo viên cần tạo cho các em một môi trường thuận lợi để các em được thể hiện và rèn luyện. Ngoài những chủ đề trong chương trình học thì có thể đưa thêm những chủ đề khác hoặc khuyến khích các em đọc sách và thu âm, quay video rồi gửi vào Padlet. Học sinh có thể nộp bài qua zalo, messenger, gửi đường link... - Ưu điểm: Với giải pháp này giáo viên đảm bảo được 100% học sinh được tham gia nói, các bạn có thể nhận xét được cho nhau ngay sau khi không học trên lớp. Học sinh có thể lưu lại video để tự mình chỉnh sửa những chỗ chưa hợp lý. - Hạn chế: Một số em chưa có phương tiện thông minh để có thể thực hiện. - Đề xuất: Giáo viên hướng dẫn các em thực hiện hoạt động nộp sản phẩm theo nhóm để các em có thể hỗ trợ nhau. * Giải pháp thứ năm: Tạo cho các em có nhu cầu muốn nói, muốn được thể hiện. Khi tiếp xúc với các em lần đầu tiền giáo viên thiết lập mối qua hệ, giúp học sinh thấy được sự gần gũi, thân tình nơi giáo viên, có thể làm quen với các em bằng cách giới thiệu về mình cũng là cơ sở để các em theo đó mà tự giới thiệu bản thân về những điều đơn giản như họ, tên, sở thích...Đó cũng là cơ sở giúp các em dễ dàng bộc lộ với giáo viên hơn trong những giờ học sau. Điều này không kém quan trọng, vì nếu làm được như vậy thì giáo viên đã góp phần nào việc giúp học sinh bắt đầu tập làm quen với việc phát biểu miệng. - Ưu điểm: Với giải pháp này giáo viên luôn là người chủ động, cởi mở để các em luôn cảm thấy đó là nơi mà các em có thể tin tưởng để chia sẻ, để dám bộc lộ. Thực hiện được giải pháp này tốt không những giúp cho giờ luyện nói và nghe các em học tập tốt mà tất cả các giờ học khác cũng có thể phát huy tích cực, chủ động giải quyết vấn đề. - Hạn chế: Thời gian eo hẹp, đòi hỏi giáo viên cần phải quan tâm hơn. - Đề xuất: Giáo viên cần quan tâm, dành thời gian gần gũi hơn với học sinh. * Giải pháp thứ sáu: Phát huy kĩ năng nói trong các giờ học, kết hợp với việc rèn luyện các kĩ năng khác. Trong các tiết học, giáo viên nên chú trọng kĩ năng nói cho học sinh thông qua những lần phát biểu đóng góp xây dựng bài. Đặt câu hỏi nên đi từ đơn giản đến phức tạp để tập cho học sinh biết suy nghĩ trước khi nói, nói đúng vấn đề cần trao đổi, khi nói cần bình tĩnh, tự tin...Giáo viên cần khuyến khích, động viên học sinh phát biểu suy nghĩ trong khi phát biểu và cả trong khi thảo luận, ngay cả khi ý kiến đó là sai hoặc chưa hoàn toàn chính xác. Bên cạnh đánh giá việc trình bày của học sinh, giáo viên cũng nên lưu ý cho học sinh những lỗi cần tránh khi nói, viết Tiếng Việt như về ngữ âm, chính tả và hướng dẫn các em nói diễn cảm, ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn đối với người nghe. Do đó giáo viên phải giúp học sinh chuẩn bị tốt nội dung bài nói, bao gồm các vấn đề: + Nói cái gì? Xác định đề tài + Nói với ai? Xác định vai giao tiếp + Nói trong hoàn cảnh nào? Xác định hoàn cảnh giao tiếp + Nói như thế nào? Cách thức giao tiếp để thuyết phục người nghe + Lời chào khi bắt đầu nói, giới thiệu đề tài sắp nói, tránh đọc lại hoặc thuộc lòng để đọc lại bài văn chi tiết đã chuẩn bị. Giọng nói rõ ràng, cao độ vừa phải, đúng chuẩn ngữ âm, truyền cảm và thuyết phục người nghe ( thể hiện cảm xúc chân thành, tự nhiên, không gò bó, áp đặt). Có lời cảm ơn khi kết thúc bài nói. + Tạo cho học sinh hoàn cảnh giao tiếp thuận lợi trong giờ luyện nói: Trước mỗi giờ luyện nói, giáo viên cần cho học sinh chuẩn bị đề tài trước khoảng hai tuần hoặc ít nhất một tuần. Có thể giao cho các em cùng một đề tài hay chia lớp từ 4-6 nhóm, mỗi nhóm một đề tài ( nếu tiết học có đề tài nhiều). Vào giờ học, giáo viên cần cho thời gian để các em có thể chuẩn bị tư thế trước khi nói. Có thể là cá nhân tự chuẩn bị, có thể là cho nhóm thảo luận để chọn đại diện lên nói, nên hướng dẫn cho học sinh có thái độ cũng nhau hợp tác, thời gian thảo luận. + Không khí của giờ luyện nói tạo sự hào hứng cho lớp học, cho từng em học sinh, làm cho các em phấn khởi, mong muốn được lên trình bày bài nói của mình. Để kích thích học sinh, giáo viên nên đánh giá khen ngợi, khuyến khích bằng cách cho điểm, tặng những tràng pháo tay động viên sau mỗi bài nói tốt. Trọng tâm của giờ học là hoạt động luyện nói, giáo viên nên dành nhiều thời gian cho học sinh thực hiện tầm 30 phút. Số lượng học sinh tầm 8-10 học sinh, số còn lại sẽ được nói ở những tiết sau. - Ưu điểm: Với giải pháp này giáo viên đã giúp các em có thêm được nhiều kĩ năng mềm khác nhau phát huy được những sở trường, năng khiếu vốn có mà chưa có dịp để khai thác và đánh thức giúp các em tự tin hơn khi đứng trước đám đông. - Hạn chế: Các hoạt động ngoại khóa chưa được tổ chức phong phú, giờ sinh hoạt lớp chưa được đổi mới, nhiều em còn e dè khi giao nhiệm vụ với vai trò là MC, điều khiển, dẫn chương trình trò chơi... - Đề xuất: Giáo viên cần tổ chức các hoạt động phong phú hơn, lồng ghép trong các giờ sinh hoạt, ngoại khóa... * Giải pháp thứ bảy: Đa dạng các hình thức luyện nói và nghe nhằm phát huy năng lực học sinh. - Hình thức hái hoa tìm ý Trong lớp có nhiều đối tượng học sinh khác nhau, có những có kỹ năng giao tiếp tốt nhưng có những em lại chưa tự tin, còn e dè. Do vậy, khi dạy học nói và nghe giáo viên cần linh hoạt thay đổi hình thức để có thể giúp học sinh tự tin thành thạo hơn ngay từ những kỹ năng đầu tiên là tìm ý, lập ý của mình. Với giải pháp này giáo viên thiết kế câu hỏi trên mảnh giấy lớn, chữ to để có thể gắn với mô hình dàn ý ( mỗi câu hỏi được trình bày về hình thức tựa như những bông hoa). Nhiệm vụ của học sinh tự trình bày dàn ý vào vở soạn theo gợi ý từ các câu hỏi cho trước và tập chuẩn bị ngôn ngữ nói trước khi đến lớp. Tiết luyện nói giáo viên lựa chọn một học sinh nói tốt làm MC dẫn chương trình, lần lượt mời từng đối tượng học sinh trong các nhóm lên hái hoa và trình bày trước lớp theo hình thức tiếp sức ( để tạo không khí sôi nổi, kích thích sự mạnh dạn, tự tin...) Học sinh và giáo viên lần lượt nhận xét về việc trình bày đối với từng câu hỏi của từng nhóm và cùng trao đổi để gắn hoa vào mô hình dàn ý. Như vậy với giải pháp này, ngay từ đầu giáo viên đã tạo ra cho các em được sự hào hứng, tự tin. - Hình thức dàn hợp xướng Hình thức này tôi dành sự quan tâm cho đối tượng học sinh nhút nhát, tuy có khả năng viết bài nhưng chưa mạnh dạn, tự tin nói trước tập thể. Mục tiêu của tiết luyện nói và nghe không đặt nặng kỹ năng viết bài, kỹ năng tạo tập văn bản mà chủ yếu học sinh biết tư duy thành lời. Muốn làm được điều đó cần luyện kỹ năng mau lẹ, nói năng rõ ràng, mạch lạc có cử chỉ nét mặt, âm lượng phù hợp. Với hình thức này học sinh có thể giúp cho các đối tượng học sinh cùng bổ trợ cho nhau trong quá trình thực hành kỹ năng nói về một vấn đề nào đó. Tạo cho học sinh khả năng làm việc tập thể, biết phối hợp nhịp nhàng, ăn ý, biết đoàn kết, hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ. Hoạt động diễn ra chủ yếu trên cơ sở đơn vị nhóm. Nhóm trưởng giữa vai trò đặc biệt quan trọng trong việc điều hành nhóm. Mỗi nhóm trình bày trước lớp vấn đề đã chuẩn bị dưới sự điều hành của nhóm trưởng. Có thể theo trình tự như sau: + Lời chào và lời tự giới thiệu về nhóm và nội dung sẽ trình bày. + Giới thiệu dàn ý + Lần lượt trình bày từng phần theo dàn ý + Lời chào kết thúc, lời cảm ơn. + Lớp và giáo viên lần lượt nhận xét về phần trình bày của từng nhóm. + Giáo viên nhấn mạnh lại cách tạo lập của kiểu văn bản đang học. + Học sinh khá, giỏi trình bày trước lớp cả bài để khắc sâu kiểu văn bản và kỹ năng nói về kiểu văn bản ấy. - Ưu điểm: Khi thực hiện giải pháp tôi đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía các em học sinh, từ phía tổ chuyên môn và đặc biệt là phụ huynh đã đồng hành cùng con. - Hạn chế: Giáo viên bộ môn chấm nhiều sản phẩm trong khoảng thời gian ngắn. - Đề xuất: Cần phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để thực hiện cuộc thi sẽ mang hiệu quả cao hơn nữa. 4.5.2. Tính mới của sáng kiến Những giải pháp này xoay quanh việc rèn luyện kĩ năng nói và nghe dành cho học sinh lớp 6. Qua tiết nói và nghe giáo viên luyện cho học sinh biết vận dụng từ ngữ và các quy tắc cơ bản đã học để nói đúng, biết diễn đạt ý tưởng chính xác, rõ ràng, trong sáng. Hơn nữa giáo viên còn rèn cho học sinh đầy đủ các phương diện về lời nói, tư thế. Dạy nói nghe không chỉ là kĩ năng nói và nghe mà còn cơ hội để rèn giũa phẩm chất, thái độ, tình cảm, lối sống văn hóa cho học sinh. 5. Những thông tin cần đƣợc bảo mật (không) 6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Giáo viên phải nhiệt tình, đầu tư nhiều vào bài soạn và đặc biệt là có tâm với nghề. - Thể hiện sự yêu thương, tận tình của GV, cho các em thấy mục đích cuối cùng là sự tiến bộ của các em chứ không phải vì mục đích riêng tư của GV. - Cho HS thấy bộ môn Ngữ văn không phải quá khó, quá nhàm chán học sinh nào cũng có thể học tốt được . Đối với những HS yếu kém không chịu học, chưa có nhận thức đúng đắn về việc học. GV vừa phân tích động viên cho các em sự cấn thiết của việc học. - Học sinh hưởng ứng , chú ý nghe giảng bài, tích cực xây dựng bài ; - Trang bị đầy đủ các loại đồ dùng, sách giáo khoa, sách tham khảo, thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, mạng Internet. - HS có sự tìm tòi, hiểu biết, tích cực tham gia các hoạt động học tập. 7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả 7.1. Theo ý kiến tác giả Áp dụng giải pháp vào quá trình giảng dạy bộ môn, tôi nhận thấy một số kết quả nhất định đối với giáo viên và học sinh. - Giờ dạy lý thú, hấp dẫn, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Các em sôi nổi, hào hứng tham gia giờ học. - Thực hiện được mục tiêu tiết học, góp phần thực hiện mục tiêu môn học. - Học sinh yêu thích, đam mê môn học hơn. - Kỹ năng nói của học sinh đã có sự tiến bộ - Kết quả học tập của học sinh cũng được cải thiện đáng kể - Dùng phiếu điều tra khảo sát lại với các nội dung ban đầu đã cho kết quả khả thi (Khảo sát, điều tra cuối năm) Nội dung điều tra ( Chọn 1 ý kiến) Kết quả trả lời Số lượng Tỉ lệ Em đã bao giờ thực hiện bài nói trước đám đông? (Qua các hoạt động lớn của nhà trường, liên Đội hay lớp học) Trước cả trường 15 15,2% Trước hội nghị 9 9,% Trước cả lớp 75 75,8% Khi thực hiện bài nói trước đám đông em thực hiện tốt không? Nói rất tốt 25 25,3% Nói chưa thật tốt nhưng không còn e dè 55 55,6% Nói không rõ, còn mất bình tĩnh 19 19,1% Trong chương trình Ngữ văn 7 có các tiết học Nói và nghe, em có hứng thú với các tiết này không? Có 84 84,9% Không 15 15,1% Em có sẵn sàng thể hiện bản thân trước đám đông không? Rất sẵn sàng 86 86,8% Không dám nói 13 13,2% 7.2. Theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử Sáng kiến này đã góp phần rèn luyện các kĩ năng nói và nghe trong phần “Nói và nghe” cho học sinh phù hợp với các mục tiêu đổi mới phương pháp dạy và học. Đặc biệt trong môn Ngữ văn, không thể không nhắcđến việc dạy và học cách sử dụng bốn kỹ năng: Nghe - Nói - Đọc - Viết. Sau quá trình áp dụng sáng kiến, các em có hứng thú hơn với tiết “Nói và nghe”, không còn rụt rè e ngại thiếu tự tin khi đứng trước đám đông để luyện nói mà thay vào đó là sự tự tin, thái độ cởi mở hơn. Không khí lớp học hào hứng sôi nổi, các em thích những tiết học “Nói và nghe” hơn. Bài nói do có sự chuẩn bị chu đáo nên khi trình bày các em không có sự ngập ngùng, ấp úng, nội dung cũng trọn vẹn đầy đủ hơn. Do đó đa số bài nói có sự hoàn chỉnh hơn lúc trước. Kĩ năng nói của các em đã có sự tiến bộ, các em biết chào khi mở đầu và kết thúc, biết giới thiệu đề tài, cách nói cũng trôi chảy, kết hợp cử chỉ nét mặt, thái độ Để có được thành quả trên là nhờ vào sự nỗ lực học tập và rèn luyện của học trò cùng với sự nhiệt tình chỉ dẫn của giáo viên. 8. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu Số TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) Chức danh Trình độ chuyên môn Nội dung công việc hỗ trợ 1 Nguyễn Thị Khanh 25/8/1977 Trường THCS Hoàng Nông Giáo viên Đại học Ngữ văn Áp dụng lần đầu 2 Nguyễn Thị Chung 21/10/1976 Trường THCS Hoàng Nông Giáo viên Đại học Ngữ văn Áp dụng thử Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Hoàng Nông, ngày 22 tháng 4 năm 2024 Người nộp đơn Nguyễn Thị Khanh
File đính kèm:
skkn_phat_huy_nang_luc_cua_hoc_sinh_qua_gio_hoc_noi_va_nghe.docx