SKKN Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học văn bản “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân

Đổi mới phương pháp giáo dục theo định hướng tiếp cận năng lực đang là xu thế của các nước phát triển nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông. Trong xu hướng đó việc dạy văn trong nhà trường phổ thông đang là một thử thách lớn với giáo viên hiện nay. Thầy cô chưa thực sự có những bước ngoặt đột phá trong việc đổi mới phương pháp, vẫn nặng về phương pháp truyền thống, thế nên việc dạy và học chưa thực sự hiệu quả.

Với vai trò tổ chức, hướng dẫn và điều khiển quá trình học tập của học sinh, hơn ai hết việc phải tìm ra nhiều biện pháp để phát huy cao nhất tính tích cực sáng tạo của người học, tạo niềm hứng thú say mê học tập ở các em chính là nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi người giáo viên đứng lớp. Trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi thấy có nhiều phương pháp khai thác được điều đó, trong đó đóng vai là một phương háp tích cực, tạo hứng thú và góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn, nếu thực hiện được phương pháp này thì hiệu quả rất rõ rệt.

Xuất phát từ những vấn đề trên, với mong muốn góp một phần vào việc tạo thêm hứng thú cho người học, giúp học sinh tích cực, chủ động tiếp nhận tri thức và hình thành kĩ năng, phát triển nhân cách, đồng thời nhằm góp phần đổi mới những phương pháp dạy học Ngữ văn truyền thống, tôi chọn đề tài “Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học văn bản “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân”.

docx 33 trang Trang Lê 28/03/2025 200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học văn bản “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học văn bản “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân

SKKN Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học văn bản “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân
 ra trong ngục bẩn thỉu, tối tăm, chật hẹp.
+ Bởi người nghệ sỹ sáng tạo trong lúc cổ mang gông, chân vướng xiềng ...
+ Bởi người tử tù lại ở trong tư thế bề trên, uy nghi, lồng lộng. Còn kẻ quyền uy lại khúm núm run run, kính cẩn, vái lạy.
à Tác giả dựng lên thật đẹp nhóm tượng đài thiên lương với bút pháp tài năng bậc thầy về ngôn ngữ.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Tạo tình huống truyện độc đáo, đặc sắc.
- Sử dụng thành công thủ pháp đối lập tương phản.
- Xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao – người hội tụ nhiều vẻ đẹp.
- Ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, có tính tạo hình, vừa cổ kính vừa hiện đại.
2. Ý nghĩa văn bản:
“Chữ người tử tù” khẳng định và tôn vinh sự chiến thắng của ánh sáng đối với cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người đồng thời bộc lộ lòng yêu nước thầm kín của nhà văn.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ: SGK.
- Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tư duy
- Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra.
-Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận nhóm
Năng lực sáng tạo 
Năng lực cảm thụ, thưởng thức cái đẹp 
-Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận
& 3.LUYỆN TẬP
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
Năng lực cần hình thành
GV giao nhiệm vụ: 
Câu hỏi 1: Dòng nào sau đây nêu đúng và rõ nhất đóng góp riêng của Nguyễn Tuân về khả năng tạo dựng không khí truyện phù hợp trong Chữ người tử tù?
a. Tác phẩm mang đậm không khí một thời vang bóng.
b. Tác phẩm mang đậm không khí buổi giao thừa.
c. Tác phẩm mang đậm không khí một thời đại.
d. Tác phẩm mang đậm không khí một cổ xưa.
Câu hỏi 2: Dòng nào sau đây nêu đúng và rõ nhất những đóng góp giá trị của Nguyễn Tuân về nghệ thuật viết truyện trong Chữ người tử tù?
a. Đậm không khí cổ xưa; thủ pháp đối lập, tương phản được sử dụng nhiều; ngôn ngữ giàu chất tạo hình
b. Tình huống truyện độc đáo; đậm không khí cổ xưa; thủ pháp đối lập, tương phản được sử dụng nhiều; ngôn ngữ giàu chất tạo hình.
c. Tình huống truyện độc đáo; đậm không khí cổ xưa; thủ pháp đối lập, tương phản được sử dụng nhiều.
d. Tình huống truyện độc đáo; đậm không khí cổ xưa; thủ pháp đối lập, tương phản được sử dụng nhiều; ngôn ngữ giàu chất hội họa.
Câu hỏi 3: Lời tóm tắt nào sau đây nêu bật được tình huống truyện của Chữ người tử tù?
a. Truyện xoay quanh một cuộc gặp gỡ tình cờ giữa hai người thực chất là tri âm tri kỉ, nhưng lại ở vào vị thế đối nghịch, đối địch với nhau.
b. Truyện xoay quanh một cuộc gặp gỡ oái ăm giữa những người thực chất là tri âm tri kỉ, nhưng lại ở vào vị thế đối nghịch, đối địch với nhau.
c. Truyện xoay quanh một cuộc gặp gỡ kì dị giữa hai người thực chất là tri âm tri kỉ, nhưng lại ở vào vị thế đối nghịch, đối địch với nhau.
d. Truyện xoay quanh một cuộc gặp gỡ thú vị giữa hai người thực chất là tri âm tri kỉ, nhưng lại ở vào vị thế đối nghịch, đối địch với nhau
- HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: 
ĐÁP ÁN
[1] ='d'
[2] ='b'
[3] ='b'

Năng lực giải quyết vấn đề

 & 4.VẬN DỤNG
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
Năng lực cần hình thành
GV giao nhiệm vụ: 
“Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc; tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ.
Ông Trời nhiều khi hay chơi ác đem đầy ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã. Và những người có tâm điền tốt và thẳng thắn, lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt.”
(Trích Chữ người tử tù, Tr110, SGK Ngữ văn 11, Tập I, NXBGD 2007)
Đọc văn bản trên và thực hiện những yêu cầu sau từ câu 1 đến câu 4:
1/ Văn bản trên viết về nhân vật nào? Nhà văn tỏ thái độ như thế nào khi viết về nhân vật đó?
2/ Câu văn viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ được sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.
3/ Xác định thủ pháp tương phản qua văn bản trên.
- HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
1/ Văn bản trên viết về nhân vật viên quản ngục. Nhà văn tỏ thái độ trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp nhân cách biết quý trọng cái đẹp và người tạo ra cái đẹp của nhân vật viên quản ngục-nghệ sĩ.
2/ Câu văn viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ được sử dụng biện pháp tu từ so sánh.
Hiệu quả: - Là hình ảnh súc tích tạo ra sự đối lập sắc nét giữa trong với đục, thuần khiết với ô trọc, cao quý với thấp hèn; giữa cá thể nhỏ bé, mong manh với thế giới hỗn tạp, xô bồ.
-Là hình ảnh so sánh hoa mĩ, đắt giá, gây ấn tượng mạnh, thể hiện một sự khái quát nghệ thuật sắc sảo, tinh tế giúp tác giả làm nổi bật và đề cao vẻ đẹp của tâm hồn nhân vật. Là chi tiết nghệ thuật mang đậm dấu ấn phong cách tài hoa của Nguyễn Tuân.
	3/ Thủ pháp tương phản qua văn bản: 
tàn nhẫn, bằng lừa lọc- tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay 
thanh âm trong trẻo- xô bồ
thuần khiết-cặn bã
tâm điền tốt và thẳng thắn- lũ quay quắt
Năng lực giải quyết vấn đề:

& 5.TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
Năng lực cần hình thành
GV giao nhiệm vụ: 
+ Vẽ sơ đồ tư duy truyện Chữ người tử tù
+ Tìm đọc tập truyện Vang bong một thời;
+ Dựng kịch ngắn
- HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: 
Vẽ đúng sơ đồ tư duy bằng phần mềm Imindmap
Tra cứu tài liệu trên mạng, trong sách tham khảo.
Chọn đoạn cảnh cho chữ để sân khấu hoá
Năng lực tự học.
Năng lực sử dụng công nghệ thông tin
 
& 6. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - DẶN DÒ
- HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung và nghệ thuật
- Gv chốt lại: Hình tượng nhân vật Huấn Cao, Quản Ngục 
1. Kết quả thực nghiệm
Sau quá trình vận dụng phương pháp đóng vai, giáo viên tiến hành khảo sát trên học sinh 3 lớp 11A1, 11A7, 11A9 với nội dung các câu hỏi sau:
1. Em có nhận xét gì về vai diễn của các bạn?
2. Qua phần diễn của các bạn em rút ra được bài học gì?
3. Sau phần trả lời của HS, giáo viên nhận xét, khen thưởng cá nhân, nhóm diễn tốt.
1. Em có hứng thú với việc được đóng vai trong các tác phẩm văn học không?
a. Hào hứng, muốn tham gia (100%HS)
b. Không muốn tham gia lần nữa
2. Hoạt động đóng vai giúp các em cảm nhận như thể nào về các tác phẩm văn học?
a. Sâu sắc, mới mẻ (100%HS)
b. Bình thường
3. Em có muốn môn Ngữ văn tiếp tục sử dụng phương pháp đóng vai trong quá trình học không?
a. Có (100% HS)
b. Không
Kết quả thu được như sau:
TT
Lớp
Tổng số HS
Kết quả về mức độ hiểu bài
Tỉ lệ
1
11A1(TN)
40
40HS
100%
2
11A7(TN)
44
42HS
95,5%
3
11A9 (ĐC)
40
25HS (kiến thức còn mơ hồ)
62,5%

Thông qua việc lên lớp, dự giờ, trao đổi với giáo viên bộ môn và học sinh tại những lớp được lựa chọn TN tôi thấy việc sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học văn bản Ngữ văn có tác dụng tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh hơn là những tiết dạy bình thường. Cụ thể:
Ở những lớp TN, số học sinh tham gia vào hoạt động học nhiều hơn so với lớp ĐC. Không khí lớp học sôi nổi, học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập. Đa số, học sinh được lôi cuốn vào nội dung bài học, các em không còn thụ động mà chủ động thực hiện các hoạt động do giáo viên đưa ra. Đây là điều mà ở những lớp ĐC khó đạt được.
Các hoạt động khám phá đã kích thích được tính tích cực, chủ động suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo của học sinh. Các em không chỉ tiếp thu được những nội dung kiến thức cơ bản mà còn có khả năng giao tiếp, khả năng sự dụng ngôn ngữ, tự giải quyết vấn đề và vận dụng kiến thức một cách hợp lý. Đây là yếu tố giúp bài học ở lớp TN có kết quả tốt hơn so với lớp ĐC.
Với kết quả khảo sát như trên, qua đối chiếu, so sánh kết quả, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học văn bản văn học là rất hiệu quả. Cụ thể là ở tiết học tìm hiểu Cảnh cho chữ trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, các vai diễn đã tái hiện được chân dung và tính cách hai nhân vật chính: Huấn Cao và Viên quản ngục. Góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Qua cách các em đóng vai, điều các em nhận được không phải chỉ là nhngwx vai diễn mà hơn bao giờ hết các em tự cảm nhận được bài học về lẽ sống, lẽ đời. Điều mà các em tự bản thân nhận ra chắc chắn sẽ hiệu quả và thấm nhuần hơn việc nghe người khác truyền lại. Ở đó cái đẹp, cái thiện, cái thiên lương của con người được 
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua quá trình vận dụng phương pháp đóng vai vào dạy học văn bản “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, chúng tôi nhận thấy được những tín hiệu tích cực từ phía học sinh: học sinh được đồng sáng tạo với các tác giả, có cơ hội trải nghiệm những cảm xúc, suy nghĩ, quan điểm, lối sống của các nhân vật. Từ đó có cái nhìn toàn diện, sâu sắc, mới mẻ hơn về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo hướng tích cực. Học sinh qua việc trải nghiệm sẽ rút ra những thông điệp về giá trị cuộc sống có ý nghĩa.
Học tập là quá trình mà nhờ đó kiến thức được tạo ra thông qua sự biến đổi của kinh nghiệm. Kinh nghiệm sẽ được tích lũy qua quá trình học sinh vận dụng phương pháp đóng vai, phương pháp này đã tạo ra một môi trường kích thích, mô phỏng thực tế cho phép học sinh tăng cường sự hiểu biết về tình huống được tái hiện. Học sinh có được cái nhìn sâu hơn vào khái niệm, nội dung bài học then chốt bằng việc diễn xuất. Ngoài ra, phương pháp đóng vai giúp cho tác phẩm thật sự gần gũi với học sinh, tác phẩm hay nhân vật văn học không còn là những con chữ trên trang giấy mà đứng dậy bước ra ngoài với những thông điệp, tư tưởng sống động như hơi thở, như cuộc đời. Qua quá trình áp dụng phương pháp tại các lớp tôi thu được kết quả như sau:
- Học sinh hào hứng, tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo phương pháp
đóng vai
- Học sinh cảm nhận về tác phẩm toàn diện, sâu sắc, mới mẻ hơn về nội
dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
Với đề tài này chúng tôi mong rằng việc áp dụng phương pháp đóng vai trong dạy học văn bản văn học sẽ tạo hứng thú, tích cực chủ động trong học tập cho học sinh. Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp của quý đồng nghiệp để đề tài sáng kiến kinh nghiệm này đầy đủ hơn và có thể áp dụng có hiệu quả hơn nữa ở nhiều tiết đọc hiểu văn bản văn học.
2. Kiến nghị
Bên cạnh những ưu điểm thì phương pháp đóng vai trong dạy học Ngữ văn cũng còn có nhiều hạn chế, đặc biệt trong điều kiện giáo dục Việt Nam đang có nhiều thay đổi mạnh mẽ trong những năm gần đây. Vì vậy, để vận dụng phương pháp đóng vai một cách có hiệu quả trong dạy học nói chung và dạy học bộ môn Ngữ văn nói riêng, tôi xin mạnh dạn đưa ra những kiến nghị sau:
2.1. Về phía giáo viên
Hiện nay, giáo dục Việt Nam đang có những thay đổi mạnh mẽ thì giáo viên phải là lực lượng xung kích, đi đầu trong mặt trận đổi mới. Bên cạnh sự tâm huyết và lòng yêu nghề, giáo viên cần phải chủ động tìm tòi, học hỏi trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực người học.
Giáo viên luôn phải chú trọng đổi mới và đầu tư cho giáo án và bài giảng. của mình, phải chủ động về kiến thức, linh hoạt về phương pháp dạy học. Nếu không có sự đầu tư về giáo án và bài giảng thì chắc chắn giờ dạy của giáo viên sẽ không hiệu quả, chất lượng giáo dục sẽ hạn chế. 
Ngoài ra, giáo viên cần phải quan tâm nhiều hơn đến học sinh, cần định hướng cho học sinh chuẩn bị bài trước khi lên lớp. Phải tăng cường cho học sinh làm việc với sách giáo khoa, nghiên cứu tài liệu, tăng cường làm việc theo nhóm, vận dụng các phương pháp khác nhau trong từng văn bản.
2.2. Về phía tổ chuyên môn
Cần tăng cường đổi mới hình thức sinh hoạt chuyên môn theo hướng đổi mới PPDH, thường xuyên thực hiện các chuyên đề về đổi mới PPDH, tích cực hướng tới dạy học phát triển năng lực cho học sinh, định hướng bồi dưỡng giáo viên trong đổi mới chương trình, SGK thời gian tới.
Động viên tinh thần cầu thị, tự học, tự bồi dưỡng và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp của giáo viên.
2.3. Về phía nhà trường
BGH nhà trường cần phải song hành với giáo viên trên mặt trận đổi mới PPDH. Quan tâm và chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, đồ dung dạy học theo phương pháp hiện đại phù hợp với đặc thù của môn học.
Có chính sách động viên, khuyến khích, khen thưởng kịp thời với những giáo viên tích cực trong việc đổi mới, sáng tạo PPDH và thực hiện đổi mới PPDH có hiệu quả.
Trên đây là một số kinh nghiệm và những ý kiến đóng góp nhỏ mà bản thân tôi đã đúc kết được trong quá trình giảng dạy để thể hiện trong đề tài. Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng đề tài vẫn còn nhiều thiếu sót nên rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để tôi có thể hoàn thiện tốt hơn phương pháp dạy học của mình.
Phương pháp đóng vai đáp ứng được yêu cầu dạy học theo phương pháp đổi mới tích cực, chủ động, sáng tạo ở học sinh. Đồng thời loại bỏ phương pháp dạy học thụ động, chuyển từ việc truyền đạt tri thức thụ động thầy giảng trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức, dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách hệ thống và có tư duy phân tích tổng hợp, phát triển được năng lực của mỗi cá nhân, tăng cường tính chủ động, tự chủ của học sinh trong quá trình học tập. Tăng cường cho học sinh thực hành giao tiếp và luyện tập ngôn ngữ bằng nhiều hình thức phong phú và thích hợp. Tránh xu hướng làm nặng nề, quá tải việc học của học sinh, giảm bớt lý thuyết khô khan khó hiểu những yêu cầu quá sức với học sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS Trần Thanh Bình, Dạy học tích hợp môn Ngữ Văn, Nxb giáo dục TP Hồ Chí Minh, 2017
2. Nguyễn Văn Chữ, Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương, NXB Đại học sư phạm, 2015
3. TS Lê Văn Hảo, Sổ tay phương pháp giảng dạy và đánh giá, nxb Giáo dục, 2011
4. Nguyễn Thanh Hùng (chủ biên), Phương pháp dạy học Ngữ văn THPT những vấn đề cập nhật, NXB Đại học Sư phạm, 2014
5. Phạm Thị Thu Hương, Giáo trình thực hành dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông,
6. Phan Trọng Luận (chủ biên), Phương pháp dạy học văn, NXB ĐH Sư phạm, 2012
7. Thái Duy Tuyên, Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục, 2010
PHỤ LỤC 1
PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM 3
Nội dung đánh giá
Mức độ
Xuất sắc
Tốt
Khá
Đạt yêu cầu
Tham gia




Ý tưởng




Hiệu quả




Đánh giá cá nhân





TT
VAI DIỄN
1
Huấn Cao




2
Viên quản ngục




3
Thầy thơ lại





 HỌC SINH ĐÁNH GIÁ
 (Ký và ghi họ tên)
PHỤ LỤC 2
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
Nội dung:	
Lớp:	
Tên giáo viên:	
Nhóm:	
Thời gian:	
Nhiệm vụ chung

Nhiệm vụ riêng
Tên thành viên
Nhiệm vụ
Thời hạn
Sản phẩm dự kiến

















































PHỤ LỤC 3
Một số hình ảnh học sinh đóng vai trong Cảnh cho chữ của văn bản “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
Một số hình ảnh thảo luận trao đổi của các nhóm sau khi xem các bạn đóng vai nhân vật Huấn Cao và Viên quản ngục và thầy thơ lại trong Cảnh cho chữ của văn bản “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.

File đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_phuong_phap_dong_vai_trong_day_hoc_van_ban_chu.docx