SKKN Rèn kỹ năng tự học Ngữ văn cho học sinh THCS qua hoạt động tự học ở nhà
Trong báo cáo của UNESCO [4,66,67,83]: “Học tập – một kho báu tiềm ẩn” đã xác định các trụ cột của giáo dục như sau: “Học để hiểu, học để làm, học để hợp tác, cùng chung sống và học để làm người”, hướng tới xây dựng một xã hội học tập. Muốn thực hiện được điều này, trong dạy học hiện nay, một trong những mục tiêu quan trọng là phải hình thành phương pháp tự học ở người học. Học sinh không chỉ học tri thức của mà còn học cả cách tìm ra tri thức và những kỹ năng cần thiết để có thể tự học tập một cách độc lập và chủ động. Như vậy, kiến thức chưa phải là đích cuối cùng mà thông qua kiến thức học thúc đẩy được động cơ, hình thành được phương pháp, kỹ năng học.
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta cũng rất coi trọng sức mạnh nội lực – tự học của con người. Nghị quyết Trung ương II khóa VIII (12/1996) đã khẳng định: “Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học; từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến, hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tập trung nâng cao chất lượng, phát triển phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên, rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh nhiên…”. Muốn thực hiện được điều này, trong dạy học hiện nay, một trong những mục tiêu quan trọng là phải hình thành phương pháp tự học ở người học. Học sinh không chỉ học tri thức của mà còn học cả cách tìm ra tri thức và những kỹ năng cần thiết để có thể tự học tập một cách tích cực, chủ động và độc lập. Như vậy, có thể nói tự học là một trong những kĩ năng quan trọng của giáo dục, là năng lực cần có của mỗi học sinh. Đặc biệt, đối với chương trình phổ thông mới thì việc tự học là một trong năng lực quan trọng và cần thiết đối với học sinh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Rèn kỹ năng tự học Ngữ văn cho học sinh THCS qua hoạt động tự học ở nhà

tiết luyện nói trong làm văn, nhiều học sinh khá khó khăn khi nói nếu như chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi đến lớp. Ví dụ 10: Khi có tiết luyện nói về văn bản nghị luận với đề tài tự chọn, Học sinh cần chuẩn bị - Tìm hiểu lại văn nghị luận, tìm đề tài cần viết. - Lập dàn ý cho bài viết. - Bài viết cụ thể về văn bản thuyết minh Bước 3: Sưu tầm các tài liệu kiến thức khác ở sách báo tham khảo. Bên cạnh việc trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa để tìm hiểu kiến thức, các em còn thể đọc, tìm các sách, báo tài liệu khác nhau để nâng cao hiểu biết của mình. Nguồn tài liệu các em tìm hiểu có thể ở nhiều kênh khác nhau: sách, báo, thơ, văn mẫu, internetĐiều quan trọng chính là việc chọn lọc các kiến thức phù hợp để tự nâng cao khả năng của bản thân. Mỗi lớp đặt một số Tạp chí Văn học tuổi trẻ để tham khảo thêm. 3.2 Học bài cũ Sau khi dạy học xong một tiết học, tôi dành thời gian củng cố nội dung bài học và hướng dẫn về nhà các em cần phải học nội dung bài cũ như sau: Những kiến thức cần thuộc: bài thơ, đoạn thơ, câu thơ, lời nhân vật, một ý kiến về văn học... Học sinh phải thấy được những kiến thức cần thuộc là những kiến thức quan trọng, là dẫn chứng chính xác cho công việc làm bài thi, kiểm tra trên lớp. Bên cạnh những kiến thức cần thuộc còn có loại kiến thức cần nhớ những ý chính có tính hệ thống. Ví dụ 11: Bài Lão Hạc (Ngữ văn 8) Học sinh cần nhớ nhân vật Lão Hạc là người nông dân có cảnh ngộ bất hạnh, cùng đường; nhân phẩm cao quý với vẻ đẹp về lòng nhân hậu, lương thiện, yêu thương con hết mực và là người giàu lòng tự trọng Như vậy yêu cầu của nhớ khác với thuộc. Những kiến thức cần hiểu: Đối với việc học bài cũ không nhất thiết thuộc lòng mà thông qua hoạt động nhớ một cách hệ thống chọn lọc những kiến thức cần hiểu. Chẳng hạn khi học các bài thơ trong Ngữ văn 8, học sinh cần hiểu đâu là thơ lãng mạn, đâu là thơ cách mạng, ... Những kiến thức cần vận dụng: Những kiến thức thuộc, nhớ đến hiểu đều là kiến thức được vận dụng trong việc thực hành, luyện tập hàng ngày. Có hai kiến thức vận dụng cơ bản. Vận dụng thấp là khả năng từ kiến thức nhận biết, thông hiểu, học sinh biết vận dụng trực tiếp vào việc giải bài tập. Ví dụ 12: Từ kiến thức đọc hiểu bài thơ “Sang Thu” của Hữu Thỉnh, học sinh làm bài văn tự luận cho đề bài sau: Phân tích bài thơ “Sang thu” của của Hữu Thỉnh. Với đề bài này, học sinh vận dụng kiến thức đã học để xem xét, đánh giá nội dung tư tưởng và những đặc sắc nghệ thuật bài thơ. Còn vận dụng cao là khả năng tích hợp kiến thức, kĩ năng đã học để làm một bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học, hoặc hai tác phẩm văn học, một ý kiến nào đó. Với loại bài tập này, học sinh phải biết huy động những kiến thức liên quan, linh hoạt trong việc sử dụng thao tác lập luận và phương thức biểu đạt để hoàn thành bài tập. Ví dụ 13: Đề bài: Số phận người phụ nữ tài sắc trong các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn 9. Về kiến thức, học sinh huy động các sáng tác của Nguyễn Dữ, Nguyễn Du... Về kĩ năng, học sinh biết so sánh, tổng hợp, nâng cao vấn đề, đặc biệt sử dụng nhuần nhuyễn các thao tác lập luận. Sau mỗi đơn vị bài học, tôi thường hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ tư duy để tổng hợp kiến thức. Đây là một cách tự học để học sinh ghi nhớ kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên và có hiệu quả nhất. Làm bài tập 3.3.1 Đối với bài tập dạng thông hiểu Đối với dạng này, tôi hướng dẫn học sinh phát hiện được các hình ảnh, chi tiết nghệ thuật, đặc sắc về ngôn ngữ của mỗi tác phẩm bằng các dạng câu hỏi tái hiện. Biết so sánh để nhận ra nét đặc sắc của mỗi chủ đề, bài học trong chương trình. Để làm được theo yêu cầu trên, học sinh cần đọc kĩ văn bản, tìm hiểu nghĩa từ ngữ, hình ảnh, câu, đoạn, văn bản. Ví dụ 14: Bài tập: Viết một đoạn văn nói lên cảm nghĩ của em về khổ thơ mà mình cho là hay nhất trong bài “Nhớ rừng” của Thế Lữ (SGK Ngữ văn 8). Bài thơ có năm khổ, mỗi khổ thơ có cái hay riêng nhưng hay nhất là khổ thơ hội tụ đầy đủ nội dung trữ tình và cách thức thể hiện. Vậy khổ thơ nào đạt được những yêu cầu đó. 3.3.2 Bài tập mở rộng, nâng cao, giải đề thi học sinh giỏi Bên cạnh những bài tập có trong Sách giáo khoa, kiến thức kiểm tra đánh giá đúng với cuẩn kiến thức, kĩ năng nhưng ở mức độ phổ thông, thì những bài tập mở rộng nâng cao, những đề thi học sinh giỏi ... đòi hỏi ở học sinh một năng lực cao hơn. Đối với bài tập mở rộng, nâng cao Đây là loại bài tập học sinh thực hiện dựa trên cơ sở bài tập phổ thông nhưng đảm bảo các cấp độ (nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao. Ví dụ 16: Với đề bài: Phân tích hình ảnh người lính trong “Đồng chí” của Chính Hữu hay phân tích hình ảnh người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, giáo viên nâng lên thành bài tập mở rộng, nâng cao: Phân tích vẻ đẹp của người lính trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Với dạng bài tập này, học sinh lấy việc hiểu hình ảnh người lính trong hai bài thơ để thấy được điểm giống nhau và khác nhau của họ. Từ đó có những nhận xét, đánh giá thỏa đáng về vẻ đẹp người lính trong hai giai đoạn lịch sử của dân tộc, về hình thức thể hiện của hai tác giả. *Đối với đề thi học sinh giỏi Để làm được các đề thi học sinh giỏi, học sinh phải có kiến thức về lý luận văn học, kiến thức đời sống và kiến thức liên môn, ... theo hướng tích hợp. Ví dụ 17: Có những đề thi khám phá giá trị chi tiết như: Hình ảnh chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn cùng tên của O. Hen-ri; chi tiết chiếc bóng trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, ... Với đề thi này, học sinh phải xác định được khái niệm chi tiết, vị trí của chi tiết trong toàn bộ tác phẩm, đặc biệt tính tư tưởng của chi tiết để đánh giá về giá trị nghệ thuật của chi tiết đó. Cũng có những đề bài sử dụng một tác phẩm văn học để làm rõ một ý kiến, một nhận định về văn học, một quan điểm trong sáng tác như: Nhận xét về thơ, Xuân Diệu cho rằng: “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”. Bằng sự hiểu biết của em về bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Với đề bài này, trước hết học sinh phải giải thích được nhận định thơ hay cả hồn lẫn xác là thế nào? Sau đó chứng minh qua bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh. Từ đó khẳng định tính đúng đắn của nhận định. 3.3.3 Đối với loại bài tập vận dụng Đây là dạng bài tập đòi hỏi học sinh có khả năng sử dụng thông tin, kiến thức và chuyển đổi kiến thức từ dạng này sang dạng khác (sử dụng những kiến thức đã học trong hoàn cảnh mới), tức là vận dụng những gì đã học vào đời sống hoặc một tình huống mới. Thông qua dạng bài này giúp học sinh tăng thêm kinh nghiệm, vốn sống, biết cách giải quyết vấn đề tương tự trong cuộc sống. Ví dụ 15: Giả sử em là nhân vật bé Hồng, khi nghe bà cô nói những lời đay nghiến về mẹ mình thì em sẽ nói/ làm gì? Giải thích vì sao em nói/làm như vậy. Sự hiểu biết ấy là cơ sở giải quyết vấn đề theo yêu cầu của bài tập. 3.3.4 Bài tập mở rộng, nâng cao, giải đề thi học sinh giỏi Bên cạnh những bài tập có trong Sách giáo khoa, kiến thức kiểm tra đánh giá đúng với cuẩn kiến thức, kĩ năng nhưng ở mức độ phổ thông, thì những bài tập mở rộng nâng cao, những đề thi học sinh giỏi ... đòi hỏi ở học sinh một năng lực cao hơn. III. Kết quả đạt được Với những định hướng và giải pháp cho việc rèn kỹ năng tự học môn Ngữ văn THCS qua hoạt động học, chuẩn bị ở nhà đã nêu trên, tôi đã áp dụng thực hiện tại trường đang công tác và đem lại kết quả khả quan. Học sinh học ở nhà tích cực, chủ động hơn, hiện tượng không học bài, không chuẩn bị bài ở nhà giảm hẳn. Đến lớp học các em học sôi nổi, hăng say phát biểu, hứng thú hơn với môn Văn. Ý thức học tập được nâng lên cả về số lượng lẫn chất lượng, là cơ sở nâng cao chất lượng dạy học. Việc áp dụng đề tài vào thực tiễn dạy – học trong các năm học qua đã có nhiều kết quả đáng khích lệ. Vấn đề tự học của học sinh đã có những chuyển biến theo hướng tích cực. Các em đã dần có ý thức trong việc tự học cũng như hình thành cho mình phương pháp, thói quen tự học môn Ngữ Văn một cách chủ động và có hiệu quả. Bản thân giáo viên khi áp dụng đề tài này đã làm cho hoạt động dạy học môn học của mình có những chuyển biến rõ rệt. *Minh chứng cụ thể: - Năm học 2020 - 2021, tôi và một số đồng nghiệp trong trường đã áp dụng đề tài cho học sinh khối 8 ở trường. Năm học 2021 – 2022, tôi đã và đang áp dụng đề tài cho các em học sinh lớp 9 của trường có kết quả khả quan. - Tôi nghĩ trên đây là thành công đáng kể của đề tài. Sau đây là các số liệu khảo sát một số lớp khối 8 năm học 2020 – 2021: Bảng 1: Học bài cũ Lớp Không học bài Học chiếu lệ Học thuộc bài Học hiểu bài 8A1 2/50 (4%) 3/50 (6%) 29/50 (58%) 16/50 (32%) 8A2 6/51 (11,8%) 8/51 (15,6%) 21/51 (41,2%) 16/51 (31,4%) 8A3 2/45 (4,5%) 2/45 (4,5%) 25/45 (55,5%) 16/45 (35,5%) Bảng 2: Soạn bài Lớp Không soạn bài Soạn chiếu lệ Soạn chu đáo Soạn nâng cao 8A1 0/50 (0%) 4/50 (8%) 34/50 (68%) 12/50 (24%) 8A2 5/51 (9,8%) 10/51 (19,6%) 30/51 (58,9%) 6/51 (11,8%) 8A3 0/45 (0%) 6/45 (13,3%) 29/45 (64,4%) 10/45 (22,3%) Bảng 3: Làm bài tập Lớp Không làm bài Làm chiếu lệ Làm hết Làm hết và làm thêm ở sách khác 8A1 0/50 (16%) 5/50 (10%) 39/50 (78%) 11/50 (22%) 8A2 6/51 (11,8%) 10/51 (19,6%) 32/51 (62,7%) 3/51 (5,9%) 8A3 0/45 (0%) 2/45 (4,4%) 35/45 (77,8%) 8/45 (17,8%) Qua việc khảo sát số liệu cuối năm ở cả ba lớp 8A1, 8A2, 8A3 theo cách thức và phương pháp như đầu năm học nhưng đã cho kết quả khả quan. Số học sinh không học bài, không soạn bài, không làm bài tập về nhà đã giảm xuống rõ rệt. Ngược lại, số học sinh học bài, soạn bài, làm hết và làm thêm bài tập tham khảo tăng lên. PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận Để thực hiện đề tài, bản thân đã trải qua quá trình làm việc nghiêm túc, tự học, tự nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm; học hỏi bạn bè, đồng nghiệp. Qua những vấn đề đã trình bày trên, tôi rút ra kết luận như sau: Xác định được mục đích của việc tự học, tự rèn luyện cho học sinh để mỗi em nâng cao nâng cao ý thức tự giác, sáng tạo trong học tập môn Ngữ văn nói riêng và các môn học khác nói chung. Định hướng cho các biện pháp rèn kỹ năng tự học môn Ngữ văn THCS qua hoạt động học, làm bài và chuẩn bị bài ở nhà của học sinh đồng thời cung cấp phương pháp học tập cho học sinh trong việc học bài cũ nhằm củng cố khắc sâu kiến thức đã học, soạn bài mới để giờ học ở lớp sôi nổi hơn, làm bài tập để rèn luyện kĩ năng vận dụng, kĩ năng hành văn, kĩ năng trình bày văn bản. Đặc biệt, học sinh có điều kiện phát huy khả năng sáng tạo. Rèn luyện được cho học sinh thói quen chiếm lĩnh kiến thức, bày tỏ nhận thức, quan điểm trước một vấn đề; thói quen đọc sách, làm thêm các bài tập ở các sách khác; thói quen học hỏi, tranh luận về một vấn đề liên quan đến kiến thức bộ môn, những vấn đề bức thiết của đời sống xã hội và thế giới. Để nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn ở trường THCS thì phải có sự phối kết hợp của nhiều yếu tố. Giáo viên phải xác định hướng dẫn học sinh tự học là nội dung hết sức quan trọng trong việc thực hiện đổi mới phương pháp tổ chức dạy học, đổi mới chương trình hiện nay. Vì thế, giáo viên phải giao nhiệm vụ cụ thể cho từng học sinh, hưỡng dẫn các em cách khai thác. Bên cạnh đó, yếu tố không thể phủ nhận là phương pháp dạy học Ngữ văn, trong đó có sự đổi mới phương pháp và cách hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài nhằm rèn kỹ năng tự học. Suy nghĩ, tìm tòi để vận dụng một cách linh hoạt sáng tạo các phương pháp hướng dẫn học sinh học bài, chuẩn bị bài ở nhà phải được thực hiện đồng bộ và ăn sâu vào ý thức, nhận thức của mỗi giáo viên dạy Ngữ văn. Khắc phục những khó khăn về điều kiện, cơ sở vật chất cũng như trình độ, năng lực của học sinh, việc hướng dẫn cho học sinh học bài, làm bài và chuẩn bị bài một cách thường xuyên sẽ đem lại hiểu quả thiết thực, tác động trực tiếp đối với ý thức học Ngữ văn của học sinh rèn luyện kỹ năng và năng lực tự học. - Đề tài có thể áp dụng rộng rãi cho các lớp học cấp học và cho nhiều đối tượng học sinh. Sáng kiến có khả năng ứng dụng trong phạm vi rộng, không phải chỉ ở một trường mà có thể sử dụng ở nhiều trương, nhiều vùng miền khác nhau, có thể vận dụng trong quá trình dạy học cho nhiều cấp học: THCS, THPT. Với đề tài này, nhiều đối tượng có thể sử dụng để áp dụng nhằm rèn luyện kỹ năng tự học, nâng cao hiệu quả hiệu quả học tập của học sinh. Cụ thể là: Giáo viên: Giáo viên dạy Ngữ văn THCS, THPT và giáo viên dạy các môn học khoa học xã hội khác. Học sinh: Dành cho hầu hết các đối tượng học sinh từ giỏi, khá đến trung bình, yếu, ... Phụ huynh học sinh: Phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn, nhắc nhở con em mình học tập. Đề tài không dừng lại ở đây, nó cho phép khả năng tìm hiểu rộng và sâu hơn nữa để ngày càng có thêm những biện pháp hay giúp học sinh học bài và chuẩn bị bài ở nhà tốt hơn. II. Kiến nghị Với mong muốn nâng cao ý thức tự học cho học sinh, nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Ngữ Văn, tôi mạnh dạn đưa ra một số đề xuất sau: - Về phía Giáo viên: Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nắm chắc lí luận dạy học bộ môn Ngữ văn và vận dụng vào dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo. Cần đầu tư thời gian, công sức, tìm tòi và hướng dẫn học sinh cách tự học một cách có hiệu quả nhất. - Về phía học sinh: Trước hết cần nhận thức được tầm quan trọng, vai trò của các giờ học trên lớp. Từ đó có ý thức học tập nghiêm túc, nhận thức được vai trò của việc tự học, có ý thức rèn luyện kĩ năng tự học, phải tích cực tự giác chủ động, rèn luyện thường xuyên, liên tục ở nhà. - Về phía nhà trường: Nên tổ chức các buổi thảo luận, trao đổi kinh nghiệm, các câu lạc bộ về nội dung tự học để giáo viên có cơ hội trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, ... nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, đặc biệt là đối với môn Ngữ văn THCS và để học sinh giữa các lớp trao đổi kinh nghiệm với nhau. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong quá trình đầu tư học tập, nghiên cứu tài liệu, học hỏi đồng nghiệp. Tuy nhiên, các biện pháp tôi đã áp dụng như trên chắc chắn chưa phải là tối ưu nhất. Kính mong nhận được sự đóng góp của Hội đồng xét duyệt SKKN cũng như của đồng nghiệp để đề tài "Rèn kỹ năng tự học Ngữ văn cho học sinh trung học cơ sở (THCS) qua hoạt động tự học ở nhà” của tôi đạt kết quả cao hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2022 Người viết sáng kiến Hoàng Thị Hoài Thu TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Ngữ Văn 7, 8, 9; NXB Giáo dục. 2. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 3. Phan Trọng Luận (1983), Con đường nâng cao hiệu quả dạy Văn, NXB Giáo dục, Hà Nội. 4. Hướng dẫn tự học Ngữ Văn 7,8,9 – Nguyễn Xuân Lạc, Bùi Tất Tươm, ... 5. Nguyễn Thúy Hồng – Nguyễn Quang Ninh (2008), Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ Văn THCS, NXB Giáo dục. 6. Tài liệu tập huấn: Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh môn Ngữ Văn cấp THCS. 7. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Ngữ Văn THCS tập 1, 2 – Nguyễn Thị Ngọc Trâm (Chủ biên), NXB Giáo dục.
File đính kèm:
skkn_ren_ky_nang_tu_hoc_ngu_van_cho_hoc_sinh_thcs_qua_hoat_d.docx