SKKN Phương pháp viết đoạn văn nghị luận trao đổi về một vấn đề tại Trường THCS Việt Nam - Angiêri
Hiện nay, đất nước ta đang trên đà đổi mới, ngành giáo dục đang có những bước chuyển mình theo kịp xu hướng của thời đại. Sách giáo khoa mới được ban hành, chương trình mới, kiến thức mới. Điều đó càng đòi hỏi giáo viên phải có năng lực, tri thức và đổi mới phương pháp dạy học sao cho hiệu quả . Dạy học chuẩn kiến thức , kĩ năng. Trong chương trình học, nội dung quan trọng nhất mà các em học tập đó là dạng văn nghị luận. Dạng bài này, kĩ năng viết của các em còn nhiều hạn chế. Điều đó khiến tôi trăn trở và suy nghĩ , giáo viên cần làm thế nào để giúp các em biết viết văn nghị luận để bài viết có sức thuyết phục mà không hề khô khan.
Thực tế, kiến thức của lớp 7 trong chương trình mới lại nối tiếp với chương trình lớp 9 khi các em đi thi tốt nghiệp.. Bởi vậy, việc rèn kĩ năng viết văn nghị luận đối với các em là vô cùng quan trọng. Và trong quá trình giảng dạy, tôi đã tích luỹ được một vài kinh nghiệm cho mình và mạnh dạn trao đổi, cùng chia sẻ với các bạn đồng nghiệp về ” Phương pháp viết bài văn nghị luận trao đổi về một vấn đề - Đạo đức – Hiện tượng trong đời sống” – Ngữ văn lớp 7
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phương pháp viết đoạn văn nghị luận trao đổi về một vấn đề tại Trường THCS Việt Nam - Angiêri

cực, khó khăn, vất vả, gian nan. Lúc đó ta cần được người khác giúp đỡ, san sẻ, động viên để vượt qua những gian truân. Bởi thế tất cả mọi người đều cần mối quan hệ gắn bó, thân thiết. - Mối quan hệ giữa bản thân với mọi người xung quanh là mối quan hệ hữu cơ, khăng khít. Mình có thông cảm, yêu thương, giúp đỡ người khác thì mới nhận được cách đối xử như vậy. - Trong một gia đình: anh em cùng cha mẹ, cùng họ hàng, cùng chung một dòng máu rất cần phải thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Bởi thế các cụ có nói “ Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. - Trong cộng đồng, con người phải cùng nhau lao động, sản xuất, chống thiên tai lũ lụt, chống kẻ thù. Con người không thể tách khỏi cộng đồng nên cần dựa vào nhau để tồn tại vì thế con người phải biết sống “ tắt lửa tối đèn có nhau”. 3. Lợi ích của việc làm đạo nghĩa: “ lá lành đùm lá rách”: * Luận điểm: Nhứng việc làm đạo nghĩa với tư tưởng “ lá lành đùm lá rách” mang lại cho con người nhiều điều tốt đẹp. * Lí lẽ: - Giúp con người hoàn thiện nhân cách biết ,sống nhân đức( nhân từ), biết yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình. - Yêu thương con người chính là tạo nên lòng nhân ái và tính đoàn kết trong cộng đồng, tập thể. * Dẫn chứng: (Bằng cách kể, tả - Chọn 1- 2 dẫn chứng tiêu biểu) - Dẫn chứng 1: Câu chuyện: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng: + Cụ tổ bên ngoại của Hồ Nguyên Trừng là Thái y lệnh có nghề y gia truyền. Ngài thường đem của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo. Gặp kẻ cơ khổ, ngài cho ở nhà mình, cấp cơm cháo, chữa trị. Dẫu bệnh có dầm dề máu mủ, ngài cũng không hề né tránh. + Việc làm của ngài được vua Trần Anh Vương khen ngợi “Ngươi đúng thật là bậc lương y chân chính , giỏi nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thật xứng với lòng ta mong mỏi. -> Nhận xét : về phẩm chất: Thái y là người có lòng nhân đức hải hà( bao la như sông như biển) => Cảm xúc: Thật đáng quý, trân trọng. - Dẫn chứng 2: Câu chuyện con hổ có nghĩa: + Hổ trán trắng bị hóc xương bò, máu me dãi nhớt trào ra. Bác tiều thương tình thò tay vào cổ họng nó lấy ra chiếc xương bò, giúp cho hổ thoát khỏi đau đớn. -> Nhận xét: Hành động: Cao cả, xuất phát từ lòng từ tâm, thương người. => Cảm xúc: Hạnh phúc, cảm phục nếu như ta cũng ở trong cảnh khốn cùng đau khổ ấy. - Dẫn chứng 3: Trong cuộc kháng chiến: + Nhân dân ta chịu đói khổ, năm 1945, 2 triệu người Hà Nội bị chết đói. Bác Hồ kêu gọi mọi người cùng quyên góp gạo để cứu đói. Ngày nào, Bác cũng bớt một nắm gạo để làm gương cho phong trào cứu đói. -> Nhận xét: Việc làm vô cùng ý nghĩa, giáo dục con người biết sẻ chia với nhau trong cơn hoạn nạn. - Dẫn chứng 4: + Ca dao Việt Nam răn dạy về tình yêu thương, đùm bọc: “ Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” + Tục ngữ ta nói về tình anh sẻ chia khi hoạn nạn: “ Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc , dở hay đỡ đần” - Dẫn chứng 5: Thực tế: + Nhà nước : . xây dựng nhà tình nghĩa cho bà mẹ Việt Nam anh hùng không có nơi nương tựa . xây nhà tình nghĩa cho người nghèo. . cho người nghèo vay vốn để phát triển kinh tế. . phát động chương trình trái tim cho em, kêu gọi cơ quan, tổ chức, mạnh thường quân giúp đỡ những em bé bệnh tật hiểm nghèo có điều kiện chữa trị bệnh. . xây dựng trại trẻ mồ côi, nuôi dạy các em bé không có bố mẹ nuôi dưỡng chăm sóc. -> Nhận xét: Việc làm giàu ý nghĩa được nhân rộng để phát huy một truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái của con người. => Cảm xúc: Làm người ta được hạnh phúc và tự hào bởi hai tiếng nhân văn. + Trong gia đình: + Con cái: yêu thương cha mẹ bằng việc làm, bằng lời nói, bằng tình cảm chân thành. + Cha mẹ yêu thương con cái bằng cho con học hành. Những đồng tiền mà cha mẹ cho con ăn học chứa đựng biết bao tình thương yêu sâu nặng và đức hi sinh lớn lao của cha mẹ. -> Nhận xét: Tình yêu thương gia đình được nhân lên sẽ làm nên tình yêu con người xung quanh. => Cảm xúc: yêu quý gia đình, người thân, cuộc sống ở quanh ta. + Trong nhà trường: - Thầy cô: Giúp đỡ học sinh nghèo , tạo cho các em có điều kiện học hành. - Học sinh: mua tăm ủng hộ người mù, tặng sách vở cho các bạn vùng cao, tham gia chương trình thiện nguyện “ xuân yêu thương”. -> Nhận xét: Việc làm này để thầy cô là tấm gương sáng cho các em và trẻ thơ được ươm mầm nhân ái. =>Cảm xúc: hạnh phúc, vui sướng vì sống trong xã hội tốt đẹp. 4. Tác hại của việc sống thờ ơ, vô trách nhiệm, thiếu quan tâm đến mọi người. * Luận điểm: Con người không biết yêu thương, sẻ chia thì cuộc sống của con người sẽ gặp nhiều trở ngại( bất lợi) * Lí lẽ - Mọi người xa lánh. - Xã hội lên án. - Không được người khác giúp đỡ khi gặp khó khăn. - Con cái không học tập được những phẩm chất tốt đẹp từ cha mẹ. - Không tạo nên sự đoàn kết, tạo ra sự ghen ghét, đố kị, ích kỉ, nhỏ nhen, làm mất đi vẻ đẹp nhân đức trong sáng của con người. * Dẫn chứng( không cần thiết) C. Kết bài: - Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ “ Lá lành đùm lá rách”: Có giá trị và có ý nghĩa giáo dục to lớn đối với con người ở mọi thời đại( mọi thời điểm) - Rút ra kinh nghiệm bản thân, bài học: Luôn yêu thương, quan tâm đến mọi người bằng lời nói, việc làm nhân ái để người với người sống để yêu nhau ( làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn) b. Dạng bài trao đổi thảo luận về hiện tượng xã hội: Đề bài: Hiện nay, bạo lực học đường xảy ra nhiều ở trường học, đối với lứa tuổi học sinh thiếu niên. Em hãy viết bài trình bày ý kiến của mình về vấn đề trên. A.Mở bài: C1:* Nêu vấn đề cần nghị luận: - Nêu khái quát về bạo lực học đường ảnh hưởng đến đạo đức của thế hệ học sinh: + Trước: Con người chưa nhận thức bạo lực học đường gây ảnh hưởng, tác động hậu Quả nghiêm trọng đến thế hệ trẻ, con người. + Thời gian gần đây: bạo lực học đường đã có những chiều hướng gia tăng, phát triển phức tạp và trở thành một vấn đề nóng bỏng, một vấn nạn gây nhức nhối khiến mọi người không khỏi bàng hoàng, kinh ngạc. * Nêu luận điểm cần bàn luận: Bạo lực học đường là vấn đề mà chúng ta cần nhìn nhận để có cách hành xử văn minh, đưa con người trở về chuẩn mực đạo đức xã hội. C2:* Nêu vấn đề cần nghị luận: - Đặt câu hỏi thực tại: Tại sao ngày nay, bạo lực học đường xảy ra nhiều (gia Tang) ngày càng nhiều tại các trường học? - Nhận xét : vấn đề nhận thức và đạo đức của con người ngày càng xuống cấp. * Nêu luận điểm: Vấn đề bạo lực học đường là vấn đề cần quan tâm.. B.Thân bài: 1.Thế nào là bạo lực học đường: - Là hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lí,,đạo dức, xúc phạm người khác về thể chất, tinh thần không đúng với chuẩn mực đạo đức của con người xảy ra nơi trường học. - Các loại bạo lực học đường: + Bạo hành về thể chất + Bạo hành về tinh thần. - Những đối tượng gây bạo lực học đường là thầy cô, người lớn tuổi và học sinh trong trường học. 2. Thực tế bạo lực học đường nơi trường học: - Nhận xét chung: - Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi trên các trường học ở nước ta, từ tỉnh thành cho đến các vùng nông thôn. Người gây bạo lực thì hả hê, còn người bị bạo lực thì đau đớn. Người chứng kiến đôi khi cổ vũ ủng hộ nhiệt liệt, thờ ơ, không can ngăn. a. Bạo lực về thân thể , vật chất: * Dẫn chứng về thầy cô: . Cô giáo ở trường mầm non quận Hai Bà Trưng: dùng dép đánh vào đầu, vào mặt trẻ. . Một số bảo mẫu ở cơ sở giáo dục mầm non: dúi đầu trẻ vào thùng nước, chậu nước. . Các cô giáo : cho học sinh nhịn đói, đứng phạt ở góc lớp nhiều giờ. . Cô giáo dạy ở Hải Phòng: phạt học sinh bằng cách cho uống nước giẻ lau bảng . -> Cảm xúc: Những trẻ: thương tâm, tội nghiệp.( Dùng câu cảm thán) ->Nhận xét: Hành động, việc làm của các cô giáo trông trẻ: tàn nhẫn, thiếu tình thương( Câu phủ định). *Dẫn chứng về học sinh: - Ở trường tiểu học, THCS: .Học sinh lớp bé bị anh lớn bắt nạt, đánh, túm tóc, .Nhiều em nhỏ lớp 1, 2,3 : phải nộp đồ dùng học tập cho anh lớp lớn. . Một số em bé hàng ngày phải nộp tiền, mua đồ ăn, . Không í tem phải bưng bê cặp, rửa chai nước cho, cầm giầy dép cho anh chị lớp trên. - Ở trường cấp 3: + Xô xát giữa học sinh với học sinh: . Học sinh nữ thường đánh nhau, túm tóc, chà đạp thân thể của bạn, đánh cá nhân với cá nhân, đánh hội đồng tập thể. Đánh tới mức nạn nhân bị tổn thương về thân thể, tổn thương về trí não phải nhập viện trong tình trạng nguy cấp. . Học sinh nữ thường dùng guốc, giầy, gạch, thước để đánh bạn tím tái không một chút thương tâm. .Tại Phú Thọ: Học sinh nữ dùng giày cao gót liên tiếp dùng gót nhọn của giầy đập vào đầu và thân thể bạn. .Học sinh nam đánh nhau bằng những dụng cụ mang tính bạo lực như gậy gộc. .Chặn đường bao vây đánh tập thể. + Xô xát giữa học sinh và thầy giáo: .Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Học sinh đâm thầy giáo vào bụng vì thầy khuyên bảo mình không nên xăm hình trên người. b.Bạo lực tinh thần: * thầy cô: - dọa nạt học sinh, mắng học sinh thường xuyên liên tục làm học sinh mất danh dự, thể diện. + Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói. * Bạn bè: - dọa nạt, chửi bới, nói xấu đặt điều, hạ thấp nhân phẩm. - Chê bai, dè bỉu, thêu dệt nói lời có cánh làm ô nhục thanh danh, - Nhiều bạn còn cấm không cho bạn mình chơi với bạn khác khi “ Bạn khác” không phù hợp với quan điểm của mình. - Đợi bạn sơ hở trong nói năng là tung lên facebook, để mọi người bình luận, đàm tiếu, mỉa mai. c.Bao hành cả vật chất và tinh thần: - Nhiều trường hợp : vừa dọa dẫm, vừa đánh mắng vừa ép buộc người yếu thế phải cống nạp . Và điều này thể hiện rõ nhất trong lứa tuổi học trò. 3.Nguyên nhân : - Đối với trẻ mầm non: + Các em lười ăn ( ăn uống kém), đi tè dầm, không biết thưa gửi cô giáo, cầm nắm mọi vật không cẩn thận, làm rơi vãi cơm thức ăn khiến cô phải nhặt, phải dọn dẹp. - Đối với anh chị lớp lớn: + Cậy ta đây lớn hơn ức hiếp em bé, ra điều ta đây là anh chị nên buộc người khác phải phục tùng. + Có bạn cho mình là to khỏe, có sức khỏe hơn người nên bắt nạt. + Có bạn cậy bố mẹ mình có mối quan hệ rộng, có chức quyền nên cũng ra điều sai khiến khinh rẻ người khác. + Một số bạn cho rằng bố mẹ là dân anh chị, có uy nên sẵn sàng uy hiếp đối phương. - Đối với học sinh cấp 3: + Thông thường bắt chẹt do cần tiền mua thuốc lá, chất gây nghiện. + Đánh đập bạn do nhìn ngứa mắt. + Thô bạo với bạn do bạn yêu người yêu của mình. + Bắt bạn nộp tiền để mình chơi game. + Do cho rằng bạn nhìn đểu. + Khinh bạn không cùng đẳng cấp. + Do bạn nói móc. + Do xem nhiều phim ảnh bạo lực, chơi game online có cảnh bạo lực. - Đối với thầy cô: + Do không có đạo đức, thiếu tình thương, trách nhiệm. + Không có sự đồng cảm nơi trẻ nhỏ. + Không hiểu rõ quy đinh của pháp luật đối với trẻ nhỏ. - Đối với gia đình: + Chưa có sự quan tâm, giáo dục đúng đắn . + Bố mẹ bênh con, chiều chuộng, không xử lí khi trẻ có hành vi thô bạo. + Bạo lực gia đình xảy ra cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến bạo lực học đường. 4.Tác hại của bạo lực học đường ( Hậu quả): a.Tác hại về thân thể: - Các học trò: + Bị ảnh hưởng sức khỏe. + Các con kém phát triển trí tuệ, thể lực. b.Tác hại về tinh thần: + Sợ hãi khi đến trường. + Trở nên rụt rè, nhút nhát hơn. + Bị trầm cảm, uất ức do bị bắt nạt một thời gian dài. + Một số em cảm thấy ngột ngạt, không chịu nổi áp lực dẫn đến trầm cảm, tự kỉ, tự tử. + Học sinh chán học, bỏ học, lêu lổng. c.Tác hại về đạo đức: - Đạo đức xã hội ngày càng suy thoái, vô cảm trước hành vi vô đạo đức của một số người không có lương tâm. - Nhiều người trở nên rụt rè, không dám mạnh dạn lên án vì sợ tố cáo mình cũng bị liên lụy. - Người gây ra hành vi bạo lực nhiều lần sẽ mất nhân tính, làm hỏng tương lai của chính mình. - Xã hội lên án, khinh bỉ, coi thường. d.Đối với xã hội: - Tạo nên tính bất ổn trong xã hội, sự không an toàn trong xã hội, nhà trường. 5.Biện pháp phòng tránh bạo lực : - Khi bị bắt nạt: + Các trường cần có camera giám sát từ lớp học tới hành lang, cầu thang và tất cả các khu vực bao quanh sân trường. + Trẻ thông báo với cơ quan chức năng. + Kể cho cha mẹ, bạn bè tốt được biết. + Báo cáo với ban giám hiệu nhà trường. + Báo cáo với thầy cô. - Với thầy cô: + Phải ý thức trách nhiệm giáo dục, vai trò, vị trí của người thầy đối với học trò. + Yêu thương học trò và giáo dục lòng nhân ái đối với các em. - Gia đình: + Cha mẹ phải làm gương cho con cái. + Cha mẹ cần giáo dục con cái biết trân trọng bạn bè, yêu những người xung quanh. + Cần phải có sự vào cuộc, phối kết hợp giữa thầy cô, gia đình và cả lực lượng an ninh xã hội. - Toàn xã hội: + Cần có sự liên kết phối hợp các lực lượng giáo dục. 6. Liên hệ, mở rộng: - “Không nên mất niềm tin vào con người. Nhân loại là cả một đại dương. Nếu một vài giọt nước trong đại dương ấy dơ bẩn thì cả đại dương cũng không vì thế mà trở thành dơ bẩn được.” (Mahatma Gandhi). - Xã hội vẫn có nhiều người tốt: Dẫn chứng C.Kết bài: * Khằng định tính đúng đắn của vấn đề nghị luận: Bắt nạt học đường là hiện tượng phổ biến cần phải ngăn chặn kịp thời. * Lời khuyên: Hãy cùng nhau nói “ không với nạn bắt nạt học đường” để môi trường giáo dục được lành mạnh, các em sống yên vui. 6. Đọc và sửa chữa : Học sinh chấm chéo, tích vào những phần thiếu của bạn dựa trên dàn ý chuẩn. Bổ sung, chấm chéo lại cho nhau. GV trực tiếp chấm lại, nhận xét ưu nhược điểm của các em, chiếu bài ưu tú để các bạn cùng học tập. III. Kết quả sáng kiến kinh nghiệm: - Học sinh đã nắm được dạng đề, hiểu được cách viết với từng dạng bài cụ thể - Biết đưa dẫn chứng vào trong bài viết hợp lí - Biết xen lời bình - Biết đưa yếu tố biểu cảm vào bài nghị luận - Biết lập dàn ý theo trình tự cụ thể lô gic - Biết viết đoạn văn . Những kết quả các em học sinh đạt được là cả sự tỉ mỉ, kĩ lưỡng trong quá trình dạy học của người thầy. Học sinh tự viết được đoạn văn. Viết bài rõ ràng rành mạch, hiểu được vấn đề sẽ giúp các em có kĩ năng nói tốt hơn trước tập thể. Trong quá trình giảng dạy, tôi thường xuyên đọc sách, chuẩn bị bài cẩn thận. Đặc biệt, tôi luôn học hỏi những bạn đồng nghiệp có chuyên môn để nâng cao nghiệp vụ giảng dạy của mình. Tôi xin cam kết đây là bản sáng kiến kinh nghiệm của cá nhân tôi, không sao chép của các bạn đồng nghiệp. Với những chia sẻ trên đây, cũng là một phần nhỏ kiến thức tôi học tập và rèn luyện. Trong quá trình trình bày, không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong các cấp lãnh đạo , các bạn đồng nghiệp góp ý để tôi được áp dụng vào trong giảng dạy, giúp việc dạy học các em đạt hiệu quả hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! IV. Tài liệu tham khảo: Tài liệu tập huấn chuyên môn do Phòng giáo dục tổ chức Tài liệu về phương pháp dạy học Ngữ văn theo chương trình đổi mới Tài liệu hướng dẫn dạy học Ngữ văn theo chuẩn kiến thức kĩ năng Tham khảo kiến thức về kiểu bài nghị luận Tham khảo sách giáo viên ngữ văn lớp 7, 8,9 Sách giáo khoa ngữ văn 7,8, 9 . Sách nâng cao ngữ văn 7,8,9 Bồi dưỡng học sinh giỏi qua các kì thi chuyên để - nghị luận theo hướng mở Ý KIẾN CỦA THỦ TRƯỞNG Hà Nội, ngày 8/3/ 2023 Người viết Hồ Thị Minh Nguyệt
File đính kèm:
skkn_phuong_phap_viet_doan_van_nghi_luan_trao_doi_ve_mot_van.docx