SKKN Rèn kỹ năng làm bài phần đọc hiểu văn bản cho học sinh Lớp 9 bậc tại Trường THCS Đông Giang
Trong những năm gần đây, đề thi môn Ngữ văn đã có sự thay đổi mạnh mẽ với hai phần: đọc hiểu và làm văn. Trong đó, phần đọc hiểu văn bản là điểm mới nhất của đề thi và nó chiếm một tỉ lệ điểm khá lớn (30 % số điểm). Đây là phần mới được đưa vào trong các bài kiểm tra từ 1 - 2 tiết, bài kiểm tra học kì, kiểm tra cuối năm…nhằm đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần đổi mới đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh bằng việc sử dụng những văn bản mới (bao gồm cả văn bản văn học và văn bản thông tin, có cùng đề tài, chủ đề hoặc thể loại với văn bản đã học trong và ngoài sách giáo khoa), yêu cầu học sinh vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã có vào việc đọc hiểu và cảm thụ văn bản mới này. Như vậy, thầy cô không thể giúp các em đọc hộ, cảm hộ, hiểu hộ như trước đây nữa mà các em phải tự mình khám phá, tìm hiểu văn bản. Chính vì vậy, học sinh gặp rất nhiều khó khăn khi làm bài. Thế nhưng, trong sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo đều không có các dạng bài này. Các em không biết phải bắt đầu từ đâu, trình bày bài như thế nào, vận dụng những kiến thức gì… nhất là đối với học sinh có học lực trung bình, yếu. Còn đối với học sinh khá giỏi, đây là một trong những dạng bài phát huy được khả năng cảm thụ văn học của các em. Các em rất hứng thú khi được tìm hiểu, khám phá nhiều văn bản văn học mới không có trong chương trình và sách giáo khoa. Từ đó các em lĩnh hội được nhiều kiến thức bổ ích, nhiều bài học có giá trị nhân văn sâu sắc.
Trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn, tôi nhận thấy năng lực cảm thụ, đọc hiểu văn bản của học sinh còn rất hạn chế. Trong các giờ dạy học đọc hiểu văn bản, học sinh thường nghe và ghi chép lại bài giảng của giáo viên chứ chưa tự mình cảm thụ, tìm hiểu, khám phá văn bản. Càng lên lớp cao hơn, việc đọc hiểu và cảm thụ văn bản lại càng bất cập. Do áp lực thi cử, tình trạng thầy cô đọc hộ, hiểu hộ, cảm thụ hộ học sinh diễn ra khá phổ biến. Chính vì thế, để làm được dạng bài này học sinh phải có một năng lực đọc hiểu văn bản nhất định trên một nền tảng kiến thức cơ bản. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu một biện pháp để “Rèn kỹ năng làm bài phần đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 9 bậc Trung học cơ sở tại trường THCS Đông Giang ”, được áp dụng vào Trường TH& THCS Đông Giang.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Rèn kỹ năng làm bài phần đọc hiểu văn bản cho học sinh Lớp 9 bậc tại Trường THCS Đông Giang

i ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn. - Ví dụ: Chị ong nâu, ông mặt trời, bác giun, chị gió, * Ẩn dụ: - Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. - Ví dụ: “Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.” (Ca dao) * Hoán dụ: - Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. - Ví dụ: “Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm” (Bài ca vỡ đất, Hoàng Trung Thông) * Nói quá/ phóng đại/ khoa trương/ ngoa dụ/ thậm xưng/ cường điệu: - Nói quá là phép tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. - Ví dụ: “Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội, Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi” (Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi) * Nói giảm, nói tránh: - Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự. - Ví dụ: “Bác Dương thôi đã thôi rồi Nước mây man mác, ngậm ngùi lòng ta” (Khóc Dương Khuê, Nguyễn Khuyến) * Điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc: - Là biện pháp tu từ nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ, một cấu trúc câu có dụng ý làm tăng cường hiệu quả diễn đạt: nhấn mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc và tạo nhịp điệu cho câu văn, đoạn văn. - Ví dụ: Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” (Cây tre Việt Nam, Thép Mới) * Chơi chữ: - Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm câu văn hấp dẫn và thú vị. - Ví dụ: “ Đi tu phập bắt ăn chay Thịt chó ăn được thịt cầy thì không” (Ca dao) * Liệt kê: - Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm. - Ví dụ: “Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Em đã sống lại rồi, em đã sống! Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Không giết được em, người con gái anh hùng!” (Người con gái Việt Nam,Tố Hữu) * Đảo ngữ: - Đảo ngữ là biện pháp tu từ thay đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp thông thường của câu, nhằm nhấn mạnh ý, nhấn mạnh đặc điểm của đối tượng và làm câu thơ, câu văn thêm sinh động, gợi cảm, hài hòa về âm thanh, - Ví dụ: “Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà” (Qua Đèo Ngang, Bà Huyện Thanh Quan) Dạng 3: Nhận diện các thể thơ - Để nhận biết được các thể thơ học sinh phải nắm được đặc điểm của các thể thơ đó: Ngũ ngôn (mỗi câu thơ chỉ có 5 tiếng); thất ngôn bát cú (mỗi bài 4 câu, mỗi câu có 7 tiếng); thất ngôn bát cú (mỗi bài 8 câu, mỗi câu 7 chữ); lục bát (một câu sáu tiếng, một câu tám tiếng tạo thành một cặp); Lục bát biến thể (thường biến thể ở câu tám có thể biến thể thành 9 đến 13 tiếng); song thất lục bát (hai câu 7 tiếng và một cặp lục bát); tự do (số tiếng trong mỗi dòng thơ không đều nhau). - Ví dụ: Đoạn thơ sau được viết theo thể thơ gì? “Con sẽ không đợi một ngày kia khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ? Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ ai níu nổi thời gian? ai níu nổi? Con mỗi ngày một lớn lên Mẹ mỗi ngày thêm cằn cỗi Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn.” (Mẹ, Đỗ Trung Quân) Trả lời: Đoạn thơ trên có số tiếng trong mỗi dòng thơ không đều nhau: dòng 3 tiếng, dòng 5 tiếng, dòng 6 tiếngVì thế đoạn thơ này được viết theo thể thơ tự do. 3.6.2. Mức độ thông hiểu:thường có các dạng sau: Dạng 1: Xác định nội dung chính của văn bản - Để xác định chính xác nội dung của một văn bản học sinh cần đọc kĩ văn bản để tìm câu chủ đề. Dựa vào câu chủ đề để xác định nội dung. - Có thể dựa vào nhan đề và những câu văn mở đầu và kết thúc của văn bản để xác định nội dung chính. - Hoặc xác định chính xác nội dung của từng đoạn văn bản, rồi tổng hợp lại thành nội dung bao quát toàn văn bản. Ví dụ: Mẹ và quả (Nguyễn Khoa Điềm) “Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời, khi như mặt trăng Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi Và chúng tôi một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.” (Thơ Việt Nam 1945 - 1985,NXB Văn học, Hà Nội, 1985) Nội dung chính của bài thơ trên là gì? Trả lời: Nội dung chính của bài thơ: Bằng sự trải nghiệm cuộc sống, với một tâm hồn giàu duy tư trăn trở trước lẽ đời, Nguyễn Khoa Điềm đã thức nhận được mẹ là hiện thân của sự vun trồng bồi đắp để con là một thứ quả ngọt ngào, giọt mồ hôi mẹ nhỏ xuống như một thứ suối nguồn bồi đắp để những mùa quả thêm ngọt thơm. Quả không còn là một thứ quả bình thường mà là “quả” của sự thành công, là kết quả của suối nguồn nuôi dưỡng. Những câu thơ trên không chỉ ngợi ca công lao to lớn của mẹ, của thế hệ đi trước với thế hệ sau này mà còn lay thức tâm hồn con người về ý thức trách nhiệm, sự đền đáp công ơn sinh thành của mỗi con người chúng ta với mẹ. Dạng 2: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản - Câu hỏi này thường kết hợp với phần nhận biết biện pháp tu từ. Nếu không để nêu được tác dụng của biện pháp tu từ học sinh cũng phải xác định chính xác biện pháp tu từ có trong văn bản rồi mới nêu tác dụng phải chỉ ra được:vềmặt nộidung( Dựa vào các tín hiệu ngôn ngữ để phân tích ý nghĩa, thái độ, tư tưởng tình cảm gửi gắm của tác giả); Về mặt nghệ thuật: Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt - Ví dụ: “Các anh đứng như tượng đài quyết tử Thêm một lần Tổ quốc được sinh ra Dòng máu Việt chảy trong hồn người Việt Đang bồn chồn thao thức với Trường Sa Khi hy sinh ở đảo đá Gạc Ma Họ đã lấy ngực mình làm lá chắn Để một lần Tổ quốc được sinh ra” (Tổ quốc ở Trường Sa, Nguyễn Việt Chiến) Chỉ ra và nêu hiệu quả của phép tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Các anh đứng như tượng đài quyết tử.” Trả lời: Phép tu từ so sánh thể hiện sự dũng cảm, kiên cường, quyết chiến với kẻ thù của những người chiến sĩ trong nhiệm vụ bảo vệ đảo quê hương. Dạng 4: Xác định các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn - Xác định phép liên kết trong hai câu đầu của phần trích hay xác định các phép lien kết có trong đoạn trích. Dạng 5: Giải thích ý nghĩa hình ảnh, chi tiết,lời nhận định, quan điểm. Cách hỏi: Em hiểu thế nào là. Nhận định được nêu trong văn bản đúng hay sai? Vì sao? Chi tiết giúp em hiểu gì về(nhân vật?) Cách trả lời: Các hình ảnh, chi tiết, nhận đinh,quan điểm được đưa ra như thế nào, đúng hay sai, hãy đặt nó trong văn cảnh cụ thể. Chú ý từ khóa để trả lời sát, trúng ý. Tránh viết rất dài mà không đúng câu hỏi, đọc không kĩ đề nên trả lời lạc ý. 3.6.3. Mức độ vận dụng Dạng 1: Thông điệp nào từ đoạn trích có ý nghĩa với em? Hay bức thông điệp mà đoạn văn gửi đến là gì? Dạng 2: yêu cầu học sinh phải viết đoạn văn. Để viết được một đoạn văn đạt điểm cao: Trước tiên, cần xác định rõ vấn đề cần viết (nội dung của đoạn văn), viết trong bao nhiêu dòng? (dung lượng), sau đó tiến hành tìm ý cho đoạn văn. Việc tìm ý cho đoạn văn sẽ giúp học sinh hình dung được những ý cần viết, tránh tình trạng viết lan man dài dòng, không trọng tâm. - Lưu ý: Đoạn văn cũng có bố cục 3 phần: mở đoạn - thân đoạn - kết đoạn + Câu mở đầu có nhiệm vụ dẫn dắt vấn đề. Đối với đoạn văn trong đề đọc hiểu, các em nên dẫn dắt từ nội dung của văn bản được trích dẫn. + Các câu nối tiếp: Dựa vào các ý chính vừa ghi trên giấy nháp, chúng ta tiến hành viết đoạn văn. + Câu kết của đoạn có nhiệm vụ kết thúc vấn đề. Câu kết có thể nêu cảm xúc cá nhân, mở rộng vấn đề, hoặc tóm lược vấn đề vừa trình bày. Hình thức trình bày của đoạn văn có thể theo: quy nạp, diễn dịch, hoặc tổng - phân - hợp. Nhưng cách đơn giản nhất là trình bày theo kiểu diễn dịch, tức là câu chủ đề nằm ở đầu đoạn. Các câu sau triển khai ý cho câu mở đầu. Chẳng hạn: Đề bài yêu cầu đọc hiểu về đoạn thơ trong trường ca Những người đi tới biển - Thanh Thảo, sau đó yêu cầu viết đoạn văn khoảng 7- 10 câu về trách nhiệm của thế hệ trẻ với đất nước. “Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình Tuổi hai mươi làm sao không tiếc? Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ Quốc?” (Trường ca Những người đi tới biển, Thanh Thảo) Đoạn văn có các ý sau: - Câu mở đầu dẫn dắt vấn đề: Những câu thơ trên của Thanh Thảo nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta hôm nay: Bất cứ thời đại nào, mỗi con người chúng ta nhất là thế hệ thế hệ trẻ cũng luôn phải ý thức vai trò trách nhiệm của mình đối với đất nước. - Các ý chính của đoạn: có thể tham khảo một số gợi ý sau: + Thế hệ trẻ phải xác định tư tưởng, tình cảm, lí tưởng sống của mình. + Yêu quê hương đất nước, tự hào tự tôn dân tộc, có ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc. + Lao động, học tập để khẳng định bản lĩnh, tài năng cá nhân và phục vụ cống hiến cho đất nước, sẵn sàng có mặt khi Tổ quốc cần. + Phải rèn luyện sức khỏe để có khả năng cống hiến và bảo vệ đất nước. + Thời đại ngày nay, thanh niên cần tỉnh táo trước hành động của mình không bị kẻ xấu lợi dụng, lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. - Câu cuối bàn bạc mở rộng vấn đề, nhấn mạnh trách nhiệm của thế hệ trẻ với đất nước: Như vậy, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm thiêng liêng của thế hệ trẻ nói riêng và của mỗi con người Việt Nam nói chung. Sau khi làm xong, các em cũng nên kiểm tra lại và sửa lỗi (nếu có). 3.6.4. Đề kiểm tra minh họa phần đọc hiểu văn bản Đề 1: Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi bên dưới: “Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa Óng tre ngà và mềm mại như tơ Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh Như gió nước không thể nào nắm bắt Dấu huyền trầm , dấu ngã chênh vênh” (Tiếng Việt, Lưu Quang Vũ) Câu 1 (0,5 điểm). Văn bản trên thuộc thể thơ nào? Câu 2 (0,5 điểm).Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản. Câu 3 (1,0 điểm).Văn bản thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt. Câu 4 (1,0 điểm). Viết đoạn văn khoảng 7 - 10 câu, trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ở giới trẻ ngày nay Đáp án: Câu Nội dung Điểm 1 Thể thơ tự do. 0,5 2 Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản: so sánh: - Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa - Óng tre ngà và mềm mại như tơ - Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát - Như gió nước không thể nào nắm bắt Tác dụng: hữu hình hóa vẻ đẹp của tiếng Việt bằng các hình ảnh, âm thanh; tiếng Việt đẹp bởi hình và thanh. 0,5 3 Văn bản trên thể hiện lòng yêu mến, thái độ trân trọng đối với vẻ đẹp và sự giàu có, phong phú của tiếng Việt. 1 4 Học sinh phải viết một đoạn văn ngắn hoàn chỉnh khoảng 7 - 10 câu trình bày được suy nghĩ về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.(Ví dụ: ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong nói và viết, phê phán các hành vi cố tình sử dụng sai tiếng Việt). 1 III. KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1. Kết quả Trong năm học 2020 – 2021, được trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn 9, tôi đã mạnh dạn áp dụng biện pháp này. Sau thời gian áp dụng như đã nói trên, bước đầu tôi đã thu được những kết quả khả quan. Cụ thể: Kết quả thu được như sau: Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 9 40 9 22,5 23 57,5 8 20,0 0 0 Thông qua bảng kết quả trên, số lượng học sinh giỏi,khá tăng lên và đây là những học sinh nòng cốt để giúp đỡ những học sinh có học lực trung bình , học lực yếu vươn lên trong học tập. 2. Bài học kinh nghiệm - Giáo viên trước khi dạy cần phải soạn và nghiên cứu kỹ giáo án, phải làm rõ mục tiêu nội dung của bài học, các bước tiến hành và cách thức tổ chức giờ học. Chú ý đến các kiến thức ngôn ngữ cần dạy. Như vậy, với hệ thống kiến thức và kĩ năng trên, tôi không phải mất nhiều thời gian hướng dẫn học sinh giải từng đề cụ thể, mà chỉ cung cấp cho các em “chìa khóa” để đọc hiểu văn bản. Chìa khóa đó là một hệ thống những kiến thức, kĩ năng cần thiết để các em sử dụng trong quá trình đọc hiểu văn bản thông thường. Khi học sinh đã có một nền tảng kiến thức cơ bản, thì giáo viên chỉ cần mình họa bằng một số đề cơ bản. Từ đó, học sinh hoàn toàn có thể chủ động, tự tin khi đứng trước các hiện tượng văn học. Đặc biệt đối với học sinh lớp 9 lại càng quan trọng và cần thiết để các em tự tin hơn khi bước vào kì thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông. Với biện pháp này,tôi có thể áp dụng ở tất cả các lớp cấp Trung học cơ sở trong các buổi bồi dưỡng, phụ đạo học sinh.Nên kết quả thi vào THPT của trường TH& THCS Đông Giang có những bước chuyển biến năm học 2021-2022 trường đã xếp thứ 10. Để đạt hiệu quả cao hơn nữa bản thân tôi còn phải nỗ lực không ngừng về chuyên môn nghiệp vụ. Mặc dù đã có nhiều cố gắng khi thực hiện đề tài song không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Kính mong các ban giám khảo tham gia góp ý bổ sung để tôi có những kinh nghiệm tốt hơn trong quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong nhà trường Trung học cơ sở. Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Hà Giang, ngày 20 tháng 10 năm 2022 Phí Thị Bắc
File đính kèm:
skkn_ren_ky_nang_lam_bai_phan_doc_hieu_van_ban_cho_hoc_sinh.docx