SKKN Rèn kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi nhằm góp phần giúp học sinh nâng cao chất lượng thi tốt nghiệp THPT Nghi Lộc 3

Kì thi TN THPT hiện nay ngoài mục đích chính là xét công nhận Tốt nghiệp cho học sinh còn dùng để xét tuyển vào một số trường Đại học cao đẳng các trên cả nước. Mặc dù tác động của đại dịch, hình thức tổ chức và mục đích của kì thi có sự thay đổi ít nhiều nhưng môn Ngữ văn vẫn luôn là một môn chính trong kì thi này và góp mặt trong nhiều tổ hợp khối thi vào các trường Đại học cao đẳng. Điều đó nói lên tầm quan trọng, vai trò bất biến của môn Ngữ văn đối với việc học và thi của tất cả học sinh lớp 12 hiện nay.

Thực hiện chủ trương đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương pháp dạy học và hình thức kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh, từ năm 2015 đến nay, việc ra đề thi môn Ngữ văn có những thay đổi theo hướng “mở”, chú trọng đến hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Các câu hỏi được đưa vào đề thi không còn hướng đến mục đích tái hiện kiến thức lí thuyết mà chuyển sang đòi hỏi học sinh phải có năng lực huy động kiến thức tổng hợp, hiểu biết trên nhiều lĩnh vực, rèn kĩ năng trình bày quan điểm riêng của cá nhân về các vấn đề văn học hoặc xã hội được nêu trong đề thi.

Cấu trúc đề thi chính thức của môn Ngữ văn dành cho kì thi TN THPT gồm có hai phần: Đọc- hiểu (3,0 điểm) và Làm văn (7,0 điểm). Riêng phần Làm văn có hai câu: nghị luận xã hội (2,0 điểm) và nghị luận văn học (5,0 điểm). Câu nghị luận văn học thường là nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích thơ hoặc một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi. Đây là câu hỏi chiếm số điểm nhiều nhất và cũng là câu có phần yêu cầu dùng để phân hóa thí sinh.

docx 62 trang Trang Lê 16/03/2025 371
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi nhằm góp phần giúp học sinh nâng cao chất lượng thi tốt nghiệp THPT Nghi Lộc 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Rèn kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi nhằm góp phần giúp học sinh nâng cao chất lượng thi tốt nghiệp THPT Nghi Lộc 3

SKKN Rèn kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi nhằm góp phần giúp học sinh nâng cao chất lượng thi tốt nghiệp THPT Nghi Lộc 3
n người đọc cần tìm hiểu kĩ càng từ tác giả, đào sâu lật trở từng tác phẩm với chiều sâu tư tưởng cũng như thành công nghệ thuật mà tác giả thể hiện. Nếu nắm chắc từng tác phẩm và những vấn đề liên quan, thì việc giải quyết các “lệnh phụ” phía sau sẽ không có gì là khó. 
4. Triển khai thực hiện
4.1. Mục đích thực hiện
Trên cơ sở những nội dung đã trình bày ở mục 2, mục 3, tôi tiến hành áp dụng vào thực tế nhằm mục đích: kiểm chứng tính hiệu quả của việc vận dụng các phương pháp đã đề xuất vào việc hướng dẫn HS làm bài thi TN THPT môn Ngữ văn ở khối lớp 12 trong năm học 2019 - 2020. Từ đó, rút ra được những kết luận sát thực về hiệu quả mà các phương pháp đã đề xuất mang lại, đồng thời qua thực tế hoạt động dạy học cũng bộc lộ những hạn chế của đề tài để từ đó tìm ra cách khắc phục.
4.2. Đối tượng thực hiện
Đối tượng tôi tiến hành thực nghiệm là học sinh ở lớp 12 tại trường THPT Nghi Lộc 3. Mỗi lớp đều có đầy đủ các đối tượng HS giỏi, khá, TB, yếu. Các lớp TN và ĐC trường như sau:
Lớp thực nghiệm:

Năm học 2019-2020
Số hs
Lớp
12C5
35
Lớp đối chứng:

Năm học 2019-2020
Số hs
Lớp
12C4
34
4.3. Cách thức thực hiện
- Tôi tiến hành thực hiện trong năm học 2019 - 2020 theo quy trình:
- Tiến hành kiểm tra trình độ ban đầu của HS các lớp đối chứng và thực nghiệm.
- Dựa trên kết quả bài làm của HS, tôi vừa giảng dạy, vừa áp dụng các kinh nghiệm mà mình đúc rút được để hướng dẫn HS làm bài, luyện đề thi theo cấu trúc đề thi THPT.
- Nghiệm thu kết quả được tiến hành sau một thời gian áo dụng các kinh nghiệm từ sáng kiến bằng kết quả thi TN THPT năm 2019 - 2020.
- Thống kê phân tích xếp loại kết quả thực nghiệm bằng phương pháp thống kê toán học.
- Kết luận
4.4. Kết quả thực hiện
Năm học 2019-2020
Lớp thực nghiệm
(12C5, 35 học sinh)
Lớp đối chứng
(12C4, 34 học sinh)
ĐIỂM
Điểm bài kiểm tra đầu năm
(SL HS)
%
Điểm TN
(SL HS)
%
Điểm bài kiểm tra đầu năm
(SL HS)
%
Điểm TN
(SL HS)
%
>=9,0
0
0.0
0
0.0
0
0
0
0
8,1-8,9
5
14.3
9
25.7
4
11.8
4
11.8
7,0-8,0
9
25.7
10
28.6
7
20.6
7
20.6
5,0-6,9
10
28.6
8
22.9
13
38.2
13
38.2
<=5,0
11
31.4
8
22.9
10
29.4
10
29.4
Từ bảng thống kê cho thấy, năm 2019 - 2020, năm đầu tiên tôi áp dụng các biện pháp, cách thức hướng dẫn ôn thi đã đề xuất trong SKKN vào lớp TN (tôi trực tiếp giảng dạy) tại trường THPT Nghi Lộc 3 đó là lớp 12C5 với sĩ số 35 em. Điểm bài thi môn Ngữ văn thi TN THPT của lớp 12C5 khá cao, với điểm TB là 7,26. Lớp thực nghiệm có 9/35 đạt điểm thi từ 8 điểm trở lên (chiếm 25,7%).
Lớp ĐC (lớp không tác động bởi các biện pháp, cách thức từ SKKN), lớp 12C4, kết quả chưa cao. Không có HS nào đạt trên 9 điểm. Số lượng em đạt điểm trên 8 chỉ 4/34 (chiếm 11,7%), kết quả này không chênh lệch lắm với điểm bài kiểm tra đầu năm. Vẫn còn 10 em bị điểm dưới trung bình (chiếm 29,4 %). Tất nhiên để có kết quả học tập thi cử tốt xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng so bài KSCL đầu năm (khi chưa tác động) đến bài thi chính thức (sau khi đã tác động), thấy sự thay đổi rõ nét ở kết quả thi cử của HS đã có sự tiến bộ vượt bậc. Kết quả này phần nào chứng tỏ các biện pháp mà tôi đã đúc rút được trong SKKN trên đây đã phát huy tác dụng và chứng minh hiệu quả cao của nó.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Đóng góp của đề tài
1.1. Tính mới
Đề tài này chưa thể nói là mới mẻ vì chưa đưa ra được một vấn đề khác lạ hay một giải pháp độc đáo để áp dụng cho việc giảng dạy môn Ngữ văn hiện nay. Tuy nhiên để thích ứng với sự đổi mới trong đề thi TN THPT những năm gần đây của Bộ GDĐT thì đề tài đã bám sát và cố gắng đem đến cho HS một cái nhìn toàn diện về cấu trúc đề thi, mức độ yêu cầu của từng câu hỏi. 
Đề tài đã hệ thống hóa lại một cách đầy đủ, chi tiết dạng câu 5 điểm NLVH về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi trong đề thi TN THPT; giúp HS nhận diện được cấu trúc, các yêu cầu của đề bài cũng như cách giải quyết trọn vẹn hai mức độ mà đề thi đưa ra. Đề tài cũng phần nào hướng dẫn các em cách triển khai, từng bước làm bài, phân bổ thời gian cũng như hành văn, diễn đạt. Với nỗ lực bám sát đề thi, người thực hiện đã cố gắng giúp HS nhận diện và giải quyết phần nhận xét, câu hỏi đuôi phía sau để giúp các em lấy trọn vẹn điểm số ở phần phân hóa thí sinh. Đó là những đóng góp đáng ghi nhận và cũng có thể xem là nỗ lực của đề tài trong việc giúp HS nâng cao chất lượng bài thiTN THPT.
Đây là đề tài đã được nghiên cứu, thực nghiệm thành công và đúc rút từ kinh nghiệm có tính thực tiễn cao được triển khai tại trường THPT Nghi Lộc 3 trong nhiều năm giảng dạy khối lớp 12 và luyện thi, chấm thi TN THPT. Đề tài đã kế thừa nhiều thành tựu trong nỗ lực tìm kiếm, xây dựng hệ thống những biện pháp hiệu quả để giúp HS lớp 12 ôn luyện thi TN THPT môn Ngữ văn đạt kết quả cao, phát huy được phẩm chất và năng lực của các em. Trên cơ sở đó, đề tài tìm ra những hướng đi mới, đặc biệt phù hợp với HS trong việc hoàn thành bài thi quan trọng môn Ngữ văn, giúp nâng cao điểm số, chất lượng bài thi này trong kì thi TN THPT. 
1.2. Tính khoa học 
Tính khoa học của đề tài thể hiện ở lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về môn học chuyên nghành. Bên cạnh đó, kết cấu của đề tài qua các phần, chương, mục, đoạn) cũng rất chặt chẽ. Kết cấu đó phục vụ cho hệ thống các luận điểm khoa học từ lớn đến nhỏ, từ cấp độ cao đến cấp độ thấp, từ khái quát đến cụ thể và ngược lại. 
Đề tài được trình bày bài bản, cẩn thận. Các phương pháp nghiên cứu được vận dụng phù hợp và phát huy hiệu quả của nội dung đề tài. Ngôn ngữ trong sáng, tường minh; cấu trúc gọn, rõ, chặt chẽ, dẫn chứng khách quan, xác thực.
1.3. Tính hiệu quả
1.3.1. Phạm vi ứng dụng
Đề tài có khả năng ứng dụng rộng rãi trong việc hướng dẫn HS giải quyết dạng câu hỏi chiếm tỉ lệ điểm số cao nhất trong bài thi môn Ngữ văn của kì thi THPT Quốc gia, từ đó hoàn thành bài thi này với kết quả cao.
1.3.2. Đối tượng ứng dụng
Đề tài áp dụng chủ yếu cho giáo viên và học sinh trong việc dạy – học, ôn thi, luyện đề thi môn Ngữ văn trong kì thì TN THPT. Đề tài có thể sử dụng đại trà cho tất cả các đối tượng cả TB, khá, giỏi bởi cách viết rõ ràng, tường minh, dễ hiểu.
1.1.3. Hiệu quả
Đề tài đã được thể nghiệm tại trường THPT Nghi Lộc 3 từ năm học 2019 -2020 trở lại đây, và đã đem lại những hiệu quả thiết thực cho việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao kết quả bài thi TN THPT của HS lớp 12 tại trường THPT Nghi Lộc 3 nói chung, tại các lớp tôi trực tiếp giảng dạy nói riêng.
Đồng thời, các cá nhân, các trường THPT trên địa bàn huyện Nghi Lộc, TX Cửa Lò khi sử dụng những kết quả nghiên cứu của đề tài vào việc giảng dạy cũng thu được nhiều kết quả tốt với các đối tượng HS được áp dụng, kết quả kì thi TN THPT cũng ở các lớp này cũng cao hơn so với các lớp chưa triển khai thực hiện. 
Các em đã nắm vững cấu trúc đề thi, nắm chắc kiến thức lí thuyết và áp dụng vào việc giải quyết các câu hỏi của đề thi một cách nhanh, chính xác, đạt kết quả khá cao trong kì thi TN THPT và thi KSCL. Đặc biệt, kết quả điểm thi môn Ngữ văn TN THPT qua từng năm của trường THPT Nghi Lộc 3, và các lớp bản thân trực tiếp giảng dạy đều đạt kết quả cao qua các năm. HS cũng thêm yêu, quý môn Văn, và cảm thấy học, thi bộ môn này không còn khó khăn nữa. 
Với riêng bản thân tôi, quá trình thực hiện đề tài, tôi đã thu nhận cho mình nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. Tôi nhận thấy, việc dạy học, luyện thi các môn học nói chung, môn Ngữ văn nói riêng, cơ bản đều phải xuất phát từ kiến thức cơ bản, lấy việc hình thành kĩ năng làm nền tảng, qua việc thi cử sẽ giúp các em phát triển thêm nhiều năng lực, phẩm chất. Bản thân cần cố gắng cân đối giữa việc trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng và định hướng thái độ, hành vi cho học sinh; chú trọng rèn luyện cho học sinh những tri thức phương pháp để các em biết cách làm những dạng bài khác nhau, không rập khuôn, không cứng nhắc. 
1.1.4. Khả năng phát triển của đề tài
Với cấu trúc và hướng triển khai của này, đề tài có thể áp dụng cho cả câu NLVH 5 điểm về thơ trong đề thi TN THPT hiện nay. Dạng câu hỏi về thơ trong câu 5 điểm cũng có 2 yêu cầu tương tự câu hỏi về tác phẩm, đoạn trích văn xuôi. Đề ra về thơ thường yêu cầu cảm nhận, phân tích đoạn thơ ở phần chính và yêu cầu phụ nhận xét ở phần sau. Phân bố điểm cho từng yêu cầu cũng tương tự như câu nghị luận về văn xuôi. Vì vậy để có cái nhìn hệ thống và đầy đủ cho dạng câu hỏi về thơ, chúng ta có thể dựa vào cấu trúc đề tài này để triển khai chi tiết.
Ngoài việc áp dụng cho việc ôn thi TN THPT, đề tài này còn có thể dùng để triển khai bồi dưỡng học sinh giỏi. Bởi cấu trúc đề thi học sinh giỏi về cơ bản cũng như đề thi TN THPT, chỉ khác phần lệnh phụ phía sau sẽ thiên về khái quát các vấn đề về lí luận văn học, văn học sử hoặc các vấn đề chuyên sâu nâng cao hơn.
2. Kiến nghị
2.1. Với giáo viên
Nâng cao chất lượng học tập, thi cử môn Ngữ văn trong kì thi TN THPT cho HS là một nhiệm vụ mỗi GV, đặc biệt là GV dạy khối 12. Nhiệm vụ đó phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, xuyên suốt từ đầu năm học cho đến khi các em bước vào kì thi chính thức. 
Để hướng dẫn HS ôn thi đạt hiệu quả cao, GV cần có sự chuẩn bị chu đáo. GV cần chuẩn bị kế hoạch dạy học tập, luyện đề cụ thể. Mỗi GV phải luôn có những sáng tạo để truyền đạt kiến thức lí thuyết ngắn gọn, hiệu quả, dễ nhớ và quan trọng nhất phải dành nhiều thời gian cho các em thực hành luyện tập thường xuyên.
Ngoài học ở lớp, GV phải đặt ra những mục tiêu, yêu cầu cụ thể cho HS làm việc ở nhà thông qua hình thức tự học. Cần lưu ý rằng những yêu cầu về nhà này không nên chỉ đơn giản là học thuộc kiến thức lí thuyết mà có thể tự đặt thời gian để làm bài, tự kiểm tra năng lực cá nhân. 
Giáo viên cần đổi mới cách dạy, cách kiểm tra, đánh giá  theo hướng phù hợp với tâm lý, trình độ của từng nhóm HS, nâng dần trình độ của các em lên những mục tiêu cao hơn. Giáo viên cũng cần định hướng học sinh trong việc sử dụng sách tham khảo; hướng dẫn các em lựa chọn một số khóa học online hiệu quả hoặc tải các app cần thiết phục vụ cho việc học ôn, luyện thi tránh nhàm chán.
Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh.
2.2. Với học sinh
Cần nâng cao nhận thức cá nhân về vị trí, vai trò của môn Ngữ văn trong hệ thống các môn học, giá trị của kết quả môn thi này kì thi TN THPT, tránh lối suy nghĩ môn Ngữ văn chỉ là môn phụ, môn học thuộc lòng. Cố gắng tự học, tự rèn luyện để đạt kết quả tốt.
Chủ động học tập, rèn luyện kĩ năng làm bài của bản thân. Trong quá trình học tập phải mạnh dạn giải quyết bài tập, tập vận dụng kiến thức lí thuyết được học thường xuyên luyện đề với những dạng khác nhau. Mạnh dạn trao đổi với thầy cô, bạn bè những trở ngại mà mình mắc phải khi học tập, học hỏi kinh nghiệm thi cử.
Tìm tòi các hình thức học tập đa dạng, lựa chọn nguồn tài liệu hợp lí phục vụ cho việc học- thi hiệu quả. Tránh những khóa học, những lớp học online mất nhiều tiền nhưng không thu lượm được bao nhiêu kiến thức, và học thiên về lí thuyết mà ít được vận dụng thực hành.
2.3. Với các cấp quản lý
Sở GD&ĐT tăng cường tiến hành thi KSCL kết hợp thi thử nhiều lần trong năm, nhằm mục đích kiểm tra lại kiến thức của HS, giúp các em nhận thấy những lỗ hổng về kiến thức để sớm có phương án ôn luyện, thi cử.
Các trường có thể tiến hành thi thử theo cụm trường để HS có cơ hội rèn luyện với đề thi, tập làm quen với không khí, tâm thế vào phòng thi.
Nhà trường xây dựng chương trình ôn thi TN THPT cho các môn từ đầu năm. Tăng cường các tiết thực hành, luyện tập làm bài để HS sớm được tiếp cận, cọ xát với nội dung, cấu trúc đề thi.
 Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc giảng dạy, ôn thi cho HS lớp 12, đề tài này vẫn còn nhiều thiếu sót, kính mong được các đồng nghiệp góp ý, bổ sung để càng ngày càng hoàn thiện. 
 Tôi xin trân trọng cảm ơn những đóng góp của quý vị !
Nghi Lộc, ngày 14 tháng 2 năm 2022
 Người thực hiện
 Trần Thị Huyền Trang
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Hà Nội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn . Hà Nội.
Bộ GDĐT, Dự án Phát triển giáo dục trung học phổ thông (2010), Tài liệu tập huấn Đổi mới kiểm tra kết quả học tập của học sinh trung học phổ thông, Hà Nội. 
Nguyễn Thành Ngọc Bảo. (2018). Rubric đánh giá năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học của học sinh THPT. Tạp chí khoa học,(15),10
Tôn Quang Cường (2009), “Áp dụng đánh giá theo Rubric trong dạy học”, Tạp chí Giáo dục, kì 1, (221), 47. 
Lê Hồ Quang (sưu tầm, tổng hợp) (2019). Các vấn đề của dạy học Ngữ Văn trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.Vinh
Đỗ Ngọc Thống (Tổng chủ biên), Bùi Minh Đức (chủ biên), Đỗ Thu Hà, Phạm Thị Hiền, Lê Thị Minh Nguyệt. (2020). Dạy học phát triển năng lực môn Ngữ Văn trung học phổ thông.NXB Đại học sư phạm
Đỗ Ngọc Thống (Tổng chủ biên), Bùi Minh Đức-Nguyễn Thành Thi. (2019). Hướng dẫn dạy học phát triển năng lực môn Ngữ Văn trung học phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông mới. NXB Đại học sư phạm
PHẦN PHỤ LỤC
Những đoạn trích văn xuôi cần lưu ý trong kì thi THPT quốc gia
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP – Hồ Chí Minh
- Đoạn mở đầu : “Hỡi đồng bào cả nước.Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”
VỢ CHỒNG A PHỦ - Tô Hoài
- Cảm nhận đoạn trích: “Trên đầu núi Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”.
- Cảm nhận đoạn trích: “Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồnHai người đỡ nhau lao xuống dốc núi”.
- Cảm nhận đoạn trích: “Lần lần mấy năm qua, mấy năm sau.. Đến bao giờ chết thì thôi”.
VỢ NHẶT – Kim Lân 
- Cảm nhận đoạn trích: “Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nàoThị có vẻ rón rén, e thẹn”.
- Cảm nhận đoạn trích: “Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn rồi cùng đẩy xe bò về”.
- Cảm nhận tâm trạng bà cụ Tứ qua đoạn trích: “Ngoài ngõ có tiếng người húng hắng honước mắt chảy xuống ròng ròng”.
- Cảm nhận đoạn trích: Bà lão cúi đầu nín lặng. chúng mày về sau”.
- Cảm nhận đoạn trích: “Sáng hôm sau mặt trời lên bằng con sào  tu sửa lại căn nhà”.
- Cảm nhận đoạn trích: “Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại  lá cờ đỏ bay phấp phới”.
RỪNG XÀ NU- Nguyễn Trung Thành
- Cảm nhận đoạn trích: “Làng ở trong tầm đại bác  đồi xà nu nối tiếp tới chân trời”.
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ – Nguyễn Tuân
- Cảm nhận đoạn trích: “Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đágậy đánh phèn”
- Cảm nhận đoạn trích: “Thạch trận dàn bày vừa xongThế là hết thác” 
- Cảm nhận đoạn trích: “Thuyền tôi trôi trên Sông Đàthắt mình dây cổ điển trên dòng trên”.
- Cảm nhận đoạn trích: “Con sông Đà tuôn dàinỗi niềm cổ tích tuổi xưa”
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG – Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Cảm nhận đoạn “Trong các dòng sông đẹp ở các nướcbát ngát tiếng gà”.
- Cảm nhận đoạn: “Từ đây như tìm thấy đường vềmãi chung tình với quê hương xứ sở”
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA - Nguyễn Minh Châu
- Cảm nhận đoạn trích “Lúc bấy giờ trời đầy mù từ ngoài biển bay vàongoại cảnh vừa mang lại”
- Cảm nhận đoạn trích “Ngay lúc ấychiếc thuyền lưới vó đã biến mất”
- Cảm nhận đoạn trích “Không những trong bộ lịch năm ấyhòa lẫn trong đám đông”

File đính kèm:

  • docxskkn_ren_ki_nang_lam_bai_nghi_luan_ve_mot_tac_pham_doan_tric.docx