SKKN Phương pháp dạy tích hợp ba phân môn Đọc hiểu văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn trong môn Ngữ Văn Lớp 9

Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào nhà trường ở nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta hiện nay tinh thần tích hợp đã được thử nghiệm và áp dụng vào việc dạy học ở một số môn học, phối hợp các kiến thức kĩ năng và các môn học, hay phân môn khác nhau để giải quyết một vấn đề giảng dạy. Ở cấp THCS quan điểm tích hợp thể hiện rõ nhất ở môn Ngữ văn.Chương trình THCS môn ngữ văn năm 2002 do Bộ GD&ĐT đã ghi rõ: “Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo để tổ chức nội dung chương trình, biên soạn SGK và lựa chọn các phương phap giảng dạy”

Năm học 2011 - 2012 là năm học thứ 10 thực hiện chư­ơng trình thay sách giáo khoa và đ­ược triển khai đại trà trên toàn quốc. Trong bối cảnh ngành Giáo dục và Đào tạo đang nỗ lực đổi mới phư­ơng pháp dạy học theo h­ướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Phư­ơng pháp dạy học đ­ược coi là cách thức hoạt động của giáo viên khi tổ chức các hoạt động học tập, nhằm giúp học sinh đạt được các mục tiêu dạy học. để thực hiện công cuộc đổi mới giáo dục đòi hỏi phải có sự đầu t­ư quan tâm thích đáng từ nhiều mặt. Ch­ương trình ngữ văn 9 của THCS đ­ược xây dựng theo nguyên tắc tích hợp. Theo ch­ương trình này, ba phân môn: Văn - Tiếng Việt và Tập làm văn đ­ược thống nhất lại thành một môn học, gọi là môn Ngữ văn. Coi trọng tính thực hành, sách giáo khoa Ngữ Văn 9 đã tập trung theo h­ướng phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập, trong đó phần Tiếng Việt và lí thuyết Tập làm văn đã đ­ược coi trọng.

Qua thực tế giảng dạy ở trường THCS Thị Trấn tôi đã nhận thức rõ: Tiếng Việt là phân môn nền tảng, là công cụ giao tiếp quan trọng trong đời sống và là cơ sở cho các môn học trong hệ thống trư­ờng phổ thông. Từ sự vận dụng Tiếng Việt trong việc lý giải vẻ đẹp và hiệu quả của nghệ thuật ngôn từ trong tác phẩm văn học, trong Tập Làm Văn và giao tiếp hằng ngày. Học sinh sẽ tự nâng cao các tri thức Tiếng Việt và Văn học để tạo lập các kiểu văn bản nói và văn bản viết. Nh­ư vậy sản phẩm của Tập Làm Văn là căn cứ cơ bản để đánh giá kết quả việc học Tiếng Việt và Văn học của học sinh để h­ớng tới kỹ năng cơ bản: đọc, nói, viết mà ch­ương trình đã đặt ra. Chính từ việc nhận thức đ­ược tầm quan trọng như­ trên, tôi xin trình bày một số ý kiến về việc giảng dạy tích hợp đối với môn Ngữ văn lớp 9.

Dạy học theo nguyên tắc tích hợp ở Ngữ văn 9 có một sự liên hệ chặt chẽ với những kiến thức đã học ở lớp dưới, từ thực tiễn giảng dạy, tôi nhận thấy sự tiếp thu kiến thức và khả năng thực hành của học sinh khi học ở THCS còn nhiều hạn chế. Do vậy khi đư­a những câu hỏi tích hợp từ kiến thức ở lớp dưới để hình thành, củng cố, khắc sâu kiến thức cho học sinh. Tích hợp là một vấn đề rất lớn không riêng gì đối với môn Ngữ văn. Tuy nhiên, môn Ngữ văn có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện trư­ớc một bư­ớc. Văn học – Tiếng Việt và Tập làm văn đều có một yếu tố chung là Tiếng Việt, dù dạy văn học, Tiếng Việt hay Tập làm văn thì tất cả đều do một giáo viên đảm nhiệm và ng­ười giáo viên đó do một khoa đào tạo. Dĩ nhiên, việc cải tiến ch­ơng trình Ngữ Văn theo h­ướng tích hợp có vận dụng kinh nghiệm của nhiều n­ước, song trư­ớc hết là xuất phát từ thực tiễn giáo dục của Việt Nam. Việc tách môn văn thành 3 phân môn trên 20 năm qua tuy đư­a lại một số kinh nghiệm nhất định song đã ngày càng bộc lộ nhiều nh­ược điểm, đặc biệt ở bậc THCS. H­ướng phấn đấu bao quát của việc thực hiện chu­ơng trình môn Ngữ văn theo tinh thần tích hợp là làm sao kết hợp đ­ược thật tốt việc hình thành 4 kĩ năng: Nghe, nói,đọc, viết. Ch­ương trình viết không nhằm mục đích riêng cho từng phân môn mà chỉ viết mục tiêu chung cho môn Ngữ văn chính là vì thế. Để giải quyết một điểm nào đó trong yêu cầu của ch­ơng trình đều phải có sự đóng góp hợp lực của cả 3 phân môn, không nên quan niệm “Tích hợp là phư­ơng pháp dùng để rút bớt môn học hoặc biện pháp nhằm giảm tải” dẫu rằng đó là những hệ quả có thể xảy ra do việc thực hiện ph­ương h­ướng “Tích hợp”. Trên nền giáo dục hiện đại, tích hợp là ph­ương pháp nhằm phối hợp một cách tối ư­u các quá trình học tập riêng rẽ các môn học. Phân môn khác nhau nhằm đáp ứng những mục tiêu, mục đích và yêu cầu cụ thể khác nhau.

Tích hợp đ­ược xem là nguyên tắc tổng hợp của việc xây dựng cả hệ thống chương trình. Dạy tích hợp, ngư­ời đứng lớp phải biết thực hiện mọi yêu cầu một cách linh hoạt, sáng tạo mà mấu chốt của sự sáng tạo là luôn suy nghĩ và mục tiêu của bộ môn Ngữ văn nói chung để tìm ra những yếu tố đồng quy giữa 3 phần phân môn, tích hợp trong từng thời điểm theo từng vấn đề. Quan điểm tích hợp phải quán triệt trong mọi khâu kể cả khâu đánh giá. Có thể có những bài tập riêng cho từng phân môn, song chúng ta cần đánh giá cao những học sinh biết sử dụng những kiến thức của phân môn khác. Đó chính là những thói quen, cơ sở ban đầu để sau này học lên, các em sẽ có điều kiện tiếp thu và vân dụng dễ dàng hơn phương pháp nghiên cứu chuyên ngành, cũng nh­ư khi vào đời, các em có khả năng giải quyết dễ dàng hơn các vấn đề thực tiễn vì mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống bao giờ cũng là tình huống tích hợp. Tích hợp phải phát huy tối đa tính tích cực, tính sáng tạo của học sinh, chủ thể học tập ở tất cả mọi khâu: từ việc chuẩn bị bài, sưu tập t­ư liệu trong tổ, nhóm, tự đáng giá và đánh giá bạn, tham gia, hoạt động thực tiễn theo quan điểm đặc tr­ưng bộ môn.

doc 9 trang Trang Lê 28/03/2025 140
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp dạy tích hợp ba phân môn Đọc hiểu văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn trong môn Ngữ Văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phương pháp dạy tích hợp ba phân môn Đọc hiểu văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn trong môn Ngữ Văn Lớp 9

SKKN Phương pháp dạy tích hợp ba phân môn Đọc hiểu văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn trong môn Ngữ Văn Lớp 9
 dục của Việt Nam. Việc tách môn văn thành 3 phân môn trên 20 năm qua tuy đưa lại một số kinh nghiệm nhất định song đã ngày càng bộc lộ nhiều nhược điểm, đặc biệt ở bậc THCS. Hướng phấn đấu bao quát của việc thực hiện chuơng trình môn Ngữ văn theo tinh thần tích hợp là làm sao kết hợp được thật tốt việc hình thành 4 kĩ năng: Nghe, nói,đọc, viết. Chương trình viết không nhằm mục đích riêng cho từng phân môn mà chỉ viết mục tiêu chung cho môn Ngữ văn chính là vì thế. Để giải quyết một điểm nào đó trong yêu cầu của chơng trình đều phải có sự đóng góp hợp lực của cả 3 phân môn, không nên quan niệm “Tích hợp là phương pháp dùng để rút bớt môn học hoặc biện pháp nhằm giảm tải” dẫu rằng đó là những hệ quả có thể xảy ra do việc thực hiện phương hướng “Tích hợp”. Trên nền giáo dục hiện đại, tích hợp là phương pháp nhằm phối hợp một cách tối ưu các quá trình học tập riêng rẽ các môn học. Phân môn khác nhau nhằm đáp ứng những mục tiêu, mục đích và yêu cầu cụ thể khác nhau.
Tích hợp được xem là nguyên tắc tổng hợp của việc xây dựng cả hệ thống chương trình. Dạy tích hợp, người đứng lớp phải biết thực hiện mọi yêu cầu một cách linh hoạt, sáng tạo mà mấu chốt của sự sáng tạo là luôn suy nghĩ và mục tiêu của bộ môn Ngữ văn nói chung để tìm ra những yếu tố đồng quy giữa 3 phần phân môn, tích hợp trong từng thời điểm theo từng vấn đề. Quan điểm tích hợp phải quán triệt trong mọi khâu kể cả khâu đánh giá. Có thể có những bài tập riêng cho từng phân môn, song chúng ta cần đánh giá cao những học sinh biết sử dụng những kiến thức của phân môn khác. Đó chính là những thói quen, cơ sở ban đầu để sau này học lên, các em sẽ có điều kiện tiếp thu và vân dụng dễ dàng hơn phương pháp nghiên cứu chuyên ngành, cũng như khi vào đời, các em có khả năng giải quyết dễ dàng hơn các vấn đề thực tiễn vì mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống bao giờ cũng là tình huống tích hợp. Tích hợp phải phát huy tối đa tính tích cực, tính sáng tạo của học sinh, chủ thể học tập ở tất cả mọi khâu: từ việc chuẩn bị bài, sưu tập tư liệu trong tổ, nhóm, tự đáng giá và đánh giá bạn, tham gia, hoạt động thực tiễn theo quan điểm đặc trưng bộ môn.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
3.2.1. Mục đích của giải pháp
	Một là: Đổi mới phương pháp dạy học ngữ văn là một trong những việc làm hết sức cần thiết. Trước tình hình chung người dạy môn ngữ văn và học sinh khi tiếp cận phương pháp giảng dạy mới còn lúng túng trong việc tiếp cận tác phẩm văn chương theo phương pháp tổng hợp: Tích hợp ba phân môn Tập làm văn - Văn - tiếng Việt. Chính vì vậy mà kết quả đem lại chưa thực sự khả quan chưa phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội.
	Hai là: Bên cạnh việc tiếp cận sáng tạo các tác phẩm văn chương của học sinh thì một trong những vấn đề đặt ra cho chúng ta là nhìn ở góc độ chủ quan thì số ít giáo viên chưa thuần thục với phương pháp giảng dạy mới còn mang tính khái quát chưa cụ thể và rõ ràng ở từng tiết bài và lượng kiến thức của mỗi tác phẩm và nhiều khi vận dụng hướng dẫn học sinh chưa đem lại kết quả cao đặc biệt trong chương trình thay sách của Bộ giáo dục.
Ba là: Sự khác nhau giữa cách soạn sách cũ và mới khác xa nhau rất nhiều cả về nội dung lượng kiến thức (kênh chữ và kênh hình). Sách mới viết theo hướng tích cực học sinh tự học, tự tìm tòi sáng tạo để đao sâu suy nghĩ phù hợp với việc thay sách lấy học sinh làm trung tâm.
Bốn là: Qua nghiên cứu để đưa vào thực tiễn day học nâng cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ văn 9 nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo cho học sinh.
3.2.2. Nội dung của giải pháp
Nội dung 1. Khái niệm tích hợp
- Tích hợp là một phương pháp nhằm phối hợp một cách tối ưu các quá trình học tập riêng rẽ các môn học, phân môn khác nhau nhằm đáp ứng những mục tiêu, mục đích và yêu cầu cụ thể khác nhau.
- Tích hợp ngang: Tích hợp từng thời điểm (1 tiết học, 1 bài học). 
- Tích hợp dọc: Tích hợp theo từng vấn đề (Tập trung ở bài ôn tập).
Đối với những vấn đề đã dạy: Cần sử dụng vấn đề này để củng cố ôn tập, đồng thời rèn cho học sinh kiến thức là kĩ năng vận dụng mọi kiến thức đã học để xử lý các vấn đề trước mắt.
Đối với những kiến thức sẽ dạy: Có thể giới thiệu ở chừng mực cần thiết cho sự hiểu biết tối thiểu về khía cạnh đang đề cập, qua đó khơi gợi trí tò mò, tinh thần ham hiểu biết của học sinh và đặt cơ sở thuận lợi cho việc trình bày những kiến thức đã học ở sau.
Nội dung 2. Các thao tác khi soạn bài.
* Thao tác 2.1: Đọc kĩ bài (bài trước đó và sau đó), xác định mục tiêu bài dạy và mục tiêu của phân môn.
* Thao tác 2.2: Tìm mối liên hệ giữa bài đang học với những bài trước đó để tìm điểm đồng quy qua đó giáo viên có định hướng tích hợp (ngang hay dọc; củng cố hay hé mở).
 Ví dụ: Bài 18 - Ngữ văn 9
Phần đọc hiểu văn bản: Bàn về đọc sách 
Phần Tiếng Việt: Khởi ngữ
Phần Tập làm văn: Phép phân tích và tổng hợp luyện tập phép phân tích tổng hợp.
Điểm đồng quy của 3 phân môn này: 
Văn bản “là một văn bản nghị luận. Văn bản này đưa ra để làm mẫu cho học sinh học tập cách làm văn nghị luận. Trong văn bản có nhiều câu văn chứa khởi ngữ. Còn về Tập làm văn, khi dạy bài phép phép phân tích tổng hợp, giáo viên đưa ngay văn bản “Bàn về đọc sách” để phân tích mẫu về văn nghị luận. Như vậy văn bản “Bài về đọc sách” sẽ được soi sáng ở cả 3 góc độ của 3 phân môn và các phân môn đó đều có mối quan hệ với nhau.
* Thao tác 2.3: Xây dựng hệ thống câu hỏi tích hợp. 
Dựa trên thao tác 2.1, giáo viên bắt đầu thiết kế bài dạy và hệ thống câu hỏi. Trong sách giáo khoa câu hỏi có tính chất định hướng, hướng dẫn học sinh tìm hiểu những kiến thức và kĩ năng cơ bản trong bài học. Câu hỏi cũng rất đa dạng: Câu hỏi nêu vấn đề, câu hỏi hướng dẫn hoạt động, câu hỏi gợi mở, câu hỏi thảo luận Nhưng đó chỉ là những câu hỏi có tính chất “tĩnh” còn câu hỏi trong mỗi giờ học “động” mang đậm dấu ấn cá nhân của giáo viên trong nhận thức cũng như truyền tải nội dung bài học đến với học sinh.
Câu hỏi tích hợp được xây dựng trên cơ sở:
Căn cứ vào điểm đồng quy giữa 3 phân môn, khi dạy phần văn học giáo viên có nhiệm vụ hé mở những nội dung nào đó của Tiếng Việt và Tập làm văn để học sinh chuẩn bị tâm thế tốt cho bài học.
Lưu ý: Các chú thích ở Văn bản của mỗi thể loại học sinh nắm vững và nhớ đặc điểm của từng thể loại. Ngoài ra còn luư ý đến các chú thích khác để hiểu văn bản. Đồng thời hiểu nghĩa của các từ (cấu tạo từ, nghĩa của từ, các từ loại, các thành phần câu) sẽ được học ở phần Tiếng Việt.
Ví dụ 1: Bài 20 (Ngữ văn 9)
- Văn bản: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
- Tiếng Việt: Các thành phần biệt lập (Tiếp).
 - Tập làm văn: + Bài viết số 5: Văn nghị luận.
 + Nghị luận một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
Phần văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” giáo viên cần khai thác nội dung bằng cách xây dựng những câu hỏi tích hợp sau:
Hỏi: Em hãy xác định thể loại và phương thức biểu đạt của văn bản?
Hỏi: Vấn đề nêu ra trong bài nghị luận này là gì?
Hỏi: Vấn đề này được trình bày bằng hệ thống luận cứ? 
Hỏi: Em có nhận xét gì về cách xây dựng hệ thống luận cứ và cách lập luận của bài văn?
Hỏi: Qua bài văn, em học tập được gì về cách viết văn nghị luận của tác giả?
Phần Tiếng Việt: Các thành phần biệt lập (tiếp).
Trong phần luyện tập có một đoạn văn ở trong văn bản “Chuẩn bị hành trình vào thế kỉ mới”; “Bước vào thế kỉ mới, muốn sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Nhận ra điều đó quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất”.
Để khai thác đoạn văn với yêu cầu của bài tập, giáo viên sẽ đặt ra những câu hỏi như sau:
Hỏi: Đoạn văn có ở trong văn bản nào?
Hỏi: Em hãy tìm các thành phần biệt lập trong đoạn văn? Xác định thành phần biệt lập đó là gì?
Yêu cầu: Học sinh xác định được các thành phần biệt lập => Đó là thành phần phụ chú.
Như vậy: Phần Tiếng Việt đã tích hợp kiến thức của phần Tập làm văn.
Phần tập làm văn: “Nghi luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý”. Giáo viên có thể lấy ví dụ văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” để khai thác văn nghị luận với đặc điểm của thể loại. Giáo viên có thể đặt một số câu hỏi như sau:
Hỏi: Bài văn trên nêu nên vấn đề gì? (Hay: Vấn đề nhị luận của bài văn là gì?)
Hỏi: Vấn đề nghị luận được triển khai bằng cách gì ?
Yêu cầu: Bằng phương pháp giải thích - chứng minh.
Hỏi: Em hãy tìm những câu văn và đoạn văn mà tác giả nêu cách lập luận giải thích?
Hỏi: Tìm những dẫn chứng làm sáng tỏ cho lập luận tiện?
Hỏi: Xác định bố cục cho bài văn? Nhận xét gì về bố cục của bài văn nghị luận?
Ví dụ 2: Bài 4 Ngữ văn 9
- Văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương.
- Tiếng Việt: Cách dẫn trực tiếp và gián tiếp.
- Tập làm văn: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.
Phần văn bản: Tiết 16-17 “Chuyện người con gái Nam Xương”
Khai thác bài học, giáo viên có thể đặt một số câu hỏi có liên quan đến phần Tiếng Việt và Tập làm văn như sau:
Hỏi: Em hãy xác định thể loại và phương thức biểu đạt của văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”?
Yêu cầu: - Thể loại: Truyện ngắn (Thể truyền kì mạn lục)
 - Phương thức biểu đạt: Tự sự.
Hỏi: Em hãy tóm tắt cốt truyện?
Hỏi: Truyện được xây dựng dựa trên những tình tiết nào?
Như vậy: Phần văn bản đã đưa ra một số câu hỏi để hướng học sinh khai thác nội dung bài học có liên quan đến phần Tập làm văn.
Phần Tiếng Việt: “Cách dẫn trực tiếp và gián tiếp”
Khi dạy bài này giáo viên lấy ví dụ là 1 đoạn văn bản được trích trong văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”. Ta có thể chọn đoạn văn trích dẫn lời trực tiếp, đó là lời của Vũ Nương than khóc với chồng khi bị oan: “Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thoả tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt 3 năm giữ gìn một tiết.”
Giáo viên có thể đặt câu hỏi:
Hỏi: Đoạn văn có trong văn bản nào ? 
Hỏi: Đoạn văn trích dẫn lời nói của ai ?
Hỏi: Lời trích dẫn đó là lời trích dẫn trực tiếp hay gián tiếp?
Phần Tập làm văn: “Luyện tập tóm tăt văn bản tự sự”.
Giáo viên có thể lấy ví dụ trực tiếp ngay trong cụm bài là văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”.
Hỏi: Em hãy tóm tắt văn bản “Chuyện ngời con gái Nam Xương”?
Giáo viên nói lên các sự việc và nhân vật chính sau:
- Chàng Trương Sinh phải đầu quân đi lính, để lại mẹ già và người vợ trẻ là Vũ Thị Thiết.
- Mẹ Trương Sinh ốm chết, Vũ Nương lo toan ma chay cho mẹ.
- Giặc tan, Trương sinh trở về, nghe lời con nhỏ, nghi oan cho vợ.
- Vũ Nương bị oan, gieo mình xuống sông Hoàng Giang.
- Phan Lang là người cùng làng với Vũ Nương đã gặp lại Vũ Nương trong động Linh Phi, hai người nhận ra nhau. Phan Lang trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc bông tai vàng cho chồng cùng lời nhắn.
- Trương Sinh lập đàn giải oan
Hỏi: Các sự việc trên đã được nêu đầy đủ chưa?
Hỏi: Các sự việc trên sắp xếp đã hợp lí chưa ?
Hỏi: Dựa vào các sự việc trên em hãy tóm tắt truyện ?
Như vậy: Trong cụm bài 4, cả 3 phân môn đều có kiến thức tích hợp liên quan đến nhau. Khi khai thác giáo viên cần hướng học sinh chú ý đến những kiến thức tích hợp này để học sinh nắm vững, sâu kiến thức cần ghi nhớ.
*Kết luận: Như vậy ta có thể nói rằng tích hợp được thể hiện trong các khâu:
- Kiểm tra bài cũ.
- Quá trình soạn bài, giảng bài.
- Đánh giá kiểm tra bài cũ, tiếp nhận kiến thức mới.
- Chuẩn bị bài ở nhà.
Tuy nhiên chương trình cũng khẳng định quan điểm tích hợp ở nước ta hiện cha thể áp dụng một cách triệt để, giảng dạy theo quan điểm tích hợp không phủ định việc dạy các tri thức, kĩ năng riêng của từng phân môn. Vấn đề là làm thế nào để phối hợp một cách hợp lí các tri thức, kĩ năng riêng rẽ của từng phân môn tới mục tiêu chung của Ngữ văn. Tích hợp phải hợp lí, lôgic với bài dạy không nên tích hợp gò ép, xơ cứng, thô bạo khiến bài dạy vụn vặt. Tích hợp mà không làm mất đi đặc trưng của phân môn mà còn có tác dụng làm cho kiến thức được xoáy sâu, nhuần nhuyễn. Xác định, lựa chọn, sắp xếp sử dụng câu hỏi tích hợp sao cho phù hợp với nội dung bài học và đối tượng học sinh mà không tách xa khỏi hệ thống câu hỏi sách giáo khoa.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Qua nghiên cứu và thử nghiệm giảng dạy nhiều năm đối với nhiều lứa học sinh lớp 9 cho thấy khả năng áp dụng vào thực tế của giải pháp mớỉ là hoàn toàn thực hiện được, có thể áp dụng cho tất cả các đối tượng là học sinh lớp 9 THCS vì các nội dung được đề cập đến trong sáng kiến là những nội dung chủ yếu là liên quan đến sự linh hoạt khéo léo và linh hoạt của giáo viên, mặt khác các giáo viên thường xuyên được bồi dưỡng chuyên môn về việc dạy học tích hợp bên cạnh có khá đầy đủ các văn bản hướng dẫn về dạy học tích hợp do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT ban hành.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến 
- Đối với giáo viên: 
+ Không còn lúng túng khi soạn bài.
+ Bài giảng lôgic, chặt chẽ, hợp lí nhờ biết xác điịnh điểm đồng quy.
+ Kiến thức được vận dụng một cách nhuần nhuyễn.
+ Hạn chế tình trạng cháy giáo án.
- Đối với học sinh: Góp phần hình thành kĩ năng tự học, tự tìm hiểu tư duy giáo dục. Học sinh có tâm thế tốt hơn khi tiếp nhận kiến thức bài học. Học sinh phát huy được tính chủ động, sáng tạo cho học sinh, phát huy được trí thông minh của học sinh. Học sinh tiếp nhận kiến thức một cách dễ dàng và rất sâu.
- Đối với chất lượng dạy và học: Sau khi áp dụng sáng kiến thì chất lượng học môn Ngữ văn của học sinh lớp 9 đã có chuyển biển tích cực qua từng năm học, thể hiện bằng tỉ lệ học sinh xếp loại học lực khá giỏi môn Ngữ văn 9 đã tăng và tỉ lệ học sinh xếp loại học lực yếu môn Ngữ văn 9 từng bước giảm khi so sánh các năm học chưa áp dụng với những năm áp dụng dạy học Phương pháp dạy tích hợp ba phân môn: Đọc hiểu văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn trong môn Ngữ văn lớp 9 được đề cập trong sáng kiến này. Cụ thể:
Những năm chưa áp dụng sáng kiến này
Năm học
Khối lớp
Xếp loại học lực: Khá, giỏi
Xếp loại học lực: Trung bình
Xếp loại học lực: Yếu
2007 - 2008
9
27,3%
68,2%
4,5%
2008 - 2009
9
26,6%
70,4%
3,0%
2009 - 2010
9
28,9%
66,2%
4,9%
2010 - 2011
9
27,8%
68,7%
3,5%
Những năm áp dụng sáng kiến này
Năm học
Khối lớp
Xếp loại học lực: Khá, giỏi
Xếp loại học lực: Trung bình
Xếp loại học lực: Yếu
2011 - 2012
9
32,3%
65,2%
2,5%
2012 – 2013
9
33,1%
64,8%
2,1%
2013 - 2014
9
34,2%
63,9%
1,9%
2014 - 2015
9
34,8%
63,7%
1,5%
3.5. Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
- Giáo viên: Phải có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Nhiệt tình trong công việc, yêu nghề. Thường xuyên có ý thức tự học tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
- Học sinh: Có ý thức trong học tập, có thái độ ham thích học các môn khoa học tự nhiên.
- Các nhà trường thường xuyên bổ xung các tài liệu tham khảo, cập nhật kiepj thời các văn bản hướng dẫn về phương pháp dạy học tích hợp.
- Các cấp chuyên môn từ phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT cần tổ chức nhiều chuyên đề về dạy học tích hợp đặc biệt là đối với môn Ngữ văn. 
4. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trên là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Cơ quan đơn vị
áp dụng sáng kiến xác nhận
Đông Hưng, ngày 26 tháng 5 năm 2016
Tác giả sáng kiến
Phạm Quỳnh Hương

File đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_day_tich_hop_ba_phan_mon_doc_hieu_van_ban_t.doc
  • docBìa SKKN.doc
  • docĐơn yêu cầu công nhận sáng kiến.doc
  • pdfHướng dẫn 216.pdf
  • docPhiếu.doc