SKKN Rèn kỹ năng làm bài văn Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ tại Trường THCS Xuân Thành
Rèn kĩ năng làm văn nghị luận về tác phẩm văn học không chỉ xuất phát từ mục đích, yêu cầu của môn học (mang tính thực hành tổng hợp cao) trong nhà trường THCS mà còn là nhiệm vụ của người giáo viên trong việc dạy học sinh suốt năm học, nhất là qua việc kiểm tra định kì, kiểm tra cuối năm, thi học sinh giỏi, thi khảo sát học sinh, thi vào lớp10 THPT…Điều quan trọng nhất khi viết bài văn nghị luận về tác phẩm văn học là học sinh phải nắm vững các thao tác, cách thức trình bày bài văn nghị luận, để từ các kĩ năng viết bài phát triển thành kĩ xảo, thói quen khi làm văn. Nghị luận văn học gồm hai dạng cơ bản: Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích và Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
Nhiều năm qua, tôi trực tiếp đứng lớp, nắm bắt kĩ năng viết văn của từng học sinh theo khóa học. Đồng nghiệp – cũng như tôi còn rất nhiều băn khoăn, trăn trở, khi đọc những bài viết của các em cảm nhận về đoạn thơ, bài thơ. Học sinh còn vụng về trong cách dùng từ, đặt câu, dựng đoạn cách khai thác nội dung, nghệ thuật thơ, hành văn chưa mạch lạc, chưa chặt chẽ, còn sơ sài, suy diễn chung chung, vừa thừa vừa thiếu, có khi xa đề, lạc đề, không biết xây dựng luận điểm… Là giáo viên dạy văn, tôi thực sự lo lắng về thực trạng này. Trong chương trình Ngữ văn lớp 6-7-8 các em đã tiếp cận với số lượng văn bản thơ không nhỏ xong không có thời lượng cho thực hành, chủ yếu được giáo viên lồng ghép trong các bài giảng văn bản. Vì vậy, nhận thức về kiến thức tạo lập văn bản rất mờ nhạt, học sinh chưa hiểu được khái niệm kiểu bài, thể loại, chưa định hình việc tạo lập văn bản nghị luận thơ là gì. Đến Ngữ văn 9, số tiết dành cho thực hành viết nghị luận về thơ rất khiêm tốn (1tiết), luyện nói (2tiết). Số tiết học giảng văn bản thơ tới 19 tiết, chênh lệch lí luận và thực hành rất lớn. Do vậy, học sinh khó nắm bắt được kĩ năng viết nghị luận về đoạn thơ, bài thơ đồng nghĩa hiệu quả viết bài dạng tập làm văn này không cao. Hiện tại, chưa có nhiều tài liệu chính thống, nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này, nhà trường, giáo viên còn lúng túng, khó khăn giải quyết, khắc phục hạn chế của học sinh khi làm dạng văn này. Học văn là học cách làm người: biết yêu thương, căm thù, giận hờn biết sẻ chia bởi thơ là điệu nhạc của tâm hồn, là kết tinh tiếng lòng người nghệ sỹ, biểu hiện trong ngôn từ nghệ thuật đặc biệt: cô đọng, hàm xúc và tinh tế. Hiểu được thơ, cảm được thơ không dễ, phải có một tâm hồn đồng điệu, một năng khiếu trời cho, một lòng say văn thực sự...Có vậy, ta mới dễ hòa nhịp đập trái tim với tiếng lòng của người nghệ sỹ. Nói như nhà thơ Xuân Diệu: “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác”, “hồn” là nội dung ý nghĩa, “xác” là nghệ thuật của thơ. Nhưng làm thế nào để học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp về “xác” và “hồn” thơ ấy? Điều đó thật không dễ! Và những bài viết của các em một phần thể hiện tâm hồn, suy nghĩ, cách cảm, cách hiểu về thế giới quan, nhân sinh quan. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả giáo dục ở bộ môn Ngữ văn trong nhà trường hiện nay, giáo viên cần đặc biệt chú trọng hơn nữa trong việc rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ theo chuẩn kiến thức và kĩ năng. Đúc rút từ thực tế học văn, dạy văn, tôi có suy nghĩ đúc kết kinh nghiệm hướng dẫn học sinh “Rèn kỹ năng làm bài văn Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ”.
Đây hoàn toàn không phải là vấn đề mới, thực tế có rất nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả tên tuổi như Nguyễn Khắc Viện, Trần Đình Sử... Căn cứ vào tài liệu chính thống trong nhà trường từ: Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 9 đã cung cấp cho học sinh những kiến thức lí luận chung cách Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ như: khái niệm, yêu cầu, các bước làm bài, nhiệm vụ từng phần theo bố cục bài văn... Đó chính là những cơ sở lí luận có tác dụng định hướng cho việc nghiên cứu, tìm kiếm những giải pháp nhằm khắc phục mâu thuẫn, khó khăn, tồn tại. Tuy nhiên, những bài viết ấy còn lí thuyết chung, chưa cụ thể, hoặc chưa phù hợp với đặc điểm bộ môn và tiếp nhận của học sinh địa phương.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Rèn kỹ năng làm bài văn Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ tại Trường THCS Xuân Thành

ại, vị cha già đáng kính của cả dân tộc Việt Nam. Vì thế, sự ra đi của Bác là một sự mất mát to lớn của toàn thể dân tộc. Đã có rất nhiều vần thơ thể hiện lòng nhớ thương của những người con Việt Nam đối với Bác. Tuy là một bài thơ ra đời khá muộn, nhưng "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương vẫn để lại trong lòng người đọc những cảm xúc sâu lắng, bởi đó là tình cảm của một người con miền Nam lần đầu được gặp Bác. Bài thơ là một lời tâm sự thiết tha, là nỗi lòng thành kính và tha thiết của một người con Miền Nam đối với Bác Hồ. Hai khổ thơ đầu bài thơ là cảm xúc chân thành, thiết tha của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác . => Cách gián tiếp: * Mở bài: Viễn Phương quê ở tỉnh An Giang là nhà thơ trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Thơ ông với giọng điệu nhỏ nhẹ giàu tình cảm cảm xúc và chất thơ mộng ngay trong hoàn cảnh ác liệt của chiến trường. “Viếng lăng Bác”(1976), với giọng điệu trang trọng và thiết tha nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, bài thơ đã thể hiện lòng thành kính trang nghiêm và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và mọi người đối với người cha vô cùng kính yêu đã đi xa. Hai khổ thơ nằm ở phần đầu của bài thơ đã diễn tả cảm xúc chân thành của tác giả khi đứng trước lăng Bác. Sau khi đã hướng dẫn cụ thể cho HS các cách mở bài trên, GV tiến hành cho HS rèn viết đoạn mở bài và tin chắc rằng HS sẽ viết tốt. Bước kế tiếp, GVsẽ hướng dẫn HS viết phần thân bài (gồm nhiều đoạn, GV có thể chọn cho HS viết một đoạn tiêu biểu ) * Đoạn thân bài: Trước hết, GV nên xác định vai trò của phần thân bài cho HS nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của nó trong một bài văn. Phần thân bài sẽ lần lượt trình bày, nhận xét, đánh giá về những từ ngữ, hình ảnh tín hiệu ngôn từ ở từng câu thơ, hình ảnh các luận điểm của vấn đề được đặt ra trong đề bài ( thực hiện vừa đủ, không thiếu, không thừa các nhiệm vụ đã đề ra ỏ phần mở bài ). Ở từng luận điểm, cần phân tích những từ ngữ, hình ảnh cụ thể, biện pháp tu từ chính xác bằng những dẫn chứng sinh động trong đoạn thơ. Phần thân bài là tập hợp của các đoạn văn. Mỗi đoạn văn chứa một luận điểm hoặc nhiều đoạn văn trình bày một luận điểm. Cách viết các đoạn văn bao gồm những cách sau: Quy nạp, diễn dịch, móc xích và song hành Giữa các luận điểm, đoạn văn cần có sự liên kết, chuyển tiếp một cách linh hoạt, uyển chuyển, tránh gò bó, máy móc, công thức. Dưới đây là một trong những đoạn thân bài của đề bài Đề bài: Phân tích cái hay của đoạn thơ sau: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Mà sao nghe nhói ở trong tim.” (“Viếng lăng Bác”- Viễn Phương) * Thân bài: Cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng Bác: - Khổ 2: Sự tôn kính của tác giả khi đứng trước lăng Bác: Sương tan Mặt trời dần lên cao và hình ảnh mặt trời gợi trong lòng tác giả những liên tưởng mới mẻ: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” Hai câu thơ sóng nhau, hô ứng nhau với hai hình ảnh “mặt trời”. Một “mặt trời” thiên nhiên rực rỡ vĩnh hằng và một “mặt trời” trong lăng rất đỏ - hình ảnh Bác Hồ vĩ đại. “Mặt trời” của thiên nhiên thì đem lại ánh sáng ban ngày và sự sống cho trái đất. Còn “mặt trời” trong lăng rất đỏ, một “mặt trời” vẫn toả sáng mạnh mẽ rực rỡ là hình ảnh ẩn dụ nói được một cách sâu sắc vẻ đẹp, sức sống và ý nghĩa của cuộc đời Bác đối với dân tộc, với thế giới. Người là ánh sáng soi đường đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Màu sắc rất đỏ đã làm câu thơ có hình ảnh đẹp và ấn tượng sâu xa hơn nó gợi lên trái tim đầy nhiệt huyết vì lí tưởng cách mạng và lòng yêu nước nồng nàn của Bác: “Bác ơi Tim Bác mênh mông thế - ôm mọi giang sơn ôm mọi kiếp người”(Tố Hữu) Nhiều người đã ví Bác như mặt trời (Người rực rỡ như mặt trời cách mạng) đặt Bác sánh ngang với mặt trời thiên nhiên là hình ảnh ẩn dụ đầy sáng tạo của Viễn Phương. Cách nói đó vừa ca ngợi sự vĩ đại, bất tử của Bác vừa thể hiện sự tôn kính ngưỡng mộ và biết ơn đối với Bác. Hình ảnh dòng người xếp hàng vào lăng viếng Bác cũng gợi bao xúc động trong lòng nhà thơ: “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng mười chín mùa xuân”. Hai câu thơ với nhịp thơ chậm rãi, giọng điệu thành kính trang nghiêm. Điệp ngữ “ngày ngày”(hai lần) gây cảm giác một thời gian vô tận vĩnh viễn như tấm lòng nhân dân không nguôi nhớ Bác. Cũng trong cái vĩnh viễn của thời gian ấy còn là lòng thương nhớ vô tận của con người Việt Nam và nhân loại. Hình ảnh dòng người đi trong thương nhớ là hình ảnh thực: Những dòng người từ khắp nơi trên đất nước và thế giới về đây chiêm ngưỡng, tưởng niệm Bác mà đi trong bao xúc động bồi hồi, lòng tiếc thương, kính cẩn và nặng trĩu nỗi nhớ thương. Từng đoàn người di chuyển từ phía sau lăng, vòng ra trước, quay vào chính diện lăng tạo thành một vòng tròn khiến nhà thơ liên tưởng đến “tràng hoa”. Điều đáng lưu ý là vòng hoa dùng để viếng người đã khuất còn ở đây “tràng hoa” để “dâng bảy mươi chín mùa xuân”. Từ “dâng” gói gém bao tình cảm tri ân nghĩa tình. Nhà thơ không nói 79 tuổi mà nói “bảy mươi chín mùa xuân” là hình ảnh hoán dụ mang ý nghĩa tượng trưng nói về cuộc đời Bác đẹp như những mùa xuân, một cuộc đời tươi đẹp mang đến cho đời bao hạnh phúc ngọt ngào. Và “tràng hoa” trong thơ Viễn Phương có ý nghĩa thật đặc biệt nó được kết bằng lòng ngưỡng mộ, nhớ thương Bác một cách chân thành và sâu sắc. Bên trên chỉ là một đoạn tiêu biểu của phần thân bài (gồm nhiều đoạn), GV có thể hướng dẫn HS viết các đoạn khác nhau của các đề khác. Dù là đoạn văn nào thì GV cũng phải phân tích cho HS thấy rõ các tín hiệu nghệ thuật được phản ánh trong bài thơ hay đoạn thơ cách trình bày nội dung một đoạn văn. * Kết bài: Đoạn kết bài phải thể hiện đúng quan điểm đã trình bày ở phần thân bài. Chỉ nêu những ý nhận xét, đánh giá khái quát, không trình bày lan man hay lặp lại ý diễn giải, minh hoạ, cụ thể, chi tiết. Cũng không nên lặp lại nguyên văn lời lẽ của phần mở bài . Khác với mở bài, phần kết bài thiên về đánh giá, tổng kết vấn đề. Có nhiều cách kết bài khác nhau, tuỳ theo dụng ý của người viết. Có khi kết bài là tóm tắt, khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Có khi kết bài là tổng hợp những cảm nhận sâu sắc về tác giả, tác phẩm . Có khi kết bài lại là liên tưởng đến các vấn đề khác có liên quan. Thế nên, để hướng dẫn HS viết được những kết bài sâu sắc, người GV cần phải giúp HS nhận thức được tầm quan trọng của đoạn kết bài (không chỉ khép lại, hoàn chỉnh bài văn mà còn làm cho bài văn thêm khái quát, nâng cao về mọi mặt: tư tưởng, tình cảm, chủ đề, quan niệm sống tốt đẹp Dưới đây là một trong những đoạn kết bài của đề bài Đề bài: Phân tích cái hay của đoạn thơ sau: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng ... Mà sao nghe nhói ở trong tim.” (“Viếng lăng Bác”- Viễn Phương) GV có thể giới thiệu cho HS tham khảo. => Cách 1: “Viếng lăng Bác” là một trong những bài thơ viết muộn màng, rất lâu, sau ngày chủ tịch HCM qua đời, sau hàng nghìn bài thơ viết về nỗi đau mất Bác. Thế nhưng, bài thơ vẫn tìm cho mình một tiếng nói riêng. Cái mới ấy xuất phát từ tấm lòng chân thành của nhà thơ, nguyên nhân chủ yếu tạo nên thành công của bài thơ chính là điều đó. => Cách 2: Bài thơ "Viếng lăng Bác" đã để lại trong lòng bạn đọc những cảm xúc sâu lắng và tha thiết. Với những hình ảnh ẩn dụ độc đáo và những biện pháp tu từ đặc sắc, Viễn Phương đã thể hiện một hồn thơ rất riêng. Qua bài thơ, Viễn Phương đã thay nhân dân miền Nam nói riêng và nhân dân cả nước nói chung dâng lên Bác niềm cảm xúc chân thành, lòng tôn kính thiêng liêng. Bài thơ sẽ tiếp tục sống trong lòng người đọc, gợi nhắc cho những thế hệ kế tục thành quả rực rỡ của cách mạng cách sống sao cho xứng đáng với sự hi sinh của một con người vĩ đại mà giản dị- Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã sống trọn một đời cho đất nước. "Chỉ biết quên mình cho hết thảy Như dòng sông chảy nặng phù sa” 3.4. Đọc và sửa lỗi. Đây là bước cuối cùng khi hoàn thiện bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. Người viết phải có thói quen rà soát lại bài làm của mình để sửa lỗi về nội dung lẫn hình thức. Về nội dung, người viết phải soát lại hệ thống luận điểm, luận cứ. Về hình thức, người viết phải soát lại bố cục, các đoạn văn, các câu văn diễn đạt, lỗi chính tả thường mắc phải. Có thể nói, hướng dẫn học sinh cách làm bài văn Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ tức là đi tìm và khám phá ra cái hay, cái đẹp trong văn chương nghệ thuật. Từ khâu tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn và liên kết đoạn là cả một quá trình lao động nghệ thuật sáng tạo. Giúp các em hiểu ra chân lí ấy sẽ là con đường ngắn nhất hướng các em yêu thích văn chương và có hứng thú khi làm bài tập làm văn kiểu bài nghị luận về tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm thơ nói riêng. Với tâm huyết giảng dạy thật tốt kiểu bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ và qua tích luỹ một vài kinh nghiệm hướng dẫn học sinh phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn và liên kết đoạn, tôi đã giúp học sinh của các lớp do chính tôi trực tiếp giảng dạy đạt được kết quả tốt trong các kì kiểm tra học kì II và thi Tuyển vào lớp 10 luôn đảm bảo chỉ tiêu chất lượng từ 75% trở lên và chất lượng năm sau cao hơn năm trước. Đa số bài làm của các em đều đáp ứng được yêu cầu của đề; khai thác được ý hay, ý sâu sắc; phân tích tinh tế, có cảm xúc, biết tìm tòi và sáng tạo mang phong cách riêng, không còn gượng ép, máy móc hay khuôn sáo. Rất ít bài làm sơ lược, ý nghèo nàn hoặc không tìm được ý. Chính hiệu quả đạt được trên, đã động viên, thôi thúc tôi hoàn thành kinh nghiệm giảng dạy này. III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại 1- Hiệu quả về kinh tế: So với các ngành nghề khác hiệu quả kinh tế bộ môn Ngữ Văn nói chung không rõ ràng cụ thể, không nhìn thấy ngay được nhưng cũng không phải là không có khi giảng dạy theo sáng kiến của bản thân tôi. Cụ thể: Với phương pháp giảng dạy rèn kĩ năng làm bài cho học sinh như tôi đã trình bày, học sinh tiếp thu bài nhanh hơn và đặc biệt là các em biết vận dụng các kiến thức và kĩ năng trong quá trình làm bài. Mục đích của môn Ngữ Văn thì có rất nhiều nhưng một trong những mục đích quan trọng đó là giúp các em có được những kiến thức và kĩ năng cơ bản, có tư duy trong sáng lành mạnh, có tình cảm nhân văn, nhân ái Đây cũng là một trong những mục đích giúp học sinh có văn hóa giao tiếp, ứng xử tốt hơn. Nếu xem xét ở hiệu quả kinh tế của phương pháp giảng dạy này thì bản thân tôi nhận thấy học sinh đã hình thành được các kĩ năng làm bài theo từng yêu cầu của các dạng câu hỏi khác nhau cuả đề bài Kết quả học tập môn Ngữ Văn của các em cũng cao hơn. Từ đơn vị kiến thức này cũng góp phần giúp các em học sinh do tôi giảng dạy có kết quả môn Ngữ văn cao hơn. Số học sinh giỏi mà sức học của các em có sự hỗ trợ điểm của môn Ngữ Văn tăng cao hơn. Nắm chắc kiến thức môn Ngữ Văn và có kĩ năng làm bài nên tỷ lệ học sinh giỏi môn Ngữ Văn nhiều hơn, tỷ lệ học sinh thi đỗ vào THPT tăng cao hơn. Các em cũng nhận được nhiều sự động viên hỗ trợ về vật chất của Hội khuyến học, khuyến tài của nhà trường, các dòng họ, địa phương. Như vậy kinh phí đào tạo cho các học sinh này cũng vì vậy mà được giảm bớt. 2- Hiệu quả về mặt xã hội: Theo quan điểm của bản thân tôi thì hiệu quả về mặt xã hội chính là giá trị quan trọng nhất của phương pháp dạy học này. Giảng dạy theo những định hướng như đã nêu trên sẽ giúp học sinh rất nhiều điều bổ ích, thiết thực, trong việc học và thể hiện những nhận thức, những tư duy, tư tưởng tình cảm của các em. Việc được tiếp cận với cách dạy học và rèn kĩ năng này các em sẽ thật sự hứng thú, thích khám phá, tìm tòi và thể hiện. Các em học sinh không còn ngại hay sợ mỗi khi nghe tới việc làm bài kiểm tra. Đổi mới nội dung và đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh giá là một trong các yêu cầu tạo nên tính đồng bộ trong việc đổi mới chương trình và SGK. Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đành giá không phải chỉ ở những bài kiểm tra cuối học kì, cuối năm mà ngay trong những bài kiểm tra thường kì, định kì, trong mỗi bài học cũng nên có kết hợp các hình thức kiểm tra: có câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi tự luận để cho HS lựa chọn, diễn đạt, trình bàythể hiện được ý hiểu, hiểu đúng, hiểu sâu sắc và ghi nhớ những kiến thức cơ bản của nội dung bài học. Với câu hỏi tự luận HS thể hiện được tư duy, tư tưởng, tình cảm của mình qua bài viết, qua đó khẳng định được mức độ cảm hiểu và vận dụng của HS. Bản thân tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn 9. Trong quá trình giảng dạy và ôn tập cho học sinh, tôi đã chú ý truyền thụ cho học sinh những kiến thức và rèn cho học sinh những kĩ năng cơ bản nhất để các em có thể đáp ứng được những yêu cầu của việc học và thi cử. Trong những năm gần đây, tôi luôn trăn trở và tim tòi phương pháp làm thế nào để nâng cao chất lượng, nhất là chất lượng thi vào THPT của bộ môn Ngữ văn. Và kết quả cho thấy khi vận dụng phương pháp và kĩ năng này, môn Ngữ Văn trường THCS Xuân Thành có chất lượng thi vào lớp 10 THPT đạt kết quả cao. Với những kinh nghiệm dạy và học này, tôi cũng đã thống nhất trong tổ chuyên môn nhà trường, chính vì vậy không riêng môn Ngữ Văn 9 mà Ngữ Văn các khối 6,7,8 của nhà trường qua các kì thi kết quả đều rất khả quan. Đối với thi sĩ, sáng tác được một câu thơ, một bài thơ hay là niềm hạnh phúc. Còn đối với người giáo viên dạy Ngữ văn chúng tôi, việc nghiền ngẫm, trao đổi với nhau qua bao tháng năm trên bục giảng để hiểu được đúng, thấm được sâu từng trang truyện, từng nhân vật, từng yếu tố nội dung và nghệ thuật của tác phẩm mà nhà văn muốn gửi gắm vào đó một lời nhắn nhủ, một tư tưởng tình cảm mới mẻ, tốt đẹp. là nguồn vui lớn, say mê với đời, với sự nghiệp dạy Văn. Và đối với tôi, việc tích luỹ một vài kinh nghiệm hướng dẫn học sinh cách làm tốt bài văn Nghị luận đoạn thơ, bài thơ là điều tôi tâm đắc. Dẫu còn không ít thiếu sót và vụng về trong cách trình bày, diễn đạt nhưng tôi xin gửi trọn niềm tin yêu vào những gì mình đã viết, đã đúc kết được kinh nghiệm ở nơi này. IV. Cam kết không sao chép không vi phạm bản quyền Đề tài nghiên cứu đúc rút kinh nghiệm của tôi không tránh khỏi những hạn chế. Tôi kính mong nhận được những ý kiến bổ sung, những ý kiến hay hơn độc đáo hơn để tôi học tập và rút kinh nghiệm. Tôi xin cam kết đề tài của tôi không sao chép, không vi phạm bản quyền. Xin chân thành cảm ơn ! TRƯỜNG THCS XUÂN THÀNH (Xác nhận, đánh giá, xếp loại) TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Đinh Thị Hằng PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO XUÂN TRƯỜNG (Xác nhận, đánh giá, xếp loại) . . . . .
File đính kèm:
skkn_ren_ky_nang_lam_bai_van_nghi_luan_ve_doan_tho_bai_tho_t.docx