SKKN Phát triển năng lực số và kĩ năng chuyển đổi số cho học sinh trong dạy học Ngữ Văn 10 tại Trường THPT Cửa Lò

Hiện nay trên thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đây là cuộc cách mạng dựa trên các thành tựu đột phá trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano… với nền tảng là các đột phá của công nghệ số. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang ở giai đoạn đầu, giai đoạn bản lề cho các nước đang phát triển tiến đến theo kịp với xu hướng thế giới. Đây là thời cơ cũng là thách thức đối với Việt Nam. Vấn đề khai thác nguồn lực con người, nhất là xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là vấn đề đang và đã được đặt ra đối với Việt Nam. Chuyển đổi số là quá trình tất yếu của Việt Nam để phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Nghị quyết số 29 - NQ/TW đã nêu rõ quan điểm chỉ đạo “…Chuyển mạnh từ quá trình giáo dục chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành, lí luận gắn với thực tiễn,…”, đặc biệt là vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và phát triển năng lực số cho học sinh (HS). Việc ứng dụng CNTT vào dạy học trong những năm gần đây đã góp phần thay đổi phương pháp dạy học từ truyền thống sang tích cực, và người học phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo, chủ động và giúp người dạy đạt hiệu quả cao trong dạy học.

Qua đó, người học có thể tiếp cận tri thức mọi nơi, mọi lúc, có thể chủ động trong việc học tập và ứng dụng kiến thực vào thực tiễn. Sự bùng nổ về công nghệ giáo dục đã, đang và sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền giáo dục mang tính chuyển đổi sâu sắc vì con người. Ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 749/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trong đó giáo dục là lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số thứ 2 sau lĩnh vực Y tế. Trước bối cảnh đó, chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông 2018, đã đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực người học, đẩy mạnh chuyển đổi số và phát triển năng lực số ở tất cả các bộ môn, trong đó có môn Ngữ Văn. Đây là tiền đề vô cùng quan trọng để chúng ta tiến tới việc việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người học. Trong thực tế giảng dạy và học tập tại trường THPT Cửa Lò còn nhiều khó khăn thách thức với vấn đề chuyển đổi số. Đội ngũ giáo viên chưa thực sự đồng đều về năng lực CNTT. Học sinh cũng đã từng bước tiếp cận về chuyển đổi số trong học tập nhưng chưa được hướng dẫn bài bản. Việc hình thành và phát triển năng lực số và kĩ thuật chuyển đổi số cho học sinh chưa thật sự đạt hiệu quả cao. Chương trình Ngữ văn 10 trung học phổ thông (THPT) không chỉ giúp HS nắm được các kiến thức về Văn học mà còn rèn luyện cho HS những kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng sáng tạo, giao tiếp trong cuộc sống, xác định được trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân đối với sự phát triển của đất nước. Là một trong những môn học khoa học xã hội, đòi hỏi HS phải được phát triển toàn diện các năng lực trong đó có năng lực số và kĩ thuật chuyển đổi số để đáp ứng yêu cầu mới hiện nay.

pdf 81 trang Trang Lê 18/05/2025 20
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển năng lực số và kĩ năng chuyển đổi số cho học sinh trong dạy học Ngữ Văn 10 tại Trường THPT Cửa Lò", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phát triển năng lực số và kĩ năng chuyển đổi số cho học sinh trong dạy học Ngữ Văn 10 tại Trường THPT Cửa Lò

SKKN Phát triển năng lực số và kĩ năng chuyển đổi số cho học sinh trong dạy học Ngữ Văn 10 tại Trường THPT Cửa Lò
ng danh, vừa múa hát vừa cười 
điên dại. 
+ Tâm trạng: đan xen nhiều cung bậc: đau khổ trước tình 
duyên bẽ bàng; thấy lạc lõng, cô đơn, uất ức không thể chia 
sẻ cùng ai khi ở gia đình chồng; đối lập giữa ước mơ về 
hạnh phúc giản dị với thực tại bị chồng sao nhãng, bỏ bê 
khi mải đèn sách; chịu áp lực từ nhiều phía, 
- Nhan đề đoạn trích 
và hình ảnh vai diễn 
gợi cho em ấn tượng 
thế nào về nhân vật 
Xuý Vân? 
- Nhan đề đoạn trích và hình ảnh vai diễn trên gợi cho em 
ấn tượng ban đầu về Xúy Vân là vốn là một người bình 
thường, xinh đẹp, nết na mà lại đi giả dại. 
- Gợi cho người đọc tò mò, băn khoăn về lí do vì sao Xuý 
Vân phải giả điên giả dại. 
d. Tổ chức thực hiện hoạt động: 
Nhiệm vụ 1.1: Tìm hiểu chung về Chèo 
Bước thực hiện Nội dung các bước 
 Chuyển giao nhiệm 
vụ 
 Giao nhiêm vụ phiếu học tập số 1 thông qua phần mềm 
padlet.com 
HS tiếp nhận nhiệm vụ Tìm hiểu thể loại chèo cổ (Chuẩn bị ở 
nhà) 
Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ và trả lời cá nhân. 
- HS thảo luận cặp đôi PHT số 01 đã chuẩn bị ở nhà. 
 - GV quan sát, hỗ trợ góp ý 
Thảo luận, báo cáo - HS dựa vào phiếu học tập đã thống nhất để trả lời. 
- Các cặp đôi khác bổ sung. 
Kết luận - Mở rộng: 
GV cần nhấn mạnh thêm cho HS biết: văn bản chèo cổ mà HS 
được tiếp cận trong SGK chỉ là kịch bản (phần lời), còn nghệ thuật 
chèo cổ là sự tổng hợp của cả ngôn từ, âm nhạc, vũ đạo, tạo 
hình. Đây là loại kịch hát, kể chuyện bằng sân khấu, khi biểu 
diễn có sử dụng biện pháp ước lệ, tượng trưng ở điệu bộ, động tác, 
trang phục nhân vật, đạo cụ sân khấu, 
- Gv chốt: Chèo nguyên là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, có 
sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nói, hát, múa song chúng ta chỉ 
 học kịch bản chèo, chính vì thế các em tập trung đọc và khai thác 
văn bản. 
- Gv định hướng: Khi đọc văn bản chèo Hs cần bám vào các yếu 
tố của văn bản: 
+ Đề tài 
+Tính vô danh 
+Tích truyện 
+Nhân vật 
+Lời thoại 
+Phương thức lưu truyền 
-> Từ đó phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản 
được học. 
Nhiệm vụ 1.2: Vở chèo Kim Nham và văn bản “Xuý Vân giả dại” 
Bước thực hiện Nội dung các bước 
Chuyển giao nhiệm 
vụ 
 Giao nhiêm vụ phiếu học tập số 2 thông qua phần mềm 
padlet.com 
HS tiếp nhận nhiệm vụ Tìm hiểu thể loại chèo cổ (Chuẩn bị ở 
nhà) 
Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ và trả lời cá nhân. 
- HS thảo luận cặp đôi PHT số 02 đã chuẩn bị ở nhà. 
 - GV quan sát, hỗ trợ góp ý 
Thảo luận, báo cáo - HS dựa vào phiếu học tập đã thống nhất để trả lời. 
- Các cặp đôi khác bổ sung. 
Kết luận GV: Đọc và tìm hiểu chú thích, từ khó 
- Đọc: chú ý các chỉ dẫn in nghiêng trong ngoặc đơn. 
- Chú thích: HS theo dõi các chú thích ở SGK tr.127-131 
- Giải thích các từ khó. 
GV chốt: “Xuý Vân giả dại” là lớp chèo thuộc loại đỉnh cao không 
chỉ của riêng vở Kim Nham mà còn của cả nền chèo cổ Việt Nam 
gắn với tên tuổi nhiều diễn viên tài năng xuất chúng như: Dịu 
Hương, Diễm Lộc, Thúy Ngần,... 
Nhiệm vụ 2: II. Đọc – hiểu chi tiết 
Tìm hiểu diễn biến tâm trạng của Xuý Vân trong đoạn trích 
a. Mục tiêu: 
[a.3]. HS đồng cảm với khát vọng hạnh phúc, khát vọng sống thật với mình được gửi 
gắm qua hình tượng nhân vật Xuý Vân. 
[a.4]. Phát triển năng lực ngôn ngữ và văn học thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ 
học tập nhằm đáp ứng các yêu cầu cần đạt 
[d.1]. Sử dụng được các thiết bị số như: máy tính, ti vi, máy chiếu, điện thoại . 
[d.2]. Sử dụng được phầm mềm học tập, kiểm tra đánh giá: 
+ Sử dụng được phần mềm padlet.com để học tập. 
+ Sử dụng được phần mềm Microsoft Powerpoint thiết kế, trình chiểu. 
+ Sử dụng được phần mềm kahoot.com và Shub claassroom trong kiểm tra 
đánh giá học sinh. 
+ Sử dụng được các phần mềm zalo, facebook, 
[d.3]. Tìm kiếm được các tài liệu: thể loạ chèo, vi deo về chèo 
[d.4]. Phân tích, đánh giá được tài liệu. 
[d.5]. Sử dụng được các phần mềm để tương tác, chia sẻ, trao đổi, thảo luận kết 
quả và thống nhất nội dung báo cáo: Sử dụng zalo, facebook như một kênh chia sẻ 
việc của nhóm và giao tiếp với GV. 
[d.6]. HS sử dụng được phần mềm Mcrosoft Word, Powerpoint, để thiết kế trình 
bày kết quả học tập, sử dụng phần mềm Microsoft Excel vẽ sơ đồ tư duy. 
[d.7]. Bảo vệ được thiết bị. 
[d.8]. Bảo vệ được dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư. 
 [d.9]. Giải quyết được các vấn đề kĩ thuật liên quan đến sử dụng các phần mềm 
để thực hiện trò chơi, kiểm tra đánh giá qua thiết bị điện thoại, máy tính qua trang 
kahoot.com, padlet.com. 
b. Nội dung hoạt động: Vận dụng kĩ năng đọc thu thập thông tin, trình bày bằng báo 
cáo và thuyết trình để tìm hiểu diễn biến tâm trạng của Xuý Vân trong đoạn trích 
c. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân, phiếu học tập số 03 
PHIẾU HỌC TẬP 03: 
Tìm hiểu diễn biến tâm trạng của Xuý Vân trong đoạn trích 
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi: 
Nhóm Nhiệm vụ Câu hỏi Đáp án 
1 Tâm trạng Xuý 
Vân qua lời nói 
lệch, vỉa 
- Xuý Vân cất tiếng than với ai? 
- Lời gọi đò của Xuý Vân thể hiện tâm 
trạng gì ? 
. 
. 
2 Tâm trạng Xuý 
Vân qua lời hát 
quá giang 
- Ở lời hát quá giang Xuý Vân đã bộc lộ 
tâm sự gì ? 
- Lời van xin đó cho thấy nỗi niềm gì 
của nhân vật ? 
- Xuý Vân muốn chỉ ai là "người trăng 
gió" và muốn nhắc nhở ai "giữ lấy đạo 
hằng" ? 
. 
. 
3 Tâm trạng Xuý 
Vân qua lời hát 
điệu con gà 
rừng 
Đoạn lời thoại được thể hiện theo điệu 
“con gà rừng” cho biết những điều gì 
về cảnh ngộ đời sống cũng như niềm 
mong ước của Xuý Vân? 
. 
. 
4 Tâm trạng Xuý 
Vân trong lời 
hát sắp 
Chỉ ra hình ảnh ẩn dụ trong lời hát 
sắp của Xuý Vân. Qua đó, Xuý Vân 
muốn than về điều gì? 
. 
. 
Tâm trạng Xuý 
Vân trong lời 
hát ngược 
Xuý Vân gửi gắm những điều gì qua 
những câu hát ngược ? 
. 
. 
Câu 
hỏi 
chung 
Em có nhận xét gì về những yếu tố của nghệ thuật 
chèo dùng để miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật trong 
đoạn trích? 
. 
. 
d. Tổ chức thực hiện hoạt động 
Nhiệm vụ 2.1: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hành động giả dại của Xuý Vân 
Bước thực hiện Nội dung các bước 
Chuyển giao nhiệm 
vụ 
 HS: Em hãy cho biết đâu là nguyên nhân dẫn đến hành động giả 
dại của Xuý Vân? 
Thực hiện nhiệm vụ - HS tìm hiểu nguyên nhân dựa vào phần tóm tắt SGK và một số 
lời thoại của Xúy Vân trong văn bản 
-- GV quan sát, hỗ trợ góp ý 
Thảo luận, báo cáo 1. Nguyên nhân dẫn đến hành động giả dại của Xuý Vân 
- Nguyên nhân trực tiếp: lời xúi giục và hứa hẹn ngon ngọt của 
Trần Phương – gã người tình trăng hoa và đểu cáng (nguyên nhân 
này có thể được nhận biết một phần qua những chi tiết ngoài văn 
bản, ở đoạn tóm tắt tác phẩm và một phần qua chính đoạn xưng 
danh của Xuý Vân trong văn bản). 
- Nguyên nhân sâu xa: nỗi buồn chán, cô đơn khi phải sống xa 
chồng và niềm khát khao cảnh sống êm đềm, hạnh phúc của Xuý 
Vân (cũng như trên, nguyên nhân này có thể được nhận biết qua 
những thông tin cả trong lẫn ngoài văn bản) 
Kết luận GV nhận xét, chuẩn kiến thức. 
Nhiệm vụ 2.2: Diễn biến tâm trạng của Xuý Vân 
Tổ chức thực hiện: Hoạt động 4 nhóm, mỗi nhóm 5 – 6 HS. Nhóm trưởng điều 
phối các thành viên thảo luận hoàn thành nhiệm vụ được giao. 
Bước thực hiện Nội dung các bước 
Chuyển giao nhiệm 
vụ 
 Giao nhiêm vụ phiếu học tập số 3 thông qua phần mềm Can va 
HS tiếp nhận nhiệm vụ tìm hiểu diễn biến tâm trạng của Xuý 
Vân 
Thực hiện nhiệm vụ - Trao đổi thảo luận trong nhóm, thống nhất nội dung và cách trình 
bày báo cáo của nhóm. 
- GV quan sát, hỗ trợ góp ý 
 Thảo luận, báo cáo Các nhóm báo cáo kết quả. Thảo luận, đánh giá chéo 
Kết luận - GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của các nhóm, chỉ ra 
những ưu điểm và hạn chế trong hoạt động nhóm của HS. 
- GV chốt kiến thức 
a. Qua lời nói lệch, vỉa (tiếng gọi chờ đò) 
- Cất tiếng thở than cùng bà Nguyệt - người se duyên vợ chồng. 
- Tiếng gọi đò tha thiết: 
+ hình ảnh ẩn dụ: chuyến đò nhân duyên 
+ hình ảnh cô gái càng chờ đợi, con đò càng không tới đã cụ thể 
hoá sự bẽ bàng, lỡ dở của Xuý Vân. 
➔Tâm trạng đau khổ vì mối tơ duyên, thiết tha với hạnh phúc 
nhưng vô vọng. 
b. Tâm trạng Xuý Vân qua lời hát quá giang 
- Thể hiện mâu thuận giằng xé trong nội tâm nhân vật Xuý Vân 
- Khát vọng hạnh phúc >< đạo đức lễ giáo phong kiến 
➔Đau khổ, day dứt, bế tắc, tuyệt vọng. 
c. Tâm trạng Xuý Vân qua lời hát điệu con gà rừng 
 Đoạn lời thoại cho thấy nỗi đắng cay, tấm tức của Xuý Vân khi bị 
đặt vào hoàn cảnh không được như ý. 
- Hình ảnh ẩn dụ “gà rừng ăn lẫn với công” -> sự cọc cạch không 
tương xứng, cảnh “đồng sàng dị mộng”. 
- Thủ pháp đối lập, tương phản -> nỗi ấm ức, bất bình trước thực 
tại 
- Từ “ấm ức” -> thể hiện nỗi uất nghẹn, bất bình trước hoàn cảnh 
của mình. 
➔Niềm mong ước về cuộc sống hạnh phúc sum vầy, tự do. 
 d. Tâm trạng Xuý Vân trong lời hát ngược 
- Sự vật, hiện tượng được nhắc đến nhưng giữa chúng không có 
mối liên hệ gì với nhau. Người nghe có cảm tưởng như Xúy Vân 
đã tiện đâu nói đó, nhớ gì nói nấy. 
- Mọi sự vật, hiện tượng được nhìn theo một logic đảo ngược. 
➔Thể hiện sự vào vai điên dại của Xuý Vân: thông minh, khéo 
léo. 
➔Những điều ngược đời, trớ trêu, điên đảo, đúng sai, thật giả lẫn 
lộn. 
2.3. Hoạt động luyện tập 
a) Mục tiêu 
[a.4]. Phát triển năng lực ngôn ngữ và văn học thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ 
học tập nhằm đáp ứng các yêu cầu cần đạt 
[b.1]. Xử lí được tư liệu, tài liệu thông qua việc đọc trước, hoàn thành các phiếu bài 
tập, các nhiệm vụ học tập được giao chuẩn bị ở nhà. 
[d.4]. Phân tích, đánh giá được tài liệu. 
b) Nội dung 
Trả lời các câu hỏi tự luận. 
d) Sản phẩm học tập 
Bài làm nạp trên lớp 
e) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân. 
Bước thực hiện Nội dung các bước 
Chuyển giao nhiệm vụ 
Giao nhiệm vụ trên lớp: Liên hệ ý nghĩa đời sống văn 
hóa làng xã của VN thưở xưa qua đoạn trích chèo 
Thực hiện nhiệm vụ HS làm việc cá nhân. 
Cá nhân báo cáo Giáo viên nhận xét, đánh giá. 
Kết luận 
Nghiệm thu kết quả. 
Gợi ý: 
- Không gian quen thuộc của nông thôn Việt Nam xưa 
với các hình ảnh như con sông, bến đò,... những cảnh 
sinh hoạt như gặt lúa, mang cơm,... 
- Những thiết chế tinh thần ràng buộc đời sống con 
người như quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” và 
dư luận xã hội (rõ ràng ở Xuý Vân luôn có một nỗi ám 
ảnh về tình trạng “chúng chê, bạn cười”)... 
 - Sự đồng vọng thắm thiết giữa những tấm lòng trong 
cộng đồng làng xã mỗi khi các từ xưng hô như “chị 
em”, “bạn” vang lên. Hàng xóm láng giềng sống với 
nhau gần gũi, đoàn kết 
2.3. Hoạt động vận dụng (về nhà) 
a) Mục tiêu 
[a.4]. Phát triển năng lực ngôn ngữ và văn học thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ 
học tập nhằm đáp ứng các yêu cầu cần đạt 
[b.1]. Xử lí được tư liệu, tài liệu thông qua việc đọc trước, hoàn thành các phiếu bài 
tập, các nhiệm vụ học tập được giao chuẩn bị ở nhà. 
[c.1]. Làm việc nhóm tương tác trực tiếp, tương tác qua các phần mềm để thực hiện 
được các nhiệm vụ học tập ở lớp và ở nhà do GV giao thông qua phiếu học tập. 
[d.1]. Sử dụng được các thiết bị số như: máy tính, ti vi, máy chiếu, điện thoại . 
[d.2]. Sử dụng được phầm mềm học tập, kiểm tra đánh giá: 
[d.4]. Phân tích, đánh giá được tài liệu. 
[d.5]. Sử dụng được các phần mềm để tương tác, chia sẻ, trao đổi, thảo luận kết 
quả và thống nhất nội dung báo cáo: Sử dụng zalo, facebook như một kênh chia sẻ 
việc của nhóm và giao tiếp với GV. 
[d.6]. HS sử dụng được phần mềm Mcrosoft Word, Powerpoint 
[d.7]. Bảo vệ được thiết bị. 
[d.8]. Bảo vệ được dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư. 
b) Nội dung 
Trả lời các câu hỏi tự luận. 
d) Sản phẩm học tập 
Bài làm qua kahoot.com, padlet.com. 
e) Tổ chức thực hiện: 
Bước thực hiện Nội dung các bước 
Chuyển giao nhiệm vụ 
Giao nhiệm vụ về nhà: Viết đoạn văn khoảng 150 chữ, 
trình bày suy nghĩ của bạn về nỗi niềm của nhân vật Xúy 
Vân được thể hiện qua lớp chèo Xúy Vân giả dại 
Thực hiện nhiệm vụ HS làm việc cá nhân. 
Cá nhân báo cáo 
kahoot.com, 
padlet.com 
Giáo viên nhận xét, đánh giá. 
 Kết luận 
Nghiệm thu kết quả. 
Gợi ý: 
Trong lớp chèo Xúy Vân giả dại, Xúy Vân xuất hiện với 
hình ảnh người phụ nữ vừa điên loạn lại vừa đáng thương. 
Nàng đang bị giằng xé giữa tâm trạng hối hận và nỗi tủi 
nhục vì sự cười chê của người đời. Nàng hối hận, cảm 
thấy tội lỗi vì đã phụ bạc Kim Nham, lại càng đau đớn vì 
bị Trần Phương bỏ rơi, Người phụ nữ không còn điểm 
tựa này còn phải đối mặt với nỗi cười chê của láng giềng. 
Trong xã hội phong kiến xưa, đây là một bi kịch lớn với 
người phụ nữ. Những câu nói điên loạn, kể lể càng cho 
thấy sự tuyệt vọng và tủi hổ của nhân vật đã lên đến đỉnh 
điểm, nàng đang bị mắc kẹt trong nỗi ám ảnh ấy mà 
không biết chia sẻ cùng ai nên càng rơi vào bế tắc. Hình 
ảnh Xúy Vân trong lớp chèo này là đại diện cho cảnh ngộ 
của những người phụ nữ xưa trong xã hội cũ, không được 
tự quyết định thân phận mình, đến khi muốn tìm hạnh 
phúc lại bị rơi vào bi kịch. 
PHỤ LỤC 4 
Bảng 1: Bảng khảo sát năng lực số và kĩ năng chuyển đổi số của học sinh 
trước thực nghiệm (Tháng 9/ 2022) 
STT Nội dung/ vấn đề 
Tình trạng (Đơn vị: %) 
Chưa 
Có nhưng 
chưa thành 
thạo 
Thành 
thạo 
1 
Em đã có thể sử dụng các phần mềm trong 
các thiết bị số cho việc học 
2 
Biết xác định các thông tin cần tìm và tìm 
kiếm được dữ liệu, thông tin trong môi trường 
số phục vụ cho học tập 
3 
Biết phân tích đánh giá được độ tin cậy, 
tính xác thực của các nguồn dữ liệu 
 4 
Lưu trữ và truy xuất được các dữ liệu, 
thông tin và nội dung trong môi trường số 
5 Tương tác thông qua các thiết bị số 
6 
Sử dụng các công cụ và công nghệ số 
trong hoạt động hợp tác trong học tập 
7 
Em đã sử dụng một hay các phần mềm 
PowerPoint, Azota, Google keep,Quizizz, 
Edraw Mind Map... trong học tập 
8 
Sử dụng các công cụ và công nghệ số 
trong hoạt động giáo dục khác 
PHỤ LỤC 5: 
Bảng 2: Bảng kết quả khảo sát năng lực số và kĩ năng chuyển đổi số của học 
sinh sau thực nghiệm 
STT Nội dung/ vấn đề 
Tình trạng (Đơn vị: %) 
Chưa 
Có nhưng 
chưa 
thành 
thạo 
Thành 
thạo 
1 
Em đã có thể sử dụng các phần mềm 
trong các thiết bị số cho việc học 
2 
Biết xác định các thông tin cần tìm và tìm 
kiếm được dữ liệu, thông tin trong môi 
trường số phục vụ cho học tập 
3 
Biết phân tích đánh giá được độ tin cậy, 
tính xác thực của các nguồn dữ liệu 
4 
Lưu trữ và truy xuất được các dữ liệu, 
thông tin và nội dung trong môi trường số 
 5 Tương tác thông qua các thiết bị số 
6 
Sử dụng các công cụ và công nghệ số 
trong hoạt động hợp tác trong học tập 
7 
Em đã sử dụng một hay các phần mềm 
PowerPoint, Azota, Quizizz, Edraw Mind 
Map... trong học tập 
8 
Sử dụng các công cụ và công nghệ số 
trong hoạt động giáo dục khác 
PHỤ LỤC 6: 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH SẢN PHẨM NĂNG LỰC SỐ VÀ KĨ NĂNG CHUYỂN 
ĐỔI SỐ CỦA HỌC SINH 
(Hình ảnh 1: Sản phẩm cuộc thi Review ẩm thực Cửa Lò) 
(Hình ảnh 2: Sản phẩm dự án học tập) 
(Hình ảnh 3: Sản phẩm giới thiệu về làng nghề truyền thống Cửa Lò) 
(Hình ảnh 4: HS sử dụng quét Mã QR trong hoạt động trải nghiệm 
và sinh hoạt Đoàn) 

File đính kèm:

  • pdfskkn_phat_trien_nang_luc_so_va_ki_nang_chuyen_doi_so_cho_hoc.pdf