SKKN Sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy thực hành Tiếng Việt 8
Đa số các em chưa có phương pháp học tập thật sự hiệu quả. Một số học sinh vẫn còn xao nhãng và ít quan tâm đến việc học tập. Lực học trong lớp có sự cách biệt giữa các em học khá và học yếu. Chương trình Ngữ văn 8, số tiết thực hành tiếng Việt chiếm số lượng nhất định. Để học sinh khắc sâu được kiến thức cơ bản và thực hành thành thạo các dạng bài tập đòi hỏi giáo viên phải vận dụng các kĩ thuật dạy học để thiết kế các hoạt động trong tiết dạy sao cho linh hoạt và hiệu quả đồng thời phát huy được năng lực, phẩm chất học sinh.
Xuất phát từ thực tế trên mà tôi mạnh dạn đề xuất biện pháp: “Sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy thực hành tiếng Việt 8."
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy thực hành Tiếng Việt 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy thực hành Tiếng Việt 8

ng thời, tôi đã tiến hành khảo sát mức độ hứng thú, yêu thích hoạt động khởi động trong tiết thực hành tiếng Việt bằng phiếu khảo sát đối với lớp 8A2; 8A3 năm học 2023-2024 như sau: Trả lời câu hỏi bằng cách chọn mỗi ý ở mỗi câu sau: 1. Em có cảm thấy hứng thú hay không hứng thú khi học tiết thực hành tiếng Việt ? a, Rất hứng thú b, Hứng thú c, Ít hứng thú d, Không hứng thú 2. Đánh giá của em về cách tổ chức hoạt động trong tiết học thực hành tiếng Việt mà thầy cô đưa ra? a, Rất hứng thú b, Hứng thú c, Ít hứng thú d, Không hứng thú Và kết quả thu được như sau: Lớp Sĩ số Rất hứng thú Hứng thú Ít hứng thú Không hứng thú SL % SL % SL % SL % 8A2 36 3 8,3 8 22,3 20 55,5 5 13,9 8A3 36 2 5,6 6 16,7 18 50 10 27,7 Bảng khảo sát 2 Qua kết quả khảo sát cho thấy: Học sinh ít hứng thú với môn văn nói chung và các tiết thực hành tiếng Việt nói riêng .Nhiều em học thụ động, đối phó, không hiểu bài nên chất lượng môn Ngữ văn lớp 7 còn thấp, đặc biệt điểm khá, giỏi có ít .Học sinh không thích học văn, chất lượng khảo sát thấp do nhiều nguyên nhân. Song nguyên nhân không phủ nhận được là giáo viên chưa tổ chức được các hoạt động phù hợp để tạo để tạo hứng thú học tập và phát huy tính tích cực, năng lực học tập của học sinh trong tiết thực hành tiếng Việt. Các biện pháp áp dụng để giải quyết vấn đề Biện pháp 1: Vận dụng kĩ thuật “Các mảnh ghép” - Bản chất: Là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm: + Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp (có nhiều chủ đề). + Kích thích sự tham gia tích cực của HS: + Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 1 mà còn phải truyền đạt lại kết quả vòng 1 và hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 2). - Cách tiến hành: Vòng 1: Nhóm chuyên sâu Lớp học sẽ được chia thành các nhóm (khoảng từ 3- 6 người). Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ với những nội dung học tập khác nhau. Ví dụ: + Nhóm 1: Nhiệm vụ A + Nhóm 2: Nhiệm vụ B + Nhóm 3: Nhiệm vụ C Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình. Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành chuyên gia của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2. Vòng 2: Nhóm mảnh ghép Hình thành nhóm mới khoảng từ 3-6 người (bao gồm 1-2 người từ nhóm 1; 1-2 từ nhóm 2; 1-2 người từ nhóm 3), gọi là nhóm mảnh ghép. Các câu hỏi và câu trả lời của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau. Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết (lưu ý nhiệm vụ mới này phải gắn liền với kiến thức thu được ở vòng 1) Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ trình bày và chia sẻ kết quả. * Ví dụ: Khi dạy tiết thực hành tiếng Việt “ Từ ngữ địa phương” ở lớp 8 - trường THCS Phú Xuyên tôi đã lựa chọn kĩ thuật “Các mảnh ghép” để khắc sâu lại kiến thức về từ ngữ địa phương. *Nhiệm vụ như sau: - Nhóm 1,2: Thế nào gọi là từ ngữ địa phương? Lấy ví dụ? - Nhóm 3,4: Nêu tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương trong khi nói và viết? - Nhóm 5,6: Chỉ ra một số trường hợp cần tránh khi sử dụng từ ngữ địa phương? Lấy ví dụ cụ thể? * Cụ thể như sau: - Trước khi thực hiện, tôi phổ biến yêu cầu về kĩ thuật “Các mảnh ghép” trong việc khai thác nội dung bài học để học sinh nắm được. Nhấn mạnh thời gian thực hiện kĩ thuật dạy học (KTDH) các mảnh ghép: 6 phút. - Tiếp đến, tôi tổ chức thực hiện kĩ thuật “Các mảnh ghép” theo các bước như sau: Vòng 1: Nhóm chuyên sâu + Tôi chia lớp học thành 5 nhóm, mỗi nhóm gồm 6 học sinh (mỗi học sinh có PHT mang số thứ từ từ 1-6). Tôi giao nhiệm vụ cho các nhóm: - Nhóm 1,3. Thế nào gọi là từ ngữ địa phương? Lấy ví dụ? - Nhóm 2,5. Nêu tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương trong khi nói và viết? - Nhóm 4,6. Chỉ ra một số trường hợp cần tránh khi sử dụng từ ngữ địa phương? Lấy ví dụ cụ thể? + Học sinh làm việc cá nhân trong thời gian 1 phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình. + Học sinh các nhóm tiến hành thảo luận: mỗi thành viên trong từng nhóm lần lượt trả lời câu hỏi trong nhiệm vụ được giao. Nhóm trưởng của mỗi nhóm điều khiển hoạt động thảo luận đi đến thống nhất kết quả thảo luận cùng với các thành viên trong nhóm. Lúc này, mỗi thành viên trong từng nhóm sẽ trở thành chuyên gia của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2. Khi áp dụng KTDH “các mảnh ghép” vào việc khai thác phần I. Tôi nhận thấy đa số các em thực hiện các thao tác rất nhanh ở cả hai vòng 1, vòng 2; đặc biệt các em rất chú ý ghi nhớ nội dung thảo luận ở vòng 1 để thông tin lại đầy đủ, chính xác cho các bạn ở vòng 2: vòng chuyên gia. Qua hoạt động này, rất nhiều em đã khẳng định được năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ và năng lực hợp tác nhóm; đặc biệt là năng năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm của bản thân rất tốt. * Một số lưu ý khi áp dụng kĩ thuật “Các mảnh ghép”: - Kĩ thuật này áp dụng cho hoạt động nhóm với nhiều chủ đề nhỏ trong tiết học, học sinh được chia nhóm ở vòng 1 (chuyên gia) cùng nghiên cứu một chủ đề. - Phiếu học tập mỗi chủ đề nên sử dụng trên giấy cùng màu có đánh số 1,2,, n (nếu không có giấy màu có thể đánh thêm kí tự A, B, C, ... . Ví dụ A1, A2, ... An, B1, B2, ..., Bn, C1, C2, ..., Cn). - Sau khi các nhóm ở vòng 1 hoàn tất công việc giáo viên hình thành nhóm mới (mảnh ghép) theo số đã đánh, có thể có nhiều số trong 1 nhóm mới. Bước này phải tiến hành một cách cẩn thận tránh cho học sinh ghép nhầm nhóm. - Trong điều kiện phòng học hiện nay việc ghép nhóm vòng 2 sẽ gây mất trật tự. * Việc sử dụng kĩ thuật “Các mảnh ghép” đã kích thích sự tham gia tích cực của học sinh trong hoạt động nhóm khi cùng nhau giải quyết một nhiệm vụ phức hợp. Trong quá trình hợp tác, vai trò cá nhân của học sinh được nâng cao. Học sinh không chỉ nhận thức được việc hoàn thành nhiệm vụ cá nhân mà cần trình bày lại kết quả và thực hiện tiếp nhiệm vụ mới ở mức độ cao hơn. Kĩ thuật dạy học này đã góp phần hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cần thiết như: Giao tiếp, nhận thức, hợp tác, giải quyết vấn đề. Với những năng lực này, học sinh có thể tự tin giải quyết tốt các nhiệm vụ mới ở mức độ cao hơn. Biện pháp 2: Kĩ thuật "Khăn trải bàn" * Bản chất: Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm: - Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực - Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS - Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS * Cách tiến hành kĩ thuật "Khăn trải bàn" - Hoạt động theo nhóm (4 người / nhóm) (có thể nhiều người hơn) - Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa - Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,...) - Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về chủ đề...). Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút. - Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời. - Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn (giấy A0). * Ví dụ: Khi dạy bài “Từ tượng hình và từ tượng thanh”, tôi đã lựa chọn kĩ thuật “Khăn trải bàn” vào việc khai thác khái quát kiến thức. Cụ thể như sau: - Tôi chia lớp thành các nhóm nhỏ (2 bàn 1 nhóm gồm 4 người). - Học sinh thực hiện chia nhóm theo yêu cầu của giáo viên: 2 HS bàn trên quay xuống đối diện với 2 HS bàn dưới (học sinh ghi số thứ tự của mình vào một góc của khăn trải bàn). - Tôi chiếu câu hỏi thảo luận: Em hãy cho biết thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh, phân tích tác dụng? - Học sinh suy nghĩ rồi ghi ý kiến cá nhân về biểu hiện của tự chủ vào ô đánh số thứ tự của mình, mỗi HS dùng một loại màu mực khác nhau để ghi (Thời gian: 2’). - Thảo luận trong nhóm: nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt chia sẻ ý kiến cá nhân trước nhóm -> Nhóm thống nhất ý kiến trả lời. - Nhóm trưởng cử thư kí ghi ý kiến thống nhất chung của cả nhóm về biểu hiện của tính tự chủ vào ô giữa tấm khăn trải bàn (giấy A0). Trong quá trình theo dõi HS thực hiện việc hợp tác nhóm, kĩ thuật “Khăn trải bàn”, tôi nhận thấy các em thực hiện rất nhanh gọn, từ việc suy nghĩ rồi ghi ý kiến cá nhân vào góc bên cạnh của khăn trải bàn cho đến việc tổ chức thảo luận để thống nhất ghi ý kiến vào phần chính giữa của khăn. Thời gian thực hiện đảm bảo theo yêu cầu. Đại diện một số nhóm rất tự tin khi trình bày kết quả của nhóm mình. Qua hoạt động này, các năng lực: giao tiếp, giải quyết vấn đề, hợp tác của các HS trong lớp được thể hiện rất tốt. * Một số lưu ý khi áp dụng kĩ thuật “Khăn trải bàn”: - Kĩ thuật này giúp cho hoạt động nhóm có hiệu quả hơn, mỗi học sinh đều phải đưa ra ý kiến của mình về chủ đề đang thảo luận, không ỷ lại vào các bạn học khá, giỏi. - Kĩ thuật này áp dụng cho hoạt động nhóm với một chủ đề nhỏ trong tiết học, toàn thể học sinh cùng nghiên cứu một chủ đề. - Sau khi các nhóm hoàn tất công việc giáo viên có thể gắn các mẫu giấy "khăn trải bàn" lên bảng để cả lớp cùng nhận xét. Có thể dùng giấy nhỏ hơn, dùng máy chiếu phóng lớn. - Có thể thay số bằng tên của học sinh để sau đó giáo viên có thể đánh giá được khả năng nhận thức của từng học sinh về chủ đề được nêu. * So với các KTDH tích cực khác thì kĩ thuật “Khăn trải bàn” được đánh giá là kĩ thuật dễ sử dụng, không tốn kém; thể hiện được quan điểm/chiến lược học hợp tác và học phân hóa. Cụ thể là: - Đạt được mục tiêu hoạt động của cá nhân HS và của nhóm HS. - Sự phối hợp theo nhóm nhỏ giúp tạo cơ hội nhiều hơn cho học tập có sự phân hóa. - Tăng cường sự hợp tác, giao tiếp, học cách chia sẻ kinh nghiệm và tôn trọng lẫn nhau. Thông qua kĩ thuật “Khăn trải bàn” các năng lực: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ được hình thành và phát triển ở học sinh. Biện pháp 3: Kĩ thuật KWL * Bản chất: KWL vốn là một hình thức tổ chức dạy học hoạt động đọc hiểu. Học sinh bắt đầu bằng việc động não tất cả những gì các em đã biết về chủ đề bài đọc. Thông tin này sẽ được ghi nhận vào cột K của biểu đồ. Sau đó học sinh nêu lên danh sách các câu hỏi về những điều các em muốn biết thêm trong chủ đề này. Những câu hỏi đó sẽ được ghi nhận vào cột W của biểu đồ. Trong quá trình đọc hoặc sau khi đọc xong, các em sẽ tự trả lời cho các câu hỏi ở cột W. Những thông tin này sẽ được ghi nhận vào cột L. - Mục đích sử dụng biểu đồ KWL Biểu đồ KWL phục vụ cho các mục đích sau: - Tìm hiểu kiến thức có sẵn của học sinh về bài đọc - Đặt ra mục tiêu cho hoạt động đọc - Giúp học sinh tự giám sát quá trình đọc hiểu của các em - Cho phép học sinh đánh giá quá trình đọc hiểu của các em. - Tạo cơ hội cho học sinh diễn tả ý tưởng của các em vượt ra ngoài khuôn khổ bài đọc. * Cách tiến hành kĩ thuật “KWL” - Chọn bài đọc. Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả với các bài đọc mang ý nghĩa gợi mở, tìm hiểu, giải thích. - Tạo bảng KWL. Giáo viên vẽ một bảng lên bảng, ngoài ra, mỗi học sinh cũng có một mẫu bảng của các em. Kĩ thuật này có thể thực hiện cho cá nhân hoặc nhóm học sinh theo các mẫu sau: - Đề nghị học sinh suy nghĩ nhanh và nêu ra các từ, cụm từ có liên quan đến chủ đề. Cả giáo viên và học sinh cùng ghi nhận hoạt động này vào cột K. Hoạt động này kết thúc khi học sinh đã nêu ra tất cả các ý tưởng. Tổ chức cho học sinh thảo luận về những gì các em đã ghi nhận. * Ví dụ: Khi dạy tiết “ Đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp” Tôi sử dụng kĩ thuật KWL trong hoạt động vào bài mới và củng cố bài. * Vào bài mới - GV tiến hành chia lớp thành 6 nhóm (mỗi nhóm gồm 6 em) - Chiếu bảng KWL lên máy chiếu -> Yêu cầu học sinh các nhóm tạo bảng như mẫu. - HS các nhóm thực hiện tạo bảng trên ½ tờ A0. - Giáo viên đưa ra câu hỏi để HS động não và hoàn thiện thông tin vào cột K,W. ? "Hãy nói những gì các em đã biết về đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp cũng chính là bài học hôm nay. (Cột K) ? Các em mong muốn biết thêm được điều gì sau khi em đọc chủ đề này? Cột W. - Học sinh các nhóm cùng động não -> thảo luận thống nhất với nhóm -> Hoàn thiện thông tin vào hai cột K,W. - GV yêu cầu HS các nhóm lần lượt báo cáo kết quả thảo luận trước lớp. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm ở hai bảng K,W -> Kết quả của nhóm 3, lớp 7 * Củng cố bài - GV tổ chức cho các nhóm tiếp tục thảo luận, kĩ thuật KWL ? Qua tìm hiểu nội dung bài, hãy hoàn thiện thông tin cột L. - Học sinh các nhóm suy nghĩ -> thảo luận nhóm -> thống nhất -> ghi kết quả vào cột L -> trình bày trước lớp. - GV gọi học sinh các nhóm khác đánh giá -> GV nhận xét, chốt kiến thức * Một số lưu ý khi sử dụng kĩ thuật “KWL” - Lưu ý tại cột L + Chuẩn bị những câu hỏi để giúp học sinh động não. Đôi khi để khởi động, học sinh cần nhiều hơn là chỉ đơn giản nói với các em : "Hãy nói những gì các em đã biết về..." + Khuyến khích học sinh giải thích. Điều này rất quan trọng vì đôi khi những điều các em nêu ra có thể là mơ hồ hoặc không bình thường. + Hỏi học sinh xem các em muốn biết thêm điều gì về chủ đề. Cả giáo viên và học sinh ghi nhận câu hỏi vào cột W. Hoạt động này kết thúc khi học sinh đã nêu ra tất cả các ý tưởng. Nếu học sinh trả lời bằng một câu phát biểu bình thường, hãy biến nó thành câu hỏi trước khi ghi nhận vào cột W. - Lưu ý tại cột W + Hỏi những câu hỏi tiếp nối và gợi mở. Nếu chỉ hỏi các em: "Các em muốn biết thêm điều gì về chủ đề này?" Đôi khi học sinh trả lời đơn giản "không biết", vì các em chưa có ý tưởng. Hãy thử sử dụng một số câu hỏi sau: "Em nghĩ mình sẽ biết thêm được điều gì sau khi em đọc chủ đề này?" + Chọn một ý tưởng từ cột K và hỏi: "Em có muốn tìm hiểu thêm điều gì có liên quan đến ý tưởng này không?" + Chuẩn bị sẵn một số câu hỏi của riêng bạn để bổ sung vào cột W. Có thể bạn mong muốn học sinh tập trung vào những ý tưởng nào đó, trong khi các câu hỏi của học sinh lại không mấy liên quan đến ý tưởng chủ đạo của bài đọc. Hình ảnh học sinh hứng thú tham gia tiết học Tuy nhiên, đó mới chỉ là kết quả bước đầu, bản thân tôi cần phải cố gắng nhiều hơn nữa trong việc đa dạng, đổi mới phương pháp để nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn hơn nữa. Trên đây là giải pháp Sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả dạy tiết thực hành tiếng Việt 8 mà tôi đã áp dụng trong quá trình giảng dạy tại trường THCS Phú Xuyên. Mỗi biện pháp dạy học dù thực hiện hiệu quả như thế nào thì nó vẫn tồn tại khía cạnh mà tôi chưa chưa khai thác hết. mà tôi đã thực hiện trong thời gian vừa qua, rất mong nhận được sự tham gia đóng góp của ban giám khảo. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. , ngày ... tháng... năm ......... Người nộp đơn (Ký và ghi rõ họ tên) Hoàng Thị Chinh
File đính kèm:
skkn_su_dung_mot_so_ki_thuat_day_hoc_tich_cuc_nham_nang_cao.docx