SKKN Rèn kĩ năng chứng minh trong kiểu bài nghị luận về vấn đề lí Luận văn học cho học sinh giỏi môn Ngữ văn ở Trường THPT

Kiểu bài lí luận văn học không phải là một kiểu bài mới, nó đã tồn tại rất lâu, gần như là cố định trong đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia môn Ngữ văn những năm gần đây với cách ra đề, với số điểm. Thế nhưng trên thực tế, chưa có một tài liệu chính thống nào hướng dẫn về cách làm kiểu bài này một cách cụ thể và bài bản.

Trong cuốn Luyện thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2017 của mình tác giả Đỗ Ngọc Thống đã hướng dẫn cách làm một số dạng đề câu nghị luận văn học. Theo tác giả, câu nghị luận văn học gồm một số dạng đề sau: “Nghị luận về một bài thơ/ đoạn thơ” (gồm: phân tích và làm sáng tỏ một khía cạnh của bài thơ, đoạn thơ, phân tích một đoạn thơ cụ thể, cho sẵn trong đề); “Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi” (gồm: làm rõ một giá trị, một đặc điểm của tác phẩm hoặc đoạn trích, nêu cảm nhận về một đoạn trích trong tác phẩm đã học, phân tích tình huống truyện và nêu cảm nhận về một chi tiết hay một nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm, phân tích một nhân vật hoặc một hình tượng trong tác phẩm); “nghị luận về một ý kiến bàn về văn học”. Qua việc lấy đề minh họa cho cách phân chia dạng đề của tác giả chúng tôi hiểu rằng kiểu bài lí luận văn học mà chúng tôi đang bàn tới được xếp vào dạng đề nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. Sau khi đưa ví dụ, tác giả chỉ đưa ra lưu ý chung về việc phân tích, nêu cảm nhận cho cả ba dạng đề chứ không hướng dẫn kĩ năng đi vào kiểu bài lí luận văn học.

Trong một công trình nghiên cứu khác của mình dành cho đối tượng học sinh giỏi: Tài liệu chuyên Văn tập 2, tác giả Đỗ Ngọc Thống chỉ rõ có những dạng đề sau dành cho học sinh giỏi Văn: Đề yêu cầu cảm thụ tác phẩm văn học và đề yêu cầu phân tích, bình luận về một vấn đề văn học. Nói về dạng đề thứ hai, tác giả cho rằng: vấn đề văn học có thể là một vấn đề lí luận văn học, một vấn đề văn học sử hoặc một vấn đề nghiêng về nội dung tư tưởng của tác phẩm. Đối với các kì thi học sinh giỏi quốc gia, các vấn đề lí luận văn học hoặc văn học sử luôn được đặt ra. Theo tác giả, dù bàn về một vấn đề lí luận hay văn học sử thì đề cũng không bao giờ tách rời việc phân tích cảm thụ tác phẩm văn học, kiểm tra kiến thức tác phẩm văn học. Ngay cả những đề tưởng như chỉ yêu cầu thuần túy lí luận văn học, thì cũng không có nghĩa là học sinh chỉ biết bàn bạc xung quanh các kiến thức lí luận. Và phần lớn những đề bàn về một vấn đề văn học sử hay lí luận văn học đều có yêu cầu gắn với việc phân tích tác phẩm để làm sáng tỏ. Như thế, tác giả Đỗ Ngọc Thống đã chỉ rõ, kiểu bài lí luận văn học mà chúng tôi đang bàn tới chỉ dành cho đối tượng học sinh giỏi trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia môn Ngữ văn, thực chất nó nằm trong dạng đề nghị luận về một vấn đề văn học hoặc nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. Những gợi ý của tác giả mới chỉ dừng lại ở thao tác nhận diện đề với chỉ dẫn: dù đề có yêu cầu hay không yêu cầu, học sinh vẫn cần phải phân tích tác phẩm để làm rõ cho vấn đề lí luận, chưa đưa ra định hướng về kĩ năng bồi dưỡng học sinh như thế nào để giải quyết tốt kiểu bài này.

doc 89 trang Trang Lê 16/03/2025 240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn kĩ năng chứng minh trong kiểu bài nghị luận về vấn đề lí Luận văn học cho học sinh giỏi môn Ngữ văn ở Trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Rèn kĩ năng chứng minh trong kiểu bài nghị luận về vấn đề lí Luận văn học cho học sinh giỏi môn Ngữ văn ở Trường THPT

SKKN Rèn kĩ năng chứng minh trong kiểu bài nghị luận về vấn đề lí Luận văn học cho học sinh giỏi môn Ngữ văn ở Trường THPT
c nêu trong sáng kiến có thể trở thành tư liệu tham khảo để HS tự học, tự rèn tại nhà. Qua đó tiết kiệm được chi phí đi lại, các khoản chi cho việc mua tài liệu tham khảo
 7.3.2. Lợi ích xã hội 
Về khả năng áp dụng của chuyên đề chúng tôi nhận thấy đây là chuyên đề có tính thực tiễn cao trong việc rèn kĩ năng chứng minh trong kiểu bài nghị luận về vấn đề lí luận văn học, thực hiện được với đối tượng học sinh THPT trong toàn tỉnh, học sinh chuyên Văn, học sinh giỏi cấp Tỉnh, học sinh giỏi cấp Quốc gia, các giáo viên dạy môn ngữ văn và dạy chuyên văn. 
 - Với HS chuyên văn: Các em thường hay lúng túng, còn nhiều hạn chế trong khâu chứng minh trong kiểu bài nghị luận về vấn đề lí luận văn học. Chuyên đề này giúp các em trang bị kiến thức, nâng cao các kĩ năng trong cách chứng minh trong kiểu bài nghị luận về vấn đề lí luận văn học, giúp cho bài nghị luận của các em chặt chẽ, sắc sảo và thuyết phục hơn. Từ đó cũng khơi gợi cảm hứng, thúc đẩy động lực học tập cho HS; đánh giá được các mức độ của năng lực viết văn nghị luận ở HS; 
- Với giáo viên đây cũng là những định hướng cơ bản để các thầy cô giáo dạy ngữ văn, dạy chuyên văn củng cố thêm về phương pháp dạy học cũng như ôn luyện, bồi dưỡng cho học sinh giỏi Ngữ văn về kĩ năng chứng minh trong kiểu bài nghị luận về vấn đề lí luận văn học. Sáng kiến sẽ tác động trực tiếp đến nhận thức, ý thức và năng lực của GV, góp phần quan trọng vào việc đổi mới giáo dục hiện nay
Sáng kiến đã được chúng tôi áp dụng thực tế trong quá trình giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia ở các khối lớp. Kết quả của chuyên đề được thể hiện qua sự tiến bộ dần của học sinh, qua chất lượng bài viết của các em. Bước đầu, chúng tôi nhận thấy chuyên đề này đã góp phần nâng cao kĩ năng chứng minh trong kiểu bài nghị luận về vấn đề lí luận văn học cho học sinh.
Ngoài khả năng áp dụng với học sinh giỏi và giáo viên dạy chuyên, chuyên đề này cũng là tài liệu hữu ích đối với học sinh và các giáo viên ngữ văn nói chung. Bởi trong đề thi HSG tỉnh, thi tốt nghiệp THPT hiện nay, kiểu bài nghị luận chiếm vai trò quan trọng, các dạng bài nghị luận cũng biến hóa đa dạng. Để làm tốt các dạng bài đó, học sinh cũng cần nắm được những kĩ năng cơ bản trong cách chứng minh trong kiểu bài nghị luận về vấn đề lí luận văn học.
Rèn kĩ năng chứng minh là việc làm cần thiết, có ý nghĩa thiết thực với GV và HS trong quá trình bồi dưỡng HSG. Trong sáng kiến, chúng tôi đã đi từ cơ sở lý luận đến thực tiễn để thấy được vai trò quan trong của kĩ năng này, từ đó đưa ra phương pháp rèn kĩ năng chứng minh cho bài văn HSG. Chúng tôi chủ trương trang bị cho HS những tri thức cần thiết và những kĩ năng thiết yếu nhất để cho HS nắm được đường hướng, cách thức các bước cho từng dạng bài nghị luận. Trên cơ sở đó, đề xuất một số bài tập cơ bản đã được phân chia theo từng dạng cụ thể để HS có thể rèn luyện, vững vàng hơn về mặt kĩ năng.
	Đóng góp chính của sáng kiến là chúng tôi là hướng dẫn HSG tự rèn kĩ năng chứng minh bằng cách biên soạn/ thiết kế bài tập rèn kĩ năng chứng minh
 Nhờ áp dụng các giải pháp vừa nêu, kết quả giảng dạy môn Ngữ văn ở lớp dạy thực nghiệm đạt kết quả tốt, đạt và vượt chỉ tiêu đề ra:
 Các bảng số liệu so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện giải pháp: 
 * Thứ nhất: Dạy thực nghiệm và kiểm tra ở lớp chuyên văn và chuyên Anh 
 Sau khi triển khai dạy nội dung các bài học Rèn kĩ năng chứng minh trong kiểu bài nghị luận về vấn đề lí luận văn học cho học sinh giỏi môn Ngữ văn tại lớp 12 chuyên văn và lớp 12 chuyên Anh, chúng tôi tiến hành cho HS làm bài kiểm tra để đánh giá kiến thức, kỹ năng của HS đã thu được sau các giờ dạy thực nghiệm. Bài kiểm tra đó, chúng tôi cũng tiến hành đồng thời ở cả hai lớp thực nghiệm và lớp dạy theo giải pháp cũ. Sau khi chấm bài, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng so sánh kết quả học tập sau khi dạy áp dụng SKKN.
Kết quả
Lớp dạy thực nghiệm
Lớp dạy đối chứng
Điểm 18 - 20
8/35 HS (22,9 %)
2/29 HS (6,9 %)
Điểm 14 - 16
20/35 HS (57,1 %)
10/29 HS (34,5 %)
Điểm 10 - 12
7/35 HS (20,0 %)
14/29 HS (48,3 %)
Điểm dưới 10
0/35 HS (0 %)
3/29 HS (10,3 %)
Tổng số HS
100% (35 HS)
100% (29 HS)

Nhìn vào bảng thống kê kết quả bài kiểm tra của HS chúng ta thấy tỷ lệ HS đạt điểm giỏi, khá, trung bình ở các lớp thực nghiệm có sự chênh lệch đáng kể so với lớp đối chứng. Ở lớp dạy thực nghiệm, tỷ lệ HS đạt điểm giỏi là 8 HS (22,9 %), cao hơn lớp đối chứng 16%. Tỷ lệ HS đạt điểm khá chiếm chủ yếu với 57,1 % tương ứng với số bài là 20 bài, cao hơn lớp đối chứng 22,6%. Số lượng HS trung bình đạt 7 HS chiếm 20,0 %, giảm đi so với lớp dạy đối chứng 28,3 %. Đặc biệt lớp thực nghiệm không có HS bị điểm yếu còn lớp dạy đối chứng tỉ lệ này vẫn chiếm 10,3 %.
 Với những kết quả phân tích ở trên có thể thấy rằng hiệu quả của việc áp dụng đề tài Rèn kĩ năng chứng minh trong kiểu bài nghị luận về vấn đề lí luận văn học cho học sinh giỏi môn Ngữ văn vào dạy học làm văn nghị luận bước đầu được làm rõ. Một trong những nguyên nhân chính mang lại hiệu quả tốt ở lớp thực nghiệm chính là giờ học thực nghiệm đã thu hút được sự chú ý, lôi cuốn học tập của HS. Trong bài dạy, nhiều kiến thức và kĩ năng được lồng ghép một cách tự nhiên, hợp lý, nhuần nhuyễn không tạo cảm giác nặng nề, khô cứng. Đánh giá nhận thức người học chỉ thông qua một bài kiểm tra có lẽ chưa đủ căn cứ. Tuy nhiên do thời gian, điều kiện thực nghiệm không cho phép nên chúng tôi mới chỉ dừng lại ở đó. Mặc dù vậy, đây cũng là những tín hiệu đầu tiên đánh dấu hiệu quả của việc rèn kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý vào dạy làm văn cho HSG.
Sau khi thực nghiệm cũng phần nào cho thấy triển vọng và tính khả thi của đề tài khi áp dụng vào thực tế dạy học làm văn nghị luận ở trường THPT hiện nay.
 * Thứ hai: Bồi dưỡng học sinh giỏi 
 Chúng tôi đã áp dụng sáng kiến Rèn kĩ năng chứng minh trong kiểu bài nghị luận về vấn đề lí luận văn học cho học sinh giỏi môn Ngữ văn vào việc giảng dạy, bồi dưỡng HSG cáp tỉnh. Chúng tôi trực tiếp tham gia chủ nhiệm và dạy chính Đội tuyển học sinh giỏi tỉnh Bắc Giang. Kết quả của đội tuyển Ngữ văn ổn định với tỉ lệ học sinh đoạt giải ở mức cao, thường xuyên đạt chỉ tiêu được giao. Năm học 2022 – 2023, trường giữ vững số lượng giải với 1 Nhất, 2 Nhì, 2 Ba, 3 Khuyến khích. Đặc biệt, học sinh của trường THPT Chuyên Bắc Giang cũng đạt điểm số cao nhất trong bảng xếp giải, có 3 học sinh đạt và vượt mức điểm trong khung giải nhất của toàn tỉnh ( Số liệu trong Thông báo số 290/SGDĐT-KTKĐCLGD ngày 09/3/2023 và công văn số 338/SGDĐT KTKĐCLGD ngày 17/3/2023 của Sở GD&ĐT.
). 
Kết quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2022 – 2023 như sau:
Số lượng giải
Tên giải
2022-2023
Học sinh lớp 12 Văn đạt điểm cao
8/15
Giải Nhất
1
Phạm Hoàng Khánh Linh 
8/15
Giải Nhì
2
Lương Thị Sen 
Thân Phan Khánh Huyền 
8/15
Giải Ba
2
Nguyễn khánh Linh 
Lương Mai Hoa 
8/15
Giải Khuyến khích
3
Nguyễn Phương Thảo; Nguyễn Thị Thu Trà; Hà Thị Ánh Tuyết 
 Về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi khu vực. Nhiều năm qua, trường THPT Chuyên Bắc Giang tham gia tích cực và xếp thứ hạng cao trong hai kì thi chọn học sinh giỏi khu vực Duyên hải Bắc Bộ và Trại hè Hùng Vương. Năm 2022, học sinh lớp 10 và 11 chuyên văn của trường THPT Chuyên Bắc Giang cũng đạt 3 HCV, 3 HCB tại kì thi HSG khu vực Duyên hải Bắc Bộ.
 * Thứ ba: Sáng kiến cũng có hiệu quả tích cực với những đơn vị được chúng tôi chuyển giao các giải pháp và hỗ trợ chuyên môn. 
 Điều đó được thể hiện qua kết quả thi HSG cấp tỉnh môn Ngữ văn của các đơn vị THPT Dân tộc nội trú tỉnh, THPT Ngô Sĩ Liên... trong năm học 2022-2023. Cả hai đơn vị đều đạt kết quả tích cực trong công tác bồi dưỡng HSG cấp tỉnh, đều có học sinh đạt giải nhất và có sự ổn định về số lượng, chất lượng giải trong hai năm học ( Số liệu trong Thông báo 290/SGDĐT-KTKĐCLGD ngày 09/3/2023 và công văn số 338/SGDĐT KTKĐCLGD ngày 17/3/2023 của Sở GD&ĐT.
).
STT
Đơn vị
Năm học
2021-2022
Năm học
2022-2023
Nhận xét
1
THPT Dân tộc nội trú tỉnh 
Không có giải
1 giải Ba, 2 giải Khuyến khích
Có HS đạt giải Ba; có tiến bộ về số lượng giải
2
THPT Ngô Sĩ Liên
1 giải Nhì, 2 giải khuyến khích
1 giải Nhì, 1 giải Ba, 1 giải khuyến khích
Có HS đạt giải Nhì; có tiến bộ về chất lượng giải
 Với học sinh, tích cực hoá hoạt động nhằm phát huy năng lực của học sinh phải được thực hiện trong mọi hoạt động của tiến trình dạy học, kể cả trong các hoạt động ngoại khóa. Bởi, học sinh vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của quá trình giáo dục. Trong khi, các hoạt động khác thường hướng vào thay đổi đối tượng khách thể thì hoạt động học tập làm cho chính chủ thể hoạt động thay đổi. Bằng hoạt động học tập mỗi HS tự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của mình.
 Chúng tôi hy vọng, những định hướng trên sẽ là những gợi ý giúp các đồng nghiệp, các em HSG môn văn tại các trường THPT trong toàn tỉnh Bắc Giang và HS chuyên văn rèn giũa thật tốt kĩ năng và vận dụng đạt hiệu quả cao trong các bài làm bài NL. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng của học sinh đội tuyển HSG quốc gia và HSG tỉnh, góp phần nâng cao số lượng và chất lượng giải HSG quốc gia của tỉnh Bắc Giang, nâng cao chất lượng HSG môn Ngữ văn cấp tỉnh trong những năm tới.
Cam kết: 
 Chúng tôi cam đoan sáng kiến trên đây là sản phẩm nghiên cứu của mình, mọi thông tin về số liệu đều trung thực; không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Sáng kiến trên là nghiên cứu lần đầu được công bố. 
Xác nhận của cơ quan, đơn vị Tác giả sáng kiến
 Diêm Kim Loan Hoàng Thị Khánh
 Xác nhận của Sở GD&ĐT
 PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ GD&ĐT
 Bạch Đăng Khoa
PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HỌA: RÈN KĨ NĂNG CHỨNG MINH TRONG KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC CHO HỌC SINH GIỎI QUA HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
Ví dụ minh họa: Bài kiểm tra của lớp 12 Văn sau khi được học chuyên đề Rèn kĩ năng chứng minh trong kiểu bài nghị luận về vấn đề lí luận văn học 
* Đề bài: Một nhà điêu khắc đang khắc một tảng đá, bức tượng vẫn chưa thành hình, dần dần, đầu, vai đã lộ ra, cuối cùng nhà điêu khắc đã tạc ra tượng một thiên sứ xinh đẹp. Một bé gái nhìn thấy liền hỏi: Làm sao ông biết trong tảng đá có giấu thiên sứ? Nhà điêu khắc nói: trong đá vốn không có thiên sứ nhưng ta đã dồn hết tâm trí để tạc. 
 Từ hành trình tạc ra tượng một thiên sứ của nhà điêu khắc trong câu chuyện trên, bằng trải nghiệm văn học của mình, anh/chị hãy bàn luận về công việc sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ. 
* Yêu cầu cần đạt phần chứng minh cho nhận định:
Trên cơ sở nắm được yêu cầu lí luận, học sinh có thể chọn một hoặc một số tác phẩm yêu thích để chứng minh. Trong quá trình phân tích tác phẩm cần bám sát nội dung lí luận của đề bài. Sau đây là một số gợi ý có tính chất định hướng cho phần chứng minh:
- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm.
- Phân tích được những biểu hiện về lao động sáng tạo của người nghệ sĩ được thể hiện trong tác phẩm.
- Đánh giá được vị trí của tác giả, tác phẩm trong nền văn học, chỉ ra những đóng góp của tác giả trong cách khám phá, thể hiện con người, cuộc sống.
Ví dụ: Chọn Hai đứa trẻ -Thạch Lam. 
+ Chất liệu hiện thực của Hai đứa trẻ: Không có gì đặc biệt, chỉ là cuộc sống ở phố huyện nghèo, XHVN tăm tối ngột ngạt, đ/s bần cùng hóa cao độ từ thành thị, nông thôn..., c/s cơ cực bế tắc. 
+ Phẩm chất nghệ sĩ và lao động nghệ thuật của Thạch Lam thể hiện ở chỗ: Óc quan sát, con mắt tinh đời. Nhà văn có thực tài biết khám phá cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật tầm thường. Công việc của nhà văn là phát hiện cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới...
++ Tác giả phác họa bức tranh về c/s nghèo khổ tăm tối ở 1 phố huyện đồng bằng BB trước 1945: 
 Phát hiện ra số phận của những con người nghèo khổ, bần cùng dưới đáy xã hội. Đối tượng hướng đến là người lao động ở thành thị, những phố huyện nghèo... 
 Phát hiện và miêu tả một cách chân thật sống động những diễn biến nội tâm nhân vật, phát hiện vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Liên. 
++ Giá trị hiện thực: Tác giả phơi bày c/s nghèo khổ, trì trệ, bần cùng hóa của lớp người nhỏ bé trong XH TD nửa PK và khát vọng về 1 ngày mai, vào 1 TG đầy ánh sáng khác với TG hiện tại. 
++ TP toát lên giá trị nhân đạo sâu sắc: Thông qua câu chuyện thường nhật về cuộc sông của người dân phố huyện nghèo, đặc biệt là diễn biến tâm trạng của cô bé Liên, Thạch Lam đã bộc lộ: 
 Tiếng nói xót thương cho những kiếp người lao động nghèo khổ cơ cực, quẩn quanh bế tắc trước CM. 
 Đồng thời thể hiện thái độ trân trọng với khát vọng tha thiết của con người hướng về cuộc sống tươi sáng hơn.
 Nét mới trong tư tưởng nhân đạo là: Sự thức tỉnh ý thức cá nhân, sự sống cá nhân của mỗi người. Ông day dứt cần sống thế nào cho ra sống? Tác phẩm vì vậy khơi dậy khát vọng sống đẹp đẽ của con người. Thông điệp của nhà văn: Cần phải thay đổi cuộc sống này, hãy mang đến 1 cuộc sống khác xứng đáng hơn với con người. 
=> HĐT vừa là tiếng nói tố cáo chế độ XH đã dìm con người bé nhỏ vào c/s tăm tối, tù đọng, bế tắc. Thạch Lam gieo và lòng người đọc niềm hi vọng về 1 TG khác... 
+ Phẩm chất nghệ sĩ và lao động nghệ thuật của Thạch Lam còn thể hiện ở chỗ: Nhà văn sử dụng những phương tiện, biện pháp nghệ thuật
++ Ngôn ngữ tả cảnh đặc sắc: Giàu hình tượng, giàu tính nhạc, giàu chất thơ. Tất cả các yếu tố ngôn ngữ hòa hợp với ND mà nó diễn tả. Ngôn từ của Hai đứa trẻ là 1 hệ thống, 1 chỉnh thể, không có yếu tố nào lạc lõng, phá vỡ không khí chung, ấn tượng chung về đối tượng được miêu tả
++ Thủ pháp tương phản, đối lập để khắc hoạ cảnh vật, con người:
 Tương phản, đối lập a/s và bóng tối với nhau 
 Tương phản của âm thanh
 Tương phản của nhịp sống
 Tương phản hiện tại và quá khứ 
++ Xây dựng thành công tình huống tâm trạng; truyện không có cốt truyện để lại dư âm đầy ám ảnh...
=>Tất cả những phương thức, phương tiện NT ấy là cách nhà văn lao động với chất liệu. Hóa ra cái đ/s nhìn bề ngoài chẳng có gì đáng nói, những con người như nhợt nhạt nhưng trong họ chứa đầy khao khát...Nhà văn làm cho câu chuyện chẳng có gì đáng nói trở nên ám ảnh...
* Bài viết của một số học sinh lớp 12 Văn và nhận xét của giáo viên:
- Bài viết của em Nguyễn Thị Thu Trà
Nhận xét của giáo viên Diêm Kim Loan: 
+ Phần giải thích từ ngữ, hình ảnh cụ thể, rõ ràng. Cần rút ra một vấn đề lí luận văn học nổi bật
+ Phần bàn luận: Lí lẽ rõ ràng nhưng còn đơn giản, sơ lược, chưa nhuần nhuyễn, chưa kết hợp dẫn chứng
+ Phần chứng minh qua tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu bám sát yêu cầu của đề. Song cần sâu rộng, nhuần nhuyễn hơn. Dùng từ, diễn đạt còn vụng.
Bài viết của em Nguyễn Phương Thảo:
Nhận xét của giáo viên Diêm Kim Loan:
Phần giải thích đủ ý, hợp lí, nhuần nhuyễn
Phần bàn luận có hệ thống lí lẽ sâu sắc, nhuần nhuyễn, đủ ý. Tuy nhiên, có chỗ diễn đạt cầu kì
Phần chứng minh đúng hướng, ý rõ ràng. Song phân tích nhân vật dàn trải, chưa nổi bật đóng góp, phát hiện sâu sắc của Nam Cao, rút ra ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm chưa rõ. Cần chứng minh sắc gọn, nổi bật hơn.
PHỤ LỤC 2: VĂN BẢN XÁC NHẬN ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
Trường THPT Yên Dũng số 1:
Trường THPT Yên Dũng số 2:
Trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang
Trường PT Dân tộc Nội trú tỉnh Bắc Giang

File đính kèm:

  • docskkn_ren_ki_nang_chung_minh_trong_kieu_bai_nghi_luan_ve_van.doc