SKKN Rèn luyện kỹ năng tự học môn Ngữ Văn cho học sinh Trung học Cơ sở qua hoạt động tự học ở nhà

Đa dạng hóa phương pháp học tập đang là một xu hướng quan trọng và tất yếu để con người có thể đáp ứng được nguồn tri thức phong phú của nhân lo ài. Vì thế sự học sẽ không chỉ dừng lại khi ngồi trên ghế nhà trường mà phải học tập mọi lúc, mọi nơi để chung sống, làm việc và phát triển.

Tự học là một trong những phương pháp học tập quan trọng của con người. Lịch sử cho thấy nhiều nhà khoa học, nhà văn, nhà giáo... thành công chủ yếu trên con đường tự học. Với tinh thần đó, những năm gần đây, Giáo dục đào tạo đã có nhiều thay đổi, từ chỗ dạy học thụ động chuyển sang dạy học tích cực, mục tiêu dạy học chuyển từ mục tiêu hình thành kiến thức là chủ yếu sang hình thành kỹ năng, năng lực cho học sinh, trong đó năng lực tự học là cơ bản, quan trọng giúp người học có thể tự học suốt đời.

Tuy nhiên, chất lượng học tập của học sinh đại trà hiện nay còn nhiều bất cập, là một bài toán mà các giáo viên cần đặc biệt quan tâm. Giáo viên chưa thực sự chú trọng đến tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng tự học Ngữ văn THCS thông qua hoạt động tự học và chuẩn bị bài ở nhà của học sinh. Số tiết học sinh học bài và chuẩn bị bài chu đáo dưới sự hướng dẫn tích cực, cẩn thận của giáo viên còn ít, hầu như chỉ tập trung ở những tiết thao giảng, thực tập. Nhiều em học sinh còn chưa xác định được vai trò, tầm quan trọng của vấn đề tự học.

Xuất phát từ những nguyên nhân trên, tôi chọn đề tài “Rèn kỹ năng tự học Ngữ văn cho học sinh THCS qua hoạt động tự học ở nhà” với mong muốn góp một số ý kiến nhỏ của mình trong việc rèn kỹ năng tự học, phát triển năng lực học tập cho học sinh, nâng cao chất lượng dạy học.

docx 6 trang Trang Lê 04/04/2025 150
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Rèn luyện kỹ năng tự học môn Ngữ Văn cho học sinh Trung học Cơ sở qua hoạt động tự học ở nhà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Rèn luyện kỹ năng tự học môn Ngữ Văn cho học sinh Trung học Cơ sở qua hoạt động tự học ở nhà

SKKN Rèn luyện kỹ năng tự học môn Ngữ Văn cho học sinh Trung học Cơ sở qua hoạt động tự học ở nhà
PHÒNG GD&ĐT VINH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC MÔN NGỮ VĂN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ QUA HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC Ở NHÀ
Môn: Ngữ văn
Tác giả: Uông Đình Dương
Đơn vị công tác: Trường THCS Nghi Ân
Tháng 12 năm 2021
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
Đa dạng hóa phương pháp học tập đang là một xu hướng quan trọng và tất yếu để con người có thể đáp ứng được nguồn tri thức phong phú của nhân lo ài. Vì thế sự học sẽ không chỉ dừng lại khi ngồi trên ghế nhà trường mà phải học tập mọi lúc, mọi nơi để chung sống, làm việc và phát triển.
Tự học là một trong những phương pháp học tập quan trọng của con người. Lịch sử cho thấy nhiều nhà khoa học, nhà văn, nhà giáo... thành công chủ yếu trên con đường tự học. Với tinh thần đó, những năm gần đây, Giáo dục đào tạo đã có nhiều thay đổi, từ chỗ dạy học thụ động chuyển sang dạy học tích cực, mục tiêu dạy học chuyển từ mục tiêu hình thành kiến thức là chủ yếu sang hình thành kỹ năng, năng lực cho học sinh, trong đó năng lực tự học là cơ bản, quan trọng giúp người học có thể tự học suốt đời.
Tuy nhiên, chất lượng học tập của học sinh đại trà hiện nay còn nhiều bất cập, là một bài toán mà các giáo viên cần đặc biệt quan tâm. Giáo viên chưa thực sự chú trọng đến tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng tự học Ngữ văn THCS thông qua hoạt động tự học và chuẩn bị bài ở nhà của học sinh. Số tiết học sinh học bài và chuẩn bị bài chu đáo dưới sự hướng dẫn tích cực, cẩn thận của giáo viên còn ít, hầu như chỉ tập trung ở những tiết thao giảng, thực tập. Nhiều em học sinh còn chưa xác định được vai trò, tầm quan trọng của vấn đề tự học.
Xuất phát từ những nguyên nhân trên, tôi chọn đề tài “Rèn kỹ năng tự học Ngữ văn cho học sinh THCS qua hoạt động tự học ở nhà” với mong muốn góp một số ý kiến nhỏ của mình trong việc rèn kỹ năng tự học, phát triển năng lực học tập cho học sinh, nâng cao chất lượng dạy học.
II. Những điểm mới của SKKN
SKKN đã đưa ra được các định hướng nhằm rèn luyện và phát triển kỹ năng tự học cho học sinh qua việc học ở nhà, giúp học sinh tự chiếm lĩnh tri thức, bày tỏ nhận thức, quan điểm trước một vấn đề; thói quen đọc sách, làm thêm các bài tập ở các sách khác; thói quen học hỏi, tranh luận về một vấn đề liên quan đến kiến thức bộ môn, những vấn đề bức thiết của đời sống xã hội và thế giới.
SKKN tập trung đưa ra những phương pháp cụ thể để rèn kỹ năng tự học qua một hoạt động cụ thể.
Ngoài ra, sáng kiến cũng đã chú trọng rèn luyện cho học sinh những kỹ năng quan trọng mà từ trước đến nay ít được quan tâm trong quá trình dạy học như: kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng ghi nhớ kiến thức, kỹ năng sử dụng tài liệu tham khảo, kỹ năng giải quyết một số dạng câu hỏi, bài tập ...
PHẦN II: NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
Nghị quyết Trung ương V (T.Ư), khóa VIII nêu rõ: “Tập trung nâng cao chất lượng dạy và học, tạo ra năng lực tự học, tự sáng tạo của học sinh, đảm bảo mọi điều kiện và thời gian tự học cho học sinh, phát triển mạnh mẽ vai trò tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân”.
Luật Giáo dục được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua năm 2005 quy định rõ: “Phương pháp giáo dục phát huy tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.”
II. Cơ sở thực tiễn
Đối với giáo viên
Giáo viên chưa tạo cho học sinh niềm tin, tình yêu, sự đam mê đối với văn học, chưa thực sự chú trọng đến tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng tự học Ngữ Văn THCS thông qua hoạt động tự học và chuẩn bị bài ở nhà của học sinh. Một số giáo viên còn quá cứng nhắc trong việc hướng dẫn học sinh học, chuẩn bị bài ở nhà ...Ngoài ra, giáo viên tuy có hướng dẫn học sinh học ở nhà nhưng lại lỏng lẻo ở khâu kiểm tra.
1.1.2 Đối với học sinh
Nhiều em học sinh còn chưa xác định được vai trò, tầm quan trọng của vấn đề tự học, một bộ phận không nhỏ học sinh lười suy nghĩ, học vẹt, ... Một số nữa thì ham chơi, lười học, cha mẹ buông lỏng không kèm cặp.
1.1.3 Đối với phụ huynh
Ngày nay, do tâm lí chung của một bộ phận học sinh và phụ huynh bị ảnh hưởng bởi xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường nên chỉ hướng con cái ít hoặc không chú trọng đến môn Ngữ văn.
III. Nội dung, phương pháp của đề tài
1. Định hướng cho những giải pháp rèn kỹ năng tự học môn ngữ văn cho học sinh THCS qua hoạt động tự học ở nhà.
Định hướng phát triển năng lực cho học sinh.
Dự thảo “Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông sau 2015” nêu rõ một trong những quan điểm nổi bật là phát triển chương trình nhằm định hướng năng lực cho học sinh nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định. Ngoài những năng lực chung như: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lý bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, ... môn Ngữ văn cấp THCS còn hướng tới hai năng lực đặc thù là năng lực giao tiếp tiếng Việt và năng lực thưởng thức Văn học/cảm thụ thẩm mỹ. Vì vậy, hướng dẫn học sinh học, chuẩn bị bài ở nhà trong môn Ngữ văn THCS chú trọng phát triển năng lực cho học sinh.
Xuất phát từ các mục tiêu biên soạn sách giáo khoa.
Sách giáo khoa là sự cụ thể hóa yêu cầu về kiến thức và kỹ năng quy định trong chương trình giáo dục của các môn học, đáp ứng yêu cầu phương pháp dạy học. Điều 25 luật giáo dục khẳng định: “Sách giáo khoa đề sử dụng chính thức thống nhất, ổn định trong giảng dạy, học tập ở nhà trường và các cơ sở giáo dục khác.”
Cần bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng.
Để hoạt động dạy - học môn Ngữ văn THCS nói chung và hoạt động hướng dẫn học sinh học ở nhà nói riêng đạt được những yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng, dạy - học không quá tải và không quá lệ thuộc hoàn toàn vào sách giáo khoa; giáo viên cần bám vào chuẩn kiến thức, kỹ năng của mỗi bài học, tiết học. Việc khai thác sâu về kiến thức, kỹ năng cần phải phù hợp với khả năng tiếp nhận của đối tượng học sinh.
Hướng dẫn sử dụng phương pháp tự học phải phù hợp với từng phân môn.
Chương trình sách giáo khoa Ngữ văn THCS có cấu trúc tích hợp ba phân môn Văn - Tiếng Việt - Tập làm văn. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà, giáo viên cần chú trọng tính tích hợp đó bởi ba phân môn này không hề tách biết mà luôn hỗ trợ, bổ sung cho nhau.
Cần xuất phát từ đối tượng học sinh.
Tuy cùng có chương trình học tập giống nhau, độ tuổi tương đối như nhau nhưng mức độ tiếp nhận, lĩnh hội tri thức của mỗi học sinh mỗi khác. Ngoài ra, hoàn cảnh, điều kiện để học tập khác nhau cũng phần nào ảnh hưởng đến thời gian và sự tiếp nhận, lĩnh hội tri thức của học sinh. Vì vậy khi hướng dẫn học sinh học ở nhà người dạy cần quan tâm đến đối tượng học sinh để giao bài và hướng dẫn các em phương pháp học tập phù hợp tránh quá dễ hoặc quá khó gây tình trạng nhàm chán hoặc chán nản đối với học sinh.
2. Các biện pháp sử dụng nhằm rèn kỹ năng tự học môn ngữ văn cho học sinh qua hoạt động tự học ở nhà
2.1 Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu, lòng đam mê đối với môn học.
Giáo viên có thể thông qua các tiết học để giới thiệu, khẳng định về tầm quan trọng, giá trị của môn học Ngữ Văn đối với bản thân mỗi người như: môn Ngữ văn giúp chúng ta hình thành và rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; khả năng giao tiếp, ứng xử với mọi người; hình thành, bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp như tình yêu gia đình, quê hương, đất nước, tình yêu thiên nhiên.
2.2 Tăng cường giáo dục ý thức tự giác, tích cực học tập và ý chí tự học cho học sinh.
Giáo viên giới thiệu về phương pháp tự học, tầm quan trọng của tự học cho học sinh. Giúp học sinh thấy được vai trò của việc tự học ở nhà, từ đó định hướng cho học sinh cần phải nỗ lực, tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, thường xuyên rèn luyện kỹ năng tự học tránh lối học thụ động, máy móc; xác định cho học sinh rằng rèn kỹ năng tự học là nhằm hướng tới cái đích cao hơn là hình thành năng lực tự học, đáp ứng đòi hỏi của xã hội, giúp học sinh có thể học mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh và có thể học tập suốt đời như lời khẳng định của Lê nin “Học, học nữa, học mãi”.
2.3 Hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học ở nhà và thực hiện kế hoạch vạch ra.
Đối với việc học tập của học sinh THCS, đặc biệt là trong môn Ngữ văn, kế hoạch thường nên xây dựng trong một tuần dựa trên kế hoạch của nhà trường và phân phối chương trình của môn học, khối học. Đặc biệt phải dựa trên cơ sở sự hướng dẫn việc học bài, chuẩn bị bài về nhà của thầy cô.
2.4 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà bằng hệ thống câu hỏi, bài tập. (đề cương).
Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà không nên chỉ bằng lời nói trên lớp, bởi rất có thể “lời nói gió bay”, nhất là đối với những em có ý thức học tập chưa cao và cuối giờ học thường kém tập trung. Do vậy cần tường minh hóa hướng dẫn đó bằng văn bản. Song song với từng bài học trong từng tuần, giáo viên nên thiết kế hệ thống câu hỏi để học sinh tự học. Hệ thống câu hỏi đó bao gồm hỏi cả những kiến thức bài cũ và cả kiến thức bài mới nhằm giúp học sinh vừa có thể ôn tập, khái quát, luyện tập, vận dụng thực hành kiến thức cũ vừa có những định hướng cho kiến thức trọng tâm của bài mới.
2.5 Tăng cường rèn luyện, bồi dưỡng phương pháp, kỹ năng tự học ở nhà.
2.5.1 Kỹ năng ghi chép, ghi nhớ kiến thức.
2.5.2 Kỹ năng hợp tác.
2.5.3 Kỹ năng đọc, tham khảo tài liệu.
2.6 Phối hợp với phụ huynh để rèn kỹ năng tự học qua việc ở nhà.
Kỹ năng tự học chủ yếu được thực hiện trong quá trình học tập ở nhà, lúc không có thầy cô giáo trực tiếp kèm cặp. Vì vậy mà vai trò của phụ huynh học sinh là rất quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động học tập của học sinh. Phụ huynh có thể quan sát hoạt động học của con em mình để kiểm tra, nhắc nhở, động viên kịp thời. Phối hợp với phụ huynh không chỉ là trách nhiệm giáo viên chủ nhiệm mà giáo viên bộ môn nói chung và giáo viên dạy Ngữ văn nói riêng nên làm. Bởi vì giáo viên chủ nhiệm không thể nắm hết tình hình học tập cụ thể của mỗi học sinh ở mỗi môn học để trao đổi. Vì thế, giáo viên dạy nên phối hợp với phụ huynh để thực hiện các vấn đề sau nhằm nâng cao hiệu quả tự học ở nhà và nâng cao chất lượng dạy học.
2.7 Kịp thời kiểm tra, đánh giá hoạt động học bài, làm bài tập và chuẩn bị ở nhà của học sinh.
Kiểm tra, đánh giá có tác dụng thúc đẩy quá trình học tập phát triển không ngừng của học sinh. Giúp học sinh phát hiện và điều chỉnh thực trạng học tập của mình, củng cố và phát triển trí tuệ cho các em, từ đó rèn luyện, giáo dục một số kỹ năng phẩm chất cần thiết. Thông qua kiểm tra, đánh giá học sinh, giáo viên nắm được cụ thể và tương đối chính xác trình độ, năng lực của học sinh do mình giảng dạy từ đó có phương pháp dạy học phù hợp nhằm nâng cao chất lượng.
3. Hướng dẫn học sinh phương pháp học bài và làm bài tập môn ngữ văn
3.1 Soạn bài mới trước khi đến lớp - soạn bài
Đọc toàn bộ bài mới: Hoạt động đọc diễn ra qua ba cấp độ cơ bản. Thứ nhất, học sinh phải đọc khái quát, nghĩa là đọc lướt, đọc nhanh, đưa mắt bao quát toàn bộ trang sách. Thứ hai, đọc chậm, biết dừng lại ở những đoạn, câu có vấn đề (có thể dùng bút chì gạch chân). Thứ ba, đọc kĩ hơn, suy nghĩ những câu, đoạn, ý đã gạch chân, cố gắng lí giải bằng việc tự đặt câu hỏi, bước đầu tìm hiểu bài học mới.
3.2 Học bài cũ: Việc học bài ở nhà học sinh cần xác định được:
- Những kiến thức cần thuộc là bài thơ, đoạn thơ, câu thơ, lời nhân vật, một ý kiến về văn học... Học sinh phải thấy được những kiến thức cần thuộc là những kiến thức quan trọng
- Những kiến thức cần hiểu: Đối với việc học bài cũ không nhất thiết thuộc lòng mà thông qua hoạt động nhớ một cách hệ thống chọn lọc những kiến thức cần hiểu.
- Những kiến thức cần vận dụng: Những kiến thức thuộc, nhớ đến hiểu đều là kiến thức được vận dụng trong việc thực hành, luyện tập hàng ngày.
3.3 Làm bài tập
3.3.1 Đối với bài tập dạng thông hiểu.
3.3.2 Đối với loại bài tập vận dụng thấp.
3.3.3 Đối với loại bài tập mở rộng, nâng cao, giải đề học sinh giỏi.
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Kết quả bằng hoạt động thực tiễn
- Kết quả thông qua khảo sát
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Bài học kinh nghiệm
3. Ý kiến đề xuất

File đính kèm:

  • docxskkn_ren_luyen_ky_nang_tu_hoc_mon_ngu_van_cho_hoc_sinh_trung.docx
  • pdfSKKN Rèn luyện kỹ năng tự học môn Ngữ Văn cho học sinh trung học cơ sở qua hoạt động tự học ở nhà.pdf