SKKN Phương pháp dạy học tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh vào giờ học Ngữ Văn

Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại hiện đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào nhà trường. Trong các môn học được đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông, môn Văn với đặc thù riêng của một bộ môn xã hội có khả năng tích hợp sâu rộng hơn cả.

Kể từ năm học 2010-2011, được sự đồng ý của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân Thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức biên soạn bộ tài liệu chuyên đề “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội và đưa vào giảng dạy trong các trường phổ thông của thành phố Hà Nội. Với đặc trưng của bộ môn Ngữ văn, việc tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh vào giảng dạy là hoàn toàn có điều kiện để thực hiện. Bởi lẽ, “Văn học là nhân học”, dạy văn không chỉ là dạy kiến thức mà qua đó còn bồi bổ tinh thần, giáo dục đạo đức, uốn nắn hành vi ứng xử chuẩn mực cho người học.

Nhận thức được điều này, giáo viên Ngữ văn trường THCS Cao Bá Quát luôn ý thức tích hợp nội dung giảng dạy Nếp sống thanh lịch văn minh vào bài giảng Ngữ văn và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Từ thực tế giảng dạy và dự giờ học hỏi, rút kinh nghiệm từ đồng nghiệp, tôi mạnh dạn đưa ra một số phương pháp và cách thức để Tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh vào môn Ngữ văn trung học cơ sở

doc 12 trang Trang Lê 16/03/2025 160
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp dạy học tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh vào giờ học Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phương pháp dạy học tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh vào giờ học Ngữ Văn

SKKN Phương pháp dạy học tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh vào giờ học Ngữ Văn
.
- Tích hợp:
+ Tích hợp ngang: 
Với tiếng Việt: Giải nghĩa từ khó: nước cả, khôn, rốn bầu.
Với Tập làm văn: phương thức biểu cảm.
+ Tích hợp dọc:
Thơ ca, danh ngôn nói về tình bạn.
Nhận diện thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật.
So sánh với bài Qua Đèo Ngang về cách hiểu cụm từ ta với ta.
+ Tích hợp mở rộng:
Tích hợp với kiến thức Giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh cho học sinh Hà Nội trong quan hệ giao tiếp ứng xử để có một tình bạn đẹp.
3. Thái độ:
- Yêu mến, kính phục, ngưỡng mộ tấm lòng của nhà thơ đối với bạn mình.
- Nhận thức đúng về giá trị của tình bạn.
- Bồi dưỡng cho mình được một tình bạn chân thành, thắm thiết.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Soạn giáo án, đọc kĩ tài liệu liên quan đến bài học.
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: máy chiếu Projector, bảng biểu, tranh ảnh...
2. Học sinh
- Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.
- Sưu tầm tư liệu về tác giả Nguyễn Khuyến và tác phẩm của ông.
- Sưu tầm tranh ảnh với chủ đề tình bạn. 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới 
* Giới thiệu bài: (2 phút) Cha ông ta tự ngàn xưa đã có câu hát: “Khách đến nhà pha trà rót nước”, cha mẹ ta từ thuở ta còn tấm bé, đã dạy ta rằng: “Một lời chào cao hơn mâm cỗ”. Đối với một dân tộc luôn coi trọng chữ Nhân, chữ Lễ, chữ Nghĩa như dân tộc Việt Nam ta thì giao tiếp ứng xử giữa người với người là một nét đẹp văn hóa cần phải được rèn luyện và giáo dục mỗi ngày. Phải chăng vì thế mà điều đó đã đi vào thơ ca một cách dung dị và tự nhiên. Mời các em theo dõi đoạn video trên màn hình và cho cô biết đoạn video đã giới thiệu cho chúng ta nét đẹp giao tiếp, ứng xử trong hoàn cảnh nào? 
- Giáo viên cùng học sinh xem một đoạn video (bài hát Khách đến chơi nhà – dân ca quan họ Bắc Ninh)
- Hs trả lời cá nhân.
- Giáo viên gợi dẫn: Khách đến chơi nhà, đặc biệt người khách đó lại là người bạn thân lâu ngày mới gặp mặt, thì chắc hẳn chủ nhân sẽ mừng vui khôn xiết. Tiếp bạn đến chơi nhà luôn đòi hỏi sự chân thành, khéo léo. Các em hãy đến với tiết học ngày hôm nay (tiết 30: Bạn đến chơi nhà) để tìm hiểu xem, nhà thơ Nguyễn Khuyến của chúng ta sẽ tiếp bạn như thế nào?
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: (8p) GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung
? Qua việc chuẩn bị bài ở nhà, hãy trình bầy những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Khuyến?
Hs: Trả lời cá nhân
Gv: Chốt, ghi bảng
GV mở rộng + tích hợp:
+ Thông minh, học giỏi, đỗ đạt cao, nhưng con đường quan trường của Nguyễn Khuyến gặp thời “quốc biến”, đã không diễn ra thuận buồm xuôi gió. Sau 12 năm “chìm nổi” chốn quan trường, trước bước ngoặt lịch sử của dân tộc, Nguyễn Khuyến đã quyết định cho mình một sự lựa chọn: treo ấn từ quan, về làng ở ẩn. 
+ Từ đó, ông sống vui vẻ giữa tình làng, nghĩa xóm, dạy học làm thơ, giản dị, thanh cao như những “tao nhân mặc khách” ở đời. 
+ Đó cũng là một cách ứng xử đẹp, một cách sống đẹp, mà người Việt Nam từ ta từ xưa đến nay vẫn luôn hướng đến để xây dựng một giá trị sống đích thực cho riêng mình.
Chuyển ý: Điều đặc biệt hơn là phần lớn những sáng tác của Nguyễn Khuyến đều ra đời trong khoảng thời gian ông cáo quan về quê ở ẩn. Đó là những lời thơ đẹp, đặc biệt là những bài thơ viết về tình bạn.
? Em hãy cho biết bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Hs: Trả lời cá nhân
Gv: Chốt.
Gv mở rộng: Bài thơ viết về một sự kiện có thật vào năm 1899, khi Dương Khuê, bạn một thời cùng làm quan với Nguyễn Khuyến đã đi thuyền về làng thăm nhà thơ, khi nhà thơ đã cáo quan về ở ẩn tại quê nhà.
Hướng dẫn đọc:
Bài thơ là niềm vui mừng khôn xiết, là nụ cười hiền hóm hỉnh của hai người bạn già khi bấy lâu nay mới có dịp lại thăm nhau. Các em nên đọc chậm rãi, ung dung, hóm hỉnh như thấp thoáng một nụ cười dí dỏm.
- Gv đọc mẫu.
- Gọi 2 hs đọc.
- Gv chú thích thêm một số từ:
Trong văn bản có một số từ ngữ do sự phát triển của ngôn ngữ theo thời gian, và quán ngữ dùng từ địa phương mà không được sử dụng rộng rãi, phổ biến đó là:
+ Nước cả: nước đầy, nước lớn.
+ Khôn: không thể, khó, e rằng khó.
+ Rốn: phần cuống hoa.
? Em hãy cho biết bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Phương thức biểu đạt của bài thơ là gì?
? Thể thơ đó giống với thể thơ của bài thơ nào các em đã được học? Nêu đặc điểm của thể thơ này? 
Hs: Trả lời cá nhân
Gv: Chốt, ghi bảng
 Gv giảng thêm: Theo bố cục của thể thơ thất ngôn bát cú thì 2 câu đề thường gồm phá đề và thực đề. Nhưng ở bài này tác giả chỉ dùng 1 câu đề, câu 2 đã chuyển sang phần thực. Phần thực và luận cũng không rạch ròi. Câu 7 là phần kết nhưng lại gắn với phần luận. Vì vậy phần kết chỉ có câu 8. Qua cấu trúc như vậy, ta thấy Nguyễn Khuyến đã sáng tạo sử dụng thơ thất ngôn bát cú 1 cách uyển chuyển, tạo cho bài thơ 1 vẻ đẹp riêng. Đó là bản lĩnh cao tay của nhà thơ.
? Em hãy xác định bố cục của bài thơ?
Hs: Trả lời cá nhân
Gv: Chốt.
Chuyển ý: Để tìm hiểu bài thơ theo mạch kết cấu độc đáo này, mời các em chuyển sang phần II: Đọc – hiểu văn bản.
Hoạt động 2: (25p) Hướng dẫn học sinh Đọc – hiêu văn bản
Gọi Hs đọc câu thơ mở đầu.
? Em có nhận xét về cụm từ chỉ thời gian và cách xưng hô của nhà thơ trong câu thơ này? 
Hs: Trả lời cá nhân
Gv: Chốt.
? Nhịp thơ và giọng thơ trong câu thơ này có gì đặc biệt?
Hs: Trả lời cá nhân.
Gv: chốt.
? Từ đó, em hãy hình dung tâm trạng của chủ nhân khi có bạn đến chơi như thế nào?
Hs: Trả lời cá nhân
Gv: Chốt, chiếu máy.
Gv chuyển ý: Lời thơ mở đầu vỡ ra như một tiếng reo thầm, dung dị hồn nhiên mà dễ trào nước mắt. Xa nhau mà còn nhớ được nhau đã quý. Già yếu rồi chống gậy tìm nhau với “Mái tóc chòm xanh chòm lốm đốm” thì có vàng ngọc nào so sánh cho bằng. Đọc đến đây, chắc hẳn các em sẽ không khỏi băn khoăn, chủ nhà sẽ tiếp đãi khách đường xa đến nhà như thế nào đây cho thỏa? Chúng ta hãy đến với những lời thơ tiếp theo để tìm ra câu trả lời thú vị.
- Gv yêu cầu học sinh 6 câu thơ tiếp theo.
? Theo nội dung câu thơ thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn thế nào khi bạn đến chơi nhà?
- Hs: trả lời cá nhân
? Nhưng qua sáu câu thơ tiếp theo ta thấy Nguyễn Khuyến đã tiếp bạn trong hoàn cảnh như thế nào?
- Hs: trả lời cá nhân
? Cái “không có” trong gia cảnh lại được cụ Tam nguyên đẩy đến mức cao hơn nữa ở chi tiết nào?
- Hs: Trả lời cá nhân
? Nhận xét nét đặc sắc về nghệ thuật trong 6 câu thơ này?
- Hs: Trả lời cá nhân.
- Gv giảng + tích hợp: Người Việt Nam vẫn luôn quan niệm miếng trầu là đầu câu chuyện. Trong các gia đình làng quê xưa, nhà nào cũng có cơi trầu têm sẵn, để khi nhà có khách tới thăm, nghi thức xã giao đầu tiên là mời nước, mời trầu. Miếng trầu làm nên nét thanh lịch của gia chủ, thẩm mĩ của miếng trầu thể hiện sự khéo léo của nữ chủ nhân trong gia đình, cách chọn trầu thể hiện sự tinh tế, am hiểu của gia chủ đối với nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt. Giai thoại kể lại rằng: Nguyễn Khuyến bao giờ cũng có trầu têm sẵn trong nhà. Những lúc đi đâu vắng nhà, ông vẫn không quên mang theo gói trầu têm sẵn. Vậy mà, trong hoàn cảnh giao tiếp đặc biệt này, sau khi trình bày về rất nhiều những cái không có, bỗng nhiên đến câu cuối ông lại hạ thêm một chữ phủ định không dứt khoát. Điều đó gây cho người đọc một nỗi băn khoăn lớn.
? Nhận xét về 6 câu thơ này, có hai ý kiến:
1. Gia cảnh của tác giả rất nghèo nên không có gì để tiếp bạn. 
2. Đây chỉ là một cách tác giả dùng để nói vui với bạn mà thôi.
 Em đồng ý với ý kiến nào ? Vì sao? 
Qua đó em thấy chủ nhân là người như thế nào? Mối quan hệ giữa tác giả với bạn ra sao?
- Hs: trả lời cá nhân
Gv: Nhấn mạnh: Có thể hiểu đây là cách tạo tình huống bất ngờ, thú vị của nhà thơ cũng là một cách nói vui vẻ về cái sự không có gì của tác giả, nhưng qua đó vẫn kín đáo cho chúng ta biết cuộc sống thanh bạch, dân dã của ông quan to triều Nguyễn khi cáo quan về ở ẩn, đồng thời lại thể hiện được tính cách hóm hỉnh, yêu đời của nhà thơ. Người khách đến chơi nhà chắc chắn phải là người bạn đặc biệt thân thiết, gần gũi thì tác giả mới có cách nói pha trò, dí dỏm, đùa vui như thế. Tình cảm của tác giả đối với bạn ở đây là mộc mạc, chân thật, không hề khách sáo. 
? Nếu có thể nói một câu với bạn trong hoàn cảnh này, em sẽ nói như thế nào?
Hs: Trả lời cá nhân
Gv chuyển ý: Sau khi đẩy tình huống lên đến mức cao trào như thế, không biết Nguyễn Khuyến, nhà thơ hóm hỉnh của chúng ta sẽ tiếp đãi bạn ra sao đây? Mời các em đến với phần 3. Cảm xúc về tình bạn để tìm ra câu trả lời thú vị.
- Học sinh đọc câu kết bài. 
? Theo em, có gì khác nhau trong cụm từ “ta với ta” ở bài thơ này so với bài “Qua Đèo Ngang” đã học về ý nghĩa biểu đạt?
Hs: Thảo luận nhóm 4 học sinh, thời gian 3 phút. 
Gv: Chốt, trình chiếu trên máy.
? Nhận xét chung về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà”?
Hs: Trả lời cá nhân
Gv bình: Đưa tình huống thiếu thốn vật chất để tiếp đãi bạn lên đến mức cao trào để rồi cuối cùng tác giả nhẹ nhàng cười xòa mà thốt lên một câu: Bác đến chơi đây, ta với ta. Nghệ thuật đòn bẩy được sử dụng khéo léo đã cho thấy sự tài tình, sáng tạo trong giọng thơ Nguyễn Khuyến. Có thể nói, về tiêu chí vật chất, câu kết là một con số không tuyệt đối. Nhưng kì lạ thay: lấp lánh sau con số không tuyệt đối về vật chất ấy lại là một con số vô hạn tuyệt vời về tinh thần. Cụm từ “ta với ta” được sử dụng thật tài tình. Bởi lẽ, xét cho cùng, còn có cái gì có thể thay thế được tình người, còn có gì có thể so sánh được với tình bạn (cho dù có là mỹ vị cao sang). Nếu cái điều quý nhất cần đem ra đãi bạn là tấm lòng thì ở Nguyễn Khuyến bao giờ cũng dào dạt, cũng dư thừa. Ta với ta không còn là nỗi cô đơn, trống trải một mình soi bóng chính mình như nữ sĩ qua chốn Đèo Ngang xưa, mà Ta với ta là bạn với mình, là một sự đồng điệu, đồng lòng đến tan hòa tuyệt đối. Tất cả đã cho thấy một tình bạn đẹp, tình bạn chân thành, ấm áp vượt lên trên mọi vật chất tầm thường.
? Qua cách tiếp bạn của Nguyễn Khuyến, em rút ra cho mình được bài học gì về cách giao tiếp ứng xử với bạn để luôn giữ được tình bạn chân thành, đẹp đẽ trong cuộc sống?
Hs: Trả lời cá nhân
Gv: Chốt.
? Quan sát tình huống và trả lời câu hỏi: Em nhận xét gì về cách giao tiếp ứng xử của bạn học sinh trong tình huống trên?
Hs: thảo luận nhóm 2 học sinh theo bàn. Thời gian 1p.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết (2p) 
? Bài thơ có những đặc sắc nào về mặt nghệ thuật?
Hs: Trả lời cá nhân
Gv: Chốt, ghi bảng
? Khái quát giá trị nội dung của bài thơ?
 Hoạt động 4: Luyện tập (5 phút)
- Gv tổ chức trò chơi “Hoa tình bạn”
 Thể lệ :
- Ẩn sau mỗi bông hoa sẽ là một câu hỏi thú vị liên quan đến tình bạn. Học sinh lựa chọn cánh hoa bất kì và trả lời câu hỏi. Trả lời đúng sẽ được một phần thưởng. Trả lời sai, quyền trả lời sẽ dành cho bạn khác.
- Yêu cầu: Trả lời rõ ràng, đúng trọng tâm câu hỏi.
I- Tìm hiểu chung 
1- Tác giả
- Nguyễn Khuyến (1835-1909), quê xã Yên Đổ, Bình Lục, Hà Nam, 
- Thi đỗ đầu cả 3 kì thi: Hương, Hội, Đình và được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.
- Nguyễn Khuyến là nhà thơ Nôm kiệt xuất của dân tộc. 
2- Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ được sáng tác trong thời gian Nguyễn Khuyến cáo quan về ở ẩn.
b. Thể thơ, phương thức biểu đạt.
- Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật.
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả.
c. Bố cục.
- Bố cục: 3 phần
+ Câu 1: Cảm xúc khi bạn đến chơi nhà.
+ Câu 2, 3, 4, 5, 6, 7: Giãi bày về hoàn cảnh tiếp bạn.
+ Câu 8: Quan niệm về tình bạn
II- Đọc hiểu văn bản 
1- Cảm xúc khi bạn đến chơi nhà
- Thời gian: “đã bấy lâu nay”: khoảng thời gian dài.
- Xưng hô: “bác”: thân tình, gần gũi, tôn trọng tình cảm bạn bè. 
- Nhịp thơ: 4/3: tự nhiên như lời nói thường ngày.
- Giọng thơ: đầy hồ hởi, phấn chấn khi có bạn đến chơi.
=> Tâm trạng: bất ngờ, hân hoan, vui sướng. 
2- Giãi bày hoàn cảnh tiếp bạn
- Hoàn cảnh:
+ Mong muốn tiếp bạn một cách thịnh soạn.
+ Nhưng mọi thứ trong nhà đều có nhưng còn ở dạng tiềm ẩn, khả năng, khó hoặc chưa khai thác được
+ Ngay cả lễ nghi tiếp khách tối thiểu cũng không có: “trầu không có”.
- Nghệ thuật:
+ Cách tạo tình huống độc đáo, cho thấy tính cách hóm hỉnh, hài hước của nhà thơ.
+ Biện pháp tu từ: Nói quá, liệt kê.
+ Từ ngữ: phó từ: Khôn, khó, chửa, mới, vừa, đương.
.
=> Tác giả là người hóm hỉnh, yêu đời và tình cảm với bạn là chân thành, thắm thiết.
3- Quan niệm về tình bạn
- Cách lặp lại đại từ “ta”.
-> “ta với ta” tuy hai mà một gắn bó, hòa hợp, không tách rời.
=> Tình bạn chân thành, ấm áp, cao hơn tất cả mọi vật chất trên đời.
III- Tổng kết 
1. Nghệ thuật
- Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật có sự sáng tạo.
- Tình huống thơ độc đáo.
- Giọng thơ hài hước, bông đùa.
- Phép đối, kết câu đối lập, lối nói cường điệu.
- Ngôn ngữ mộc mạc, dung dị, ý tứ sâu xa.
=> Nguyễn Khuyến là bậc thầy về sử dụng ngôn ngữ dân tộc.
2. Nội dung
- Thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ qua việc khắc họa tình bạn đậm đà, thắm thiết, chân thành.
IV- Luyện tập 
4. Củng cố (2p)
	Có ai đó đã từng nói Một người bạn tốt giống như một đóa hoa luôn tỏa hương thơm của hạnh phúc ra xung quanh. Có thể nói, tình bạn đẹp của Nguyễn Khuyến trong bài thơ cũng giống như đóa hoa thơm ngát lan tỏa hương thơm và niềm hạnh phúc cho muôn đời. Hãy trải lòng ra với mọi người, đừng để những vật chất tầm thường làm hoen ố những tình cảm vốn rất đẹp trong mỗi chúng ta. Chúc các em có được những người bạn chân thành.
	Bật bài hát: bật video cho chạy hình ảnh những câu danh ngôn hay về tình bạn.
5. Hướng dẫn các hoạt động tiếp theo (1p)
- Học thuộc bài thơ. Nắm vững giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về tình bạn của Nguyễn Khuyến qua bài thơ Bạn đến chơi nhà.
- Gửi tới bạn lá thư mang tên “Thông điệp yêu thương”. 
- Chuẩn bị bài mới: Soạn bài hướng dẫn đọc thêm “Xa ngắm thác núi Lư” (Lý Bạch)
IV. Rút kinh nghiệm
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Trên đây là một số kinh nghiệm giảng dạy tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh vào bộ môn Ngữ văn. Các tiết dạy tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh cho học sinh vào môn Ngữ văn đã tạo dựng được một không khí học tập sôi nổi, học sinh rất tích cực, chủ động, sáng tạo trong giờ học và cơ bản là sự hiểu biết và tri thức được nâng cao, kĩ năng cảm nhận tác phẩm được nâng cao, khắc sâu, kĩ năng giao tiếp trong cuộc sống được bồi đắp. Thầy giữ vai trò định hướng, điều hành, dẫn dắt, trò được hoạt động phát huy trí lực cao và cuối cùng thầy bình, giảng, đánh giá, nhận xét khẳng định, chốt lại vấn đề. Sau giờ học, các em hiểu kiến thức sâu sắc. Qua đó còn bồi dưỡng tâm hồn, làm cho các em thêm yêu Văn học và ham thích học bộ môn Ngữ văn. Từ đó trong cuộc sống, trong cách xử lí các tình huống giao tiếp của các em linh hoạt, văn minh, lịch sự hơn.

File đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_day_hoc_tich_hop_giao_duc_nep_song_thanh_li.doc