SKKN Rèn kĩ năng làm bài phần đọc - Hiểu ngữ liệu ngoài văn bản cho học sinh Lớp 9

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng cho rằng: “Văn học, một hình thái ý thức đặc biệt của xã hội, là nghệ thuật vận dụng ngôn ngữ một cách tài tình và sáng tạo để nhận thức và phản ánh đời sống xã hội, để biểu hiện tâm tư con người. Văn học đã trở thành công cụ để giáo dục con người, cải tạo xã hội rất mạnh mẽ, nó là thứ vũ khí tư tưởng rất sắc bén có tác dụng to lớn, sâu rộng và bền bỉ mà lịch sử loài người từ trước đến nay đã xác nhận”. Môn văn ngoài “dạy sống, dạy người, dạy mở mang trí tuệ”, còn có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những hiểu biết một cách có hệ thống về tri thức văn học. Đây là những tri thức khái quát rất quan trọng bởi lẽ dạy văn không chỉ dừng lại ở chỗ giúp người học cảm thụ được vẻ đẹp của từng tác phẩm văn chương cụ thể, mặt khác góp phần trang bị cho các em những kiến thức công cụ để có thể tự mình tiếp nhận văn học một cách có lý luận, tiếp nhận văn học một cách văn học. Dạy học không phải là rót kiến thức vào cái bình chứa, hay nhồi nhét cho HS một mớ kiến thức hỗn độn mà điều quan trọng là phải làm sao trang bị cho các em phương pháp nghiên cứu, học tập, phương pháp giải quyết các vấn đề. Để đọc hiểu tác phẩm văn chương, đòi hỏi ở người đọc không chỉ là trực cảm thẩm mĩ, thưởng thức rung cảm mà còn ở khả năng phân tích, lí giải, đánh giá qua hệ thống ngôn ngữ. Trong dạy học tác phẩm, không thể đối lập giữa cảm và hiểu, giữa khả năng cảm thụ thẩm mĩ và tri thức lí luận văn học.

Muốn vậy, “không thể không vũ trang cho HS một vốn liếng lí luận cần thiết”. Tri thức lí luận văn học là tri thức công cụ, tri thức phương pháp, là kiến thức siêu kiến thức, giúp cho việc đọc văn có phương pháp, phù hợp với bản chất đặc trưng của văn học, đồng thời giúp phân tích, lí giải tác phẩm văn chương một cách đầy đủ và sâu sắc. Nếu không, những kiến thức mà học sinh có được cũng chỉ là những kiến thức vụn vặt, cảm tính, mang tính tư liệu. Mục đích cuối cùng và cao nhất của dạy học trong Nhà trường hiện đại là phát triển năng lực người học một cách toàn diện. Mục đích của dạy đọc hiểu văn bản là rèn luyện và phát triển khả năng tự học, tự đọc và tạo lập văn bản ở các em. Để làm được điều đó, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu các biện pháp để “Rèn kỹ năng làm bài phần đọc hiểu ngữ liệu ngoài văn bản cho học sinh lớp 9”

docx 22 trang Trang Lê 16/03/2025 170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn kĩ năng làm bài phần đọc - Hiểu ngữ liệu ngoài văn bản cho học sinh Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Rèn kĩ năng làm bài phần đọc - Hiểu ngữ liệu ngoài văn bản cho học sinh Lớp 9

SKKN Rèn kĩ năng làm bài phần đọc - Hiểu ngữ liệu ngoài văn bản cho học sinh Lớp 9
, đạo lý.
	Tuy nhiên, hai dạng bài này cũng có sự khác nhau cả về đối tượng nghị luận (nội dung) và cách thức bình luận (phương pháp).
Nghị luận về một sự vật hiện tượng
Nghị luận về một tư tưởng đạo lý

Nội dung
(đối tượng)
- Lấy sự việc hiện tượng trong đời sống làm đối tượng. Từ sự việc hiện tượng cụ thể ấy mà bàn luận, đánh giá, nâng lên thành vấn đề tư tưởng, đạo lý
- Lấy tư tưởng, đạo lý làm đối tượng chính. Từ một vấn đề tư tưởng đạo lý mà bàn luận, đánh giá, suy nghĩ về cuộc sống xã hội thực tế

Phương pháp
(Cách thức bàn luận)
- Giới thiệu về sự việc hiện tượng.
- Phân tích biểu hiện, nguyên nhân, bàn luận phải trái, đúng sai.
- Rút ra bài học nhận thức, hành động.
- Đánh giá khái quát về sự việc, hiện tượng.
- Giới thiệu về tư tưởng, đạo lý
- Giải thích tư tưởng, đạo lý (bám sát từ ngữ, hình ảnh...)
- Bàn luận, đánh giá, liên hệ tư tưởng, đạo lý ấy trong cuộc sống.
- Rút ra bài học nhận thức, tình cảm, hành động.
- Đánh giá khái quát về tư tưởng, đạo lý.
Trong hai kiểu bài nghị luận xã hội nói trên có thể nói kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tác động, bồi đắp hình thành nhân cách cho học sinh. Nhất là trong tình hình thực tế ngày nay, khi mà học sinh ngày càng xa lạ, thậm chí là quay lưng, thờ ơ với những vấn đề thuộc về truyền thống văn hóa, đạo đức dân tộc; Cách học của học sinh nặng về lý thuyết mà xa rời thực hành, thiếu kỹ năng sống và ứng xử cần thiết thì các tác phẩm văn học truyền tải những thông điệp, bài học về một tư tưởng đạo lý nào đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng và thiết thực. Đặc biệt kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý rút ra từ một tác phẩm văn học là một trong những cách giúp học sinh tiếp cận những vấn đề thiết thực nêu trên.
Thực ra dạy kiểu bài này học sinh có rất nhiều vướng mắc, mỗi em vướng mỗi kiểu, có những học sinh yếu trong khâu dẫn chứng đưa dẫn chứng như kể, có những yếu khâu lập luận rời rạc và không mạch lạc...giáo viên cần định hướng cụ thể cho các em
3.3.4. Kết quả: 
- Học sinh làm quen nhiều với dạng câu hỏi này đã có thể: 
+ Phân loại được các dạng câu hỏi
+ Đọc câu hỏi đưa về dạng quen thuộc dung kĩ năng để trả lời 
Câu hỏi nhận biết đã biết cách trả lời đúng trúng và đủ
Câu hỏi cần học sinh bày tỏ suy nghĩ, những quan điểm sống thì trình bày một cách rõ ràng, cần trả lời theo hướng tích cực và có quan điểm riêng 
 Qua nhiều lần làm bài học sinh có thể tránh được những lỗi sai có thể bị trừ điểm, ít nhất các em cũng có 2/3 trên tổng số điểm của câu đó, những câu dạng đọc hiểu ăn điểm tối đa.
4. Giải pháp 4: Rèn học sinh các bước làm bài.
3.4.1. Nội dung
 Khi nhận một đề thi học sinh cần có định hướng chung các bước làm bài, khi xác định đúng được các bước làm bài các em sẽ đi đúng trọng tâm câu hỏi mà đề đưa ra, làm bài điểm cao, không tốn công tốn sức
3.4.2. Cách tiến hành: Hướng dẫn học sinh theo từng bước sau
Bước 1: Đọc kĩ văn bản và hệ thống câu hỏi cuối mỗi văn bản
Bước 2: Gạch chân những từ khóa, những câu văn, những thong tin quan trọng lien quan đến những câu hỏi cuối văn bản
Bước 3: Huy động kiến thức nền, kết hợp với những nội dung thông tin trong văn bản, dự kiến trả lời câu hỏi
Bước 4: Trong mỗi câu hỏi cần xác định rõ và tự trả lời nhanh những câu hỏi sau: Mục đích của câu hỏi? Nội dung câu hỏi đề cập những kiến thức cơ bản nào? Cần trả lời như nào cho phù hợp?
Bước 5: Bám sát vào nội dung, yêu cầu câu hỏi để trả lời ngắn gọc đúng trúng và đủ, tránh lối viết chung chung không rõ ý
Bước 6: Kiểm tra và sửa chữa- nếu có
3.4.3. Minh họa
Minh họa về cách hướng dẫn học sinh một đề cụ thể với các dạng câu hỏi trên.
Đề bài: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
      Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.
      Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.
      Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.
   Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời.
 (Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập 2, NXB 
Giáo dục, 2015, tr.70 – 71)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp liệt kê được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất? 
Câu 3. Em hiểu như thế nào về câu nói sau: “Tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước nhỏ giữa đại dương bao la”.
Hướng dẫn học sinh trả lời
Bước 1- Yêu cầu học sinh đọc kĩ đề và đọc kĩ cả câu hỏi
Bước 2- Gạch chân những từ khóa 
Bước 3- Huy động kiến thức nền về PTBĐ và biện pháp liệt kê
Bước 4,5,6- HD tra lời
 Câu a: GV dựa vào khá nệm và đặc trưng của các PTBĐ để hỏi học sinh- tốt nhất là dung phương pháp loại trừ hoặc đặt các câu hỏi và tự trả lời
? Em có thấy kể về sự việc gì không? Hình dung ra cảnh gì không? Đối tượng nào được nhắc đến? Đoạn văn bàn bạc vấn đề gì?
- PTBĐ chính của đoạn trích: Nghị luận
Câu b: Học snh biết chỉ rõ dựa trên khái niệm: Sắp xếp một loạt những từ hoặc cụm từ cùng loại
Nêu tác dụng: Dựa và tác dụng của liệt kê cùng với nội dung lòng khiêm tốn HS sẽ trả lời được
- Biện pháp liệt kê: Liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn: tự cho mình là kém, phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, học hỏi thêm
- Tác dụng của biện pháp liệt kê: diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những biểu hiện của lòng khiêm tốn
Lưu ý: Học sinh sẽ trả lời được biện pháp liệt kê nhưng lại rất hay nhầm chép cả câu có biện pháp này 
Câu c: Câu hỏi thế nào là mang tính giải thích (thường giải thích nghĩa đen nhưng ngầm chỉ nghĩa ẩn)
+ Tài nghệ của mỗi người là như nào? Tại sao lại là một giọt nước? Đại dương mênh mông là như nào? ẩn ý điều gì?
Lưu ý: Với câu hỏi này HS thường chỉ dừng lại ở việc giải thích chứ không nói được ẩn ý trong câu nói
3.4.4. Kết quả
- Học sinh đã thông thạo các bước làm bài biết đọc kĩ đề, gạch chân những từ khóa, phân loại các dạng câu hỏi và tiến hành đúng thao tác làm bài
- Không bị trừ điểm nhiều về các lỗi cơ bản
5. Giải pháp 5: Tăng cường việc kiểm tra chấm chữa bài cho học sinh 
3.5.1. Nội dung: Việc kiểm tra, chấm chữa bài cho học sinh là vô cùng cần thiết. Nó giúp người giáo viên có hướng nhìn ra điểm mạnh điểm yếu của học sinh để có biện pháp khắc phục. 
3.5.2. Cách tiến hành
 Cách 1: Giáo viên kiểm tra trực tiếp học sinh bằng cách phát vấn trực tiếp, đối thoại cùng học sinh, có thể kiểm tra viết bằng những bài 15 phút 
Cụ thể áp dụng- câu hỏi nhận biết
Cách 2: Giáo viên dùng các kĩ thuật dạy học: thảo luận nhóm, khăn trải bàn
- Về nội dung kiểm tra này, tăng cường kiểm tra những nội dung mà hs cần phải lập luận, cần phải tư duy, cần tranh luận phản bác đưa ra ý kiến cá nhân, thống nhất ý kiến chung. Giáo viên cho các nhóm trình bày và định hướng.
Cụ thể áp dụng là câu hỏi thông hiểu
Cách 3: Cho học sinh viết bài viết đoạn trực tiếp trên lớp sau khi thảo luận nhóm những ý chính. Cho học sinh chấm chéo bài nhau. Nhìn cái đúng cái hay của nhau học tập, nhìn cái sai của nhau rút kinh nghiệm
Cụ thể tôi thường áp dụng là câu hỏi vận dụng 
3.5.3. Kết quả 
- Học sinh biết xác định trọng tâm của đề
- Biết đánh giá đúng sai bài của bạn
- Nhuần nhuyễn hơn trong các câu trả lời để không bị mất điểm
- Rèn các kĩ năng giao lưu, hợp tác, đánh giá, trình bày trong giao tiếp
IV. Kết quả thực hiện sáng kiến kinh nghiệm
 Trong thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài tôi nhận thấy những dạng bài đọc hiểu văn bản các em đã biết cách làm bài, các em không còn lúng túng trước những dạng bài tập này như trước đây. Nhiều học sinh còn tỏ ra rất hứng thú vì với kiểu bài này. Các em thức sự phát huy được hết tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mình trong việc chiếm lĩnh tác phẩm ngoài chương trình và giải quyết một vấn đề xã hội có liên quan. 
Song có một kết quả khác mà tôi nghĩ là quan trọng hơn cả đối với người giáo viên dạy văn như chúng tôi, đó là học sinh cảm thấy yêu môn học hơn, có năng lực khám phá, cảm thụ cái hay, cái đẹp, cái thực của tác phẩm ngoài chương trình, của một mẩu tin tức, em đã biết đã lĩnh hội được những thông điệp, biết bầy tỏ tình cảm, thái độ của mình trước một vấn đề cuộc sống, vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Tôi thực sự vui mừng khi nhận thấy, qua các tác phẩm, các em đã biết coi trọng môn này hơn, khai thác nó như một môn khoa học và cảm thấy nó cũng có ích và dễ dàng tiếp nhận. 
Cụ thể qua một thời gian tìm tòi áp dụng sáng kiến vào công việc giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh đã luôn hào hứng tham gia học tập và kết quả học tập ngày một nâng cao.
 Kết quả đạt được về chất lượng môn học – KQ điểm thi vào 10
Năm học
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2019 - 2020
9A
40
10
25
20
50
10
25
0
0
9C
32
9
28,6
17
48,62
6
18,75
1
2,86
 PHẦN C 
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.
I. Kết luận :
Qua tìm tòi,nghiên cứu và áp dụng, rút kinh nghiệm sáng kiến này, tôi nhận thấy rằng: 
- Người giáo viên cần xác định rõ quan điểm giảng dạy và ôn tập phải lấy học sinh làm trung tâm, phát huy hết khả năng sáng tạo, tích cực, chủ động của học sinh, tránh cách dạy và ôn tập một cách thụ động. Người giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn biết khơi gợi cảm xúc của học sinh đối với tiết học. 
- Bản thân giáo viên cũng phải luôn luôn có ý thức bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, luôn tìm tòi, sáng tạo ra các phương pháp giảng dạy và ôn tập phù hợp, hiệu quả.
- Đặc biệt đối với các kiểu bài tập mới mẻ và có ý nghĩa thực tế lớn cần giúp học sinh hình thành kĩ năng, phương pháp làm bài khoa học và hiệu quả, tránh kiểu ôn tập nhồi nhét kiến thức. Bên cạnh đó phải kết hợp rèn luyện về thái độ hành động của học sinh phù hợp với bài học nhận thức mà tác phẩm đem lại.
- Xác định và chuẩn bị chu đáo các đồ dùng, phương tiện dạy học phù hợp từ đơn giản ( tranh ảnh, thơ ca , câu chuyện có liên quan) đến các máy móc hiện đại ( máy chiếu , máy projecto).
- Giáo viên cũng luôn có ý thức rèn luyện phong cách thân thiện, gần gũi và bình đẳng với học sinh để tạo bầu không khí dạy và học thật nhẹ nhàng. 
Việc đi sâu tìm tòi và áp dụng các biện pháp nhằm từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy và tạo được niềm hứng thú, say mê học tập cho học sinh (nhất là trong các giờ ôn tập thi vào lớp 10 THPT) không phải điều dễ dàng làm được trong một sớm một chiều. Nhưng qua thực tế áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trên, tôi đã phần nào thực hiện được niềm mong mỏi ấy. Tôi cũng luôn luôn tin tưởng rằng: khi người giáo viên thực sự yêu nghề, yêu trò và tâm huyết với công tác giáo dục cùng với sự phấn đấu không ngừng nghỉ để nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ, người giáo viên ấy nhất định sẽ thành công.
Và trong 3 năm giảng dạy bộ môn Văn 9- đối tượng là lớp thường 9A, 9C tôi áp dụng phương pháp này, tôi nhận thấy có tạo ra hứng thú ôn tập cho học sinh. Con số chưa phải là tất cả nhưng cứ thấy các em thích thú với môn học, với việc ôn tập là động lực để tôi trau dồi, rèn luyện phương pháp dạy học. 
+ 6 % các em nhận thấy rằng em không thích 
+ 40 % các em cảm thấy giờ học ở lớp như này là bình thường
+ 54 % các nhận thấy rằng em thích vì nó không áp lực
Biểu hiện hành vi của học sinh đối với môn học 
STT
Các hoạt động
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không có
Số lượng học sinh
Tỷ lệ %
Số lượng học sinh
Tỷ lệ %
Số lượng học sinh
Tỷ lệ %
1
Phát biểu. nêu thắc mắc
18
46%
15
38%
6
16%
2
Học bài và làm bài đầy đủ
24
62%
10
26%
5
12%
3
Hứng thú học 
31
79%
8
21%
0


Trong khuôn khổ có hạn của một sáng kiến kinh nghiệm cũng như hạn chế về tuổi đời, tuổi nghề, tôi chỉ xin mạnh dạn trình bày một số ý kiến như trên. Rất mong nhận được sự đóng góp, chia sẻ của các bạn đồng nghiệp và các cấp quản lý để chất lượng của sáng kiến nói riêng và chất lượng giảng dạy môn Ngữ Văn 9 nói chung của chúng tôi ngày càng tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! 
II. Khuyến nghị:
Qua nhiều năm tìm tòi, áp dụng vào công việc giảng dạy, với kinh nghiệm còn rất khiêm tốn của bản thân, tôi xin mạnh dạn khuyến nghị:
	- Với tổ nhóm chuyên môn:
	+ Thường xuyên dự giờ, rút kinh nghiệm, thực hiện các chuyên đề cấp huyện, cấp trường ở các khối lớp để ngày một hoàn thiện công tác giảng dạy môn Ngữ văn.
	+ Trao đổi thường xuyên các bài tập luyện tập cảm thụ giữa các lớp trong trường một cách thường xuyên, có hiệu quả.
	+ Tổ Văn- Sử- GDCD nói chung, nhóm Ngữ văn nói riêng thường xuyên xây dựng và triển khai hoạt động chuyên đề, thảo luận nhóm để cùng nhau tìm ra giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn.
	- Với Ban giám hiệu trường:
	Mua sắm đầy đủ trang thiết bị, phương tiện dạy học, mua thêm tranh ảnh, sách tham khảo phục vụ môn Ngữ văn (đặc biệt là xây dựng và phát triển tủ sách Văn học).
	Quá trình thực hiện đề tài không đơn thuần chỉ là gây hứng thú học tập bộ môn Ngữ văn, đó là quá trình rèn luyện cho các em kỹ năng, kiến thức và bồi đắp các đức tính tốt đẹp, những tình cảm cao quý cần có ở mỗi học sinh trong hiện tại và tương lai. Dù sau này bước vào đời, các em có thể tham gia mọi ngành nghề phục vụ xã hội, môn Ngữ văn luôn luôn là phương tiện, là người bạn tốt trên mỗi chặng đường đời, giúp các em sống tốt hơn, đẹp hơn, có ý nghĩa hơn.
	Tất nhiên đây chỉ là những việc làm mang tính chất cá nhân, do đó sẽ còn những hạn chế nhất định. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp và các cấp quản lý để quá trình giảng dạy của cá nhân và sự nghiệp “trồng người” nói chung có được những kết quả tốt đẹp.
	Tôi cũng hy vọng rằng, đề tài này là một tài liệu tham khảo có ích cho mục tiêu đổi mới phương pháp dạy và học Ngữ văn ở bậc Trung học cơ sở.
	Tôi xin trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG 
Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
 Người viết
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Ngữ văn 9 (tập 1) - Nhiều tác giả- NXB Giáo dục năm 2000.
2. Sách giáo viên Ngữ văn 9 (tập 1) - Nhiều tác giả- NXB Giáo dục năm 2009.
3. Kiến thức trọng tâm- Ôn thi vào 10- Thầy Nguyễn Lương Hùng- NXB Dân trí
4. Lí luận văn học- Trần Đình Sử (Chủ biên)- NXB Giáo dục
5. N.G Marôva, Nói chuyện với các giáo viên về hứng thú nhận thức
6. Từ loại tiếng Việt hiện đại- Lê Biên- Nhà xuất bản Giáo dục 1998
7. Dạy và học tích cực một số phương pháp và kĩ thuật dạy học- Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
8. Các tài liệu trên mạng Internet liên quan đến sáng kiến

File đính kèm:

  • docxskkn_ren_ki_nang_lam_bai_phan_doc_hieu_ngu_lieu_ngoai_van_ba.docx